Tại sao ngón tay bị cong

Tại sao ngón tay bị cong

Bàn tay có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, cho phép chúng ta thực hiện cả vận động thô và vận động tinh bao gồm nâng các đồ vật có kích thước lớn, hoàn thành những công việc đòi hỏi sự khéo léo, có khả năng sử dụng các công cụ hay thậm chí là kiểm soát lực cầm mạnh. Mỗi bàn tay có tổng cộng 19 xương và gồm 4 phần tạo thành, cụ thể là các ngón tay, mu bàn tay, lòng bàn tay và cổ tay. Các dây thần kinh chính của bàn tay bao gồm dây thần kinh giữa, dây thần kinh trụ và dây thần kinh quay, có chức năng truyền thông tin từ não đến bàn tay và ngược lại, nhờ đó tạo ra cảm giác và kiểm soát chuyển động. Dưới đây trình bày các loại chấn thương bàn tay thường gặp, các tình trạng y khoa chính ảnh hưởng đến bàn tay và các phương pháp điều trị hiện có.

Các chấn thương bàn tay thường gặp

Tại sao ngón tay bị cong

Bàn tay có nguy cơ gặp phải nhiều loại chấn thương phổ biến, xảy ra do hoạt động thể thao hoặc giải trí, ngã do tai nạn và thậm chí là do hao mòn hàng ngày. Hầu hết các tổn thương nhỏ như vết cắt và vết bầm tím đều tự lành, nhưng một số tổn thương nhất định có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàn tay về lâu về dài. Các chấn thương bàn tay thường gặp bao gồm:

Gãy xương

Chấn thương có thể làm vỡ các xương tạo thành bàn tay, bao gồm các xương nhỏ (đốt ngón tay) hoặc xương dài (xương bàn tay) của các ngón tay. Có thể cần tiến hành phẫu thuật để điều trị chấn thương trong trường hợp lực tác động khiến xương bị gãy và trật khỏi vị trí ban đầu. Gãy xương có thể xảy ra do bị ngã, trẹo hoặc va chạm trực tiếp khi chơi thể thao.

Các triệu chứng của gãy xương bàn tay bao gồm đau, nhạy cảm đau, sưng, biến dạng ở vùng bị gãy xương và hạn chế cử động. Đối với các trường hợp nhẹ, phương pháp điều trị thường là bó bột để hạn chế cử động cho đến khi các mảnh xương lành lại, quá trình này có thể kéo dài khoảng 6 8 tuần. Có thể cần tiến hành phẫu thuật để chỉnh lại vị trí và ổn định các xương bị biến dạng nghiêm trọng. Các trường hợp gãy xương ít nghiêm trọng hơn cũng có thể được cố định bằng ốc vít và tấm kim loại chắc chắn thay vì khuôn bó bột. Phương pháp này giúp tay cử động bình thường ngay lập tức mà không bị bất tiện do khuôn bó và có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục để quay trở lại các hoạt động thể thao. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng sưng xảy ra ở vùng khớp. Viêm xương khớp thường gặp ở bàn tay, trong đó lớp đệm bảo vệ giữa các khớp (sụn) bị mòn do lão hóa hoặc hao mòn. Các yếu tố di truyền, tình trạng mất vững khớp và chấn thương cũng có thể góp phần gây viêm xương khớp.

Các triệu chứng của viêm xương khớp bao gồm đau, cứng khớp, hạn chế cử động, sưng ở vùng khớp bị ảnh hưởng và đôi khi có cảm giác ken két khi cử động khớp.

Các loại thực phẩm chức năng như glucosamine, dầu cá, gừng và nghệ có thể giúp giảm các triệu chứng viêm khớp. Nếu tình trạng diễn biến nặng hơn, có thể sử dụng thuốc kháng viêm không phải steroid (NSAID) hoặc tiêm steroid vào khớp để giảm nhanh triệu chứng đau và sưng. Đối với những trường hợp rất nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, cần tiến hành phẫu thuật hàn khớp hoặc thay thế khớp nhân tạo. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.