Tại sao ngân sách nhà nước là một đạo luật

Luật ngân sách nhà nước là tổng hợp các quy phạm pháp luật về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

Đạo luật ngân sách thường niên là văn kiện của nhà nước do Quốc hội quyết định bằng một nghị quyết có hình thức pháp lí như một văn bản luật trong đó dự tính và cho phép thực hiện toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Đây là hai khái niệm cơ bản trong pháp luật về ngân sách nhà nước rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên xét về bản chất cũng như các đặc điểm, có thể phân biệt Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và Đạo luật ngân sách thường niên

Tại sao ngân sách nhà nước là một đạo luật
Phân biệt Luật ngân sách nhà nước và đạo luật ngân sách thường niên

Ta có thể phân biệt Luật ngân sách nhà nước và đạo luật ngân sách thường niên dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí Luật Ngân sách nhà nước 2015 Đạo luật ngân sách thường niên
Bản chất Là đạo luật cơ sở, quy định các quy phạm pháp luật để thực hiện

Được ban hành khi luật ngân sách cũ không còn đáp ứng đủ yêu cầu hiện tại

Là bản kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia

Được ban hành thường niên

Kết cấu Bao gồm các chương, mục, điều, khoản, điểm Bao gồm các khoản thu, chi cụ thể; các số liệu
Chủ thể xây dựng và ban hành Do Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua Chính phủ và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước xây dựng dự toán, trình Quốc hội quyết định
Thời gian xây dựng Lâu dài, không xác định được cụ thể Từ tháng 6 của năm trước xây dựng dự toán cho ngân sách của năm sau
Hiệu lực Từ năm ngân sách 2017 cho đến khi có văn bản mới thay thế 1 năm
Chủ thể công bố Chủ tịch nước Bộ trưởng Bộ tài chính
Hình thức Luật ngân sách nhà nước Nghị quyết của Quốc hội
Mục đích Sử dụng một cách có hiệu quả ngân sách nhà nước Sử dụng ngân sách nhà nước đúng chức năng và nhiệm vụ

Bài viết cùng chủ đề Phân biệt Luật ngân sách nhà nước 2015 và đạo luật ngân sách thường niên:

Phân biệt Ngân sách nhà nước và Quỹ ngân sách nhà nước

Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân biệt Luật ngân sách nhà nước 2015 và đạo luật ngân sách thường niên. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát chung
  • 2. Ngân sách nhà nước là gì?
  • 3. Thu ngân sách gồm những khoản nào?
  • 4. Chi ngân sách gồm những khoản nào?
  • 5. Thế nào là bội chi ngân sách?
  • 6. Các bước cơ bản của việc sử dụng ngân sách
  • 7. Ai có quyền phê duyệt các bước sử dụng ngân sách?
  • 8. Chúng ta đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng những cách nào?
  • 9. Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định mức thu phí, lệ phí?
  • 10. Ngân sách nhà nước liên quan gì đến cá nhân, tổ chức?

1. Khái quát chung

Luật ngân sách nhà nước là đạo luật quy định về lập, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, Luật nhằm kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế; bảo đảm phát huy vai trò của ngân sách nhà nước; tăng quyền chủ động, trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc quản lí tài chính - ngân sách; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và hội nhập quốc tế trong giai đoạn phát triển mới; xây dựng nền tài chính lành mạnh, công khai, minh bạch, tăng cường kỉ cương, kỉ luật trong quản lí ngân sách.

Phạm vi điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước là hoạt động lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.Phạm vi áp dụng của luật ngân sách ở các nước phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước. Ở các nước tổ chức hệ thống ngân sách thống nhất gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thì luật ngân sách áp dụng chung cho tất cả các hoạt động ngân sách của chính quyền nhà nước trung ương và địa phương. Ở các nước có sự tách biệt giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thì luật ngân sách nhà nước chỉ áp dụng đối với hoạt động ngân sách của chính quyền trung ương. Hệ thống ngân sách nhà nước của Việt Nam tổ chức theo hệ thống thống nhất, gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, nên Luật ngân sách nhà nước áp dụng chung cho tất cả các hoạt động ngân sách của các cấp chính quyền, tương tự Luật ngân sách nhà nước của một số nước như Trung Quốc , Luật ngân sách Liên bang Nga ...

Luật ngân sách nhà nước và các quy định về hoạt động ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền nhà nước trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước là cơ sở pháp lí cơ bản của hoạt động ngân sách nhà nước ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước: Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.

Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

Bội chi ngân sách địa phương:Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương: Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp; Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

2. Ngân sách nhà nước là gì?

Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ NSNN trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.

3. Thu ngân sách gồm những khoản nào?

Những nguồn chính của thu NSNN gồm:

Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…)

Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ.

Vay, viện trợ không hoàn lại (như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…)

Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.

4. Chi ngân sách gồm những khoản nào?

Chi ngân sách gồm nhiều khoản khác nhau, nhưng quan trọng nhất là:

Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước…), công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…

Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như điện, đường, trường, trạm.

Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản đã vay trong nước, nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.

Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai…

5. Thế nào là bội chi ngân sách?

So sánh giữa tổng thu NSNN và tổng chi NSNN trong một năm, xảy ra ba trường hợp:

Nếu tổng thu> tổng chi thì NSNN bội thu

Nếu tổng thu = tổng chi thì NSNN cân bằng

Nếu tổng thu< tổng chi thì NSNN bội chi Chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi chính là khoản bội chi hoặc bội thu của NSNN.

6. Các bước cơ bản của việc sử dụng ngân sách

Có 4 bước trong chu trình ngân sách:

Lập ngân sách là quá trình xây dựng bản dự toán thu, chi là gì, ngân sách với cơ cấu chi tiết theo luật định. Dự toán ngân sách bao gồm cả việc phân bố ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Phê chuẩn ngân sách là quá trình các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, thẩm tra, thảo luận và đi đến quyết định phê duyệt dự toán ngân sách

Chấp hành ngân sách là quá trình thực hiện các nội dung đã nêu trong dự toán ngân sách

Quyết toán, kiểm toán và đánh giá ngân sách là khâu cuối cùng trong chu trình ngân sách, nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách ngân sách của năm ngân sách đã qua.

7. Ai có quyền phê duyệt các bước sử dụng ngân sách?

Quốc hội có quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bố ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Hội đồng nhân dân các cấp có quyền quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp mình và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương

Lưu ý: NSNN bao trùm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Tương tự, ngân sách địa phương gồm ngân sách cấp mình quản lý và ngân sách cấp dưới. Ví dụ: HĐND tỉnh phê duyệt dự toán ngân sách địa phương tức là dự toán cả 3 cấp (tỉnh - quận/ huyện - phường/ xã), nhưng chỉ phân bổ chi tiết phần ngân sách cấp tỉnh (cấp mình quản lý).

8. Chúng ta đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng những cách nào?

Chúng ta đóng góp vào NSNN chủ yếu qua thuế, phí và lệ phí.

Thuế: Là khoản thu bắt buộc các tổ chức kinh tế và cá nhân phải nộp vào NSNN. Chúng ta đóng thuế một cách trực tiếp (thuế trực thu) hoặc gián tiếp (thuế gián thu). Các khoản thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp... Các khoản thuế gián thu được chúng ta chi trả khi mua sắm, chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ. Mỗi khoản chi của chúng ta đều có một tỷ lệ thuế giá trị gia tăng nộp vào NSNN.

Phí: Là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp những chi phí nhằm duy trì một số dịch vụ công. Ví dụ: án phí, phí tham quan, phí bảo trì đường bộ…

Lệ phí: Là khoản thu của nhà nước nhằm để thực hiện một số thủ tục về hành chính. Ví dụ: lệ phí công chứng, hộ khẩu, địa chính, hải quan… Với các loại phí và lệ phí, chúng ta chỉ đóng khi có sử dụng dịch vụ phải trả phí, lệ phí.

9. Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định mức thu phí, lệ phí?

Có nhiều loại phí và lệ phí được qui định thành Danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí (Luật số 97/2015 /QH13).

Theo đó, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quy định mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí theo thẩm quyền.

Các mức thu phí, lệ phí đều có quy định của pháp luật. Ví dụ:

Mức thu phí lượt ban ngày đối với xe đạp không quá 2.000 đồng/lượt, đối với xe máy không quá 4.000 đồng/lượt.

Phí thẻ mượn, thẻ đọc tài liệu, tối đa không quá 40.000 đồng/thẻ/năm đối với bạn đọc là người lớn. Đối với trẻ em thì mức phí giảm 50%.

10. Ngân sách nhà nước liên quan gì đến cá nhân, tổ chức?

Tiền thuế, phí và lệ phí do chúng ta đóng chiếm hơn 90% tổng thu NSNN. Câu chuyện về ngân sách cũng chính là câu chuyện về tiền của chúng ta.

Nhiệm vụ của chi NSNN là để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong đó quan trọng nhất là phục vụ người dân, nâng cao phúc lợi xã hội. Vì thế, nếu NSNN không được giám sát chặt chẽ cũng có nghĩa là chúng ta và con cháu chúng ta không có cơ hội được hưởng mức phúc lợi đáng có; thậm chí phải gánh chịu hậu quả của việc sử dụng sai NSNN (như nợ nần, ô nhiễm môi trường, bất công bằng…)

Những nguồn chính của thu NSNN gồm:

Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…)

Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay, thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ.

Vay, viện trợ không hoàn lại (như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…)

Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.