Tại sao mắt bị giật

Nhiều người vẫn tin rằng, nếu xảy ra hiện tượng co giật mí mắt thường có liên hệ đến một điều gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, theo y học thì đó lại là dấu hiệu bị tổn thương của dây thần kinh.

Có thể nói, mí mắt bị co giật là tình trạng các cơ ở mí mắt chuyển động hoặc co thắt không tự nhiên. Hầu hết ai cũng đã từng trải qua cảm giác mắt bị co giật xảy ra đột ngột và biến mất sau một vài giây. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng co giật mí mắt xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài, bạn cần hết sức chú ý.

Co giật mí mắt là gì?

Co giật mí mắt là hoạt động co thắt lặp đi lặp lại, không tự chủ của cơ mí mắt. Co giật thường xảy ra với mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra cả với mí mắt dưới hoặc 2 mắt.

Với đa số mọi người, sự co thắt này rất nhẹ và thường chỉ giống như sự co kéo nhẹ vào mí mắt. Tuy nhiên, một số người khác thì co giật mí mắt có thể mạnh đến nỗi khiến bạn phải nhắm mắt lại ngay lập tức.

Triệu chứng của co giật mí mắt

Co giật mí mắt thường xảy ra trong vài giây, trong một đến hai phút. Các đợt co giật mí mắt thường không dự đoán trước được. Sự co giật có thể biến mất và sau đó lại xuất hiện trong vòng nhiều ngày. Sau đó, có thể sẽ không nhận thấy bất kỳ sự co giật nào trong vòng vài tuần, thậm chí vài tháng.

Co giật mí mắt không gây đau nhưng có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của bạn. Đa số các cơn co giật thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong những trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một dấu hiệu sớm của rối loạn vận động mãn tính, đặc biệt là nếu co giật đi kèm với việc co giật ở các phần khác trên mặt hoặc các chuyển động không thể kiểm soát được.

Co giật mí mắt thường gặp ở phụ nữ sau 50 – 60 tuổi. Khi có triệu chứng co giật mí mắt liên tục, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị, khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân của co giật mí mắt

Rất nhiều người đã từng gặp tình trạng co giật mí mắt nhưng thường không quá để ý đến. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, rất có thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Bởi theo y học, co giật mí mắt có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.

Một số trường hợp có thể do hậu quả của chấn thương vùng mặt hoặc bị liệt dây thần kinh số 3, 7. Dù không đau nhưng co giật mí mắt có thể gây phiền toái trong cuộc sống, công việc. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh.

Co giật mí mắt có thể xảy ra mà không có bất kỳ nguyên nhân gì, hoặc có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hiếm gặp. Nếu không được điều trị khắc phục kịp thời, co giật mí mắt có thể dẫn đến hoặc diễn biến tệ hơn nếu xảy ra kèm các hiện tượng như:

  • Chóng mặt
  • Mắt bị kích thích
  • Căng mí mắt
  • Mệt mỏi
  • Thiếu ngủ
  • Luyện thể thao quá nhiều
  • Phản ứng phụ của thuốc
  • Căng thẳng
  • Uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng caffein.

Trong một số trường hợp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt, co giật nửa mặt…

Co giật mí mắt lành tính thường sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian, thậm chí gây nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm với ánh sáng và co giật cơ mặt.

Đa số tình trạng co giật mí mắt sẽ biến mất không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng không tự biến mất cần cố gắng làm giảm các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến nhất là do căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng caffein. Để làm giảm co giật mí mắt, bạn có thể thử những cách như:

  • Uống ít các thức uống có chứa caffein hơn.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Giữ bề mặt và niêm mạc mắt luon ẩm bằng các loại nước mắt nhân tạo không cần kê đơn hoặc thuốc nhỏ mắt.
  • Chườm ấm lên mắt khi bị co giật mí mắt.

Co giật mí mắt là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Hầu hết các trường hợp co giật mí mắt là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mí mắt bị giật là biểu hiện đầu tiên của một vài chứng bệnh như:

  • Khối u ở mắt: Xác suất xảy ra thấp nhưng bạn không nên coi thường hiện tượng này vì đây là căn bệnh nguy hiểm có thể khiến mắt bị hỏng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Uống quá nhiều caffein: Trong caffe chứa chất caffein khiến nhịp tim bị tăng, kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ, bao gồm cả cơ mắt.
  • Cơ thể bị dị ứng: Những lúc cơ thể cảm thấy ngạt, khó thở, ngứa mũi… chính là biểu hiện của dị ứng, trong đó bao gồm cả ngứa và co giật mí mắt.
  • Cơ thể đang căng thẳng: Một trong những biểu hiện phản ánh cơ thể đang mệt mỏi, căng thẳng là co giật mi mắt biểu hiện rõ nhất. Mắt sẽ có những xung động từ nhẹ đến mạnh mà đôi khi chính bản thân bạn không thể nhận ra. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến mắt bị lão hóa hoặc mù lòa.
  • Thiếu ngủ: Tình trạng thiếu ngủ được xem như một căn bệnh nguy hiểm và hệ lụy ngầm là dễ bị căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch và tác động đến các dây thần kinh, đôi mắt co giật liên hồi chính là cảnh báo gần của tình trạng này.

Các tật về mắt: Co giật mí mắt chính là biểu hiện rõ nhất cho các chứng bệnh có liên quan trực tiếp đến đôi mắt như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Nếu thường xuyên cảm thấy mắt co giật khi đang đọc sách, làm việc trên máy tính hoặc xem ti vi thì cần đi đo khúc xạ và khám mắt.

Điều trị co giật mí mắt

Nếu không nghiêm trọng, tình trạng co giật mí mắt sẽ tự biến mất. Nhưng để cảm thấy dễ chịu hơn, người bệnh có thể dùng miếng gạc ấm đắp vào mắt hoặc xoa bóp nhẹ nhàng.

Tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị cụ thể.

Khô mắt có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo.

Co giật mí mắt do nhạy cảm với ánh sáng có thể đeo kính râm bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím của mặt trời hoặc đeo kính chống chói khi làm việc trên máy tính.

Co giật mí mắt do thiếu ngủ sẽ được thay đổi thói quen ngủ của mình và ngủ đủ giấc.

Các thuốc kháng histamine có thể giúp làm giảm phản ứng dị ứng có thể gây co giật mắt.

Co giật mí mắt do căng thẳng và mệt mỏi cần giải tỏa tâm trạng để giảm bớt căng thẳng bằng cách nghỉ giải lao khi làm việc hoặc có kế hoạch tập luyện sức khỏe.

Nếu do uống quá nhiều chất kích thích thì cần hạn chế tiêu thụ.

Nếu được chẩn đoán là thiếu hụt magie thì có thể bổ sung chất này từ các thực phẩm như khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ quả…

Nếu tình trạng co giật mí mắt kèm theo một số triệu chứng như mắt đỏ, sưng, chảy dịch, mí mắt rũ xuống, sụp xuống, co giật kéo dài nhiều tuần hay ảnh hưởng đến các phần khác của mặt… cần được cấp cứu y tế.

Điều trị co giật mí mắt có thể cần sử dụng đến giải pháp phẫu thuật loại bỏ mọt vài cơ và dây thần kinh ở mí mắt. Vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích trong việc tập thư giãn cho các cơ mặt.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác như Coenzyme Q10, châm cứu, thôi miên, liệu pháp massage, liệu pháp dinh dưỡng, tâm lý trị liệu, thái cực quyền, yoga…

Tài liệu tham khảo

Tại sao bọng mắt dưới bị giật liên tục? Nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ Tư ngày 25/05/2022

  • Bệnh mù màu máu khó đông ở người di truyền không?
  • Viêm mô tế bào hốc mắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Những dấu hiệu bé bị lác mắt

Tại sao bọng mắt dưới bị giật liên tục? Hiện tượng này có nguy hiểm không? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về chi tiết về hiện tượng co giật bọng mắt này nhé.

Bọng mắt dưới bị giật liên tục ở mỗi thể lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết và điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa được những biến chứng không mong muốn.

Tìm hiểu hiện tượng bọng mắt dưới bị giật liên tục

Bọng mắt dưới bị giật liên tục là hiện tượng rối loạn bó cơ phần đuôi mắt, gây nên tình trạng co giật liên hoàn, hay theo một chu kỳ nhất định. Tình trạng này khá vô hại và tự biến mất, nếu cơ mắt bị giật liên tục và không gây đau.

Tuy nhiên, nếu các bó cơ co thắt với cường độ mạnh, kéo lan sang hai bên mí, khiến cho mí mắt của bạn có thể phải nhắm hoàn toàn, rồi sau đó mới mở được lại. Tình này lặp lại nhiều lần, sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn.

Tại sao mắt bị giật
Bọng mắt dưới bị giật nhiều lần

Trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng mắt bị co giật diễn ra liên tục, khiến bạn bị nheo mắt, hoặc nháy mắt mọi lúc mọi nơi. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi bạn thực hiện tham gia giao thông trên đường. Bởi, hiện tượng co giật mí mắt làm giảm tầm quan sát, đồng thời giảm tốc độ phản xạ khi xảy ra sự cố.

Các loại co giật cơ bản của mắt

Tình trạng co giật tại mắt được chia làm 3 loại với ba mức độ như sau:

Bọng mắt dưới bị giật liên tục thể nhẹ

Ở trường hợp này, mắt sẽ bị co giật nhẹ (chủ yếu ở phần bọng mắt). Tình trạng sinh ra bởi một số nguyên nhân như: Căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ, sử dụng các chất kích thích…

Tình trạng co giật ở thể nhẹ thường sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần, hoặc nhanh hơn nếu bạn cải thiện được một số nguyên nhân trên.

Tật co giật cơ bọng mắt

Hiện tượng co giật bọng mắt này thường diễn ra ở những đối tượng trung niên và sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn khi về già. Thông thường, tật giật mắt ở phụ nữ sẽ nhiều hơn ở nam giới 50%.

Tình trạng này xảy ra khi mắt của bạn liên tục chớp không ngừng nghỉ. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, bạn có thể sẽ bị chứng nhạy cảm với ánh sáng thường, kéo theo sự suy giảm của thị lực, và sự co thắt các cơ khác trên mặt.

Tại sao mắt bị giật
Tật co giật bọng mắt gây suy giảm thị lực

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, tật giật mắt là sự kết hợp giữa hai yếu tố tự nhiên và di truyền. Tuy đây là hiện tượng co giật lành tính, nhưng đôi khi, nó lại trở thành một tiền đề để phát triển một số bệnh về mắt như đau mắt, lẹo mắt, kích ứng mắt…

Bệnh co thắt nửa mặt (thể nặng)

Bệnh co thắt cơ nửa mặt hay còn được gọi với cái tên y khoa là Hemifacial Spasm. Tình trạng này khá hiếm gặp ở người bình thường, nhưng lại rất phổ biến đối với những bệnh nhân bị tai biến. Bởi đây là sự co giật kết hợp giữa các cơ xung quanh miệng và mí mắt, gây nên tình trạng co giật, méo miệng, thậm chí là liệt nửa khuôn mặt.

Bệnh Hemifacial Spasm - Co thắt nửa mặt thường xuất hiện do một số nguyên nhân sau đây:

  • Do mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh như: Động kinh, Parkinson, Blepharospasm, tai biến mạch máu…

  • Để mắt tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá lâu, trong thời gian dài, mà không có sự nghỉ ngơi hợp lý.

  • Do cơ thể bị thiếu dưỡng chất cần thiết cho cơ như: magie, vitamin D, vitamin B12,gây nên hiện tượng co giật cơ mắt và các vùng cơ xung quanh.

  • Tiêu thụ một lượng lớn các chất kích thích nhưrượu, bia, cafein, ….

Ngoài ra, co giật mắt còn do phản ứng của ánh sáng mạnh, hay bị kích ứng với thành phần mỹ phẩm.

Phương pháp điều trị tình trạng bọng mắt dưới bị co giật liên tục

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp bạn điều trị tình trạng co giật cơ mắt. Cụ thể như:

Điều trị tại nhà

Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp co giật thể nhẹ. Bạn chỉ xây dựng lại kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi và vận động hợp lý như:

Tại sao mắt bị giật
Nói không với các chất kích thích như bia, rượu...

  • Tránh các chất kích thích từ rượu, bia, thuốc lá…
  • Bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ và mắt như: vitamin A, E, C, D, và B12…
  • Ngủ đủ giấc (khoảng 7 - 8 tiếng/ này), tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Sử dụng thêm một số loại nước mắt nhân tạo, không chứa chất bảo quản (có thể dùng nước muối sinh lý). Giúp cấp thêm ẩm cho mắt, tránh tình trạng co giật do khô mắt.

Điều trị co giật bọng mắt bằng phương pháp gây tê

Tiêm tê là phương pháp giải quyết tình trạng co giật mắt tạm thời. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng botulinum toxin (Botox, Dysport, Xeomin) vừa đủ, giúp làm căng và tê phần cơ mắt và hạn chế tình trạng co giật.

Tuy nhiên, phương pháp tiêm tê chỉ kéo dài trong khoảng 1 tháng, sau đó tình trạng co giật lại bắt đầu xuất hiện lại, với tần suất cao hơn. Vì thế, đây chỉ là phương pháp chống chế tạm thời và không phải phương pháp điều trị lâu dài.

Giảm tình trạng co giật bằng việc uống thuốc đặc trị

Một số loại thuốc đặc trị cho các bệnh liên quan đến co cơ như: Clonazepam (Klonopin), Trihexyphenidyl hydrochloride (Artane, Trihexane, Tritane), Lorazepam (Ativan).

Tuy nhiên những loại thuốc này lại có nhiều tác dụng phụ và hiệu quả không lâu. Vì thế, bạn cần cẩn trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phẫu thuật giúp giảm tình trạng co giật

Đây là giải pháp cuối cùng nếu các phương pháp trên không có hiệu quả với người bệnh. Phẫu thuật là phương pháp lấy đi một số bó cơ thoái hóa, gây nên tình trạng co rút trên khuôn mặt. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra cho phương pháp này là rất cao, nên chúng thường ít được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bọng mắt dưới bị giật liên tục. Hy vọng chia sẻ trên có ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu, điều trị và ngăn ngừa hiện tượng bọng mắt này.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh về mắt