Tại sao Mỹ thua Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO TẠI SAO MỸ THUA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.27 KB, 173 trang )

TẠI SAO MỸ THUA Ở VIỆT NAM
Cho tới nay chưa có một sự phân tích nào chi tiết và toàn cục về cuộc chiến tranh của Mỹ
ở Việt Nam. Ngay cả những hồi ức của các nhân vật chính trị Hoa Kỳ cũng thường chỉ nhằm
tự bào chữa cho những thời kỳ họ đang cầm quyền. Các bài phóng sự của các nhà báo có tên
tuổi viết về cuộc chiến tranh cũng chỉ là những tấm ảnh chụp nhanh hơn là sự phân tích thấu
đáo.
Việc Mỹ ồ ạt đưa quân tham chiến ở miền Nam là một sai lầm vì đã thực hiện rõ Mỹ là xâm
lược nước ngoài, chính quyền Sài Gòn là tay sai, chế độ miền Bắc và Mặt trận Dân tộc giải
phóng đã nắm lấy ngọn cờ dân tộc chống xâm lược Mỹ.Con đường lập lại hòa bình ở Việt
Nam là Mỹ rút quân, tăng cường tiềm lực cho chế độ Sài Gòn đủ mạnh về quân sự và kinh tế
để đối phó với Bắc Việt Nam Nhưng Mỹ đã không giữ lời cam kết, bỏ rơi "đồng minh" khi
miền Bắc ồ ạt đưa quân vào giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất đất nước bằng con
đường quân sự. Đương nhiên quan điểm này không phù hợp với thời cuộc và so sánh lực
lượng lúc đó. Hai mươi năm sau ngày sụp đổ của chế độ Sài Gòn, tác giả vẫn "ngậm ngùi"
nhắc lại quan điểm bất cập này, lớn tiếng trách cứ Hoa Kỳ Cuốn sách giúp ta hiểu thêm
những suy nghĩ của bộ phận trí thức và chính giới miền Nam dưới chế độ cũ.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ XX, diễn ra trong ba mươi năm
liền từ 1945 đến 1975. Đó là một trong những cuộc chiến tranh phức tạp nhất, nếu không vì
những vấn đề lớn như chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa quốc gia. cộng sản và cuộc đấu tranh
giành ảnh hưởng của các đại cường quốc thế giới đều dính dáng chặt chẽ vào đấy Có lẽ người
ta cũng có thể coi cuộc chiến tranh này như một trong những cuộc chiến tranh quan trọng nhất
của thế kỷ này vì thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã chấm dứt chính sách ngăn chặn chủ nghĩa
cộng sản mà Mỹ đã hăng hái thực hiện từ cuối chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay.
Năm 1945, khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu, Mỹ đã đạt tới mức cao nhất về sức mạnh
chưa từng có trong lịch sử thế giới. Là nước thắng trận ở châu âu và Thái Bình Dương, nắm
độc quyền về bom nguyên tử với một lãnh thổ rộng lớn không mảy may thiệt hại vì chiến
tranh, có nguồn tài nguyên phong phú đứng trước một châu âu tan hoang, một nước Nhật bại
trận suy nhược Mỹ không ai có thể chối cãi được là người lãnh đạo vĩ đại nhất trong cộng đồng
các dân tộc. Ba mươi năm sau, vào năm 1975 sau thất bại ở Việt Nam - thất bại đầu tiên trong
lịch sử của đất nước vĩ đại này - vị thế của Mỹ trên thế giới thay đổi, lại phải chuốc lấy sự lãng
nhục ở trận. Tại đây năm 1979 - 1980, tất cả nhân viên dân sự và quân sự trong sứ quán Mỹ ở


Teheran đã bị giam lỏng trong 444 ngày liền, bị chụp hình trong tư thế quỳ gối, mặt bịt kín
trước những "vệ sĩ cách mạng" iran. Sự lăng nhục này còn tăng lên gấp bội bởi thất bại hoàn
toàn của mưu toan giải cứu được Tổng thống Carter dựng nên vào tháng Tư 1980. Tình hình đã
thay đổi nhiều nếu người ta nhớ lại Mỹ trong nhiều thập kỷ qua là người đứng đầu Tổ chức
hiệp ước quân sự Trung Đông METO (Middle East Treaty Organisation). Thực vậy, việc Mỹ
bỏ rơi Quốc vương trận tháng Giêng 1979 dẫn đến tình trạng mất ôn định ở Trung Đông.
Không ai có thể quan niệm được trước khi chấp nhận thất bại ở Việt Nam và điều này chỉ là


một trong những dấu hiệu về việc quay về với chủ nghĩa biệt lập của Mỹ, nước Mỹ bị làm nhục
đã chọn Ronal Reagan, một con người nổi tiếng về đường lối cứng rắn chống chủ nghĩa cộng
sản kế nhiệm Jiinmy Carter làm Tổng thống, và mặc dù vậy, Reagan cũng không giành được sự
tán đồng của Quốc hội để giúp đỡ các phần tử "chống đối" (contras) đấu tranh vũ trang chống
lại chế độ macxit ở Nicaragua ngay sát thềm nhà của nước Mỹ. Điều đó làm chúng ta ngạc
nhiên vì chiến tranh Việt Nam đã làm rung chuyển nước Mỹ đến tận nền móng. Quốc hội Mỹ
vì muốn tránh chuyện rủi ro tương tự nên đã bỏ phiếu vào tháng Mười Một 1973 một đạo luật
rất quan trọng, đạo luật "War power Act" thu hẹp rất nhiều quyền hành động của Mỹ trong các
cuộc khủng hoảng quốc tế. Vì theo đạo luật này, Tổng thống phải tham khảo Quốc hội trước
khi gửi quân đội Mỹ ra nước ngoài để có thể tham chiến tại đó và Tổng thống phải được phép
của Quốc hội nếu việc can thiệp kéo dài quá thời hạn 90 ngày. Tổng thống Mỹ cho đến lúc này
bao giờ cũng là một trong những người đứng đầu Hành pháp mạnh mẽ nhất so với các nguyên
thủ hay người đứng đầu chính phủ trong các hệ thống hợp hiến ở các nước khác có nguy cơ trở
thành bất lực trước các cuộc khủng hoảng quốc tế. Một Quốc hội cương quyết đi theo chủ
nghĩa biệt lập do hậu quả từ cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên các con đường của lịch sử vẫn là chuyện bất ngờ vì chính việc quay về chủ nghĩa
biệt lập, tiếp theo thất bại của Mỹ ở Việt Nam làm cho Liên Xô có thê tập trung giải quyết các
vấn đề nội bộ dẫn đến Liên Xô huỷ bỏ sự kiểm soát đối với các nước Đông Âu, và kết cục là
sự tan rã của chính Liên bang Xô Viết.
Phần I
CHÍNH SÁCH NHẬP NHẰNG

VỀ ĐÔNG DƯƠNG
Chương I
GIỮA LÝ TƯỞNG VÀ THỰC DỤNG
Suốt ba mươi năm sau chiến tranh thế giới thú Hai, Mỹ muốn đóng vai trò thống trị thế
giới, tích cực ngăn cản chủ nghĩa cộng sản ở khắp nơi khiến mọi người có khuynh hướng quên
đi chủ nghĩa biệt lập truyền thống cửa Mỹ. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đúng là một đất nước rộng
lớn ở lục địa châu Mỹ tách biệt khỏi cựu lục địa châu á và châu âu bằng hai đại dương mênh
mông là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ngoài ra tân lục địa châu Mỹ còn đem lại nhiêu
triển vọng to lớn về sự phát triển đủ thỏa mãn tham vọng của dân di cư Mỹ. Khác với dân các
cường quốc châu âu muốn đi chinh phục thế giới để truyền bá văn minh trên các châu lục khác,
người Mỹ vốn là dân di cư từ nhiều nước khác ở châu âu đến, chỉ lo xây dựng cuộc sống trên
miền đất mới. Tân lục địa này đã trỏ thành một nơi ẩn náu hòa bình cho tất cả những lớp dân
cư đó hay con cháu họ muốn thoát khỏi những cách đối xử ngược đãi đang lộng hành trên quê
hương họ đế đi tìm một cuộc sống tốt hơn trên những vùng đất chưa khai phá. Từ khi giành
được độc lập, nói chung người dân Mỹ chia sẻ những quan điểm của vị Tổng thống đầu tiên
của họ là George Washington khi ông này vào ngày 17 tháng 9 năm 1796 đã đọc bài diễn văn
từ biệt khuyến nghị công dân Mỹ không nên can thiệp vào công việc của các quốc gia châu Âu.
Ông nhấn mạnh châu Âu có những lợi ích hông chút liên quan hoặc chỉ liên quan rất ít với Hơn
chủng quốc Hoa Kỳ đang phải lợi dụng tối đa vị từ xa xôi và cách biệt với cựu lục địa.


Sự cách biệt này không phải chỉ với châu âu mà cả với châu lục khác. Mỹ không chinh
phục lục địa châu Phi và châu á Mỹ chiếm Philippines làm thuộc địa tháng 2 năm 1899 là hậu
quả của việc Mỹ đánh bại Tây Ban Nha khi hai nước này đôi nghịch nhau ở Cu Ba và người ta
còn nhớ khi đưa ra Thượng viện Mỹ bỏ phiếu về chủ trương có nên gây chiến với Tây Ban Nha
không thì một cuộc bàn cãi đầy sóng gió đã nổ ra ở Thượng viện. Kết cục phe đa số chi hơn
phe thiểu số có mỗi một lá phiếu. Trong chiến tranh thê giới thứ Nhất, Mỹ nhảy vào vòng chiến
chống Đức vì Đức ngày càng gia tăng khiêu khích chống Mỹ. Cuối năm 1916, Đức gây ra cuộc
chiến tranh tàu ngầm khắp các đại dương chẳng những đã gây ra nhiều vụ đắm tàu vận tải, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền thương mại Mỹ mà còn dẫn đến việc cắt đứt bang giao với Đức

Giữa lúc căng thẳng đó. chính phủ Mỹ đã chặn được một bức thư của Bộ Ngoại giao Đức gìn
Công sứ Toàn quyền Đức tại Mêhicô chỉ thị cho ông này phải xúi giục Mêhicô tuyên chiến với
Mỹ nhằm thu hồi miền tây - nam nước Mỹ vốn xưa kia thuộc lãnh thổ Mêhicộ rộng lớn. Chính
đây là một trong lý do khiến Mỹ nhảy vào cuộc chiến giữa các cường quốc ở châu Âu trong đại
chiến thế giới thứ nhất. Tuy nhiên chiến tranh thế giới kết thúc, Mỹ tuy là một trong những
nước thắng trận đã trở lại với chính sách biệt lập của mình. Ngày 19 tháng 11 năm 1919,
Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu bác bỏ hiệp ước Versailles là một hiệp ước chia nhau thành quả
giữa các nước thắng trận. Mặc dù Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson có một vai trò nổi trội
trong việc thông qua hiệp ước. Hội nghị Versailles thông qua nghị quyết thành lập Hội Quốc
liên nhưng Mỹ không tham gia. Việc Mỹ không phải thành viên Hội Quốc liên khiến tổ chức
thế giới này không đủ sức mạnh để ngăn chặn Đức vi phạm hiệp ước Versailles, một trong
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ Hai. Thêm nữa, vào giữa những
năm 1930 trong lúc ở châu âu, nước Đức Quốc xã ngày càng trở nên hung hăng đe dọa chiến
tranh và ở Viễn Đông, Nhật Bản đã tiến vào Mãn Châu đổ bộ 70.000 quân vào Thượng Hải.
Năm 1935, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật về Trung lập (Neutrality Act) không cho Tổng
thống Mỹ có quyền phán xét nước nào xâm lược, nước nào không xâm lược trong các cuộc
tranh chấp quốc tế. Chắc chắn là người dân Mỹ có cảm tình với các chế độ dân chủ Tây âu là
những nước vốn có mối liên hệ lịch sử và ý thức hệ. Người Mỹ cũng không tán thành những
mưu đồ xâm lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc nhưng họ không muốn bị lôi kéo vào các
cuộc xưng đột ở các châu lục khác.
Khi chiến tranh thế giới bùng nô, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt cho rằng lợi ích của
Mỹ gắn với sự sống còn của các nước dân chủ Tây Âu nhưng tất cả những gì ông giành được
sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ chỉ là giúp Anh 50 tàu khu trục để chống lại hạm đội Đức và Mỹ
không bán hàng chiến lược cho Nhật. Mặc dù Mỹ tất nhiên là có cảm tình với Anh nhưng
không muốn tuyên chiến với Đức. Đây là ý kiến chung của mọi tầng lớp dân chúng Mỹ từ
người dân thường ngoài phố đến những nhân vật có địa vị cao như Joseph Keunedy lúc này là
đại sứ Mỹ tại Luân Đôn, thân sinh ra Tổng thống John F.Kemedy sau này hay đại tá không
quân Charles Lmdberg nổi tiếng vì thành tích một mình lái máy bay mang tên Tinh thần SaintLouis vượt Đại Tây Dương. Năm 1939, Lindberg là một trong những thành viên hoạt động rất
tích cực của tổ chức mang tên "America First" (nước Mỹ trước đã) chủ trương Mỹ không tham
chiến ở châu Âu. Chính là trận tập kích phòng ngừa của Nhật ở Trân Châu cảng ngày 7 tháng

12 năm 1941 đã đẩy Mỹ đến chỗ không còn sự lựa chọn nào khác là phải nhảy vào vòng chiến
chống lại liên minh ba nước thuộc phe Trục Đức - ý - Nhật lập ra từ 27 tháng 9 năm 1940.
Nhắc lại lịch sử là cần thiết đề hiểu được chính sách của Mỹ trong và sau chiến tranh. Từ
khi giành được độc lập cuối thế kỷ XVIII cho đến chiến tranh thế giới thử Hai, chính sách đối


ngoại của Mỹ là trung thành chủ nghĩa biệt lập nhưng không bao giờ từ bỏ quyền bá chủ đối
với châu lục Mỹ, bởi vì ở châu Âu có Anh luôn luôn duy trì thế cân bằng lực lượng làm nền
tảng của hòa bình thế giới. Bằng cách thay đổi liên minh Anh luôn luôn tìm cách ngăn chặn
không cho một cường quốc nào nôi bật lên để thống trị châu âu, trước tiên là chống Pháp dưới
thời Napoléon rồi sau đó lại liên minh với. Pháp chống lại nước Đức thống nhất năm 1871.
Nhưng trong chiến tranh thế giới thứ Hai, Tổng thống Roosevelt nhận ra rằng ở châu Âu sau
chiến tranh, Anh quá suy yếu để có thể tiếp tục vai trò truyền thống của mình trong việc duy trì
thét cân bằng lực lượng' để đảm bảo hữu hiệu hòa bình thế giòn Trong bối cảnh mới đó, Mỹ từ
chỗ trước đây luôn luôn đứng ngoài các cuộc xung đột nay chuyển sang kết hợp lý tưởngl biệt
lập với chủ nghĩa thực dụng mang tính biệt lập bằng cáchl thành lập một tổ chức quốc tế mới
để mở rộng hợp tác quốc tế giữa các nước, chủ yếu là các nước thắng trận nhằm bảo đảm hòa
bình thế giới hơn là thi hành chính sách cân bằng lực lượng mà lâu nay các chính phủ ở châu
âu van thực hiện.
Trước đây sau chiến tranh thế giới thứ Nhất, Mỹ đã quay lưng với Hội Quốc trên thì lần
này chiến tranh thế giới thứ Hai vừa kết thúc, Tổng thống Mỹ Roosevelt cho rằng việc duy trì
hòa bình thế giới phụ thuộc vào một Tổ chức quốc tế thu hút tất cả các nước có chủ quyền trên
thế giới được gọi là Liên Hợp quốc mà ông dành nhiều tâm tư và công sức vào việc thành lập.
Liên Hợp quốc muốn có hiệu lực, nhất thiết phải có sự hợp tác có hiệu quả giữa các cường
quốc đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ Hai, đặc biệt với Liên Xô. Hẳn là theo quan
điểm này, khái niệm truyền thống về cân bằng lực lượng ở châu âu đã lỗi thời nên Roosevelt đã
gạt bỏ gợi ý của Thủ tướng Anh Churchill nên đưa một lực lượng hỗn hợp Anh - Mỹ vào bán
đảo Ban Căng được mệnh đanh là "cái bụng mềm" ở châu Âu luôn luôn sôi sục, để đầy lùi
Liên Xô càng xa về phía đông càng tốt. Thực tê trong ý nghĩ của Roosevelt, có được sự hợp tác
tin cậy của Staline quan trọng hơn là thiết tập trước thế cân bằng lực lượng ở châu âu. Quan im

này có thể lý giải thái độ của Roosevelt ở Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945 khi chiến tranh thế
giới sắp kết thúc: Ông đã nhượng bộ Staline quá mức không những ở Đông Âu mà cả ở Viễn
Đông trong lúc việc Liên Xô tuyên chiến với Nhật được quyết định tại hội nghị này, đến giai
đoạn đó không cần thiết chút nào cho việc kết thúc chiến tranh ở Viễn Đông. Trái lại, việc
tuyên chiến đó chỉ tạo cho Liên Xô cơ hội dễ dàng chiếm được vùng Mãn Châu và tiếp đó giúp
Mao Trạch Đông trong cuộc chinh phục đại lục Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch đem lại
những hậu quả khôn lường trong thời hậu chiến.
Trong khái niệm chung về hòa bình đó, Roosevelt đã tỏ ra không mấy thiện cảm đối với ý
định của các cường quốc Tây Âu muốn tái chiếm thuộc địa. Ông cho rằng chủ trương khôi
phục lại ảnh hưởng của các cường quốc ở các nước thuộc địa đó có hại cho hòa bình. Như con
trai ông là Eliot đã tiết lộ, Roosevelt đã tâm sự với con: "Con phải hiểu rằng nếu người Mỹ
chúng ta ngày nay đang phải bỏ mình trên chiến địa chính là vì lòng tham lam thiển cận của
người Pháp, người Anh, người Hà Lan...". Riêng về Đông Dương, Roosevelt đã nói: "Những
người bản xứ Đông Dương đã bị áp bức đến mức phải nghĩ rằng mọi thứ sẽ tốt hơn là sống
dưới chế độ thực dân Pháp"1.
Trong các thuộc địa của các cường quốc châu âu ở Viễn Đông, Roosevelt đặc biệt chú ý
đến Đông Dương vì tầm quan trọng chiến lược của bán đảo này nối liền ấn Độ Dương với Thái
Bình Dương. Về mặt này, người ta nhớ lại đầu thế kỷ, năm 1905 hạm đội Nga hoàng đã hội
1

. Eliot Roosevelt: As he saw it (Như ông đã nhìn thấy) New York: Duell, Sloane and Peace. 1945. tr.

115.


quân ở vịnh Cam Ranh miền Nam Việt Nam, trước khi tiến lên phía bắc đánh bại hạm đội Nhật
trong trận đại thủy chiến ở eo biển Đồi Mã (Tsushima). Vào đâu chiến tranh thế giới thứ Hai,
quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương từ tháng Chín 1940 coi đây lại căn cứ xuất phát tiến
cộng Malaysia và Singapore để sau đó chiếm toàn thể Đông Nam á. Cũng từ các sân bay ở
Đông Dương mà máy bay Nhật trong tháng Mười Hai 1941 đã tiến công và đánh đắm các thiết

giáp hạm Anh mang tên Hoàng tử xứ Wales và Đẩy lùi (Repulse) ở ngoài khơi bán đảo
Malaysia nhằm đánh bật người Anh ra khỏi vung này của thế giới.
Công thức của Roosevelt dự định cho Đông Dương là chế độ cộng quản quốc tế phỏng theo
chế độ ủy trị của Hội Quốc liên trước kia. Tháng Giêng 1943 trên đường đi dự hội nghị các
nước Đồng minh ở Casablanca (họp từ 14 đến 23 tháng Giêng năm 1943), Tổng thống
Roosevelt đã nói với con trai Eliot đi theo ông: "Phải giúp cho nước Pháp khôi phục địa vị
cường quốc của mình rồi giao cho việc ủy trị các thuộc.địa. Là một nước được ủy thác, hàng
năm Pháp phải báo cáo về tiến bộ của công cuộc cai trị Nền độc lập sẽ được trao trả cho các
thuộc ca sau khi toàn thể Liên Hợp quốc quyết định xem các thuộc địa đó đã sẵn sàng để
hưởng độc lập chưa..."1.
Từ lúc đó ý tưởng về chế độ cộng quản quốc tế đối với Đông Dương luôn luôn tồn tại trong
suy nghĩ của Roosevelt. Quốc vụ khanh ngoại giao Cordel Hun, trong Hồi ký2 của ông, kể lại
trong dịp đến Mỹ ngày 27 tháng 3 năm 1943, Ngoại trưởng Anh Anthony E den đã được Tổng
thống Roosevelt cho biết kế hoạch lập chế độ cộng quản quốc tế cho Đông Dương mặc dù chính
phủ Anh phản đối ý tưởng này. Tháng Mười Một năm đó tại Hội nghị Cũng, nói chuyện với
Tưởng Giới Thạch, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc, Roosevelt cũng bày tỏ ý kiến đó với nhiều
chi tiết hơn: thành lập chế độ cộng quản quốc tế cho Đông Dương và Triều Tiên trong 25 năm,
thời gian cần thiết để các nước đó có thể tự cai trị Lần này Roosevelt nói rõ việc cộng quản
Đông Dương sẽ giao cho ba nước: Mỹ, Trung Hoa Dân quốc và Anh2.
Để ngăn chặn Pháp phản đối kế hoạch này, Roosevelt nghiêm ngặt ra lệnh cấm dùng lực
lượng Pháp trong các cuộc hành quân của đồng minh có thể tiến hành nay mai ở Đông Dương 1.
Lệnh cấm này cũng được thông báo cho quân đội Mỹ ở miền Nam Trung Hoa không được giúp
đỡ gì cho quân đội Pháp ở Đông Dương2.
Vẫn theo đuôi ý tưởng này, tại Hội nghị Yalta tháng Hai 1945, Roosevelt nói với Staline
rằng ông ta dự định lập chế độ cộng quản quốc tế cho Đồng Dương mặc dù chính Phủ Anh
phản đối. Theo Roosevelt, Anh không tán thành kết hoạch này vì có thể ảnh hưởng đến việc
khôi phục lại việc cai trị của Anh ở Myanmar 1. Hội nghị này đã ra một nghị định thư về các
nước đặt dưới chế độ cộng quản quốc tế, theo đó 5 cường quốc đồng minh sẽ là ủy viên thường
trực của Hợp đồng Bảo an Liên Hợp quốc sẽ hiệp thương với nhau về lãnh thô các nước được
cộng quản quốc tế; Nghị định thư này được soạn thảo với lời lẽ chung chung để thiết lập một

khuôn khổ tương lai, nhưng không nêu tên những nước nào sẽ đặn dưới chế độ cộng quản quốc
tế. Tuy nhiên, khi gặp gỡ các nhật báo theo ông đến hội nghị, Roosevelt đã chi rõ công thua
1

. Eliot Roosevelt, sách đã dẫn, tr. 71 - 77.

2

. Diplomatic Papers 1943, Foreign Relations of the United States GPO Washmgton, 1963, tr. 377.

1

. The Stilwell Papers New York. Willam Sloane 1948, tr. 246.

1

. Foreign Relations of United States, 1944 Vol.V. GPO Washington 1965, tr. 1206.

2

. Genelal Claire L. Chennault: Way of a Fighter. New York. Putnam's sons, 1949, tr. 342.

1

. Diplomatic Papers 1944, Conference at Malta and Yalta GPO, 1955, tr. 770.


cộng quản quốc tế cũng sẽ áp dụng cho Đông Dương, ông còn nói khá chi tiết hơn về thành
phần ủy ban cộng quản Đông Dương sẽ gồm có một người Pháp, một hay hai người Đông
Dương, một người Trung Quốc, một người Nga và có thể có một người philippines và một

người Mỹ nữa để chi dẫn người Đông Dương biết cai trị mình2.
Lúc đó Roosevelt biết rất ít về Đông Dương. Ông nói với các nhà báo rằng theo ông biết,
người Đông Dương thân hình nhỏ bé như người Java. ông không biết gì hơn. Ông không bao
giờ nghe thấy ai nói đến hai từ "Việt Nam" và không hề biết gì về lịch sử lâu đời của người
Việt Nam cho nên ông nghĩ có thể đưa một người Philippines vào ủy ban cộng quản Đông
Dương để chỉ dẫn cho người Đông Dương biết cai trị mình như thế nào.
Dù sao Roosevelt cũng chi thị cho Bộ Ngoại giao Mỹ biết những ý tưởng lớn về chính sách
đối với Đông Dương mà không tìm cách tranh thủ được sự nhất trí của các Quốc.vụ khanh kế
tiếp
như
Cordel
Hull

E. Stettinius. Còn Phó Tổng thống Harry S. Truman thì ông hoàn toàn không biết đến những ý
tưởng của Tổng thống cũng như chính sách đối ngoại nói chung1.
Roosevelt đột ngột ra đi ngày 12 tháng 4 năm 1945. Ngay hôm sau, Bộ Ngoại giao Mỹ đệ
trình vị Tổng thống mới một bị vong lục quan trọng về chính sách đối với Pháp, trái ngược
hoàn toàn với quan điểm của Roosevelt về Đông Dương. Điều này được nhắc lại trong Hồi ký
Truman như sau:
Vì lợi ích tối cao của Mỹ, chính phủ phải hết sức cố gắng giúp Pháp về tinh thần cũng như
vật chất, khôi phục địa vị cường quốc và ảnh hưởng. ..
Về Đông Dương, chính phủ lâm thời Pháp và người Pháp đã nghi ngờ không đúng đề mục
đích và động cơ của người Mỹ. Rõ ràng là vì nơi ích của Mỹ cần phải coi trọng yếu tố tâm lý
đó trong suy nghĩ của người Pháp và phái đối xử với nước Pháp về mọi phương diện theo sức
mạnh và ảnh hưởng mềm ân hơn là dưa vào sức mạnh hiện tại của nước Pháp1.
Được Tổng thống Truman chuẩn y, Quốc vụ khanh Stettinius vội vàng thông báo ngay cho
đồng sự Pháp là ngoại trưởng Georges Bidault, khi hai ông gặp nhau tại San Francisco ngày 8
tháng 5 năm 1945 trong hội nghị các nước Đồng minh để thành lập Liên Hợp quốc, rằng Mỹ
không ban giờ lên án. dù là gián tiếp, chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Sau này Steninius
kể lại rằng Georges Bidauit khi nghe được thông báo rõ ràng và bất ngờ đó đã cảm thấy nhẹ

nhõm. Sự kiện ngày 8 tháng 5 năm 1945 có ý nghĩa quan trọng giúp ta hiểu được chính sách
của Mỹ đối với Đông Dương vì đa số công chúng Mỹ luôn luôn tưởng rằng Mỹ lúc nào cũng đi
với Pháp ở Đông Dương vì nước Pháp chiến đấu chống Việt Minh cộng sản trong khi Việt
Minh đến ngày 25 tháng 8 năm 1945 mới hoàn thành công việc cướp chính quyền nghĩa là ba
tháng sau khi Mỹ đảm bảo ủng hộ chủ quyền của Pháp ở Đông Dương.
Giữa chủ nghĩa thực dvng và lý tưởng biệt lập của người Mỹ thì đến lúc này, chủ nghĩa
thực dụng đã thắng thế.
Có thể vạch lại chính sách của Mỹ về Đông Dương theo ý muốn sâu xa của Mỹ là quay trở
về chủ nghĩa biệt lập. Nhưng trong khi Roosevelt dự định sau chiến tranh giao cho Liên Hợp
quốc vai trò gìn giữ hòa thế giới bằng cách thúc đẩy hợp tác với Liên Xô. tạo thuận lợi xóa bỏ
1

. Samuel L. Rosenman. The Public Papers and Addresses of Franklin Roosevelt, New York Harpers &

Brothels Publishers, 1950. tr. 556 - 557.
1

. Harry Truman: Years of Decision voi 1.1. New York, Double day & Co 1955, tr. 55.

1

. Harry Truman, sách đã dẫn.


chủ nghĩa thực dân thì Truman, ngược lại, muốn khôi phục địa vị cường quốc của các nước lớn
ở Tây âu đê duy tư thế cân băng lực lượng với Liên Xô ở châu âu, nhằm cho phép Mỹ yên tâm
rút về phía sau trong chừng mực có thê. Đó là nguồn gốc phát sinh sự thay đổi trong chính sách
của Mỹ. Bắt đầu ngay từ tháng Năm 1945, trước khi chiến tranh Thai Bình Dương kết thúc,
Mỹ thừa nhận chủ quyền Pháp ở Đông Dương để giúp Pháp khôi phục sức mạnh của mình.
Điều đó giải thích thú độ bàng quan của Mỹ không trả lời lời kêu gọi ngày 20 tháng 8 năm

1945 của chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Hôm đó bằng một giọng lâm ly thống thiết,
Hoàng đế Bảo Đại đã liên tiếp gửi các thông điệp cho tướng De Gaulle và cho Tổng thống
Truman, đón trước cuộc đi thăm Mỹ của tướng De Gaulle, đứng đầu chính phủ lâm thời Pháp
cuối tháng Tám 1945. Trong thư gửi De Gaulle, vận dụng cả tình cảm và lý trí, Bảo Đại viết:
Tôi nói với nước Pháp, nơi tôi đã ở thời niên thiếu. tôi cũng nói với nhân dân Pháp, với
người lãnh đạo là người giải phóng nước Phép như với một người bạn hơn là với người đứng
đâu Nhà nước.
Các bạn đã chịu quá nhau đau khổ trong 4 năm tang tóc nên có thê hiểu được nhân dân
Việt Nam đã trải qua lịch sử hai mươi thế kỷ là một quá khứ luôn vẻ vang, nay không muốn,
không thể chịu đựng được sự thống trị bên ngoài nào cũng như bất cứ nền cứ trị nào của nước
ngoài.
Các bạn sẽ hiểu rõ hơn nếu các bạn có thể nhìn thấy điều gì đã xảy ra ở đây. Nếu các bạn
có thể cảm thấy ý chí độc lập tràn ngập trong tâm can mọi người, không một sức người nào có
thể kìm nén được. Ngay cả khi các bạn lập lại nền cai trị Pháp thì cũng không có ai tuân theo,
mỗi làng sẽ là một ổ kháng chiến, mỗi một người cộng tác trước đây nay trở thành kẻ thù và
các viên chức với những khai khẩn đồn điền của các bạn cũng yêu cầu được thoát khi không
khí nghẹt thở này.
Tôi xin các bạn hữu cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích Pháp và ảnh hưởng tinh thể
cua nước Pháp ở Đông Dương là thực sự công nhận nền độc lập của Việt Nam và từ bỏ mọi ý
nghĩ lập lại chủ quyền hay nền cai trị Pháp dưới bất kể hình thức nào.
Chúng ta có thể dễ dàng hiểu nhau và trở thành bạn bè của nhau, nếu các bạn muốn thôi
không trở lại làm những ông chủ của chúng tôi.
Thông điệp của Hoàng đế Bảo Đại gửi đến Mỹ - là nước cho đến lúc đó Việt Nam chưa có
quan hệ - mang tính hình thức chủ nghĩa hơn ngay cả không gợi lại cuộc đấu tranh giành độc
lập của Mỹ trong một quá khứ không xa lắm:
Được biết người đứng đầu chính phủ lâm thời Pháp sắp thảo luận với Ngài về tương lai
Đông Dương, tôi xin trân trọng thông báo với Ngài rằng các quốc gia ở Đông Dương đã tuyên
bố độc lập và bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy.
Về phần nhân dân Việt Nam chúng tôi không coi người Pháp là kẻ thù. Chúng tôi tôn trọng
họ và bảo vệ lợi ích kinh tế của họ những chúng tôi hết sức thống lại việc lập lại chủ quyền

Pháp trên lãnh thô Việt Nam dưới bất cứ hình thức nào.
Chế độ thuộc địa không còn phù hợp với tiến trình hiện nay của lịch sử. Một dân tộc như
dân tộc Việt Nam đã có hệ ngàn năm lịch sử và một quá khứ vinh quang không thể nhận tiếp
tục để một dân tộc khác thống trị.
Thưa Tổng thống, tôi xin Ngài nhận cho lời cảm ơn của tôi và của nhân dân chúng tôi đối
với sự giúp đỡ mà Ngài có thể nhân danh công lý và nhân loại đem lại cho chúng tôi.


Cả tướng De Gaulle lẫn Tổng thống Truman không ai trả lời những lời kêu gọi khẩn thiết
đó. Người ta có thể dễ dàng hiểu được điều đó nếu đọc lại Hồi ký của tướng De Gaulle, trong
đó ông kê lại cuộc nói chuyện với Tổng thông Truman ở Washington những ngày 22, 23 và 25
tháng 8. Vị Tổng thống Mỹ đã khăng định thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương: "Về
Đông Dương chính phủ chúng tôi không phản đối quân đội Pháp lập lại quyền lực ở xứ này".
Sau đô tướng De Gaulle trả lời: "Mặc dù nước Pháp không đòi hỏi gì trong công việc của chính
mình, tôi xin hài lòng ghi nhận những ý định của Ngài"1.
Sự im lặng của hai vị đứng đầu Nhà nước đối với lời kêu gọi cuối cùng của chính phủ quốc
gia Việt Nam trước khi mất chính quyền vào tay Việt Minh cộng sản sẽ có hiệu quả nặng nề
cho các nước có liên quan.
Người ta thường đặt câu hỏi đối với Đông Dương sau này lẽ ra sao nếu Roosevelt còn sống
đến cuối 1945. Có lẽ trước sự bành trướng thế lực của Liên bang Xô viết ở châu Âu, Roosevelt
sẽ thi hành chính sách tương tự như Tru man. Dù sao Bộ Ngoại giao Mỹ không bao giò chia sẻ
quan điểm với Tổng thống Roosevelt về vai trò tương lai của Liên Hợp quốc Bộ Ngoại giao
cho rằng những quan điểm như vậy không thực tế cho nên sau khi Roosevelt mất đi, ngay lập
tức Mỹ trở về chính sách ngoại giao truyền thống là lập thế cân bằng lực lượng ở châu âu nhằm
duy trì hòa bình cuối chiến tranh thế giới thứ Hai. Muốn vậy phải giúp Pháp khôI phục địa vị
cường quốc, nhất là trong lúc Mỹ không hề có ý muốn đóng vai trò sen đầm thế giới và mong
muốn càng sớm càng tốt trở lại chủ nghĩa biệt lập truyền thống. Xu thế này thể hiện rõ trong
việc nhanh chóng giải ngũ quân đội Mỹ ngay khi chiến tranh thế giới chấm dứt. Trong chiến
tranh quân đội Mỹ đông tới 3,3 triệu người. Đến tháng Ba 1946, bảy tháng sau khi chiến tranh
châm dứt quân đội Mỹ chi còn 400.000 người. Quân số hạm đội và không quân càng giảm theo

tỉ lệ tương ứng. Ngân sách quân sự cũng bị cắt giảm đáng kể. Trong khi cuộc "chiến tranh
lạnh" giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu gần như ngay sau khi nước Đức và Nhật đầu hàng Đồng
minh và châu âu bị tàn phá còn Liên Xô thì bành trướng thế lực ở Đông Âu.
Tuy nhiên trong những ý tưởng bay bổng của Roosevelt, về Đông Dương sẽ được trao trả
độc lập dần dần từng bước cũng phải thấy những yếu tố khác nói lên tính cách nhập nhằng
trong lập trường của Mỹ đối với Việt Nam sẽ kéo dài nhiều thập kỷ sau. Đúng là chi mấy tháng
sau tuyên bố tôn trọng chủ quyền của Pháp ở Việt Nam đồng thời nhấn mạnh rõ ràng là không
lên án, "dù gián tiếp" chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, Bộ Ngoại giao Mỹ gìn cho tất cả các
cơ quan đại diện ở nước ngoài chỉ thị san:
Mỹ không phản đối việc lập lại sự kiểm soát của Pháp đối với Đông Dương và không có
một tuyên bố chính thức nào phản đối - dù là gián tiếp - chủ quyền của Pháp ở Đông Dương.
Tuy nhiên Mỹ chủ trương không giúp Pháp khôi phục sự kiểm soát đó bằng vũ lực và Mỹ chấp
nhận cho Pháp lập lại sự kiểm soát theo ý muốn, trong đó phải có sự ủng hộ của dân chúng
Đông Dương và điều đó phải được chứng tỏ bằng những sự kiện trong tương lai.
Chính sách của Mỹ là một mặt đảm bảo tôn trọng chủ quyền ở Đông Dương mặt khác lại
ủng hộ về mặt tinh thần nguyện vọng độc lập của nhân dân Đông Dương. Tính cách nhập
nhằng đó chỉ làm tăng thêm những mối nghi ngờ của Pháp đồng thời làm cho dân chúng Đông
Dương mất hy vọng vào người Mỹ. dù đúng hay sai họ đã tưởng có thể tin vào mối liên hệ
đoàn kết nào đó vì trong quá khử, Mỹ đã giành được độc lập bằng đấu tranh quyết liệt chống
lại Anh.
1

. Charles De Gaulle, Mémoires de guerre, voi III, le Salut 1944 - 1946, Paris Lyon, 1959, tr. 123.



Chương II
MỸ GIÚP PHÁP TRỞ LẠI ĐÔNG DƯƠNG
Sau khi Roosevelt chết, chính phủ Mỹ ngay lập tức thay đổi tận gốc chính sách đối với
Đông Dương. Các cơ quan đặc vụ của Mỹ mang tên Cơ quan phục vụ chiến lược (OSS) ở miền

Nam Trung Hoa, tiền thân của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) dưới quyền điều khiển của
Phút E. Helhvel, bắt đầu trang bị lại cho hai nghìn lính Pháp sau đảo chính Nhật ngày 9 tháng 3
năm 1945 chạy sang ẩn. náu ở Côn Minh gần biên giới Bắc Kỳ.
Nhưng cũng trong thời gian đó, OSS tiếp xúc với Việt Minh nhằm mục đích tổ chức kháng
chiến chống Nhật. Tháng Bảy 1945, một toán sĩ quan Mỹ nhảy dù xuống cánh đồng Kim Long,
miền thượng du Bắc Kỳ. Tại đây, Hồ Chí Minh và những người cộng tác gần gũi của ông đã
lập chiến khu chống Nhật. Mục đích chủ yếu của OSS là tranh thủ được sự hợp tác của Việt
Minh trong những cuộc hành quân biệt kích giản thoát các phi công Mỹ bị Nhật bắt giữ. Trong
nhiệm vụ này các sĩ quan Mỹ đã sống nhiều tháng bên cạnh Hồ Chí Minh. Họ thấy ở ông tinh
thần hợp tác rất tốt, có thiện cảm. Còn đốn với Hồ Chí Minh, ông thấy đây là một dịp quý báu
để vượt đắp các mối quan hệ với người Mỹ. Họ cảm động khi đượcl Hồ Chí Minh yêu cầu
kiếm cho một bản Tuyên ngôn Độc làm của nước Mỹ để giúp ông soạn thảo bản Tuyên ngôn
Độc làm của Việt Nam. Sau đó ông Hồ yêu cầu họ chuyển giúp một thông điệp của Việt Minh
gửi cho Liên Hợp quốc tự xem như là lãnh tụ của phong trào độc lập của Việt Nam và đả kích
chính Phủ quốc gia Trần Trọng Kim là bù nhìn của người Nhật Hồ Chí Minh cũng yêu cầu
người Mỹ giúp vũ khí và đạn dược đổi lấy tin tức tình báo và những hành động phá hoại chống
người Nhật những chi nhận được một số rất ít vũ khí nhẹ như súng cacbin, vùng súng lục colt.
Sự giúp đỡ khiêm tốn đó cũng đã giúp cho Việt Minh tuyên truyền rằng họ được đồng minh
ủng hộ. Tuy nhiên sau khi Nhật tuyên bô đầu hàng và viết Minh chiếm chính quyền ở Hà Nội,
người Mỹ đã bắt đầu xa lánh họ. Tháng Tám 1945 khi thiếu tá Archimedes Patti của OSS đến
Hà Nội để lo việc hồi hương tù binh Mỹ và ít lâu sau tướng Mỹ Gallagher đến thăm tướng tư
Hán, Tổng chỉ huy quân đội Trung Hoa tại Bắc Việt Nam, họ cũng tỏ ra lạnh nhạt với những đề
nghị của Việt Minh. E)ồng thời khi Việt Minh tô chức Hối hữu nghị Việt - Mỹ, tổ chức này
cũng không có ảnh hướng nào trong dư luận Mỹ.
Mặc dù có những e ngại của Pháp đối với len lỏi cửa người Mỹ ở xứ Đông Dương, ngay
sau chiến tranh thế giới, họ chỉ nhận được sự quan tâm ngoài lề rất hạn hẹp của Mỹ. Sau khi
phớt lờ lời kêu gọi khẩn cấp của Bảo Đại vào tháng Tám 1945, yêu cầu Mỹ ủng hộ nền độc lập
của Việt Nam, Washington cũng không tham dự nhiệt tình hơn đối với Việt Minh. Chắc hẳn là
khuynh hướng cộng sản của Việt Minh tìm người Mỹ không thích nhưng họ cũng phớt lờ
những cuộc vận động của các phần tử quốc gia ở Việt Nam. Sau khi thừa nhận chủ quyền của

Pháp ở Đông Dương đồng thời mong muốn chính sách của Pháp rộng rãi hơn đối với các
lguyện vọng độc lập dân tộc của Việt Nam, Washington cho ấn cuộc chiến tranh Triều Tiên
không quan tâm lắm với chiều hướng phát triển của tình hình Việt Nam. Sau khi Hiệp định sơ
bộ mồng 6 tháng 3 năm 1946 ký giữa chính phủ Pháp và Hà Nội, Mỹ vẫn tỏ ra dửng dưng


trước tình hình đàm phán Pháp - Việt tại Đà Lạt và Fontainebleau tan vỡ, trước khi chiến tranh
lan ra cả nước Việt Nam tháng Mười Hai 1946. Tuy nhiên cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới
đã dần dần đưa Mỹ đi với Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương vì Việt Minh là cộng sản
và chính sách của Mỹ là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Khuynh hướng này của Mô hình thành
rõ nét sau khi Mao Trạch Đông kiểm soát toàn lục địa Trung Quốc năm 1949. Ngày 8 tháng 5
năm 1950, De an Acheson - quốc vụ khanh Mỹ thông báo cho Pans rằng từ nay viện trợ Mỹ
cung cấp cho Pháp là để sử dụng trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương trong khi cho tới
lúc này nước Pháp chỉ được Mỹ gián tiếp viện trợ thông qua chương trình 'lMutual Defence
Assistance Act (Định ước Viện trợ Hỗ tương) do Quốc hội Mỹ thông qua tháng Mười 1949 về
các khoản viện trợ quân sự cho các thành viên NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương).
ít lâu sau ngày 25 tháng 6 năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ chính thức biến cuộc
chiến tranh Đông Dương do Pháp tiến hành đơn độc thành một mặt trận thứ hai của thế giới tự
do chống chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Từ tháng Bảy, vũ khí chiến tranh Mỹ đều chở thẳng đến
Sài Gòn bằng máy bay. Tháng sau, một tổ chức viện trợ quân sự gọi là US Military Assistance
and Advisory Group (MAAG) được thành lập tại Sài Gòn. Viện trợ này được chính thức hoá
bằng Hiệp định Viện trợ phòng thủ chung (Mutual Defence Assistance Agreement) ký ngày 23
tháng 12 năm 1950 giữa hai chính phủ Mỹ và Pháp. Từ giữa năm 1950 đến đầu năm 1954 Mỹ
cung cấp cho nước Pháp, trực tiếp dùng vào chiến tranh Đông Dương một khối lượng viện trợ
lên tới 2,6 tỷ đơm chiếm khoảng 85% chi phí chiến tranh ở Đông Dương. Mỹ còn mong muốn
tăng khối lượng viện trợ đó. Tháng Tư 1954 Harola Stassen, phụ trách chương trình viện trợ
nước ngoài trong chính phủ Eisenhower đệ trình trước Quốc hội Mỹ một chương trình viện trợ
lên tới 3,497 tỷ đơm kể cả 1,133 tỷ đơm viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương.
Hồ sơ Lầu Năm Góc liên quan đến cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương từ đầu được
Bộ Quốc phòng Mỹ lưu giữ trong những năm 1960 đã tiết lộ rằng: đầu năm 1952 một chi thị

chính trị của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới quyền chủ tọa của Tổng thống Trưman xác
định "việc phòng thủ Bắc Kỳ là tuyệt đối cần thiết giữ Đông Nam á ở trong tay không cộng
sản" và mục tiêu của chính phủ Mỹ là tiếp tục bảo đảm cho Pháp rằng Mỹ coi cố gắng (quân
sự) của Pháp ở Đông Dương có tầm quan trọng chiến lược cho lợi ích chung của cộng đồng
quốc tế chứ không phải chi là phục vụ lợi ích riêng của nước Pháp và đó là điều chủ yếu đối
với an ninh của thế giới tự do không những ở Viễn Đông mà còn ở Trung Đông và châu Âu1.
Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Tru man, chính sách này vẫn được duy trì dưới thời
Eisenhower. Trong Thông điệp gửi Quốc hội ngày 5 tháng Năm 1953, Tổng thống Mỹ nhấn
mạnh cần thiết phải tăng cường viện trợ của Mỹ cho nước Pháp ở Đông Dương "vì lợi ích của
chính nước Mỹ" (In the own interest of the Untted States)2.
Đúng là thỉnh thoảng chính phủ Mỹ bày tỏ "khá yếu ớt" quan điểm cho rằng muốn đánh
thắng Việt Minh nước Pháp phải chấp nhận khái niệm thông thoáng hơn về nền độc lập của
Việt Nam nhưng những ý định thoáng qua đó trước hết xuất phát từ những nhận xét mang tính
thực dụng về tinh thần binh sĩ quân đội quốc gia của Việt Nam và sự cân thiết đê nhân dân Việt
Nam gắn bó hơn nữa với cuộc đấu tranh chống Việt Minh. Trái lại với những giả thiết của
nhiều người Pháp vào thời đó người Mỹ không khuyến khích những phần tử quốc gia ở Đông
Dương tấn công phía sau lưng người Pháp.
1

. The Pentagon Papers, New York, Bantam Books, 1971, tr. 27 - 29.

2

. Dwight Eisenhower. The White House Mandate for change. New York. Double day and Co, 1963, tr.

169.


Cuộc chiến tranh Đông Dương càng kéo dài tổn thất của Pháp ngày càng lớn, viện trợ của
Mỹ ra thành sống còn với quân đội viễn chinh Pháp nhưng Mỹ sẵn sàng cung cấp nhiêu hơn

viện trợ ấy cho Pháp để kéo dài chiến tranh vì Mỹ cần Pháp trong việc ngăn cho chủ nghĩa
cộng sản ở Đông Dương. Chính vì vậy mà tại Hội nghị Berìin tháng Hai 1954, Bộ trưởng
Ngoại giao Pháp Georges Bidault yêu cầu vấn đề chiến tranh Đông Dương cũng sẽ được đệ
cập đến trong Hội nghị Genève sẽ họp tháng Tư năm đó để bàn vấn đề Triều Tiên. Quốc vụ
khanh Mỹ John Dulles ra sức chống lại sợ Pháp sẽ nhượng bộ. Dulles rất thất vọng khi cuối
cùng vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương sẽ được ghi vào chương trình nghị sự của Hội nghị
Genève1.
Mỹ muốn tiếp tục chiến tranh chống lại Việt Minh nhưng lại không muốn tham gia trực tiếp
vào cuộc chiến tranh này.
Vì vậy khi Điện Biên Phủ sắp thất thủ, ngày mồng 4 tháng 4 năm 1954 Thủ tướng Pháp
Joseph Laniel yêu cầu Mỹ can thiệp bằng không quân trong một dự án mang mật danh "Cuộc
hành quân Chim Ưng" (Operation Vaulour). Tổng thống Eisenhower sau nhiều cuộc tham khảo
ý kiến với các thành viên chủ chốt trong Quốc hội Mỹ đã từ chối không đáp ứng dự án đó và
đặt điều kiện có trước rất khó thực hiện trong đó Mỹ sẽ can thiệp trong khuôn khổ một liên
minh quốc tế, phải kẻo các nước Đông Nam á và khối Thịnh vượng chung của Anh tham gia
liên minh đó.
Nếu Cuộc hành quân Chim ưng được đem ra thực hiện thì chiều hướng phát triển của tình
hình sẽ khác, vì việc tập trung quân đội Việt Minh chung quanh Điện Biên Phủ có thể bị tan vỡ
bởi các cuộc ném bom ồ ạt của không lực Mỹ.
Hội nghị Genève bắt đầu ngày 8 tháng Năm, Điện Biên Phủ thất thủ hôm trước. Nước Pháp
mất trong trận này 16.000 quân trong các đơn vị tinh nhuệ của họ và tinh thân quân đội viễn
chinh Pháp đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vị trí của Pháp tại hội nghị trở nên rất mong manh.
Đề cập các cuộc thương lượng hoà bình tại Genève, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Georges
Bidault tâm sự với Ngoại trưởng Anh Anthony E den rằng ông chơi bài với "hai con nhép và
một con ba rô"1. Để bù lại nước bài rất yếu này trong cuộc thương lượng với Việt Minh Bidault
đi tìm chủ bài trong việc hù dọa Mỹ sẽ can thiệp quân sự để có được hiệp đỉnh đình chiến
trong những điều kiện có lợi cho phép. Tuy nhiên chính phủ Mỹ trong trả lời chính thức đề
ngày 15 tháng Năm do đại sứ Mỹ Douglas Dillon tại Paris chuyển tới, việc Mỹ có thể tham
chiến tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện rõ ràng, trong đó:
- Chính phủ Pháp phải tái khẳng định độc lập hoàn toàn cho các nước liên kết ở Đông

Dương (Việt Nam, Lào. Campuchia). Phải nói rõ các nước này có quyền ra khỏi Liên hiệp
Pháp như là biểu hiện của nền độc lập hoàn toàn. Nước Pháp phải chấp nhận để Mỹ tham dự
vào việc điều hành cuộc chiến ở Đông Dương và trong việc huấn luyện quân đội quốc gia của
Việt Nam.
Nước Pháp phải cam kết không rút quân trong khi đồng minh tham chiến ở Đông Dương và
tham gia đồng minh này có Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Thái Lan và Philippines. Và
việc tham gia đồng minh này phải được Liên Hợp quốc phê chuẩn.

1

. Dwight Eisenhower, sách đã dẫn, tr. 343.

1

.

tr. 124.

Anthony

Eden,

Full

Circle,

Boston

Houghton,


Mifflin

Co,

1960,


Yêu cầu của Pháp đối với việc Mỹ tham chiến ở Đông Dương trong tất cả những điều kiện
nói trên phải được Quốc hội Pháp phê chuẩn.
Trong thư gìn Thủ tướng Pháp, Tổng thống Mỹ Eisenhower còn thêm rằng ngay cả khi
chính phủ Pháp nhận tất cả những điều kiện đó, sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến Đông
Dương phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Thế nhưng những phê chuẩn đó rất không chắc có
được vì Mỹ còn chưa xoá được những nỗi đắng cay trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Người
cầm đầu đảng Cộng hoà ở Thượng nghị viện là đảng của Eisenhower, Thượng nghị sĩ William
Knowland nồi tiếng là thuộc phái "diều hâu" mà còn tuyên bố rằng sự can thiệp của Mỹ không
nên dự tính đến trừ phi Tnmg Hoa cộng sản phái quân đội của họ vào Đông Dương. Về phía
đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield hoàn toàn chống lại việc gìn quân sang Đông
Dương nhấn mạnh rằng Việt Minh có thể nhận sự tham gia của quân đội Tnmg Quốc nhiều hơn
nữa.
Danh sách dài những điều kiện có trước để Mỹ có thể tham gia cuộc chiến tranh Đông
Dương đặc biệt phải bao gồm việc tham gia của Anh bên cạnh Mỹ. Thủ tướng Anh Winston
Churchill ngày 17 tháng Năm lại tuyên bố trước Quốc hội Anh rằng, Anh phải đòi mọi cam kết
can thiệp quân sự vào Đông Dương trước khi Hội nghị quốc tế về Đông Dương kết thúc.
ít lâu sau, ngày 8 tháng Sáu, quốc vụ khanh Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles
đến một mình cũng tuyên bố: Mỹ không dự tính một hành động đơn phương chừng nào Trung
Hoa cộng sản chưa công khai can thiệp. Hai ngày sau, chính. Tổng thống Eisenhower trong
cuộc họp báo cũng nhắc lại răng việc can thiệp quân sự của Mỹ (ở Đông Dương) tuỳ thuộc sự
cho phép của Quốc hội.
Toàn bộ một loạt những dấu hiệu thận trọng của Mỹ là ra ngoài đề vì thực ra chính phủ
Pháp tuyệt nhiên không muốn quốc tế hoá cuộc chiến tranh có hậu quả là thay đổi hoàn toàn

mục tiêu của các cố gắng quân sự Pháp ở Đông Dương là củng cố đế quốc Pháp chứ không
phải lập một đội quân chữ thập chống chủ nghĩa cộng sản với điều kiện có trước là phải cho
nước liên kết hoàn toàn độc lập. Trong các cuộc thảo luận về các điều kiện quân sự để Mỹ
tham chiến tướng Paut Ely, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp đã nói rõ với tướng Mỹ
Thomas B. Trapnell đến Paris để thảo luận vấn đề này, rằng Pháp không nhận để cho Mỹ điều
khiển các cuộc hành quân ở Đông Dương và Pháp sẽ không cam kết duy trì tất cả quân đội của
mình ở Đông Dương trong trường hợp quốc tế hoá cuộc chiến tranh.
Thực tế điều Chính phủ Laniel mong muốn hơn cả mà không nói rõ ra là chỉ muốn lấy việc
Mỹ can thiệp để "hù dọa" Việt Minh củng cố "nước bài" của mình trong cuộc thương lượng với
Việt Minh. Vì lập trường của Mỹ về vấn đê này là rõ ràng và trong lúc tình hình quân sự ở
Đông Dương mỗi ngày một xắn đi sau thất bại Điện Biên Phủ và thực tế nông có cuộc can
thiệp nào của Mỹ để hù dọa Việt Minh nên chính phủ Laniel đổ ngày 12 tháng Sáu 1954. Pierre
Mendès France lên thay thế Laniel và được Quốc hội Pháp công nhận ngày 17 tháng Sáu san
khi cam kết sẽ từ chức ngày 20 tháng Bảy nếu đến ngày đó không thực hiện được ngừng bắn ở
Đông Dương.
Pierre Mendès France đã thành công trong cuộc đánh cuộc này không phải nhờ sự ủng hộ
của Mỹ mà là nhờ can thiệp của Thủ tướng Trung Quốc Chu ân Lai đã có vai trò quyết định tại
Hội nghị Genève bằng cách kiềm chế tham vọng của Việt Minh trong những hoàn cảnh bất ngờ
mà chúng ta sẽ thấy trong những chương sau.


Chương III
NGÔ ĐÌNH DIỆM - "CON NGƯỜI KỲ DIỆU"
Sau khi Việt Nam bị chia cắt do kết quả của hội nghị Genève, Mỹ bước vào sân khấu chính
trị ở Việt Nam, đứng về phía Ngô Đình Diệm nhưng chỉ làm việc này sau những cơn biến động
chính trị mà nhiều nhà quan sát còn chưa được biết rõ.
Lâu nay theo cách giải thích của nhiều nguồn tu liệu, Ngô Đình Diệm là con người của Mỹ
và Mỹ đã thúc ép đưa Diệm lên làm Thủ tướng Nam Việt Nam để gạt ảnh hưởng của Pháp ở
Đông Dương. Những nhận định như vậy bắt nguồn từ những nghi ngờ của người Pháp về ý
định của Mỹ và do trước khi chiến tranh thế giới kết thúc Diệm đã sống một vài năm ở Mỹ nên

được sự ủng hộ của Hồng y Spellman ở New York. Thực ra trong suốt cuộc chiến tranh ở
Đông Dương chính phủ Mỹ đã có khoảng cách với những người Việt Năm theo chủ nghĩa
quốc. Như Quốc vụ khanh (tức Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ) John Foster Dulles phát biểu với
Norodom Sihanouk khi nhà vua đến Washington tháng Tư 1953 để vận động cho nền độc lập
của Campuchia. Chính phủ Mỹ cho rằng quân đội viễn chinh Pháp là cần thiết để ngăn chặn
chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương do đó nền độc lập cửa các quốc gia liên kết là phải đợi đến
khi Pháp đánh thắng được Việt Minh 1 Vả lại, Diệm có tinh thần yêu nước, theo chủ nghĩa quốc
gia cực đoan, lại là con người tính tình kiêu kỳ đến ngạo mạn vì thế không thể làm bù nhìn hay
tay sai được.
Sinh ở Huế năm 1901, Ngô Đình Diệm xuất thân tù một gia đình quan lại quy y Công giáo
từ thế kỷ XVII. Cha đẻ của ông là Ngô Đình Khả. nguyên Thượng thư bộ Lễ dưới triều vua
Thành Thái. Năm 1907 khi Thành Thái bị Pháp phế truất và đày đi đảo Réunion vì chống lại
những lấn át liên tiếp của Pháp đối với quyền hành dành cho Triều đình Huế theo Hiệp ước
Bảo hộ năm 1884, Ngô Đình Khả xin từ chức Thượng thư, về sống ẩn dật trong trang trại của
ông ở Huê. ông Khả có sáu con trai và ba con gái, không giàu có gì. Cậu bé Diệm, con thứ ba
ông Khả được Nguyễn Hữu Bài. quan phụ chánh trong Triều dạy dỗ và coi như con đẻ. Là
người sùng đạo, học trường dòng từ lúc 15 tuổi để sau này trở thành tu sĩ. Nhưng không chịu
nổi kỷ luật khắt khe trong trường dòng, Diệm bỏ trường dòng xin học trường Quốc học Huế.
Sau đó ra Hà Nội học trường hành chính, tốt nghiệp năm 1921, đỗ đầu khóa nên được bổ tri
huyện trong lỉnh Quảng Trị ở tuổi 26. Quảng Trị là một tỉnh rất nghèo ở miền Trung Việt Nam.
Tại đây Diệm đã phải đối phó với phong trào nổi dậy của nông dân do cộng sản lãnh đạo.
Người dân nghèo rất dễ tiếp nhận tuyên truyền của tổ chức cộng sản bí mật lấy tên là "Đảng
Thanh niêm do những người Việt lưu vong ở Trong Quốc lập nên. Diệm chống đối chủ nghĩa
cộng sản vì đức tin Công giáo và những lời dạy của Nho giáo. Diệm cho người của mình trà
trộn vào các chi bộ cộng sản do đó có thể đàn áp các cuộc biểu tình và bắt những cán bộ cộng
sản trong huyện. Chắc hẳn là nhờ những kết quả đó mà Diệm được thăng lên chức Tuần vũ
Phan Thiết năm 1929 và trở thành quan đầu tỉnh trẻ nhất thời bấy giờ. Diệm được cả nước biết
tiếng khi Bảo Đại về nước cầm quyền năm 1933 sau khi học xong ở Paris. Nhà vua trẻ này sốt
1


. Norodom Sihanouk, Souvenirs Doux et Amers, Paris, Hachette, 1981, tr. 184.


sắng muốn thi hành cải cách và tỏ ra độc lập đối với chính phủ thuộc địa, cử Diệm làm Thượng
thư bộ Lại, một chức vụ quan trọng bậc nhất trong Triều vì lúc đó chưa có Thủ tướng. ờ cương
vị này Diệm đưa ra những cải cách quan trọng về chế độ quan trường nhất là việc thành lập
Viện Dân biểu Trung Kỳ nhưng không được lòng Chính quyền thuộc địa. Thất vọng vì đề án
cải cách bị phản đối, Diệm xin từ chức và trong nhiều năm sống đăm chiêu suy tưởng trong
ngôi nhà cua gia đình tại Huế.
Trong chiến tranh thế giới thứ Hai Đông Dương bị Nhật chiếm đóng. Sau nhiều lần tiếp xúc
với tòa lãnh sự Nhật tại Huế Diệm nhận ra rằng Nhật Bản không thật sự ủng hộ công cuộc vận
động độc lập của Việt Nam và đã chọn giải pháp thuận tiện hơn là chiếm đóng quân sự, giữ
nguyên chính quyền thuộc địa Pháp để đảm bảo cung cấp hậu cần cho quân đội Nhật. Về phần
mình, người Nhật nhận thấy Diệm là người theo chủ nghĩa quốc gia cố chấp có thể gây cho họ
nhiều vấn đề trong khi người Nhật chủ trương rằng chừng nàn còn chiến tranh thì còn phải giữ
nguyên trạng ở Đông Dương để tránh xáo trộn và nếu họ thắng Đồng minh thì họ ưa dùng
những con người dễ bảo hơn, phù hợp hơn với thuyết "khu thịnh vượng chung Đại Đông á" do
Nhật thống trị. Tuy vậy nhưng tiếp xúc của Diệm với người Nhật đã khiến Sở mật thám Pháp
nghi vấn theo dõi khiến Diệm phải sống lén lút để khỏi bị bắt.
Tháng Ba 1945 Nhật làm đảo chính lật đổ chế độ thuộc địa Pháp tại Đông Dương nhưng
vẫn giữ lại Triều đình Huế. Hoàng đế Bảo Đại vốn kính trọng tinh thần yêu nước và lòng dũng
cảm của Diệm muốn cử ông làm Thủ tướng. Nhưng Bảo Đại không biết làm thế nào đê tìm
được Diệm và phải yêu cầu các nhà đương cục Nhật chuyển cho Diệm lời thỉnh cầu Diệm
đứng ra lập chính phủ mới. Người Nhật không ưa Diệm nên không chuyển bức thông điệp đó 1,
vì lẽ đó Bảo Đại phải bổ nhiệm Trần Trọng Kim làm Thủ tướng Kim là một sử gia, học rộng
được nhiều người kính trọng nhưng không phải là con người có tầm cỡ về chính trị và sức
mạnh cá tính như Ngô Đình Diệm. Nếu Diệm được cử làm Thủ tướng từ tháng Ba 1945 chắc là
ông không dễ dàng từ chức năm 1945 để chuyển giao chính quyền cho Việt Minh và như vậy
chiều hướng phát triển của tình hình có lẽ đã khác.
San thất bại của Nhật Bản, Diệm bị Việt Minh bắt ở Tuy Hòa, miền Trung Việt Nam cùng

với các thành viên khác trong gia đình. Các em của Diệm như Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn
đã chạy thoát. Người anh cả trong gia đình là Ngô Đình Khôi, Tuần vũ Quảng Nam bị tra tấn
đến chết ở nơi giam giữ. Còn Diệm bị đưa ra Bắc và giam giữ ở Tuyên Quang.
Tháng Hai năm 1946, khi chuẩn bị ký Hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng Ba với người Pháp.
Hồ Chí Minh đề nghị Diệm làm Bộ trưởng Nội vụ 1 trong chính phủ liên hiệp dân tộc nhưng
Diệm từ chối mặc dù ông Hồ khẩn khoản yêu cầu. Ông muốn dùng những người thuộc phe
quốc gia để tạm thời hòa hoãn với Pháp. Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng Ba,
nhân danh chính phủ liên hiệp gồm những người thuộc các đảng phái quốc gia như Việt Nam
Quốc dân đảng và Việt Nam đồng minh hội. Còn Ngô Đình Diệm mặc dù từ chối hợp tác với
ông Hồ vẫn được Việt Minh trả tự do để tranh thủ cảm tình của những người Công giáo Việt
Nam. Mục đích của Việt Minh trong việc ký kết hiệp định sơ bộ với Pháp là đê đẩy quân đội
Tưởng Giới Thạch đang chiếm đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, theo hiệp định Posdam giữa các
nước Đồng minh và đã che chở cho Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam đồng minh hội phải
nhanh chóng rút hết về nước.
1

. S.M. Bảo Đại. Mémoires - Le Dragon d'Annam, Paris, Plon, 1980, tr. 106.

1

. Theo chúng tôi được biết. hiện đi chưa cỏ tải liệu nào chính thức nói về vấn đề này (BT).


Năm 1948 khi còn hoàng Bảo Đại, sống lưu vong ở Hồng Kông đang điều định với nhà
đương cục Pháp để ký Hiệp định Pháp - Việt, Diệm đã ba lần đi Hồng Kông để thuyết phục
Bảo Đại kiên định trên vấn đề độc lập dân tộc nhưng sau đó thấy Bảo Đại ký hiệp định Hạ
Long chỉ cho Việt Nam một bộ mặt độc lập giả hiệu, Diệm thất vọng. Chính vì vậy sau này,
năm 1949, khi Bảo Đại trở thành Quốc trưởng một nước Việt Nam không cộng sản, Diệm được
đề nghị giữ chức Thủ tướng nhưng ông đã khước từ và quay về Huế sống với gia đình người
em là Ngô Đình Cẩn cũng là con học sinh trường dòng. Ngô Đình Diệm sống độc thân, không

lập gia đình đến cuối đời.
Tháng Tám 1950, Diệm đi theo anh là giám mục Ngô Đình Thục đi La Mã dự cuộc họp
giám mục trên thế giới trong Năm Thánh. Sau La Mã, Diệm đi Nhật, đến chào Hoàng thân
Cường Để đang sống lưu vong tại đây nhiều thập kỷ. Tại Tokyo, Diệm cố xin được tướng Mỹ
Mặc Arthur tiếp kiến nhưng không được, tuy nhiên ông đã có cơ hội gặp Wesley Fishel, giáo
sư khoa chính trị ở trường Đại học bang Michigan, sau này trở thành một trong những bạn thân
thiết của Diệm. Trước khi trở về Việt Nam, Diệm đi thăm Mỹ ít ngày nhưng lúc này chính giới
Mỹ không mấy chú ý đến phong trào quốc gia ở Việt Nam nên không ai ngó ngàng đến ông.
Năm sau Diệm trở lại Mỹ lần này ở lại hai năm, phần lớn thời gian lưu trú tại các trường dòng
Lakewood ở New Jersey và Ossining ở bang New York. Thỉnh thoảng ông đi thăm các trường
đại học Mỹ để thuyết trình về Việt Nam nhưng không thạo tiếng Anh nên gặp nhiều trở ngại.
Diệm tìm cách tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Mỹ và nhờ những người Việt làm ở đài phát thanh
Mỹ "Tiếng nói châu Mỹ" phiên dịch. Nhưng Diệm chỉ được viên chức cấp thấp của Bộ Ngoại
giao tiếp, và nhận được rất ít sự khích lệ vì chính sách của Mỹ thời kỳ này là không ngăn trở
Pháp trong cuộc chiến chống Việt Minh.
Cuối cùng, đối với Diệm thời khắc định mệnh đã điểm khi Điện Biên Phủ thất thủ và hội
nghị Genève khai mạc tháng Năm 1954, Quốc trưởng Bảo Đại một lần nữa lại vời đến ông.
Trong quyết định này Bảo Đại không chịu sức ép nào của Washington vì Mỹ không trực tiếp
ủng hộ Bảo Đại ỏ Đông Dương. Bảo Đại không thể nào bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thu
tướng nếu chính phủ Pháp Phản đôi. Vậy tại sao Diệm lại được Bảo Đại chọn làm Thủ tướng?
Nhiều năm sau này, năm 1980, khi đến thăm người anh em họ Hà Đăng Vinh ở Sang Fargeau
Ponthierry, phía nam thủ đô Pans tôi có dịp gặp Ngô Đình Luyện. cựu đại sứ tại Londres và là
em ruột của Ngô Đình niệm đang sống ẩn dật ở đây. Chúng tôi đã rất thích thú đàm đạo về thời
cuộc Việt Nam, gợi lại những kỷ niệm xưa của những năm phục vụ Việt Nam Cộng hòa. Ông
Luyện là người đã quen biết Bảo Đại từ trước chiến tranh trong những năm 1930, cùng học với
nhau trong trường trung học ở Paris. Khi tôi đã đặt ra câu hỏi này, ông Luyện, dựa trên nội
dung trao đổi giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm, đã khẳng định với tôi rằng năm 1954 chính
chính phủ Pháp đã phê chuẩn việc Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng vì người
ta nghĩ rằng Diệm không thể tại vị được lâu trước những khó khăn chồng chất đang đợi ông.
Sau thất bại của quân đội viễn chinh Pháp, chính phủ Pháp không nghĩ rằng quốc gia Việt Nam

không cộng sản có thể tôn tại được lâu trước sức mạnh của Việt Minh. Trong vùng Việt Minh
rút đi người Pháp còn giữ được quyền hành thực tế vẫn kiểm soát được quân đội quốc gia Việt
Nam và lực lượng các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo - được Pháp tài trợ, lực lượng cảnh sát quốc
gia, guồng máy kinh tế và tài chính. Vậy việc bổ nhiệm Diệm làm thủ tướng là một cử chỉ
chính trị đối phó với các phe phái, phe quốc gia đã chi trích các thủ tướng trước là những
người được Chính quyền thuộc địa Pháp chọn trước khi được Quốc trưởng chính thức bổ
nhiệm. Diệm sẽ phải sụp đổ trước muôn vàn khó khăn không thể vượt qua được lúc đó. Diệm


sẽ bị loại khỏi sân khấu chính trị và đến lúc đó, các phe phái quốc gia sẽ không thể nói vào đâu
được nữa và Bảo Đại cũng như chính quyền thuộc địa có thể sau đó tha hồ chọn nột thủ tướng
dễ bảo hơn.
Nhiều tác gia dùng chung những nguồn tài liệu của nhau đều cho rằng việc chỉ định Diệm
làm thủ tướng là những âm mưu hậu trường của CIA, đích danh là của đại tá Edward Lansdale,
một sĩ quan CIA kỳ cựu sau này rất nổi tiếng sau khi đưa được Ramon Magsaysay lên làm Thủ
tướng Philippines năm 1953.
Đối với việt Nam tình hình diễn ra khác hẳn. Lansdale được phái sang Việt Nam đầu năm
1954 và kể lại việc ông ta được tin Diệm làm thủ tướng như sau: "Theo trí nhớ của tôi, tôi nghe
thấy tên Ngô Đình Diệm lần đầu tiên do đại sứ Heath nói với tôi rằng Bảo Đại vừa chỉ định
Diệm lập chính phủ mới. Heath hỏi tôi có biết gì về ông Diệm không. Tôi trả lời tôi không biết
gì về ông ta Rất nhiều người có những quan hệ tốt với chính giới cho tôi biết, đó chính là
chính phủ Pháp quyết định việc này, chứ không phải có có chính quyền thuộc địa đã khuyến
cáo Bảo Đại làm việc đó"1.
Diệm đặt điều kiện và được Bảo Đại chấp nhận là Thủ tướng phải có toàn quyền về dân sự
và quân sự. Nhưng những quyền hành đó đều ảo tưởng vì Bảo Đại đã ban ra thì lúc nào cũng
có thê rút lại được.
Thực tế Thủ tướng mới Ngô Đình Diệm không có quân đội không có cảnh sát, hai lực
lượng này liên minh với nhau để công khai làm bạo loạn chống lại ông. ông cũng không có cả
bộ máy cai trị dân sự vì các viên chức Pháp hãy còn nhiêu, nắm giữ các vị trí then chốt và
không tha thứ cho ông mỗi khi ông lớn tiếng đả kích chủ nghĩa thực dân. Nền kinh tế và tài

chính quốc gia cũng tuột khỏi sự kiểm soát của ông. Giấy bạc ở Việt Nam tiếp tục do Ngân
hàng Đông Dương phát hành. Ngân hàng hùng mạnh này nhận chỉ thị của chính phủ Pháp vả
Cục Hối đoái kiểm soát xuất nhập ngoại tệ mạnh vẫn do các nhà đương cục Pháp quản lý ngay
cả sau khi nền độc lập giả hiệu của Việt Nam được công bố. Vậy Thủ tướng mới thực tế là
không có quyền hành, không nguồn lợi trong một đất nước rối loạn bị tàn phá nặng nề trong
nhiều năm chiến tranh và mất tinh thần vì Việt Minh là người thắng trận. Đối với hầu hết các
nhà quan sát ở giai đoạn này Nam Việt Nam không thể tồn tại quá sáu tháng.
Về phần mình, chính phủ Mỹ ghi nhận chính phủ Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam
ngày 4 tháng 6 năm 1954 giữa lúc hội nghị Genève đang họp. Đó là lần thứ năm kể từ 1948
Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam như câu hoàng Bảo Đại đã buồn bã thuật lại trong
Hồi ký1 của ông. Những lần tuyên bố độc lập trước đây, Việt Nam độc lập trong Liên hiệp
Pháp, trong đó quốc phòng và ngon giao về lý đều do Pháp điều khiển. Ngày 4 tháng 6 năm
1954 lần đầu tiên chính phủ Laniel tuyên bố thừa nhận Việt Nam hoàn toàn độc lập có chủ
quyền, có đủ thẩm quyền theo luật pháp quốc tế quy định Ngày 23 tháng 10 Tổng thống
Eisenhower gìn công hàm chính thức cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho biết từ nay chính phủ
Việt Nam nhận viện trợ trực tiếp của chính phủ Mỹ chứ không qua nhà đương cục Pháp như
trước.
Quyết định của Tổng thông Mỹ về viện trụ trực tiếp cho Việt Nam dược giải thích là do
chính sách của Eisenhower cho rằng Việt Nam theo chủ nghĩa quốc gia muốn thắng được Việt
Minh, điều cần thiết là phải được độc lập thực sự vì Việt Minh lâu nay vẫn nắm ngọn cờ độc
1

. Edward Geary Lansdale In the midst of Wars, New York, Harper & Row, 1972, tr. 154 - 155.

1

. S.M Bảo Đại, sách đã dẫn.


lập dân tộc nên thu hút được sự ủng hộ của dân chúng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chính

phủ Mỹ động về phía quốc gia Việt Nam chống lò nước Pháp bới lẽ Mỹ, trung thành với chính
sách thực dụng chủ trương trước mắt cần một thành lũy ngăn chặn sự bành trướng của chủ
nghĩa cộng sản, mà nhà nước Việt Nam quốc gia hãy còn quá yếu chưa gây được niềm tin của
Mỹ. Chính trong suy nghĩ đó mà Tổng thống Eisenhower phái tướng J. Lawton Collins với tư
cách là phái viên riêng của Tổng thống Mỹ đến Sài Gòn để thu thập tình hình.
Về phần mình, Diệm hiểu rằng cơ hội duy nhất cho Việt Nam quốc gia đứng vững được là
phải giành được độc lập thật sự, rõ ràng vì Việt Minh cộng sản đã thành công trong việc động
viên lòng yêu nước của người dân Việt Nam ngay cả những người không phải là cộng sản
nhưng chống lại việc lập lại chế độ thuộc địa. Và Diệm nhất định thực hiện mục tiêu đó một
cách dũng cảm tột độ và kiên trì hiếm có. Chỉ sau vài tháng nắm quyền Thủ tướng, tháng Chạp
1954, Diệm bãi bỏ quyền phát hành giấy bạc của Ngân hàng Đông Dương. Từ nay giấy bạc lưu
hành trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam sẽ do Ngân hàng Việt Nam thành lập tháng Giêng 1954
phát hành. Đồng thời Diệm thu hồi Cục Hối đoái giao cho chính phủ Việt Nam quản lý. Ngày
20 tháng Giêng, Diệm yêu cầu chính phủ Pháp giao lại cho Việt Nam trong thời hạn năm tháng
việc kiểm soát quân đội quốc gia lâu nay thuộc bộ chi huy Pháp. Cùng trong tháng Giêng,
Diệm ra lệnh đóng cửa sòng bạc Đại Thế giới ở Chợ Lớn. Theo ông đó là biểu tượng của tệ
nạn xã hội trong một đất nước bị chiến tranh tàn phá. Bằng biện pháp này, Diệm đã tước bỏ
nguồn thu nhập chủ yếu của Bảy Viễn, thủ lĩnh lực lượng Bình Xuyên đã lấy lợi tức kinh
doanh sòng bạc ở Chợ Lớn để xây dựng quân đội riêng.
Hết thảy mọi hành động đó dẫn đến sự hình thành một liên minh các lực lượng chống
Diệm. Ngày 5 tháng Ba, Bảy viễn và thủ lĩnh các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo họp nhau ở Chợ
Lớn và quyết định đưa lực lượng vũ trang riêng của họ vào cuộc đấu tranh chống Diệm, thành
lập Mặt trận quốc gia liên minh, gửi một đoàn đại biểu sang Pháp gặp Bảo Đại đang ở Cannes
thuộc Bờ biển Xanh (Cô te d'Azur) trên bộ Địa Trung Hải đê yêu cầu Quốc trưởng thu hồi
quyền hành của Diệm và Quốc trưởng về nước tự mình lãnh đạo chính phủ. Sau đó ngày 20
tháng Ba, không đợi trả lời của Bảo Đại, Mặt trận quốc giạ liên minh gìn tối hậu thư cho Diệm,
cho ông năm ngày để tổ chức lại chính phủ trong đó các "lực lượng nhân dân phải có vị trí
xứng đáng, bất chấp Diệm đã dành tám ghế trong nội các cho các giáo phái Hòa Hảo và Cao
Đài. Các giáo phái chống Diệm muốn thực quyền thuộc về lực lượng Bình Xuyên và giáo phái.
nhưng Diệm vẫn làm thủ tướng ngoài mặt. Đê gây sức ép với Diệm, quân dội các giáo phái

tiến về Sài Gòn để tăng cường cho lực lượng Bình Xuyên đã chiếm giữ các vị trí trọng yếu ở
nội đô và ngoại thành. Đồng thời, các đơn vị vũ trang Hòa Hảo dưới quyền chỉ huy của Ba Cụt
chuẩn bị bao vây kinh tế quanh Sài Gòn.
Ngày 28 tháng Năm, tướng Paul Ely, Cao ủy Pháp đến gặp Thủ tướng Diệm để đề nghị Bảo
Đại về làm trọng tài giải quyết cuộc khủng hoảng. Diệm từ chối nói rằng không thể điều đình
với các giáo phái. Nhằm đối phó với tình hình, Diệm quyết định cách chức cảnh sát quốc gia
của Lại Văn Sang, tay sai của Bảy Viễn. Sang từ chối rời khỏi chức vụ. Khi Diệm ra lệnh cho
tiêu đoàn dù đánh vào trụ sở cảnh sát quốc gia để buộc Sang rời khỏi trụ sở, tướng Ely đồng
thời là Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương phán đối. Trong một cuộc họp đầy sóng gió
với Diệm, Ely yêu cầu Diệm giao cho ông toàn bộ quyền hành đối với quân đội và cảnh sát
nhưng vấp phải sự chống đối của Diệm vì Diệm cho rằng như vậy là đi ngược lại nền độc lập
của đất nước mà Pháp đã thừa nhận qua tuyên bố ngày 4 tháng 6 năm 1954.


Bị chống đối triệt đê từ mọi phía trước khi ông có thể thử sức mình. Diệm thiếu mọi
phương tiện để cai trị. ông cũng không thể dựa vào sự ủng hộ của Mỹ mặc dù Tổng thống
Eisenhower đã hứa viện trợ trực tiếp cho Chính phủ, nhưng tướng Lawton Collins phái viên
riêng của Tổng thống Mỹ đang có mặt ở Sài Gòn lại nằn nì yêu cầu Diệm chấp vận đề nghị của
tướng Ely. Sự đoàn kết chặt chẽ giữa tướng Collins và tướng Ely đã được Ely khẳng định trong
Hồi ký của ông1. Ngày 7 tháng Tư, sau một buổi họp kéo dài với tướng Ely, tướng Collins điện
về Washmgton để khuyến cáo mạnh mẽ chính phủ Mỹ đứng về phía Pháp ở Đông Dương 1. Sau
đó ông về Washmgton để đệ trình báo cáo chi tiết lên chính phủ. Tổng thống Eisenhower quyết
định bỏ rơi Diệm. Bộ Ngoại giao lập tức thực hiện ngay. Tại cuộc họp báo của Eisenhower sau
khi đã gặp Collins người ta thấy rõ Diệm không thể dựa vào sụ ửng hộ của Mỹ. Trả lời cân hỏi
của phóng viên, Tổng thống nói: "Chúng ta đã ủng hộ Thủ tướng Diệm nhưng ngày nay có
nhiều khó khăn đã xuất hiện Chính sách trong tương lai của chúng ta đúng là sẽ ra sao, tôi
không thể nói gì với các bạn"1.
Sau này Keuneth Yolmg, Giám đốc Vụ Đông Nam á trong Bộ Ngoại giao Mỹ thời gian đó
đã cho biết Tổng thống đã ra lệnh thay Diệm2. Bộ Ngoại giao Mỹ điện ngay lệnh đó cho đại. sứ
Mỹ tại Sài Gòn trước ngày Collins trở lại Việt Nam để chuẩn bị thay Diệm. Điện do ngoại

trưởng John Foster Dulles ký vữa gửi đi thì tử Sài Gòn có tin đưa về nói cuộc xung đột vũ
trang vừa xảy ra giữa quân đội chính phủ và lực lượng Bình Xuyên. Tình hình biến chuyên rất
nhanh. Quân đội trung thành với Diệm, trái với dự đoán, đánh tan tác lực lượng Bình Xuyên.
Tin này do CIA tại Sài Gòn gửi về được tướng Mi ke O'Daniel, Trưởng phái đoàn quân sự Mỹ
tại Sài Gòn (MAAG) xác nhận. Ngoại trưởng John Foster Dulles, ngay lập tức trao đôi với em
ông ta là Allen Dulles, Giám đốc CIA rồi điện gấp cho Sài Gòn yêu cầu rút ngay lệnh trước
duy trì sự ủng hộ của Mỹ đối với Diệm. Chỉ trong khoảng thời gian hai mươi bốn giờ, chính
sách của Mỹ ở Việt Nam thay đổi căn bản hai lần.
Điều gì đã thực sự xảy ra ở Sài Gòn đêm ngày 28 tháng 4 năm 1955 khiến Mỹ phải thay đôi
gấp rút chủ trương như thế? Đối với các nhà báo phương Tây có mặt tại Sài Gòn đêm hôm đó,
cuộc xung đột vũ trang giữa Diệm và Bình Xuyên là do một "tai nạn về thời khắc". Trong
không khí căng thẳng Bình Xuyên và lính của Diệm chạm súng với nhau và Diệm phản ứng
tức thời bằng cách cho quân dội đánh lui lực lượng Bình Xuyên ra khỏi thành phố, giành lại
các vị trí mà lực lượng Bình Xuyên đã chiếm giữ trong nội đô. Chính vi vậy mà Bộ Ngoại giao
Mỹ đã hiểu ra các sự kiện.
Thực tế như Ngô Đình Diệm đã kể lại với tôi sau này, cuộc tiến công lực lượng Bình
Xuyên là do Diệm đích thân phát động. Biết rõ tướng Collins và tướng Ely thông đồng với
nhau đê chống lại mình, Diệm cho rằng lối thoát duy nhất là phải đè bẹp lực lượng đối lập.
Được Bí thu thứ nhất sứ quán Mỹ tại Sài Gòn cho biết tướng Collins sắp về Washington để
1

. Géneral d'Armée Paul Ely: Mémoires - L'Indochine dans la tourmente, Paris, Plon, 1964, tr. 233:

"Đại sứ Mỹ là riêng cá nhân tôi, chúng tôi có những quan điểm rất gần nhau đôi khi hoàn toàn giống nhau
về các sự kiện và con người". Trong một viễn tưởng chung. Ely viết: "Lập trường của người Mỹ về nguyên
tắc là giống hệt lập trường của tôi", sách đã dẫn tr. 319.
1

. Plaul Ely, sách đã dẫn, tr. 310.


1

. Public Papers of the President of the United States. Dwight Eisenhower, 1955, Washington D.C

GPO, 1959, tr. 436-437.
2

. Kenneth Young: The American Encounter with Vietnam in Asia. Joural published by the Asian

Society New York Winter 1966, tr. 114.


tham khảo ý kiến Bộ Ngoại giao Mỹ, Diệm bí mật gọi tiểu đoàn Nàng đang đóng ở miền Trung
về Sài Gòn. Những binh lính Năng này vốn thuộc một chủng tộc thiểu số ở miền thượng du
Bắc Kỳ tập kết vào Nam san hiệp định đình chiến Genève. Họ rất chống cộng và chắc chắn là
không khi nào câu kết với các lực lượng giáo phái miền Nam. Ngoài ra Diệm chọn những đơn
vị lính dù trong quân đội cũng phải là những lực lượng trung thành với Diệm. Ngày 28 tháng
Tư, khi tướng Collins hãy còn ở Washigton để tham khảo ý kiến thì Diệm ra lệnh cho các tiểu
đoàn dù dưới quyền đại tá Đỗ Cao Trí tấn công lực lượng Bình Xuyên. Nhân tô quyết định là
đa số binh sĩ và sĩ quan trong quân đội quốc gia đều ý thức tằng Nam Việt Nam sẽ sụp đổ nếu
rơi vào tay lực lượng Bình Xuyên và các giáo phái phong kiến, để thắng được cộng sản miền
Bắc thì điều cần thiết là Nam Việt Nó phải thật sự độc lập và trật tự phải được vãn hồi. Nhờ
vào tinh thần chiến đấu cao cùng quân đội trong thành với Diệm đã đánh bật được lực lượng
Bình Xuyên ra khỏi thành phố sau những trận giao tranh ác liệt nhất là xung quanh trường
Petrus Ký và gần cầu chữ Y, nơi đặt bản doanh của Bảy Viễn. Trong cuộc giao chiến đẫm máu
này số người chết của hai bên lên tới gần tám trăm người nhưng lực lượng Bình Xuyên đã bị
đánh bại.
Trong những ngày lộn xộn đó, chắc chắn là tướng Ely không ủng hộ lực lượng Bình Xuyên
vả các giáo phái nhưng một số sĩ quan và binh lính thuộc địa Pháp lại đứng về phía Bình
Xuyên và các giáo phái để chống Diệm vì ba mươi bảy người trong số đó đã bị quân chính phủ

bắt sau trận xung phong vào vị trí Bình Xuyên ở trường Petrus Ký.
Sau thất bại của Bình Xuyên, giáo phái Cao Đài quy hàng quân chính phủ. Còn quân đội
Hòa Hảo thì san khi chi huy Hòa Hảo là Ba Cụt không chịu về hàng nên bị bắt đưa lên máy
chém thụ hình, lực lượng Hòa Hảo tan rã dân không còn là một nguy cơ đe dọa đối với Diệm.
Sau khi dẹp được các giáo phái, Diệm tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 năm 1955.
Cử tri được yêu cầu lựa chọn giữa Diệm và Bảo Đại. Diệm thắng với đa số tuyệt đối và tuyên
bố thành lập chế độ Cộng hòa để thay thế chế độ Bảo Đại.
Theo ngạn ngữ Mỹ "nothing succeeds like success" (thắng lợi này dẫn đến thắng lợi khác),
Mỹ trước đây lạnh nhạt và do dự đối với Diệm thì nay tâng bốc Diệm lên tận mây xanh. Walter
Robertson, Phó quốc vụ khanh phụ trách Đông Nam á tuyên bố: "Châu á đã cho chúng ta (qua
con người Tổng thống Diệm) một gương mặt vĩ đại và toàn thể thế giới tự do sẽ phong phú
thêm bằng tấm gương về tính cả quyết và lòng dũng cảm. Mỹ tự hào đứng về phía nhân dân
Việt Nam dưới uy quyền của Tổng thống Diệm". Các thành viên có uy tín của Quốc hội không
chịu tụt hậu, ra sức tâng bốc Diệm. Thượng nghị sĩ Hubert Humphrey nói: "Diệm là hy vọng
tốt nhất đối với chúng ta ở Nam Việt Nam" . Tại cuộc họp do Hội Những người bạn Mỹ của
Việt Nam, Thượng nghị sĩ John F. Keonedy - sau này là Tổng thống Mỹ khen ngợi "thành công
đáng kinh ngạc của Tổng thống Diệm"1.
Việc tâng bốc Diệm lên tới đỉnh cao khi Diệm chính thức thăm nước Mỹ tháng Năm 1957.
Tổng thống Eisenhower đón tiếp Diệm theo nghi thức trọng thể đối với nguyên thủ quốc gia,
ông cúi người khá thấp theo cung cách châu á và ví Diệm với George Washington, anh hùng
nền độc lập và người sáng lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trên diễn đàn Quốc hội họp phiên đặc
biệt gồm đầy đủ các nhà lập pháp của hai viện đê đón chào khách quý, Diệm đã đọc một bài
diễn văn được cử tọa đứng dậy hoan nghênh nhiều lần với tiếng vỗ tay không ngớt. Báo chí
1

. John F. Kemledy: A symposium on America State in Vietnam, New York, American Friends of

Vietnam, 1956, tr. 8-9.



Mỹ đưa tin về cuộc đi thăm chính thức với nhiều bài nhiệt tình không kém. Tờ New York Times
xưa nay thường hà tiện lời khen đã đưa nhiều tin về cuộc đi thăm Nhà nước của Tổng thống
Việt Nam Cộng hòa1. Tạp chí Life dành một bài dài để ca ngợi Diệm với nhan đề: The Tough
Miracle man of Vietnam (Con người kiên cường bất khuất kỳ diệu ở châu á).
Việc thay đôi ý kiến từ cực này sang cực khác dẫn đến thuyết phục Diệm rằng Mỹ bao giờ
cũng "đề cao người chiến thắng chống cộng sản"2. Diệm cho rằng :người Mỹ phiến diện và gần
như hoàn toàn không hiểu biết gì về Việt Nam và các vấn đề thực sự của Việt Năm. Chính vì
vậy trên cương vị Tổng thống, Diệm tiếp nhiều khách Mỹ, những nhà hoạt động chính trị, các
nhà báo. Ông say mê nói hàng hai, ba giờ liền. Những vị khách Mỹ quá mệt mỏi sau những
cuộc tiếp kiến lâu như thế, thường tự hỏi một vị Tổng thống sao lại có thể dành cho họ nhiều
thì giờ nói dài đến thế khiến họ không còn thời gian chen vào một vài lời thăm hỏi xã giao.
Những vị khách đó ngạc nhiên tin chắc rằng Diệm đã nghĩ họ cần phải có những lớp ngắn hạn
đê đuổi kịp người đi trước. Diệm biết rất rõ người Mỹ thực dụng thiển cận và kém hiểu biết về
Việt Nam nên ông ít nghe những lời khuyên của họ mặc dù Mỹ đã cung cấp nhiều viện trợ
quan trọng cho Nam Việt Nam. Tâm trạng đó của Diệm sẽ đem lại nhiều hậu quả nặng nề cho
chế độ Diệm khi Diệm phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc thiết lập một chế độ độc tài
ở miền Nam Việt Nam, chỉ tin tưởng vào người trong gia đình, khước từ mọi lời khuyên, chống
lại sức ép từ nhiều phía kể cả sức ép của chính phủ Mỹ. Bởi vậy không có gì xa với sự thực
cho rằng Diệm là bù nhìn hèn hạ của người Mỹ. Trái lại người Mỹ cần dấn Diệm để ngăn chặn
chủ nghĩa cộng sản nhất là khi Diệm tạo ra một chỗ trống chung quanh mình, duy trì một thái
độ chịu khuất phục trước một con người quá tin vào mình và vào nhiệm vụ cao cả của mình.
Vả lại Đoàn ngoại giao ở Sài Gòn biết cứ mỗi lần Mỹ nhượng bộ Diệm là lại thấy Ngô
Đình Nhu, người em và cố vấn chính trị của Diệm, tỏ thái độ hoan hỉ trong những buổi chiêu
đãi do Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn tổ chức để chứng tỏ quan hệ hòa hợp với chính quyền Diệm. Sau
này trước thái độ ương ngạnh của Diệm trong lúc tình hình đang xấu đi, các nghị sĩ Quốc hội
Mỹ rất bực mình dùng một hình ảnh đẹp đẽ để nói rằng đó chính là "cái đuôi đang vẫy con
chó". Tình trạng đó kéo dài mãi cho đến lúc một lần nữa, người Mỹ đi từ cực này sang cực
khác, khuyến khích một cuộc đảo chính để lật đổ Diệm.

1


. New York Times, May 10, 1957.

2

. Life, May 13, 1957.


Chương IV
LẬT ĐỔ NGÔ ĐÌNH DIỆM
Sau khi toàn thắng các lực lượng giáo phái và lập lại trật tự nhiệm vụ gìn giữ sự sống sót
của Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đồng thời xây dựng một quốc gia tự do và dân chủ.
Nhiệm vụ này không dễ dàng vì một phần do các biện pháp an ninh chống lật đổ và tái diễn
các xung đột nên chính quyền Diệm phải hạn chế một số quyền tự do dân chủ. Mặt khác Nho
giáo truyền thống đã ăn sâu trong xã hội đảm bảo tính ổn định và đoàn kết trong nội bộ Việt
Nam từ ngàn năm nay đã bị suy yếu trong khi dân chung lại không có kinh nghiệm thực hành
các quyền tự do dân chủ.
San cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, Nam Việt Nam tuyên bố thành lập
chế độ Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống đầu tiên lấy đó là nền tảng hợp hiến.
Tháng Năm 1956, tô chức tuyển cử toàn quốc để bầu 123 đại biểu Quốc hội lập hiến. Các ứng
cử viên thuộc phe Diệm giành được 84 ghế đảm bảo đa số tuyệt đối cho Tổng thống. Đạt được
kết quả ngoạn mục như vậy không nhất thiết phải bầu cử gian lận nhưng cũng không chứng tỏ
Diệm đã được sự ủng hộ của dân chứng. Thực tế 80% cư dân miền nam là nông thôn và nông
dân đi bầu để làm nghĩa vụ do các nhà cầm quyền địa phương yêu cầu và họ cho rằng đơn giản
nhất là bầu cho ứng cử viên của chính quyền.
Vả lại, Ngô Đình Diệm và người em của ông là Ngô Đình Nhu cố vấn chính trị của Tổng
thống không ảo tưởng gì về tầm quan trọng của việc toàn dân đi bỏ phiếu. Trong thông điệp
đọc trước Quốc hội lập hiến ngày 17 tháng 4 năm 1956, Ngô Đình Diệm tuyên bố: "Nền dân
chủ không phải là hạnh phúc vật chất cũng không phải là ưu thế của sô đông. Chủ yếu đó là cố
gắng thường xuyên để mọi công dân có quyên được phát triển trong tự do". Định nghĩa mơ hồ

về nền dân chủ hạ thấp vai trò của đa số báo hiệu sự ra đời của họp thuyết "Nhận vị" của chế
độ mà Ngô Đình Nhu là nhân vật quan trọng nhất về mặt xây dựng lý thuyết. Trong một lần
đọc diễn văn, Nhu nói rõ ràng: "Nhà nước đại nghị đã lỗi thời. Gieo gió thì gặt bão. Chủ quyến
của nhân dân không thể chi đơn giản xây dựng trên quyền uy của số đông".
Đối với Ngô Đình Diệm, thấm nhuần những lời dạy của Nho giáo, người đứng đầu Nhà
nước có quyên lực là do đức độ cá nhân và chắc hẳn do tính liêm khiết cùng tinh thần yêu nước
của mình, ông hoàn toàn xứng đáng có những quyền lực với nhiều tham vọng trí tuệ, muốn xây
dựng một học thuyết về Nhà nước trung gian giữa nền dân chủ phương Tây và chủ nghĩa cộng
sản. Là cựu học sinh trường Pháp điên (Ecole des Chartes) ở Paris trong những năm 1930 khi
giáo hội La Mã với hai thông cáo Re rum Novarum (Sự Vật mới), Quadragesimo An no (Tuần
chạy trong năm) đang đi tìm một triết học chính trị để chống lại chủ.nghĩa Mục đang phát triển
và ảnh hưởng trong giới thợ thuyên châu âu. Nhu đã chăm chú quan sát sự phát triển của phong
trào.công đoàn Công giáo và rất thích thú nghiên cứu lý thuyết "Nhân vị" của Emmanuel
Moưnier được phát triển trong Tạp chí Tinh thần (Revue Esprit). Chủ nghĩa nhân vị của
Mounier mô phỏng giáo lý Cơ đốc nhấn mạnh thiên hướng chung của nó là Cơ đốc giáo, chủ
trương rằng những quyền tự do dân chủ phải tương ứng với tiến bộ kinh tế và xã hội. Nhu nghĩ


rằng có thể tìm thấy trong lý thuyết đó câu trả lời cho các vấn đề chính trị tại các nước kém
phát triển. ông đem chủ nghĩa nhân vị của Mounier thích nghi với học thuyết Nho giáo của
Diệm, do đó muốn biện bạch cho việc ban bố các quyền tự do dân chủ ở miền Nam Việt Nam
đang phải đối phó với sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản và đấu tranh khắc phục tình trạng lạc
hậu về kinh tế.
1. Nền dân chủ
Tư tưởng chính trị của Diệm - Nhu giải thích tại sao phải hạn chế tự do dân chủ ở Nam Việt
Nam. Tất nhiên Hiến pháp của Việt Nam Cộng hòa được Quốc hội lập hiến thông qua và được
Tổng thống ban hành ngày 20 tháng 10 năm 1956, ấn định những quyên tự do cơ bản mà con
người thường thấy trong hiến pháp của các nước dân chủ phương Tây. Nhưng chỉ bằng sửa đôi
hiến pháp những quyền tự do dân chủ đó tạm ngừng không áp dụng vì lý do an ninh.
Diệm giữ mọi quyền cai quản đất nước và được người em thân tín là Ngô Đình Nhu mang

chức cố vấn chính trị tại Phủ Tổng thống và cả hai người đều phỏng theo các phương pháp
cộng sản để chống chủ nghĩa cộng sản. Trong khí chế độ cộng sản được xây dựng trên học
thuyết cộng sản, Nhu và Diệm xây dựng chủ nghĩa nhân vị như là một học thuyết Nhà nước ở
Nam Việt Nam. Trong việc thi hành quyền lực, cũng như ở miền Bắc Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, người ta cũng thấy ở Nam Việt Nam cùng những phương pháp tương
tự của công an mật và sự kiểm soát các thành viên trong chính phủ và nhân viên bộ máy hành
chính bằng bộ máy của đảng. Như là Tổng thư ký của Đảng Cần lao và đứng đầu ban chấp
hành. Cũng như Đảng Cộng sản ở miền Bắc, sự tồn tại của Đảng Cần lao là công khai những
danh sách các đảng viên và những hoạt động của họ được giữ bí mật. Cũng như ở miền Bắc,
Đảng Cộng sản là nguồn gốc của chính quyền với tổ chức ngoại vi là Mặt trận Việt Minh tập
hợp những người có cảm tình với cộng sản thì ở miền Nam Nhu tổ chức "Phong trào cách
mệnh quốc gia" xoay quanh Đảng Cần lao để ủng hộ hạt nhân của giữ vững là bảo vệ chính
quyền. Những thành viên của chính phủ, những nghị sĩ quốc hộ, viên chức bộ máy hành chính
và sĩ quan lực lượng vũ trang nếu muốn nổi bật và được đề bạt thăng chức phải tham gia phong
trào cách mệnh quốc gia. Cả hai tổ chức Đảng Cần lao và Phong trào cách mệnh quốc gia là
những công cụ để cung cấp cho Nhu những tin tức tình báo chính tả, phát hiện những người
cộng sản và những phần tử đối lập và tin hiểu sự phục tùng và trung thành với chế độ của viên
chức nhà nước và nhân dân.
Sử dụng những phương pháp giống như ở miền Bắc Việt Nam, Diệm - Nhu loại trừ triệt đê
sự đối lập chính trị ở miền Nam bằng những chiến dịch tố cáo cộng sản nằm vùng (tố Cộng) và
bằng những vụ bắt bớ thường diễn ra vào ban đêm. Chính phủ Mỹ đều biết rõ những sự lạm
dụng đó nhưng không muốn gây sức ép đối với Diệm ngay từ đầu để thực thi các quyền tự do
dân chủ và tập hợp mọi người cùng xây dựng một quốc gia tự do và dân chủ. Có thể có hai lý
do:
Trước hết sau những sai lầm liên tiếp trong việc đánh giá tình hình chính trị Đông Dương
từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai, Washington có khuynh hướng cho Diệm hiểu biết vấn đề
Việt Nam hơn là người Mỹ, nhất là sau những rối loạn năm 1955, người Mỹ cho rằng trong
một xã hội chia rẽ Nam Việt Nam đứng trước nguy cơ lật đổ của cộng sản nên Diệm phải có
chính đảng riêng của mình, có chính phủ mạnh để đối phó với tình hình. Tướng Edward
Lansdale, phụ trách chiến tranh tâm lý ở Việt Nam lúc này dã nhìn thây nguy cơ trong chính

sách của Diệm. Ông tìm cách thuyết phục đại sứ Mỹ Frederick Nolting phải ngăn cản Diệm


Nhu và không nên xây dựng một nhà nước cực quyền ở Nam Việt Nam vì chính sách của Diệm
sẽ đưa đến tình trạng chia rẽ những người có tinh thần dân tộc. Đại sứ Mỹ nói: "Washington đã
có một quyết định chính trị là phải giúp đỡ bằng mọi cách vào việc xây dựng một đảng quốc
gia mạnh dê ủng hộ Diệm"1. Bằng chứng của Lansdale đưa ra rất quan trọng. Từ chỗ không
biết, rồi phản đối Diệm dấu tranh cho độc lập của Việt Nam theo chủ nghĩa quốc gia, nay Mỹ
ủng hộ Diệm thiết lập một chế độ cực quyền. Quyết định này của Mỹ sẽ gây hậu quá nghiêm
trọng. Một mặt mục tiêu của Mỹ là tạo cho Diệm khả năng thiết lập một nền tảng chính trị là
phù phiếm vì nhiều người gia nhập Đảng Cần lao không có nghĩa là đảng dược dân chúng ủng
hộ, mặt khác Diệm dụng công an mật để loại trừ mọi đối lập chính trị tạo nên một khoảng
trống chính trị ở Nam Việt Nam.khiến Mỹ không có sự lựa chọn nào khác ngoài chính quyền
hiện hữu. Thời gian trôi qua, dần dần Mỹ bắt buộc phải bơi nếu không sẽ chết chìm (swim or
sink) cùng với Diệm mặc dù chế độ Diệm ngày càng mất lòng dân.
2. Sự kiện Phật giáo
Đầu năm 1963, tình hình Nam Việt Nam yên tĩnh. Với Frederick Nolting làm đại sứ Mỹ tại
Sài Gòn, quan hệ giữa Sàn Gòn và Washington đang trong "tuần trăng mật" kéo dài. ở các tỉnh
phong trào du kích Việt cộng hình như đang chống lại Trong thông điệp đầu năm 1963 gìn
Quốc hội, Tổng thống Mỹ John F. Keunedy tuyên bố: "Mũi nhọn xung kích xâm lược của cộng
sản ở Việt Nam đã cùn rồi!". Đối với Harry D. Felt, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, tiên
đoán "không đến ba tháng sẽ có chiến thắng ở (Nam) Việt Nam"1.
Tuy nhiên đến giữa năm bùng nổ "Sự kiện Phật giáo" đưa đến việc chính phủ Kennedy bỏ
rơi Diệm và khuyên khích đảo chính để lật đổ chế độ độc tài đưa miền Nam đến chỗ tình trạng
hỗn loạn và Mỹ phải trực tiếp tham chiến trên quy mô lớn ở Việt Nam. Cuộc khủng hoảng Phật
giáo đã diễn ra như thế nào và điều gì đã khiến Mỹ một lần nữa thay đôi triệt đê thái độ đối với
Diệm.
Đầu tháng Năm 1963 tại cố đô Huế miền Trung Việt Nam, tín đồ Phật tử chuẩn bị lễ Phật
đản, ngày sính của Đức Phật Thích ca lần thứ 2507. Lần đó, lại trong với kỷ niệm 25 năm cha
Ngô Dính Thục được phong giám mục đang phụng sự việc đạo tại Huế. Là anh cả của Tổng

thống Diệm, cha Thục không phải là con người có tính khiêm nhường Cơ đốc giáo. Ông tỏ ra
giận dữ khi không nhận được điện văn chúc mừng của các Thượng tọa Phật giáo tại Huế. Để
trả thù, cha Thục dùng tình huynh đệ can thiệp với chính quyên Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật
trong ngày Phật đản với lý do chỉ có quốc kỳ mới được treo nơi công cộng. Tuy nhiên trong
các ngày đại lễ Công giáo người ta thấy cờ Vatican được treo khắp nơi ngoài phố. Phật tử ở
Huế quyết định không chấp hành sắc lệnh của chính phủ và trong ngày lễ Phật đản ngày 8
tháng Năm vẫn treo cờ Phật đồng thời tổ chức mít tinh để phản đối kỳ thị tôn giáo. Thiếu tá
Đặng Sĩ, Phó tỉnh trưởng điều động các đơn vị quân đội đến và ra lệnh cho giải tán cuộc mít
tinh đông hàng vạn người. Những người biểu tình không tuân lệnh mặc dù lính phun vòi rồng
hơi cay và bắn chỉ thiên. Bất thình lình người ta nghe thấy nhiều tiếng nô. Đám đông hoảng
loạn tản mát để lại trên dường phố chín xác chết và khoảng hai chục người bị thương. Các tín
đô Phật tử phẫn nộ, cáo buộc chính phủ tàn sát người vô tội, còn chính phủ trái lại cho rằng lựu
đạn nổ là do các phần tử khiêu khích của cộng sản trà trộn vào đám biểu tình gây nên.
1

. Edward Lansdale: In the midst of wars, New York, Harper & Row 1972, tr. 342.

1

. New York Times, January31, 1963.


Sau nhiều cuộc điều đình giữa chính phủ và lãnh đạo Phật cáo, một thông cáo chung được
công bố năm tuần lễ sau đó, trong đó chính phủ thông báo từ nay Phật tử được treo cờ nơi công
cộng nhưng vẫn cho rằng vụ tàn sát tín đồ ngày 8 tháng Năm tại Huế không phải do các lực
lượng trật tự gây nên. Sự thỏa hiệp này không làm bên nào thỏa mãn. Bà Nhu em dâu Tổng
thống Diệm - người rất có thế lực trong chính phủ rất tức giận trước sự nhượng bộ của chính
phủ đối với tín đồ Phật giáo Bà ta dám trách cứ ông anh Tổng thống là "hèn". Còn tín đồ phật
giáo cho rằng chính phủ phải chịu trách nhiệm về sự kiện đẫm máu ở Huế và muốn tiếp tục đấu
tranh chống lại điều mà họ cho là ngược đãi Phật giáo.

Sự kiện ngày 8 tháng Năm thổi bùng lên tâm trạng bất mãn sâu xa của Phật giáo đối với
chính phủ Diệm, có biểu hiện quá rõ là bênh vực cho Công giáo đang hoạt động rất tích cực.
Nói một cách chặt chẽ thì không có ngược đãi Phật giáo vì thờ cúng bao giờ cũng được tôn
trọng và chính phủ luôn luôn viện ra số lượng nhà chùa tăng nhanh dưới chế độ Diệm để minh
chứng cho chính sách về tôn giáo của chính phủ. Những đúng là có sự phân biệt đối xử đối với
đạo Phật thu hút tới 90% dân số và rõ ràng chính phủ thiên vị Công giáo. Sự kỳ thị tôn giáo
này không đơn giản chỉ là vì gia đình họ Ngô sùng đạo Cơ đốc - gắn chặt với Cơ đốc giáo lạc
hầu gần như thời Trung đội - nhưng cũng là do Diệm Nhu tin rằng Cơ đốc giáo là sự đảm bảo
chống chủ nghĩa cộng sản tốt hơn Phật giáo vì tổ chức Phật giáo quá lỏng lẻo trong hệ thống
các tăng ni Phật tử. 'Nói chuyện với phái đoàn Liên Hợp quốc đến Việt Nam đê điều tra vấn đề
Phật giáo tháng Chín 1 963 theo lời mời của chính phủ Diệm, Ngô Đình Nhu đưa ra nhận xét
rằng: "ở Việt Nam chi cần cạo trọc đầu mặc áo cà sa là trở thành một nhà sư". Nhu nghi ngờ
cộng sản đã len lỏi vào hệ thống Phủ giáo. Ngoài ra, Nhu cho rằng triết học Phật giáo chủ
trương bất bạo động và thoát tục trên trần thế không đáp ứng được nhu cầu của cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa cộng sản và tinh trạng chậm phát triển của đất nước1.
Dù nói thế nào thì dưới chế độ Diệm các vị trí then chốt trong chính quyền và lực lượng vũ
trang đều gần như giao cho những người Công giáo nắm giữ. Trong khu vực tư nhân các cha
xứ Công giáo dễ dàng nhận được ưu ái của chính phủ đối với các giáo thụ của họ. Còn tín đô
Phật giáo thì khiêm nhường hơn mặc dù Hiến pháp đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn
giáo, các chùa chiền đều được quản lý thống nhất theo đạo số 10 của Hoàng đế Bảo Đại ban bố
ngày 6 tháng Tám 1950, sát nhập chùa vào các hội từ thiện tư nhân hay thánh miếu đặt dưới sự
kiểm soát của chính quyền. Còn nhà thờ Công giáo thì hoàn toàn độc lập với chính quyền với
tư cách là một tôn giáo. Việc rắc rối xảy ra ở Huế ngày 8 tháng Năm làm cho nhiều người chết
trong đám biểu tình hòa bình là một giọt nước làm tràn cốc nước đã đầy. Chính vì vậy, sau hôm
xảy ra thảm kịch, một ủy ban đấu tranh của Phật giáo được thành lập gìn cho chính phủ bản
kiến ngư long trọng gồm 5 điểm:
1. Xóa bỏ triệt để lệnh cấm treo cờ Phật.
2. Đảm bảo cho Phật giáo có quy chế giống như Cơ đốc
3. Chấm dứt ngay việc ngược đãi những người theo dạo Phật.
4. Thừa nhận tôn giáo tự do và truyền bá đức tin Phật giáo.

5. Đền bù công bằng cho nạn nhân ngày 8 tháng Năm và trừng trị những người có trách
nhiệm về vụ tàn sát.
1

. United nations. Official Records of the General Assembly Elghteen Session, September -

December, 1963, tr. 16-17.


Video liên quan

Chủ đề