Tại sao một số ao không thả trai xong vẫn có trai

Câu 3: Trang 64 - sgk Sinh học 7

Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?


Câu 3: 

  • Trai sông mới nở thường bám vào da và mang cá 1 thời gian
  • Do vậy, tuy không thả trai vào nhưng trong ao cá vẫn có trai sông


Trắc nghiệm sinh học 7 bài 18: Trai sông

Từ khóa tìm kiếm Google: tại sao trong ao có trai sông, câu 3 bài 18 sinh học 7, giải câu 3 bài 18 sinh học 7, gợi ý câu 3 bài 18 sinh học 7

Tại sao nhiều ao đào thả cá,không thả trai sông nhưng tự nhiên có?Vậy sự có mặt của trai trong ao hồ có ích hay có hại cho con người? Nếu có lợi thì em hãy nêu một số lợi ích của trai đem lại cho người?*ảnh chống trôi

Tại sao một số ao không thả trai xong vẫn có trai

Các câu hỏi tương tự

Câu 6:  Trai lấy mồi ăn và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì?

A. Tự dưỡng.

B. Chủ động.

C. Lọc nước.

D. Thụ động.

Câu 7:  Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

A. Ấu trùng của trai trôi theo dòng nước.

B.  Ấu trùng sống trong mang trai mẹ.

C.  Ấu trùng bám vào mang và da cá.

D.  Ấu trùng tự di chuyển được.

Câu 8:  Trong những nhóm động vật sau, nhóm nào gồm các động vật thuộc ngành thâm mềm?

A. Ốc sên, giun đất, mực, bạch tuộc.

B. Tôm sông, mọt ẩm, mực, cua đồng.

C.  Sò, hến, bạch tuộc, trai sông.

D. Ốc sên, mực, sò, cua nhện.

Câu 9: Một số thân mềm có các giác quan và tập tính phát triển, đặc điểm nào sau đây là cơ sở cho sự phát triển đó?

A. Hệ thần kinh phát triển.

B. Khoang áo phát triển.

C. Hệ tiêu hóa phân hóa.

D. Cơ quan di chuyển phát triển.

Câu 10: Trong các hình thức săn mồi sau đây, hình thức nào là cách săn mồi của mực ?

A. Đuổi bắt mồi.

B. Rình mồi một chỗ.

C. Nhờ dòng nước mang thức ăn tới miệng.

D. Phun hỏa mù để bắt mồi.

Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ?

Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?

A. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.

B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?

B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

Vì sao có nhà đào ao thả cá(không nuôi trai) nhưng lại có trai ở trong ao.

Hay nhất

Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

Câu hỏi: Nhiều ao đào thả cá trai không thả mà tự nhiên có tại sao?

Trả lời:

Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

Cùng Top lời giải tìm hiểu quá trình sinh sản của trai và những điều bạn chưa biết về trai:

1. Hình dạng, cấu tạo

Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân). Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí oxi, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, khí cacbonic). Cơ thể phân tính.

Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.

2. Di chuyển

Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30 cm một giờ, vì cơ chân của trai kém phát triển, để lại phía sau một đường rãnh trên bùn rất bằng phẳng.

Tốc độ di chuyển: 20–30 cm/giờ.

3. Dinh dưỡng

Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước. Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra. Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào.

Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm.

4. Quá trình sinh sản của trai

Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Âu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da và mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thảnh trai trưởng thành.

Vòng đời: Trai cái trưởng thành; Trai đực trưởng thành => Trứng (tấm mang) + tinh trùng => Ấu trùng (trong mang mẹ) => Ấu trùng (da và mang cá) => Ấu trùng (rơi xuống bùn) => *từ đầu*

5. Ngọc trai

Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành. Nếu chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành, sẽ bọc quanh hạt cát để tạo nên ngọc trai. Trai sông tạo ra ngọc nhưng hạt ngọc nhỏ và không đẹp như trai ngọc ở biển và trai cánh ở nước ngọt.

6. Công dụng

Nhân dân ở các địa phương thường dùng trai sông (cả trai vỏ dày) dưới dạng thức ăn – vị thuốc phổ biến để chữa bệnh.

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ:Họ bắt trai về, rửa, cho vào nồi nước, đun sôi cho trai há miệng. Để nguội, gỡ thịt trai, lấy 50 g thái nhỏ, trôn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai, thêm muối cho đủ đậm. Cho trẻ ăn làm 2 lần trong ngày để chữa mồ hôi trộm, trẻ hay khóc về đêm. Dùng 3 – 5 ngày.

Chữa huyết áp, đau đầu, thủy thũng:Thịt trai (30 – 50 g) nấu với râu ngô (20 g loại non càng tốt) cho thật nhừ. Vớt râu ngô ra, thêm hành (10 g), gừng (3 g) và bột gia vị ăn trong ngày.

Để chữa viêm gan, vàng da:Có thể lấy thịt trai (30 – 50 g), nhân trần (30g) thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa sưng vú:Vỏ trai sông nung thành vôi, tán nhỏ, lấy 6g trộn đều với gai bồ kết rang vàng, tán nhỏ (40 g). Mỗi ngày uống một thìa cà phê bột với ít rượu.

Chữa cao huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não, nhức đầu, chóng mát, suy gan.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta cũng dùng thịt trai sông như những thức ăn – vị thuốc. Thịt trai (50 g) ninh nhừ với thịt lợn nạc (20 g) ăn vào bữa cơm chữa bệnh đái nhiều về đêm, xào chín với dầu lạc, thêm ít rượu, gừng, muối, ăn trong ngày. chữa kinh nguyệt quá nhiều, nấu nhừ thành cháo với thịt hầu (50 g) và gạo tẻ (100 g), ăn ngày hai lần.

Các nhà khoa học ở Đại học quốc gia Singapore đã nghiên cứu thành công phương pháp vá vết thương ở người bằng hỗn hợp chất chitin lấy từ vỏ ốc, trai, hến, cua kết hợp với môt số chất từ loại nấm. Loại thuốc mới này có tác dung ngăn cản sư đóng cục của máu và hàn được cả những vết gẫy của xương.