Tại sao khí lạnh thở ra khói

TẠI SAO KHI TRỜI RÉT TA LẠI THỞ RA KHÓI ?

Vào những ngày mùa đông giá rét, khi nhiệt độ càng xuống thấp, con người chúng ta cũng như các loài động vật khác, khi thở ra đều sẽ có một làn khói trắng toả ra hoặc điển hình là mỗi khi nói chuyện, làn khói này cũng sẽ bay ra từ miệng của chúng ta. Vậy tại sao lại như vậy? Bạn có bao giờ thắc mắc không?

Tại sao khí lạnh thở ra khói

Một ví dụ đơn giản để chúng ta dễ hình dung về hiện tượng như sau:

Như các bạn đã biết, khi chúng ta bỏ một lượng đường vừa đủ vào trong nước thì đường sẽ tan hết sau một lúc mặc dù chúng ta không cần khuấy gì cả. Nhưng nếu như lượng đường lúc nãy đã tan đi và bây giờ bạn lại bỏ thêm một lượng đường khác cũng vào trong cốc nước đó thì nó sẽ không bao giờ có thể tan được cho dù bạn có khuấy cỡ nào đi chăng nữa. Hiện tượng này được gọi là bão hòa. Không khí khi gặp hơi nước cũng có đặc tính tương tự như vậy. Lượng hơi nước mà không khí có thể dung nạp được cũng chỉ đạt tới một mức độ nhất định mà thôi.

Một lý do nữa cũng khá là đặc biệt là khả năng dung nạp hơi nước của không khí lạnh lại kém hơn không khí nóng rất nhiều. Vì vậy cho nên hơi nước có trong không khí do con người và động vật thở ra khi trời rét buốt, sẽ không được không khí lạnh bên ngoài hấp thu nữa vì trước đó nó đã hấp thu một lượng hơi nước vừa phải rồi, cho nên những hơi nước này nếu hễ gặp lạnh là sẽ bị ngưng tụ lại thành những giọt nước li ti rồi từ đó chúng mới biến thành những làn khói trắng.

KẾT KẾT