Tại sao mắt bị chảy nước mắt

Chảy nước mắt sống làm cho bệnh nhân có cảm giác rất khó chịu, thường do tắc lệ đạo gây ra. Tắc lệ đạo có thể gây đau nhức, nhiễm khuẩn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng tại mắt. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.

Chảy nước mắt sống chủ yếu do tắc lệ đạo. Lệ đạo là ống thoát nước mắt dẫn từ góc trong của mi mắt dưới đến khe mũi dưới, gồm lỗ lệ, lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi (ống lệ tỵ). Nước mắt sau khi làm “nhiệm vụ” bôi trơn và làm sạch bề mặt nhãn cầu sẽ được dồn về góc trong mắt rồi được dẫn vào lệ đạo, xuống mũi.

Do đó bạn sẽ thấy ở những người khóc nhiều, nước mắt qua lệ đạo tăng lên, làm chảy cả ra mũi. Tắc lệ đạo có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, nhưng hay tắc nhất là ống lệ mũi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi: từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi.
 
Tắc lệ đạo bẩm sinh gặp ở trẻ ngay sau khi sinh ra (nhất là trẻ đẻ thiếu tháng), do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng gây tắc.

Các trường hợp này có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên. Tắc lệ đạo mắc phải thường do các chấn thương vùng mắt, xoang; viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc… có thể làm chít hẹp lệ đạo và gây tắc không hoàn toàn.

Thực tế, hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải đều không rõ nguyên nhân, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Tại sao mắt bị chảy nước mắt

Tắc lệ đạo có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, nhưng hay tắc nhất là ống lệ mũi

Nếu bị tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài từ góc trong của mắt, gây ra triệu chứng chảy nước mắt. Thời gian tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường dẫn lệ. Khi đó túi lệ bị viêm, có nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong mắt thấy mủ đùn ra. Bệnh nhân có thể thấy đau nhức. Trẻ nhỏ có thể có sốt, quấy khóc, hay dụi tay lên mắt.

Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như sau: nếu tắc lệ đạo, nhất là tắc ở ống lệ mũi, gây ra viêm túi lệ mạn tính, với biểu hiện thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ. Phù nề nhẹ vùng góc trong mắt.

Ấn vào vùng này có thể thấy nhầy mủ đùn ra ở khóe mắt. Nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp-xe tại túi lệ, hoặc gây rò, thoát mủ ra ngoài da. Bệnh nhân, nhất là trẻ em thường kêu đau nhức nhiều, vùng góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ, ấn vào đau, có thể có sốt.

Khi phát hiện các triệu chứng tắc lệ đạo của bản thân hoặc của trẻ nhỏ hay người thân trong gia đình, cần đưa người bệnh đến khám ở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng. Tùy theo tuổi của bệnh nhân và tổn thương bệnh mà người ta sử dụng các biện pháp điều trị thích hợp.

Nếu tắc lệ đạo bẩm sinh, ngoài việc chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ chuyên khoa còn phải xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt để loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glôcôm bẩm sinh, viêm nhiễm khác trong mắt. Biện pháp điều trị có thể được dùng là day, nắn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh nhỏ mắt và uống.

Hầu hết các trường hợp lệ đạo sẽ được phục hồi thông hoàn toàn khi trẻ được điều trị bằng biện pháp này. Đến khi trẻ được 2-3 tháng tuổi, nếu vẫn không hết chảy nước mắt thì người ta có thể bơm rửa và thông lệ đạo, giúp cho nước mắt lưu thông xuống mũi.

Bạn cần biết rằng khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi mới là thời gian để thông lệ đạo tốt nhất, vì để đến  trên 1 tuổi thì kết quả thông lệ đạo sẽ rất thấp. Khi đó bệnh nhân thường phải chờ đợi để có thể làm phẫu thuật, tạo nên đường thông lệ đạo mới.

Tại sao mắt bị chảy nước mắt

Chảy nước mắt sống làm cho bệnh nhân có cảm giác rất khó chịu

Tắc lệ đạo mắc phải: nếu dùng phương pháp bơm thông lệ đạo hầu như không có kết quả. Vì vậy để phục hồi chức năng dẫn nước mắt, cần phải phẫu thuật để tạo nên đường dẫn nước mắt mới, từ mắt xuống mũi cho bệnh nhân.

Phẫu thuật này là để điều trị dứt điểm triệu chứng chảy nước mắt, khỏi viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ. Trường hợp không thể mổ tạo đường thông nước mắt thì phải mổ cắt túi lệ để loại trừ ổ viêm tại mắt, tránh các biến chứng gây áp-xe túi lệ, nhưng bệnh nhân sẽ bị chảy nước mắt suốt đời. 

Muốn phòng các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải do chấn thương hoặc do phẫu thuật, biện pháp tốt nhất là tránh bị các tổn thương này. Đồng thời cần khám điều trị sớm và triệt để những bệnh viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc là nguyên nhân gây tắc lệ đạo. 

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chảy nước mắt không phải do khóc thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh về mắt. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây chảy nước mắt sau đây để có cách đối phó kịp thời hiệu quả.

1. Chảy nước mắt cảnh báo bệnh về mắt

Có nhiều tác nhân gây nên hiện tượng chảy nước mắt, cần phát hiện sớm để chẩn đoán các bệnh lý về mắt và chữa trị kịp thời.

Hội chứng khô mắt: hội chứng khô mắt có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mắt nguyên nhân là do khi mắt bị khô, mắt sẽ bị kích thích và cảm thấy không thoải mái. Tình trạng này sẽ kích hoạt các tuyến lệ sản xuất ra quá nhiều nước mắt làm “quá tải” các ống dẫn nước mắt tự nhiên.

Tại sao mắt bị chảy nước mắt

Chảy nước mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Dị ứng: Các chất gây ra các phản ứng dị ứng được gọi là các tác nhân dị ứng. Phản ứng với các tác nhân dị ứng có thể khiến mắt bị đỏ và kích thích, dẫn đến chảy nước mắt, nóng rát và ngứa mắt.

Nhiễm trùng: Một trong số những phản ứng của cơ thể khi mắt bị nhiễm trùng đó là chảy nước mắt. Đây là phản ứng của cơ thể để cố giữ mắt ẩm và rửa sạch các vi khuẩn và dịch nhầy. Viêm kết mạc và viêm bờ mi là hai loại nhiễm trùng thường gặp và thường gây chảy nước mắt.

Các tác nhân kích thích: Mắt bạn sẽ tiết ra rất nhiều phản ứng để đáp ứng lại các loại tác nhân kích thích khác nhau, như không khí khô, ánh sáng trắng, gió, khói, bụi, lông mi hoặc các chất hóa học. Mỏi mắt cũng có thể gây chảy nước mắt.

2. Khi nào cần đến gặp bác sỹ

Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu bạn bị:

  • Chảy nước mắt không rõ nguyên nhân trong một thời gian dài
  • Chảy nước mắt đi kèm với đỏ mắt và chất nhầy
  • Đau mắt và chảy nước mắt
  • Chảy nước mắt và đau xoang mũi

Khi có những triệu chứng trên bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả khám mắt, tiến hành các xét nghiệm về số lượng và chất lượng nước mắt và xem cách nước mắt thoát ra khỏi mắt như thế nào.

3. Chảy nước mắt làm sao để chẩn đoán và điều trị?

Tại sao mắt bị chảy nước mắt

Khi có hiện tượng chảy nước mắt tự nhiên, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị

Bạn sẽ có thể tự tìm ra nguyên nhân khiến mắt mình bị chảy nước.

  • Nếu mắt bạn cảm thấy khô, gai và không thoải mái trước khi bị chảy nước, thì rất có thể bạn bị hội chứng khô mắt
  • Nếu mắt bạn ngứa và sưng lên, thì rất có thể đó là phản ứng dị ứng.

Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn:

  • Các loại thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn để điều trị hội chứng khô mắt: Nếu khô mắt là nguyên nhân khiến mắt bạn bị chảy nước, bạn có thể làm giảm triệu chứng này bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ mắt mình luôn ẩm ướt.
  • Các loại thuốc uống không cần kê đơn giúp điều trị tình trạng dị ứng làm mắt bị chảy nước bằng cách làm gián đoạn các phản ứng dị ứng.