Tại sao giá tiêu tăng cao

Hồ tiêu được giá sau nhiều năm thấp kỷ lục

VTV.vn - Sau nhiều năm giá chạm đáy, từ cuối năm 2021 đến nay, giá hồ tiêu đã khởi sắc trở lại.

Tuy nhiên, khi bà con bước vào thu hoạch, thị trường đang có dấu hiệu đi ngang, thậm chí có nơi tuột mốc 80.000 đồng/kg. Cập nhật thị trường đến chiều 4/3, giá tiêu tại các tỉnh trọng điểm ở mức 77.500 - 80.000 đồng/kg. Dù vậy, nhiều nông dân Tây Nguyên cho rằng với mức giá này, họ đã có lãi.

Mỗi năm, 2.000 trụ tiêu cho gia đình bà Sương (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) sản lượng từ 14 - 16 tấn, nhưng chi phí đầu vào như: nhân công, phân bón, xăng dầu, vận tải… đã chiếm phần lớn lợi nhuận. Tuy nhiên năm nay, bà Sương và nhiều nông dân đã vơi bớt lo lắng vì giá hồ tiêu tăng cao không những bù đắp được chi phí đầu tư, mà còn mang lại lợi nhuận đáng kể.

Nông dân tại xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thu hoạch tiêu. (Ảnh: TTXVN)

"Năm nay tiêu mất mùa thì lại được giá. Dù giá hiện giờ không được như trước kia, nhưng tôi thấy giá đó đã có lời", bà Nguyễn Thị Sương chia sẻ.

Hồ tiêu Tây Nguyên năm nay bị mất mùa do tác động của thời tiết, dẫn đến nguồn cung giảm, là một trong những lý do hồ tiêu có được giá tốt. Vì vậy, nhiều nông dân trồng tiêu đang kỳ vọng giá hồ tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

"Dân vẫn đang trong xu hướng chờ giá lên, bán còn hạn chế lắm. Đại lý đang ít hàng", ông Nguyễn Văn Quyền, Đại lý thu mua Văn Quyền, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, cho biết.

"Thị trường đầu ra hiện nay gặp nhiều khó khăn do quá trình giãn cách xã hội tại Mỹ, châu Âu thời gian qua dẫn đến tồn kho của các nước tiêu thụ", ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu 2/9, Đắk Lắk, cho hay.

Theo đánh giá của các chuyên gia, giá tiêu khó có thể trở lại mức cao kỷ lục là 200.000 đồng/kg như trước đây, nhưng với mức giá hiện tại, ngành hồ tiêu vẫn có cơ hội sớm lấy lại vị thế xuất khẩu tỷ đô. Vì vậy, ngay trong vụ thu hoạch này, ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục khuyến cáo nông dân quan tâm đến khâu thu hoạch, canh tác theo các chứng nhận và thực hành nông nghiệp tốt để giữ vững giá trị hồ tiêu khi xuất khẩu.

Giá tiêu toàn cầu tăng do khan hiếm

Giá hạt tiêu tăng thời gian qua đang dẫn đến nguy cơ nông dân và các đại lý ở các thị trường sơ cấp giữ hàng không bán, với kỳ vọng giá sẽ tăng thêm. Do đó, nguồn cung trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo năm 2022, giá hạt tiêu thế giới có những cơ sở để tăng giá do tình trạng mất mùa tại các nước sản xuất chính.

Brazil hiện là quốc gia duy nhất có nguồn cung tăng do có vụ thu hoạch ở phía Bắc của nước này, trong khi các quốc gia khác đều khan hàng.

Hiện nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại Ấn Độ đã cải thiện khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau một thời gian dài bị tác động bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cải thiện về giá thành, chất lượng thì khách hàng có thể sẽ chuyển sang mua hạt tiêu Brazil nhiều hơn do giá cước vận tải tốt hơn.

Theo Hiệp hội Tiêu Việt Nam, giá tiêu trong năm 2022 khó quay lại thời hoàng kim 2016 với 200.000 đồng/kg, nhưng dự báo có thể đạt quanh mức 100.000 đồng/kg. Vấn đề đặt ra cho các vùng trồng tiêu trọng điểm là cần có một chiến lược thị trường bài bản để bán hay trữ lại một cách hợp lý, từ đó có khuyến nghị phù hợp với nông dân.

Xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng giành lại mốc tỷ USD

VTV.vn - Vượt qua những khó khăn của dịch bệnh, ngành hồ tiêu đã ghi nhận mức tăng trưởng rất ấn tượng trong 10 tháng qua.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

hồ tiêu, giá hồ tiêu, giá tiêu, xuất khẩu tiêu, tiêu xuất khẩu, giá tiêu năm 2022, thu hoạch tiêu, thu hoạch hồ tiêu, giá hạt tiêu

Nông dân hưởng lợi lớn khi giá hạt tiêu tăng mạnh. Trong ảnh: thu hoạch tiêu tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Giá tăng giúp nông dân thu nhập cao hơn nhưng theo các doanh nghiệp (DN), nếu tình trạng này kéo dài, ngành hồ tiêu sẽ bị thiệt hại bởi sản phẩm chủ yếu đang nằm trong nhà dân hoặc các kho của trung gian trong nước. 

Một số DN xuất khẩu tiêu của VN đã chuyển sang mua hàng Brazil để giao hàng theo hợp đồng, do giá hạt tiêu Brazil khá rẻ so với VN.

Tiêu tăng nóng do đầu cơ?

Những ngày gần đây, giá hạt tiêu đang được mua bán tại các tỉnh Tây Nguyên ở mức xấp xỉ 80.000 đồng/kg, cao hơn 10.000 đồng/kg so với cách đây một tuần, cao hơn 60% so với cách nay khoảng một tháng. 

Nếu so với cùng thời điểm này năm trước, giá hạt tiêu đã tăng... 200%, tức gấp 2 lần. Giá tiêu tăng mạnh từng ngày, người trồng tiêu hưởng lợi nhưng các DN xuất khẩu như đang ngồi trên lửa nếu đã ký hợp đồng trước đó, hoặc lo mất khách hàng vì giá quá cao.

Ông Phan Minh Thông, tổng giám đốc Công ty Phúc Sinh, cho biết giá tiêu tăng nhanh từ cuối tháng 2-2021 đến nay phần lớn do hiện tượng đầu cơ của thương lái và đại lý. 

Trong vòng mấy tuần gần đây, giới đầu cơ gom hàng rồi đẩy giá lên, người mua không chịu được giá cao nên đầu cơ tiếp tục trữ lại hàng. Dù giá tiêu trên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng lên nhưng không theo kịp giá tiêu trong nước.

Tuy nhiên, một số khách hàng thấy giá tiêu hôm nay tại VN tăng cao đã ngừng giao dịch. "Giá tiêu hiện nay tôi có cảm giác tăng bất thường, như cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu còn có biên độ 5-10%, nhưng giá tiêu thì tăng nhanh khó dự đoán. 

Hiện nhiều DN gần như "đóng băng", không giao dịch. Bản thân Phúc Sinh hiện nay cũng chủ yếu xuất cà phê. Bởi nếu bây giờ giao dịch, ôm hàng vào thì rủi ro cũng như đánh bạc vậy", ông Thông cho biết.

Theo các DN xuất khẩu, 95% hạt tiêu VN được xuất khẩu. Do đó, nếu các thương lái và đại lý đẩy giá rồi găm hàng, DN không thể mua để xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài không mua vì giá quá cao, xuất khẩu bị đình trệ và ngành hàng này sẽ bị ảnh hưởng nặng. 

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trong 2 tháng đầu năm, sản lượng hạt tiêu xuất khẩu cả nước chỉ đạt 30.291 tấn, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi kim ngạch đạt 87,56 triệu USD, giảm 6,5%.

Nông dân được lợi, xuất khẩu gặp khó

Ông Võ Duy Tường, giám đốc Công ty TNHH Bách Sinh (Đắk Nông), thừa nhận nông dân đang hưởng lợi nhưng ngành tiêu đang đối diện nhiều rủi ro. Các DN lỡ ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp sẽ lỗ nặng nếu phải mua hàng giao cho khách hàng. 

Nếu các DN "xù" hợp đồng để... chạy lỗ hoặc không có hàng để giao thì hình ảnh của ngành hồ tiêu VN sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thương mại quốc tế, chưa kể nhiều DN sẽ đối diện với các vụ kiện tụng kéo dài.

"DN Việt không có hàng giao, uy tín ngành hồ tiêu VN bị ảnh hưởng, các nước xuất khẩu hồ tiêu khác chắc chắn sẽ được hưởng lợi" - ông Tường cảnh báo, đồng thời cho biết việc"đứt gãy chuỗi cung ứng" (người dân và đại lý găm hàng chứ không bán) là hiện tượng gây đau đầu cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu VN hiện nay. 

Ngay cả các công ty trung gian gom hàng cũng gặp khó, do giá bán ra luôn bị "hét" cao hơn 5-10% so với giá xuất khẩu dù đang vào chính vụ, chưa kể các công ty thương mại lớn đua gom hàng để cất kho chờ giá tăng!

Tại cuộc họp bất thường do Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA) tổ chức, với sự tham gia của đại diện hơn 30 DN xuất khẩu tiêu trong nước và FDI nhằm tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu, VPA đã khuyến cáo các DN xuất khẩu không ký hợp đồng giao xa để tránh rủi ro. Với những hợp đồng đã ký, nên điều tiết tiến độ mua hàng vì hồ tiêu chưa thu hoạch rộ.

Tùy tình hình, các DN nên thương lượng với khách hàng về thời gian giao hàng hoặc yêu cầu mua thị trường khác thay thế hoặc thương lượng để bồi thường hợp đồng. VPA cũng khuyến cáo người trồng tiêu cần cân nhắc việc bán hàng đúng thời điểm hiệu quả, không vay vốn để trữ hàng nhằm tránh rủi ro khi thị trường giá xuống. 

Đặc biệt, các địa phương cũng cần hạn chế việc nông dân đua mở rộng diện tích trồng tiêu như những năm 2015 - 2016 vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Nhà xuất khẩu "ngồi chơi xơi nước"

Giám đốc một DN cho biết hầu hết DN xuất khẩu tiêu đều đang... "ngồi chơi xơi nước" bởi mua vào lúc này rất mạo hiểm vì giá quá cao, có thể đảo chiều bất cứ lúc nào nếu nhà nhập khẩu nước ngoài không chấp nhận mặt bằng giá mới.

"Với giá tiêu tăng chóng mặt thời gian qua, người trồng tiêu có lợi trước mắt nhưng cũng chỉ từ túi người này sang túi người khác chứ hàng chưa ra khỏi VN nên không thể nói có lợi cho cả ngành" - vị này nói.

Giá tiêu giảm còn 61.000 đồng/kg, diện tích tiếp tục tăng

TRẦN MẠNH

Video liên quan

Chủ đề