Tại sao khi thiếu nước hay nắng gắt ban trưa các khí khổng khép lại?

mình ko bít nhưng nếu là ở lá cây thì là nước .thừa sẽ mở để thoát bớt. thíu thì đóng để hạn chế bốc hơi

tớ lại nghĩ là ánh sáng.Do khi có ánh sáng, lục lạp thực hiện quang hợp tạo ra đường làm tăng áp xuất thẩm thấu--> tế bào khí khổng trương nước--> mở khí khổng.Khi không có ánh sáng--> Không có sự quang hợp--> không tạo ra đường--không tạo được áp xuất thẩm thấu-->khí khổng đóng.
Không biết có đúng không?hihi

mấy yêu tố trên đều ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng, nhưng tác nhân chủ yếu là ánh sáng.

Ánh sáng ảnh hưởng tới quang hợp, làm biến đổi hàm lượng đường trong tb khí khổng dẫn đến thay đổi áp suất thẩm thấu tb---> là tác nhân chủ yếu làm khí khổng mở.

Tham khảo nhé............ Các nguyên nhân gây đóng mở của khí khổng: - Khi cây được chiếu sáng, quang hợp làm thay đổi nồng độ CO2, pH, làm tăng lượng đường, tăng áp suất thẩm thấu. Tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở . - Hoạt động bơm ion tế bào khí khổng làm tăng hoặc giảm hàm lượng ion làm thay đổi áp suất thẩm thấu và sức trương nước

- Khi cây bị hạn hàm lượng AAB tăng, các ion rút khỏi tế bào khí khổng làm tế bào giảm áp suất thẩm thấu ,giảm sức trương nước và khí khổng đóng .

tùy theo từng môi trường ha` bạn
Nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại. Như vậy rõ ràng là ánh sáng là nguyên nhân gây nên việc đóng mở khí khổng. Đó chính là phản ứng mở quang chủ động. Tuy nhiên một số cây khi thiếu nước (bị hạn) khí khổng cũng đóng lại để tránh sự thoát hơi nước, mặc dù cây vẫn ở ngoài sáng - đó là phản ứng đóng thuỷ chủ động. Trong trường hợp này axit apxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra việc đóng khí khổng. Ngoài ra có một số cây sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, các cây mọng nước ở sa mạc) để tiết kiệm nước đến mức tối đa, khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ khi mặt trời lặn, khí khổng mới mở.

theo t là ánh sáng
vì: ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến độ mở khí khổng thông qua saccarozo, ion K+

theo tớ phải là nước và cô giáo của tớ cũng giảng như thế.Nước là nguyên nhân chủ yếu. Điều ấy là quá rõ ràng,đọc sgk cũng hiểu được

nguyên nhân chủ yếu là ánh sáng chứ. mấy bạn chọn ánh sáng là đúng rồi đấy. dưới cùng một môi trườnh có độ ẩm như nhau.nêu cho một cây đang từ trong tối chuyển ra ngoài sáng ngay lập tức cây sẽ mở khí khổng. chuyển vào trong tối thỳ ngươc lại.

rõ ràng chưa thế ?????

theo minh` nghĩ thì là ánh sáng
ánh sáng là dk của quá trình hô hấp, mà khi cay trao doi khí thì khí khổng mở

theo tớ thì thế này mọi người tham khảo! ay thấy thank zum cái nghen Cơ sở vật lý của quá trình thoát hơi nước. Thoát hơi nước về cơ bản giống với qúa trình bốc hơi từ các bề mặt thoáng diễn ra rất phổ biến trong tự nhiên. Qúa trình bốc hơi nước tuân theo công thức Dalton: V : lượng bốc hơi nước từ 1 đơn vị bề mặt. k : hệ số khuếch tán (tìm được từ thực nghiệm). F : áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ của bề mặt bốc hơi. f: áp suất hơi nước trong không gian chung quanh lúc thí nghiệm. P : áp suất khí trời (tính theo mmHg). S : diện tích mặt bốc hơi. Công thức trên chỉ rõ độ thiếu bão hòa hơi nước của không khí (sức hút của không khì F-f) là trị số chủ yếu quyết định tốc độ bốc hơi nước. Công thức này gần đúng với mặt thoáng tự do khi mặt nước hoàn toàn yên tĩnh. Còn sự bốc hơi nước từ lá phức tạp hơn nhiều. Thí nghiệm cho hay rằng hình dạng của bề mặt cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ bốc hơi. Khi cho đường kính giảm 7 lần (2,64 -> 0,35mm) thì diện tích giảm 100 lần (1,01mm2) nhưng hơi nước thoát ra chỉ giảm 2 lần (0,655g -> 0,364g). Như vậy rõ ràng sự thoát nước qua lỗ nhỏ tỷ lệ với đường kính của lỗ mà không tỷ lệ với diện tích. Nguyên do là có hiện tượng của hiệu quả mép (chu vi lỗ). Vì vậy Stefan đưa ra công thức trong trường hợp thoát hơi nước qua lá như sau: Ở đây r: đường bán kính của mặt bốc hơi. Sơ đồ bay hơi nước qua màng thủng lỗ bé và chậu để hở. Trước khi thoát hơi nước ra ngoài thì chúng được dự trữ ở trong các khoang trống (gian bào). Tổng diện tích các gian bào giữa các tế bào thịt lá rất lớn. Tính toán của Turen thì tổng diện tích này gấp 6-9 lần diện tích lá. Đối với các cây chịu bóng thì diện tích này gấp 12-19 lần so với các cây trung sinh, gấp 17-30 lần so với các cây chịu hạn có lá dày và ưa sáng. Khi khí khổng mở thì hơi nước thoát ra ngoài. Sự thoát hơi nước qua khí khổng có thể chia làm 3 giai đoạn: -Bốc hơi nước từ bề mặt của tế bào nhu mô lá vào gian bào. -Sự khuếch tán của hơi nước qua khe khí khổng. -Sự chuyển động của hơi nước từ mặt lá ra xung quanh. Cấu tạo khí khổng và cơ chế đóng mở khí khổng Sự bốc hơi nước thực sự diễn ra trong giai đoạn đầu. Giai đoạn thứ 2 phụ thuộc vào số lượng và độ mở khí khổng. Khả năng đóng mở khí khổng có ý nghĩa quan trọng đối vơi quá trình đồng hóa carbon và trao đổi nước. Ta biết rằng, một đặc điểm quan trọng của tế bào mép hình hạt đậu tiếp giáp khe vi khẩu là có bề dày của vách không đồng đều nhau: ở phần trong (sát vi khẩu) vách thường dày hơn ở phần ngoài (áp sát tế bào biểu bì lân cận). Do đó khi tế bào mép trương nước vách phía ngoài dãn nở nhiêu hơn vách phía trong làm độ cong của tế bào tăng và khe mở rộng ra. Ngược lại lúc tế bào bị mất nước, thể tích giảm, vách trong duỗi thẳng ra và làm cho khe đóng lại. Hình ảnh khí khổng Việc đóng mở khí khổng chủ yếu là do áp lực thẩm thấu gây ra. Sự biến đổi no nước của tế bào hình hạt đậu và tác động của điều kiện chiếu sáng là 2 nhân tố chủ yếu điều tiết kích thước vi khẩu. Theo nghiên cứu của một số tác giả (Satan, Illin, Rikhter) quá trình biến đổi thuận nghịch tinh bột thành đường tan ở các tế bào này là cơ sở của sự đóng mở khí khổng. Sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu tế bào tăng lên và do đó khiến tế bào có khả năng hút thêm nước và rút cuộc là vi khẩu mở rộng. Ngược lại sự biến đổi đường thành tinh bột là chất không có hoạt tính thẩm thấu kéo theo sự giảm sức hút của tế bào vi khẩu, sự giảm thể tích của chúng và đóng khí khổng. Anh sáng là một tác nhân điều tiết chủ yếu quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường ở tế bào khí khổng. Ngoài sáng quá trình phân giải tinh bột được kích thích. Lúc không có ánh sáng ngược lại, sự tổng hợp tinh bột được xúc tiến. Bản chất tác dụng ánh sáng đối với khí khổng cho tới nay chưa được hiểu biết một cách rõ ràng. Người ta giải thích rằng, ngoài sáng khí CO2 thoát ra trong quá trình hô hấp được tế bào nhu mô lá sử dụng trong quang hợp, do đó làm tăng độ pH ở gần trung hòa, enzyme phosphorilase xúc tác phản ứng phân giải tinh bột thành đường glucoso1phosphate; còn độ pH: 5, enzyme này lại xúc tác chiều ngược lại: Do đó, giảm độ acid của tế bào là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân giải tinh bột làm tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào hình hạt đậu. Ngoài ra ánh sáng còn có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu của chất nguyên sinh đối với nước. Tia sáng có bước sóng ngắn (xanh tím) có hiệu quả mạnh mẽ hơn tia sóng dài. Ngoài ánh sáng ra, trạng thái khí khổng còn phụ thuộc với độ ẩm đất, áp suất thẩm thấu dịch bào, nhiệt độ không khí và nhiều điều kiện khác nữa (nhiệt độ tăng, độ mở không khí tăng). Người ta phân biệt ra 2 hình thức đóng mở khí khổng: chủ động và bị động. Sự đóng mở chủ động lệ thuộc vào các biến đổi ở trong bản thân các tế bào hạt đậu, còn sự đóng mở bị động lệ thuộc với các biến đổi trong các tế bào khác của biểu bì và các tế bào nhu mô lân cận. Theo nhà bác học Thụy Điển Satalfelt (1927), sự đóng mở khí khổng có 3 loại phản ứng cơ sở quy định. Lúc sáng sớm sau khi mặt trời mọc hoặc lúc chuyển cây từ tối ra sáng, thường thấy khí khổng mở ra. Đó là phản ứng mở quang chủ động. Ban trưa lúc thoát hơi nước mạnh gây ra sự mất nước của tế bào sát vi khẩu (quá 15%) phản ứng mở quang chủ động bị phản ứng thủy chủ động lấn át, mặc dầu cường độ chiếu sáng tăng nhưng khí khổng không mở được. Về chiều lúc cường độ thoát hơi nước giảm yếu, sự mở quang chủ động lại chiếm ưu thế. Ban đêm nói chung khí khổng khép lại. Chỉ một số ít cây, khí khổng mở suốt đêm như dưa chuột. Khi mưa các tế bào biểu bì lân cận no nước, ép lên tế bào khí khổng và khe khí khổng bị ép lại một cách bị động, gọi là đóng thủy bị động. Khi thôi ép thì tế bào khí khổng lại mở ra. Sự mở khí khổng còn do tác động của acid abcisis. Acid absosic làm mất K+ của tế bào khsi khổng làm tế bào mất sức trương và khí khổng đóng lại.

Tại sao khi thiếu nước hay nắng gắt ban trưa các khí khổng khép lại?


Tại sao khi thiếu nước hay nắng gắt ban trưa các khí khổng khép lại?

Last edited by a moderator: 8 Tháng chín 2010

Theo tớ thì :
Nguyên nhân gây mở chủ động : sự tác động của ánh sáng. Khi có as thực vật tiến hành quang hợp tổng hợp chất hữu cơ là tinh bột ,trong đk có as tinh bột chuyển thành đường tạo áp suất thẩm thấu lớn. Tế bào khí khổng có nhu cầu hút nước trương lên làm khí khổng mở chủ đông

theo mình thì là ánh sáng. Ánh sáng là nguyên nhân gây nên sự đóng mở khí khổng còn nước là yêu tố quyết định độ mở của khí khổng

xét cho cùng thì nước phải có ánh sáng thì mới bốc hơi và nước bốc hơi nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào ánh sáng. nước bốc hơi ít thì mở nhỏ, còn bốc hơi nhiều thì mở lớn

tớ lại nghĩ là ánh sáng.Do khi có ánh sáng, lục lạp thực hiện quang hợp tạo ra đường làm tăng áp xuất thẩm thấu--> tế bào khí khổng trương nước--> mở khí khổng.Khi không có ánh sáng--> Không có sự quang hợp--> không tạo ra đường--không tạo được áp xuất thẩm thấu-->khí khổng đóng.
Không biết có đúng không?hihi

Đúng là trong sách có ghi là: "nếu chuyển cây từ bóng tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại. Như vậy,rõ ràng ánh sáng là nguyên nhân gây ra việc đóng mở khí khổng" Nhưng ví dụ như: khi ở người sáng vào buổi trưa trời nắng gắt khí khổng đóng,vì khi đó axit ABxixic nhiều kích thích các kênh ion mở ra \Rightarrow khuếch tán từ trong tế bào khí khổng ra ngoài \Rightarrow áp suất thẩm thấu trong tế bào giảm \Rightarrow nước từ trong tế bào khí khổng ra ngoài \Rightarrow khí khổng mất nước \Rightarrow khí khổng đóng lại Chính vì vậy việc đóng mở khí khổng là do hàm lượng nước có trong tế bào Khi tế bào no nước \Rightarrow khí khổng mở để tăng sự thoát hơi nước

Khi tế bào mất nước \Rightarrow khí khổng đóng để giảm sự thoát hơi nước