Tại sao lòng bị đắng

Người Việt Nam đa số thích ăn lòng lợn. Cả người thích nhậu lẫn người không nhấp nổi tí bia rượu nào đều thích lòng lợn luộc. Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay khiến nhiều người mua lòng về tự chế biến thay vì dùng đồ làm sẵn. Tuy nhiên, nhiều người liên tiếp thất bại với món lòng lợn luộc, cho ra thành phẩm vừa dai vừa thâm, thậm chí có mùi.

Phải có bí quyết để món lòng lợn luộc của bạn ngon như nhà hàng.

Vì sao món lòng lợn luộc của bạn kém ngon?

Dưới đây là những sai lầm khi luộc lòng lợn mà bạn bên tránh: 

Chọn lòng chưa chuẩn

Tốt nhất là bạn chọn khúc đầu của lòng vì đoạn này dày, giòn hơn khúc cuối. Phần lòng căng tròn, dịch bên trong có màu trắng sữa.

Tuy nhiên, phần này thường hết rất nhanh và nếu không mua được, bạn cần chọn những đoạn lòng dày nhất có thể. Tránh những đoạn có thành mỏng tang, dịch bên trong màu vàng, vì chúng thường dai và đắng.

Luộc với nước nguội

Món lòng luộc sẽ dai nếu bạn cho nó vào nồi nước nguội rồi đun nóng dần. Đây là sai lầm nghiêm trọng nhất mà rất nhiều người gặp.

Cách làm đúng là đun nước sôi mạnh rồi mới thả lòng vào.  

Thời gian luộc quá dài

Lòng luộc lâu quá sẽ dai. Sau khi thả lòng vào nồi nước đang sôi trên lửa lớn, bạn phải nhanh chóng vớt ra khi vừa chín tới để đảm bảo độ giòn.

Để lòng tự nguội dần

Sau khi vớt lòng ra, bạn hãy thả ngay vào âu nước lạnh (thêm vài cục đá càng tốt) có vắt chanh, lòng sẽ giòn và trắng. Nếu bạn đặt luôn trên đĩa để nó tự nguội, món ăn sẽ không chỉ dai mà còn thâm sì, khô héo trông kém hấp dẫn.

Món lòng lợn luộc sẽ trắng, giòn nếu bạn tránh được những sai lầm cơ bản.

Bí quyết luộc lòng lợn ngon

Chọn mua lòng

Lòng lợn hay bị đắng, dai đặc biệt là đoạn lòng cuối, to, mỏng, chất dịch bên trong màu vàng, có màu sẫm hơn và có lẫn các tia máu. Chọn lòng ngon nên chọn đoạn lòng đầu, cuống bé, ống ruột căng và tròn, có màu trắng hồng và chất dịch bên trong màu trắng sữa.

Làm sạch lòng

Với các đoạn lòng lợn thông thường, không nhất thiết phải bóp sạch với cả muối, gừng, chanh hay rượu. Bạn chỉ cần lộn trái ruột, bỏ hết lớp mỡ rồi dùng bột mì trộn với một chút muối bóp kỹ, sau đó rửa dưới vòi nước sạch. Xong công đoạn trên thì dùng chanh chà vào lòng heo để loại bỏ chất bẩn còn sót, cuối cùng rửa sạch lại dưới vòi nước lớn. Với cách làm này, lòng lợn vừa đảm bảo được sạch sẽ mà vẫn giữ được độ tươi ngon.

Đối với lòng non, chỉ nên xả qua dưới vòi nước vào đoạn lòng cho mất dịch bên trong hoặc tuốt nhẹ qua rồi rửa lại. 

Quá trình luộc lòng

Chuẩn bị một bát nước nguội có pha vài giọt chanh hoặc dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua, đun sôi rồi để nguội.

Đun nước sôi nước rồi mới thả lòng vào. Bước này là bước quyết định lòng có ngon hay không. Việc thả vào nước đang sôi sẽ khiến lòng vừa chín tới và giòn tan.

Thêm chút gừng để lòng thơm hơn.

Để nước sôi 2-3 phút đển khi lòng chuyển sang màu hồng thì vớt ra ngâm vào bát nước nguội pha vài giọt chanh ở ban đầu. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không bị thâm đen. Thông thường, tổng thời gian từ khi cho lòng vào nồi nước sôi đến lúc với ra khoảng 7-10 phút (tùy số lượng nguyên liệu nhiều hay ít).

Với lòng non, chỉ cần sôi lại vài phút là có thể tắt bếp. Vớt ra, cho ngay vào thau nước sôi để nguội có pha phèn chua và mấy cục đá lạnh, để nguội rồi vớt ra thái vừa ăn.

Tóm lại, điều cần chú ý nhất để lòng luộc được trắng, giòn là phải luộc nhanh, khi vừa chín tới là phải vớt ra ngay. Để càng lâu chỉ, lòng sẽ càng bị dai. 

Minh Anh (Tổng hợp)

Ruột, bao tử, gan, cật được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, tuy nhiên, trước khi nấu, bạn phải biết cách làm sạch và khử mùi hôi, tanh của chúng.

Bao tử

Với món bao tử heo, người nội trợ thường mất nhiều thời gian để sơ chế, nhưng đôi khi vẫn còn mùi. Để chế biến bao tử ngon, trắng và giòn thì cần sơ chế đúng cách.

Cách một, dùng bột mì và muối chà xát vào bao tử để khử bớt mùi tanh, nhưng cách này không làm sạch nhớt.

Cách hai, lộn trái bao tử, lấy hết màng mỡ, sau đó làm nóng chảo nhôm, cho bao tử vào, đảo nhanh tay cho săn, lấy ra cạo sạch nhớt, tiếp tục làm nóng chảo và cho bao tử vào làm như vậy đến lần thứ ba thì cho ngay vào một ít nước mắm loại ngon, đảo nhanh tay khoảng hai phút rồi lấy ra, cạo nhớt, chà lại với muối và dùng chanh chà xát, xả nước thật mạnh. Với cách này, bao tử heo sạch và trắng.

Bao tử heo trước khi chế biến món ăn thường được luộc. Khi luộc, chú ý không cho bao tử vào nồi khi nước chưa sôi, nên cho ít phèn chua hoặc rượu trắng, không nên cho muối khi luộc, vì sẽ làm bao tử co lại và dai hơn.

Khi luộc phải để bao tử heo ngập nước. Bao tử chín thì cho vào ngâm trong chậu nước đá có cho vài giọt nước cốt chanh để được trắng và giòn. Sau đó có thể trộn gỏi, ngâm nước mắm, nấu cháo, phá lấu, kho tiêu.

Cật, gan

Cật heo mua về phải bổ đôi, dùng dao bén lạng bỏ màng trắng ở hai phần, sau đó rắc muối đều lên cật, bóp đều rồi rửa sạch. Hoặc có thể ngâm cật heo trong rượu trắng cho hết mùi tanh. Khi chế biến, nên dùng dao nhọn khía bề mặt bầu dục để khi trình bày món ăn được đẹp hơn.

Ngoài cật và bao tử heo, gan cũng là phần nội tạng được nhiều người ưa dùng. Nên tránh mua những phần gan có đốm đỏ hoặc trắng, hoặc sờ vào thấy cứng. Rửa gan sạch, cho thêm chút rượu trắng để bớt tanh. Trước khi xào nấu, ướp gan với ít giấm, để gan giòn và máu không bị thấm ra ngoài.

Ruột (lòng)

Cũng giống bao tử, ruột heo mua về nên lộn trái, vuốt cho sạch hết chất dơ, xát lại với bột mì (hoặc giấm, nước cốt chanh) và muối, rửa sạch bằng nước lạnh. Nấu một ít nước sôi, cho ruột vào chần sơ (không luộc kỹ quá), rồi vuốt sạch lần nữa.

Khi luộc ruột heo, để ruột giòn và không bị mùi hôi: nấu nước sôi, cho ít củ hành nướng sơ đập giập vào, cho ruột vào luộc, khi nước sôi lại để thêm khoảng vài phút là được. Chuẩn bị một tô nước sôi để nguội pha giấm hoặc phèn chua, cho ruột đã luộc vào ngâm đến khi nước nguội thì vớt ra. Làm cách này ruột vừa trắng vừa giòn.’


Bạn hãy bỏ túi mẹo chọn và chế biến lòng lợn ngon, giòn, không đắng dưới đây nhé.

Chọn mua lòng ngon

Nếu không biết cách chọn và mua lòng non thì rất dễ mua phải lòng đắng, kém ngon.

Do đó, khi mua bạn nên chọn loại bé, ống ruột căng và tròn, màu trắng hồng tươi tắn, chất dịch bên trong màu trắng sữa, không có mùi lạ. Những đoạn lòng đường kính lớn, mỏng, dẹp, chất dịch bên trong màu vàng thường không được non, ăn sẽ dai và dễ đắng.

Nếu sờ vào lòng không có sự đàn hồi hay không có độ dẻo dính có nổi những nốt u cục như hạt gạo là không tốt vì dễ từ lợn bệnh.

Ngoài ra, bạn chỉ nên mua nội tạng ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Khi bảo quản, để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ và cao ráo, không để chung với thực phẩm sống, tránh tình trạng bị lây nhiễm từ các nguồn thực phẩm bẩn khác.

Mẹo làm sạch lòng heo

Lòng heo mua về đem lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một nắm bột mì trộn chút muối vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước. Cuối cùng bạn dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này lòng heo vừa sạch và trắng.

Xem thêm: Ban Quản Trị Chung Cư Là Gì

Khi rửa ruột già, bạn cho vào nước một ít dấm ăn và một thìa phèn chua, bóp vài lần rồi rửa kỹ bằng nước sạch.

Ngoài ra, bạn có thể dùng nước gạo để rửa hay nước dưa chua. Cách này có thể khử hết mùi hôi.

Mẹo luộc lòng ngon, giòn

Để luộc lòng lợn trắng, giòn, sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh.

Khi luộc, bạn không nên thả lòng lợn vào nồi nước lã ngay từ đầu, mà phải làm sạch, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.

Trước đó, bạn dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua (phèn chua đã được nướng phồng), đun sôi rồi để nguội.

Khi lòng vừa chín tới (khoảng 10 phút sau khi thả lòng vào nước) thì vớt lòng ra, thả ngay vào chậu nước phèn chua đã chuẩn bị. Ngâm cho đến khi lòng nguội thì vớt ra, xắt miếng vừa ăn. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không bị thâm đen và không bị đắng.


Lưu ý

Dù giá trị dinh dưỡng cao nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này. Mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất 2-3 lần, mỗi lần từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa.


Châu Anh (th)

Tags 0

Tại sao lòng bị đắng




Tại sao lòng bị đắng

|

Tại sao lòng bị đắng

admicro.vn Add: Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Én Bạc , Phụ nữ trẻ , Tin tức , Đẹp , Giải trí , Công nghệ , Tài chính , Chứng khoán , Doanh nhân

Nhiều chị em thắc mắc rằng tại sao lòng non dù đã được chọn lựa rất kĩ lưỡng với độ căng bóng, gân hồng nhạt, dịch trắng bên trong… mà sau khi luộc lên vẫn kém ngon bởi hiện tượng đắng. Để lí giải và khắc phục tình trạng đó, các chị em có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Tại sao lòng bị đắng

_ Khâu chọn lựa rất quan trọng, đặc biệt là với lòng non vì lòng non rất dễ đắng. Nếu như bạn đã quan sát và nhận biết lòng tươi theo các dấu hiệu gân hồng nhạt, dịch trắng bên trong và có độ căng bóng thì đừng ngần ngại bổ sung trong danh sách nhận biết lòng non ngon một dấu hiệu nữa đó là lòng thuộc loại bé, vì những đoạn lòng đường kính lớn, mỏng, dẹp, chất dịch bên trong màu vàng thường không được non, ăn sẽ dai và dễ đắng.

_ Tiếp đó, bạn cần chú trọng trong khâu chế biến. Để luộc lòng lợn trắng, giòn, sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh. Khi luộc, bạn không nên thả lòng lợn vào vào nồi nước lã ngay từ đầu, mà phải làm sạch, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.

_ Trước đó, bạn dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua (phèn chua đã được nướng phồng), đun sôi rồi để nguội.

_ Và cuối cùng, khi lòng vừa chín tới (khoảng 10 phút sau khi thả lòng vào nước) thì vớt lòng ra, thả ngay vào chậu nước phèn chua đã chuẩn bị. Ngâm cho đến khi lòng nguội thì vớt ra, xắt miếng vừa ăn. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không bị thâm đen và không bị đắng.