Tại sao không được uống sữa khi đói

Sữa tươi là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, tái tạo năng lượng cũng như giúp cơ thể bạn mau có cảm giác no. Do vậy mà sữa là thức uống mà bất kể ai khi đói đều nghĩ đến đầu tiên nhưng liệu có nên uống sữa tươi khi đói không? Điều này có tốt cho sức khỏe của bạn?

Có nên uống sữa tươi khi đói không

Theo khảo sát của trung tâm y tế, việc uống sữa tươi sẽ dễ bị đau bụng buồn nôn khi bụng đói. Vậy thực hư vấn đề uống sữa khi chưa ăn sáng có tốt không? hay có nên uống sữa tươi khi đói không? Hãy cùng Bí Quyết Khỏe Đẹp đi tìm lời giải đáp để chúng ta có cái nhìn khách quan nhất nhé!

Giải đáp: Có nên uống sữa tươi khi đói không?

Nhiều bạn mặc dù chưa biết uống sữa thay bữa sáng có tốt không? hay có nên uống sữa tươi khi đói không? nhưng đây vẫn là thói quen mà mọi người thường xuyên áp dụng cho bản thân gia đình ! Nhưng theo chứng minh của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn tuyệt đối KHÔNG NÊN uống sữa tươi khi bụng đói.  Và chỉ nên uống sữa sau khi đã ăn sáng nhẹ bánh mì, phở, cháo…

Vậy tại sao chúng ta không nên uống sữa thay bữa sáng hay khi bụng đói? Nguyên do chính là:

Thứ nhất: Ở một số cơ địa, uống sữa tươi khi đói bạn sẽ dễ dàng mắc phải cơn chướng bụng khó bụng, đôi khi là đau bụng và tiêu chảy. Theo lời giải thích của các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng này gọi là cơ chế “Không dung nạp lactose” . Tuy nhiên, nếu bạn chịu ăn nhẹ trước, rồi mới bổ sung một ly sữa tươi, thì yên tâm không gặp phải các tình trạng này đâu nhé!

Lưu ý: Một trong những cách chữa đau bụng khi uống sữa mà bạn có thể thực hiện đó chính là chườm ấm bụng, bôi một ít dầu, ăn thêm bánh mì hoặc hủ tiếu và thay đổi ngay thói quen uống sữa tươi khi đói bạn nhé!

Uống sữa thay bữa sáng có tốt không

=> Nên tham khảo thêm: Nên uống gì sau khi ăn đồ dầu mỡ? Để không bị chướng bụng

 Thứ 2: Một trong những thành phần dưỡng chất chủ đạo bên trong sữa tươi đó chính là Protein. Chúng sẽ được hệ tiêu hóa phân giải thành các loại acid amin, sau đó cơ thể mới dễ dàng hấp thụ. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn uống sữa tươi khi đói, sự phân giải protein thành acid amin sẽ không được thực hiện. Qua đó, acid amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.

=>Uống sữa tươi khi đói bị tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân do acid amin gây nên. Hãy hạn chế cho bản thân và gia đình bạn nhé!

Uống sữa tươi đúng cách giúp bạn ngừa hoàn toàn những triệu chứng trên, đem lại cảm giác ngon miệng hơn, tốt cho hệ tiêu hóa hơn.

Uống sữa tươi khi đói dễ bị tiêu chảy buồn nôn

Vậy nên uống sữa khi nào là tốt nhất cho sức khỏe?

Cùng tổng hợp lại những khoảng thời gian tốt nhất để uống sữa tươi mà chúng ta cần thực hiện:

  Không uống trước hoặc ngay sau khi ăn vì việc bổ sung quá nhiều dưỡng chất trong một thời gian ngắn có thế gây ách bụng, nôn mửa. Bên cạnh đó, các loại thức ăn bạn bổ sung có chứa thịt cá tôm, bò gà, … chúng đều mang nguồn dinh dưỡng dồi dào để giúp nuôi dưỡng cơ thể và tái tạo, cân bằng năng lượng. Phần lớn những loại thực phẩm đó có chứa ion sắt, chúng làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của canxi trong sữa. Cũng là một trong những nguyên nhân gây hại cho sức khỏe.

 Uống sữa vào buổi tối cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi lẽ vi chất tryptophan L giúp ru bạn vào giấc ngủ một cách tốt hơn. Vì chúng mang khả năng kích thích cho bạn ngủ sâu và ngon hơn. Lúc này, sau một khoảng thời gian ăn uống, sữa bò dễ hấp thụ vào thành dạ dày, giúp giảm căng thẳng. Bên cạnh đó sữa tươi không đường không gây tăng cân, điều mà các cô gái lo sợ hàng đầu.

Nên uống sữa khi nào là tốt cho sức khỏe?

Tìm lời kết cho thắc mắc có nên uống sữa tươi khi đói không?

Thực chất đối với tất cả các loại thực phẩm nói chung thì việc dùng đúng cách luôn mang lại hiệu quả dinh dưỡng và sức khỏe cao nhất. Hi vọng với những thông tin vừa rồi có lẽ bạn đã có câu trả lời chính xác cho vấn đề: chưa ăn sáng có nên uống sữa tươi không? cũng như có nên uống sữa tươi khi đói không? . Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.

Những lúc bé đói bụng, mẹ có sẵn hộp sữa nhưng không dám cho bé uống vì quan niệm “không nên uống sữa lúc đói bụng’. Điều này có thực sự đúng?

Sữa  – cứu cánh tuyệt vời cho những lúc “cạn năng lượng”

Trong sữa có nhiều protein, chất béo, vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, một hộp sữa thơm ngon, giàu dinh dưỡng khi đói sẽ giúp bé bổ sung năng lượng kịp thời.

Nhiều người nghĩ uống sữa lúc dạ dày rỗng sẽ gây trướng bụng, khó tiêu. Thực tế, con người chúng ta lúc vừa sinh ra cho tới khi dưới một tuổi chỉ uống sữa, và uống sữa mỗi khi đói. Nhờ những dòng sữa giàu dưỡng chất ấy chúng ta lớn lên và phát triển bình thường. Do vậy, trẻ đang lớn với hệ tiêu hóa tốt hơn hoàn toàn có thể uống sữa khi đói.

Sữa chứa nhiều nước, nhanh chóng cho bé cảm giác no, đồng thời lại được dạ dày xử lý nhanh hơn thực phẩm đặc. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm cho bé uống sữa lúc đói mà không lo bị đầy bụng, khó tiêu.

Sữa chứa nhiều nước, nhanh chóng cho bé cảm giác no, đồng thời lại được dạ dày xử lý nhanh hơn thực phẩm đặc. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm cho bé uống sữa lúc đói mà không lo bị đầy bụng, khó tiêu

Vì sao có người bị đau bụng khi uống sữa lúc đói?

Có người vì cơ thể không dung nạp lactose, uống sữa khi đói có thể gây ra hiện tượng đầy bụng đi ngoài. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên cho bé uống sữa kèm thức ăn chứa tinh bột và nên uống với số lượng nhỏ chia làm nhiều lần

Uống sữa như thế nào là hợp lý nhất?

Mỗi ngày, bạn hãy chuẩn bị cho gia đình những hộp sữa tươi ngon giàu dưỡng chất, giúp mọi người nạp năng lượng nhanh chóng trong ngày dài năng động. Người lớn nên uống từ 2 tới 3 ly sữa mỗi ngày. Trẻ em đang tuổi phát triển cần uống  ít nhất 3 hộp 180ml mỗi ngày.

Các chất dinh dưỡng như protein và canxi có trong sữa có thể kết hợp với một số ion kim loại trong thuốc gây ảnh hưởng đến việc giải phóng tác dụng của thuốc và ngộ độc.

Sữa dễ dàng để tạo một màng mỏng trên bề mặt của thuốc. Do đó, canxi, magiê và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc, tạo nên chất không hòa tan trong nước, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, không uống sữa một giờ trước khi hoặc sau khi dùng thuốc.

2. Uống sữa với cam

Không nên ăn cam trong một giờ trước hoặc sau khi uống sữa. Bởi vì protein trong sữa kết hợp với axit trong cam, có thể làm ngưng kết protein ở sữa bò, làm giảm mức độ hấp thu sữa bò đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy.

Ngoài cam, sữa cũng không thích hợp khi dùng chung với các loại hoa quả có tính axit khác như quýt, chanh, bưởi, dứa...

3. Uống sữa với nước trái cây

Không pha sữa với nước trái cây vì gây khó tiêu, khó hấp thụ.

Nhiều người thích pha nước trái cây cùng sữa để tạo hương vị thơm ngon và cho rằng như vậy sẽ giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Khi thêm lượng nước trái cây vào sữa sẽ xảy ra ngưng kết casein, dẫn đến khó tiêu và khó hấp thụ hoặc gây tiêu chảy. Vì thế không nên thêm nước ép trái cây và đồ uống có tính axit vào sữa.

4. Cho thêm đường vào sữa nóng

Khi uống sữa không nên cho thêm đường, đặc biệt là với sữa nóng. Bởi khi đó dễ gây phản ứng giữa lysine và fructose trong sữa, tạo ra chất độc hại cho cơ thể. Nếu vẫn muốn ăn đường thì hãy tách hẳn khỏi sữa và ăn trước hoặc sau khi uống sữa khoảng một giờ.

5. Uống sữa sau khi ăn hải sản

Hải sản có mùi tanh, sữa lại có vị ngọt, nên ăn hải sản xong mà uống sữa sẽ thấy khó chịu, rất dễ bị buồn nôn và mất đi cảm giác ngon miệng. Nặng hơn thì còn gây ra rối loạn tiêu hóa dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, trong sữa và hải sản đều chứa nhiều canxi nhưng nếu dùng chung một lúc hai loại canxi khó hấp thụ dễ gây sỏi thận.

6. Ăn socola sau khi uống sữa

Sữa là thực phẩm rất giàu protein và canxi, trong khi đó socola chứa axit oxalic. Cả hai khi được hòa trộn cùng nhau sẽ tạo thành canxi oxalate không hòa tan, ảnh hưởng rất nhiều đến sự hấp thu canxi, thậm chí gây khô tóc, tiêu chảy và tăng trưởng chậm. Vì thế socola là thực phẩm không nên ăn sau khi uống sữa.

Kết hợp sữa và socola ảnh hưởng đến hấp thu canxi.

7. Uống sữa khi đói

Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng đồng thời cũng chứa nhiều hoạt chất khiến cơ thể mệt mỏi, trấn an tinh thần. Do đó, nếu uống lúc đói sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, sữa sẽ bị đẩy xuống ruột do chưa tiêu hóa hết gây rối loạn tiêu hóa.

Nên uống sữa kết hợp với các loại thực phẩm như bánh mì, bánh bao… để kéo dài thời gian lưu trú của sữa trong đường tiêu hóa giúp nâng cao hiệu quả hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng.

Với những không dung nạp lactose, điều này sẽ khiến cho đường lactose trong sữa khó phân hủy, khi uống sữa lúc đói hoặc uống một lượng sữa lớn vào một lúc, nó sẽ tạo ra lactase. Gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy và đầy hơi.

8. Đun sôi sữa

Nhiều người thích uống đồ uống nóng nên sẽ hâm nóng lại sữa trước khi sử dụng. Nhưng nếu làm vậy, protein sẽ chuyển trạng thái dưới tác dụng của nhiệt độ cao, giá trị dinh dưỡng bị giảm do đó không nên đun sữa ở nhiệt độ cao.

Nếu muốn uống ấm, có thể để sữa trong túi và chần qua nước nóng. Nếu muốn uống nóng hơn, chỉ nên đun đến nhiệt độ 60-80 độ C. Không đợi đến khi sôi và lưu ý khuấy đều trong khi đun. Nước sôi không thích hợp để pha sữa bột. Nhiệt độ thích hợp nhất để pha sữa là nước ấm khoảng 40 - 70 độ C.

9. Uống sữa thay nước

Sữa giàu đạm chất lượng cao và nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng bổ sung canxi, hạ huyết áp, giảm tỷ lệ mắc các bệnh mạch máu não… Nhưng nếu uống quá nhiều sữa sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, dẫn đến mất canxi. Hơn nữa, không nên uống sữa khi đang bị tiêu chảy, loét dạ dày... Vì vậy, vẫn phải uống nước hàng ngày thay vì dùng sữa hoặc các loại nước giải khát khác.

Thời điểm uống sữa thích hợp và tốt cho sức khoẻ:

1. Uống sữa sau khi ăn sáng

Uống sữa sau bữa sáng tốt cho sức khỏe.

Sữa rất giàu protein, chất béo, các loại vitamin và chất khoáng, đồng thời chứa hàm lượng canxi cao và phốt pho cân đối… Do vậy, sữa là thực phẩm lý tưởng để bảo vệ sức khỏe và giúp mọi thành viên, mọi lứa tuổi trong nhà luôn năng động. Bữa sáng là bữa cung cấp năng lượng cho cả một ngày hoạt động. Vì thế, uống một cốc sữa vào buổi sáng sau khi ăn sẽ bổ sung thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày làm việc.

2. Uống sữa vào bữa ăn chiều

Bữa ăn nhẹ buổi chiều với một số loại bánh quy, bánh mì, hay ngũ cốc lại được kết hợp với sữa sẽ giúp cung cấp năng lượng hiệu quả nhưng không làm quá no. Đặc biệt, sữa lúc này sẽ được hấp thụ hiệu quả, cân bằng được lượng tinh bột và protein cho cơ thể.

3. Uống sữa trước khi đi ngủ

Một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp có một giấc ngủ dễ dàng hơn và sâu hơn. Bởi sữa có tryptophan và peptide hoạt tính sinh học có thể ảnh hưởng tích cực đến giấc ngủ. Trong nhiều trường hợp, những người khó ngủ do căng thẳng, một ly sữa trước khi đi ngủ sẽ giúp thư giãn và ngủ đủ giấc. Từ đó tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Thời gian lý tưởng nhất để uống sữa vào thời điểm này là khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Vì sao không nên uống sữa cùng thuốc kháng sinh?

Xem thêm tư liệu đặc biệt của báo Sức khỏe&Đời sống:

Theo chân bác sĩ cấp cứu ca F0 nguy kịch tại nhà, cấp tốc chuyển về bệnh viện dã chiến.


Video liên quan

Chủ đề