Tại sao không nên học tài chính ngân hàng

Hiện tại, trước bối cảnh kinh tế hội nhập khu vực và toàn cầu, lực lượng lao động không đơn thuần chỉ phục vụ trong nước mà còn phải “mở rộng” ra các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Dù cho cạnh tranh lao động sẽ khó khăn và khắc nghiệt hơn, nhưng cơ hội mở ra với các ngành, nhất là ngành Tài chính ngân hàng, đều rất lớn. 

Đối với các bạn trẻ thay vì dành thời gian do đắn đo với những câu hỏi như “Có nên học ngành tài chính ngân hàng không?” thì tại sao các bạn không bắt tay vào việc tìm hiểu thử xem ngành đó như thế nào và chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để theo đuổi. Bài viết dưới với những thông tin về ngành tài chính ngân hàng, cũng như trường đào tạo uy tín và cơ hội việc làm sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi có nên học hay không?

Xem thêm: Liên thông Đại học ngành Tài chính ngân hàng

Tại sao không nên học tài chính ngân hàng

Đắn đo suy tính, chọn nghề được không? 

"Phù thuỷ đồng vàng" là cách gọi hoa mỹ dành cho những cử nhân ngành tài chính – ngân hàng, một trong những ngành đang hot nhất hiện nay. Nhưng để trở thành một “phù thủy đồng vàng” thực sự thì không có dễ đâu nhé!

Mấy năm trở lại đây, thi nhau thi vào ngành tài chính ngân hàng bởi… mốt bây giờ phải thế. Đó là một ngành năng động, có khả năng thăng tiến cao và ngay cái tên của nó thôi cũng khiến nhiều người choáng ngợp. Cứ nghe thấy tài chính ngân hàng là thấy tiền.

Nhưng đằng sau những gì hoa mỹ đó, bước chân và tồn tại được ở ngành này không "đơn giản như đan rổ" đâu nhé!

Đầu vào ngất ngưởng

Ngành tài chính ngân hàng trong nhu cầu khát nhân lực và nhu cầu học ngày càng trở thành mũi nhọn của nhiều trường. Nhưng điểm đầu vào ở các trường không hề dễ chơi chút nào. Một số trường uy tín như Ngoại thương, Đại học Kinh tế (ĐHQGHN), Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính cũng khoảng 23,4 -25 điểm. Các trường thấp hơn một chút như Thương mại, DHDL Phương Đông,… điểm cũng phải 21-22. Số lượng thí sinh dự tuyển những ngành này mấy năm trở lại đây cứ gọi là… đông nghịt, mà trong số ấy lại rất nhiều bạn có học lực tốt. Vì vậy muốn dự thi ngành này, teens nhà mình cần xem xét ở nhiều góc độ nhá: Có nên thi ngành này không, nên thi trường nào cho phù hợp…? Không cân nhắc kỹ là trượt vỏ chuối như chơi.

Việc nhiều nhưng làm không dễ 

Cứ nghe thấy các anh chị đi trước nói rằng chưa bao giờ lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng rơi vào tình trạng “khát nhân lực” như hiện nay, nghe đa số SV học ngành này ra đều có ngay việc làm là teens nhà mình xốn xang hết cả người lên. Rồi thì mơ ước là ngay từ khi ngồi ghế nhà trường đã được các ngân hàng chào đón sẵn, rồi mỗi tháng được bằng này triệu, bằng này triệu, mấy năm sẽ mua được xe hơi…

Tỉnh đi nào teens ơi! Tài chính ngân hàng là một trong những ngành có sức cạnh tranh và có sức đào thải cao nhất đấy ạ. Dù đã được nhận vào làm nhưng nếu không hoàn thành được công việc thì bạn cũng sẽ bị out rất nhanh. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long đã khẳng định: “Trong số hàng nghìn SV tốt nghiệp hàng năm, chỉ có 1/3 số SV tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của công việc”. Nếu mà rơi vào số 1/3 ấy thì ngon cứ gọi là ngon, nhưng chẳng may lại lọt vào cái nhóm 2/3 còn lại thì chắc là phải vò đầu bứt tai tìm kế sinh nhai khác mà tiếc hùi hùi 4 năm đại học thui.

Học giỏi chưa chắc đã làm được việc

Không phải cứ có một điểm số cao ngất ngưởng khiến người khác phải ngước nhìn là bạn có tương lai vời vợi với ngành tài chính ngân hàng đâu nhé. Muốn làm "phù thủy" thì phải tôi luyện nhiều lắm teens ơi!

Trước hết là niềm đam mê tới tất tần tật những gì liên quan đến tiền. Cái này xem ra không khó lắm, đúng không các bạn? Nhưng chỉ sợ là đến khi bước vào nghề, chúng mình lại sợ sức ép của đồng tiền như hồi bé sợ… ngáo ộp thui.

Thứ 2 là sự sáng tạo. Kiếm tiền là một trò chơi của hàng triệu, hàng tỉ cái đầu đầy toan tính cơ mừ. Kết quả của trò chơi phụ thuộc cực nhiều vào “phép màu” sáng tạo của “phù thủy”. Không sáng tạo được thì chỉ có đi làm thu ngân. Mà làm thu ngân thì… Chẹp, nhìn thấy tiền đấy mà chả được cầm.

Thứ 3 là tính năng động. Ngoài kiến thức chuyên môn về tài chính, các “phù thủy” phải trang bị cho mình ti tỉ kỹ năng khác nữa đấy: Giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… Phải vào guồng mới biết nó khó thế nào teens ạ!

Đấy, học theo mốt thì dễ nhưng mà mai sau làm thì không có theo mốt đâu nha. Teens phải tính toán cho thật kỹ để sau này không phải nuối tiếc nhé!

Ngành Tài chính – Ngân hàng từ lâu được đánh giá là một ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc. Đây là ngành học luôn nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh, phụ huynh. Tuy nhiên, “Có nên học ngành tài chính ngân hàng hay không?” vẫn luôn là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra trước mỗi kỳ thi tuyển đại học. Thay vì đắn đo suy nghĩ, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để khám phá về ngành học này nhằm vững tin vào quyết định của bản thân nhé!

Tại sao không nên học tài chính ngân hàng

Ngành Tài chính ngân hàng là gì?

Ngành tài chính ngân hàng được xem là một trong những ngành đặc thù quan trọng và đầy tiềm năng của nền kinh tế. Các nghiệp vụ Tài chính – Ngân hàng liên quan tới giao dịch hoặc kinh doanh tiền tệ thông qua ngân hàng. Có thể chia Tài chính-Ngân hàng thành nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhau như: tài chính doanh nghiệp, tài chính đầu tư, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm, ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ… nhưng đều liên quan đến hầu hết các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ.

Sinh viên theo học ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được đào tạo chuyên sâu kiến thức về đầu tư tài chính, định giá doanh nghiệp, phân tích và thẩm định dự án, tín dụng  ngân hàng và các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, … Dựa trên nền tảng kiến thức đó, sinh viên tốt nghiệp có thể ra quyết định đúng đắn, hợp lý trong quản trị tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ.

Vì sao nên học Tài chính – Ngân hàng?

Trong những năm gần đây, lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đã khởi sắc trở lại, kéo theo “cơn khát” nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm 2021, bất chấp COVID-19, nhiều ngân hàng không những vẫn ồ ạt tuyển dụng mà còn không cắt giảm lương nhân viên trong 3 tháng đầu năm. Ngoài ra, với số doanh nghiệp không ngừng tăng lên trong những năm gần đây (cả nước có 134.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2020) và hàng loạt các tổ chức tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính ngày càng mở rộng hoạt động cho thấy nhu cầu nhân lực “khủng” của ngành Tài chính – Ngân hàng.

Ngoài kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội, quản lý, kiến thức chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, sinh viên Tài chính – Ngân hàng còn được trang bị kỹ năng thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn, sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp và nghề nghiệp để có thể làm việc trong môi trường hiện đại. Nhờ đó, đa số các sinh viên đều có việc làm sau khi ra trường.

Theo thống kê, mức thu nhập bình quân hàng tháng và lương bổng của nhân viên ngành Tài chính – Ngân hàng tương đối cao so với những khu vực kinh tế khác. Thống kê trên BCTC Quý 2 của 27 ngân hàng niêm yết cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều tăng chi phí nhân viên trong 6 tháng đầu năm 2021, một phần do tăng tuyển dụng mới và một vài ngân hàng tăng lương, thưởng vì kết quả kinh doanh vượt trội năm 2020 và nửa đầu năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm, dẫn đầu hệ thống về thu nhập nhân viên là Techcombank với mức thu nhập bình quân mỗi nhân viên nhận được là 44 triệu đồng/tháng; kế tiếp là MBS với 32,2 triệu đồng/tháng; Vietcombank là 31,5 triệu đồng/tháng… Số liệu trên cho thấy mức thu nhập của nhân viên ngân hàng ngày càng cao; cơ hội thăng tiến rộng mở.

Quản lý tài chính cá nhân là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và được xem như một bước quan trọng để làm giàu. Khi bạn học ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn sẽ hiểu được giá trị của tiền theo thời gian, có những tư duy về tài chính và làm giâu chân chính. Với những kiến thức cơ bản về quản lý tài chính được trang bị, bạn có thể có những phương pháp, kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả, từ đó tránh được những rắc rối trong cuộc sống thường ngày để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc.

Ngành Tài chính Ngân hàng – trường Đại học Đại Nam có gì?

Tại sao không nên học tài chính ngân hàng

*Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tài chính ngân hàng:

Đối với chương trình nền tảng, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về kinh tế, ngân hàng và tài chính.

– Năm 1, năm 2, sinh viên học một số môn học cơ sở như: Kinh tế vĩ mô, Tài chính tiền tệ,…

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được bổ trợ về kỹ năng chuyên môn như: phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính, phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.

Năm học 2021 – 2022, khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Đại Nam sẽ lần đầu giảng dạy 2 môn mới là: Ngân hàng số và Tài chính cá nhân.

*Ngoại ngữ, CNTT và rèn luyện kỹ năng mềm:

Tin học và Ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu đối với tất cả sinh viên. Song song đó, sinh viên ngành Tài chính-Ngân hàng (DNU) sẽ được rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư vấn, đàm phán, thương lượng, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề…

Ngoài ra, sinh viên còn được trải nghiệm kỹ năng thực hành trong suốt 4 năm học như: nghiệp vụ ngân hàng tại trung tâm thực hành Tài chính – Ngân hàng; học tập trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ ngân hàng (Core Banking), học tín dụng ngân hàng với chuyên gia đến từ các ngân hàng thương mại lớn.

Tại sao không nên học tài chính ngân hàng

Trong quá trình học, sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc chuyên môn từ sớm, được ứng dụng CNTT vào chuyên ngành; đi kiến tập, học việc tại các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán ngay từ năm nhất đại học; được giới thiệu và kết nối với các cơ quan thực tập vào năm 4.