Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

Tôi nghe nói người bệnh ung thư không nên đi viếng đám ma sẽ làm bệnh di căn nhanh, tái phát. Điều này có đúng không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Ma Thị Thả (Cao Bằng)

Trong dân gian từ lâu vẫn quan niệm rằng, hơi lạnh tỏa ra từ người chết sẽ nhiễm vào những người đi đám ma, gây bệnh nếu cơ thể không đủ sức chống đỡ. Chính vì vậy, những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi đang mang bệnh, phụ nữ có thai, mắc ung thư… được khuyên không nên đi đám ma kẻo nhiễm hơi lạnh người chết. Tuy nhiên, về mặt khoa học, không có căn cứ để khẳng định đi dự đám tang làm cho bệnh tế bào ung thư di căn nhanh hay bệnh ung thư tái phát trở lại.

Về trường hợp phát bệnh ung thư sau đám tang hay tử vong và di căn sau khi đi đám tang chẳng qua là trùng nhau chứ vía lạnh không có ảnh hưởng gì. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào bởi không khí u buồn, nặng nề ở đám tang sẽ ám ảnh tâm lý. Khi bệnh nhân suy sụp, thể trạng yếu sẽ tạo cơ hội khiến tế bào ung thư càng phát triển nhanh chóng hơn. Những người mắc ung thư khi đi đám tang không nên quá đau buồn quá ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi tinh thần vững, sức khỏe tốt thì việc đi lễ hiếu này hoàn toàn không đáng lo sợ.

Một trong những đặc tính của bệnh ung thư là tái phát và di căn. Ở giai đoạn sớm, nhiều loại ung thư có khả năng điều trị thành công cao và nguy cơ tái phát ít nhưng không ai dám chắc sẽ diệt được tế bào ung thư cuối cùng. Khi đã chữa ung thư, người bệnh cần luôn tuân thủ quá trình điều trị, dinh dưỡng và tái khám.

Bác sĩ Nguyễn Lâm


(PLO)- Tại buổi tọa đàm khoa học "Ung thư không phải dấu chấm hết" tại BV K Trung ương, cơ sở 3 Tân Triều (Hà Nội) ngày 26-5, GS-TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc BV K Trung ương, cho rằng có rất nhiều người mắc phải những sai lầm trong kiêng khem khi mắc bệnh ung thư.

Theo GS-TS Đức, có 5 kiểu kiêng rất phi lý mà các bệnh nhân ung thư vẫn hay áp dụng. Thứ nhất, nhiều người cho rằng ung thư là do số phận nên khi bị bệnh cứ “thuận theo lẽ trời" mà không chữa trị. Thứ hai, đã ung thư là không đụng dao kéo, không phẫu thuật cho dù thầy thuốc, bác sĩ có chỉ định.

Sai lầm thứ ba là không xạ trị, hóa trị. Sai lầm thứ tư là ăn uống kiêng khem, không ăn chất đạm, chỉ ăn gạo lức, muối vừng vì cho rằng ăn khổ như vậy tế bào ung thư không phát triển. Về vấn đề dinh dưỡng khi bị ung thư, GS-TS Đức cho rằng bệnh nhân ung thư cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe nhằm chiến đấu với bệnh tật. "Nếu ăn uống kiêng khem quá, người bệnh sẽ bị suy nhược, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng trước khi bệnh ung thư kịp phát triển" - GS-TS Đức khuyến cáo.

Sai lầm thứ năm, theo GS-TS Đức là quan niệm khi bị ung thư không được đến đám tang vì làm vậy sẽ nhanh chết. "Đó là những quan niệm sai lầm, khi kiêng khem như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh tình, tâm lý, dinh dưỡng, thậm chí đến tính mạng” - GS Đức nhấn mạnh.

“Việc đi đám tang và bệnh ung thư không liên quan đến nhau. Cho đến nay không có cơ sở khoa học nào và không có tài liệu nghiên cứu nào cho rằng đi đám tang về thì bệnh ung thư sẽ tái phát. Bởi ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Chỉ trừ trường hợp những bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, dù đã phẫu thuật nhưng một số tế bào ung thư vẫn còn và “nấp” ở đâu đó trong cơ thể, sau đó tế bào ung thư phát triển, bệnh tái phát thì mọi người cho rằng hai sự việc có liên quan đến nhau, dù chỉ là trùng hợp hoặc tình cờ" - GS-TS Đức giải thích.

Cũng tại buổi tọa đàm, TS-BS Phạm Thị Việt Hương, BV K Trung ương, chia sẻ hiện vẫn còn một số người kỳ thị, xa lánh bệnh nhân ung thư do thiếu hiểu biết. “Kỳ thị bệnh nhân ung thư là một tội ác. Mới đây có một bà mẹ chồng cứ đến viện xỉa xói cô con dâu và cho rằng vì con dâu bị bệnh đã làm lây sang người khác. Chúng tôi phải nói chuyện với bà, giải thích cho bà biết ung thư hoàn toàn không lây nhiễm. Bệnh này nếu phát hiện kịp thời, ăn uống dinh dưỡng tốt và tinh thần thoải mái sẽ điều trị khỏi.  Đồng thời chúng tôi cũng khuyên nhủ bà nên biết chia sẻ, quan tâm hơn nữa đến người con dâu đáng thương của mình…” - BS Hương kể lại.

Nhà báo Trần Thị Cẩm Bào, một “chiến binh” dũng cảm đã nhiều năm chiến đấu với căn bệnh ung thư vú, chia sẻ những kinh nghiệm về chặng đường chiến đấu với bạo bệnh. "Ung thư không phải là dấu chấm hết. Khi mới biết mình mắc bệnh tôi tưởng như trời sụp dưới chân nhưng tôi luôn giữ tinh thần lạc quan yêu đời, dũng cảm và áp dụng bí quyết sống khỏe 4T: Tinh thần, Thể thao, Thuốc và Thảo dược. Tôi luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ kết hợp sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược để nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị. Giờ đây tôi đã khỏe mạnh trở lại" - chị Bào chia sẻ.

Skip to content

Mặc dù chưa có cơ sở khoa học để giải thích việc bị ung thư nên kiêng đi đám ma nhưng trong kinh nghiệm dân gian đã tồn tại quan niệm đó. Đã có nhiều người mang bệnh ung thư đi đám ma và ngay lập tức bệnh bùng phát dữ dội.

ở Trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng Nhân cho biết, việc người ốm cụ thể là bị ưng thư kiêng đi đám ma vì bị tác động của một lực vô hình nào đó làm bệnh nặng hơn là có thật và mọi người cần có cái nhìn thấu đáo hơn. Lương y Đỗ Thị Ngọ (Hòa Bình), người được tôn vinh “Lương y tiêu biểu vì sức khỏe cộng đồng” năm 2014, cũng nhấn mạnh việc bị bệnh ung thư phải kiêng đi đám tang là đúng. Bởi lẽ, với những người bị bệnh ung thư nói riêng, người ốm nói chung, sức đề kháng của họ yếu, khi tới chỗ lạnh dễ khiến cơ thể mệt thêm và sinh bệnh. “Đặc biệt với người mắc bệnh ung thư, trong cơ thể họ có những tế bào lạ tạo thành ung thư nên kháng thể yếu, không chống cự được cái “lạnh” ở đám tang, sẽ bị ốm lâu và bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nơi đó. Có người mới ốm dậy mà đi bốc mộ sau đó càng ốm lâu vì khi đó sức đề kháng yếu, họ không chịu được vía lạnh” – lương y Ngọ kể lại câu chuyện mình đã từng gặp trong thực tế.

Có cùng quan điểm với lương y Ngọ, lương y Phạm Thị Hồng – vị lương y mà tên tuổi của bà gắn liền với “kỳ án hiếp dâm ở Hà Đông” hay còn gọi “kỳ án huyệt trai trinh” cũng cho rằng, những người mắc bệnh ung thư nên kiêng đi tới đám tang.

Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma
Lương y lý giải tại sao mang bệnh ung thư lại kiêng đi đám ma

“Người bị bệnh ung thư nên kiêng đi đám tang vì họ rất nhạy cảm với những nơi đó. Đám tang “lạnh” mà sức khỏe họ kém. Thêm vào đó ở đám tang “dương khí” kém, phần “âm khí” lại nhiều nên sức khỏe người bệnh sẽ đau đớn hơn dẫn tới bệnh tiến triển nhanh. Mỗi người sẽ có mỗi cách hiểu về ý kiến “bệnh ung thư nên kiêng đám ma”. Kinh nghiệm của tôi chỉ ra là như thế, còn trong đông y chưa thống nhất được quan điểm” – lương y Hồng cho hay. Một vị bác sỹ hiện đang công tác tại khoa Nội Trung tâm Y tế lao động (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thì khẳng định việc kiêng đi đám tang đối với bệnh nhân ung thư là chưa có cơ sở khoa học. Các chương trình học mà ông được “lĩnh hội” từ các giáo sư, bác sỹ đầu ngành trong lĩnh vực y tế cũng chưa khi nào thấy đề cập tới điều này. Tuy nhiên, vị bác sỹ này cũng thấy lạ khi nhìn nhận ở góc độ tâm linh và kinh nghiệm dân gian thì điều ấy là có. “Tôi đã từng gặp trường hợp phụ nữ có thai khoảng 8 tháng đi đám ma về và phải đi sinh non.Hoặc có người đang bình thường, từ trước tới nay cơ thể không phát hiện ra bệnh tật gì. Sau khi đi đám ma về thấy hạch nổi lên rất nhanh. Khi đó mới phát hiện ra mình bị bệnh. Bản thân tôi cũng chưa gặp được ai để giải thích được điều này.Theo tôi quan điểm, đó là kinh nghiệm dân gian đúc rút ra. Không mất tiền bạc, không vất vả gì thì cứ kiêng cho chắc” – vị bác sỹ này chia sẻ. Một số nơi đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang (dân gian gọi là trừ tà). Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cá nhân bác sĩ cũng từng được chứng kiến nhiều trường hợp đi đám ma về bệnh bùng phát rất nhanh. Ví dụ bệnh nhân bị chó dại cắn chỉ cần gặp đám ma là lên cơn rất nhanh. Người bị ung thư thì khối u phát triển mạnh, vết thương trên người sưng tấy, ốm, cảm… Những trường hợp này dân gian gọi là mắc hơi người chết.

Dân gian xưa nay vẫn giải thích là do hơi lạnh của người mới chết. Nhưng lạnh thế nào thì rất mơ hồ. Có thể cái lạnh này là do từng người cảm nhận được (lạnh người, rợn người) chứ không phải cái lạnh nhiệt độ thông thường. Vì cái hơi đó không thể lạnh bằng trong phòng điều hòa được.

Xem thêm:   Làm gì khi người vợ có nhu cầu sinh lý tình dục cao hơn chồng?

Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma
Người bị bệnh ung thư nên kiêng đi đám tang vì họ rất nhạy cảm với những nơi đó

Nhiều người còn cố lý giải “hơi lạnh” chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Để phòng bệnh, các thầy thuốc thường khuyên người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người ốm hay mắc bệnh mạn tính… nên tránh đến đám tang. Thế nhưng lý giải này cũng khó thuyết phục vì vi khuẩn cứ cho là rất nhiều từ người chết cũng không thể tác động mạnh vào tận khối u của bệnh nhân ngay được. Tôi từng nghe một người thân trong gia đình kể câu chuyện thú vị như sau. Người này bị mụn cơm đầy 2 cánh tay. Ông đã chữa mẹo dân gian bằng cách chà 2 cánh tay đầy mụn cơm đó lên thi thể một người bạn gặp nạn do sập hầm. Thật lạ lùng là ngay mấy hôm sau, những mụn cơm đó khô lại thành vẩy và bong ra hết. Điều này rất khó lý giải bằng khoa học. Có thể ở người mới chết toát ra một thứ năng lượng nào đó mà khoa học chưa thể đo đếm bằng các thiết bị hiện có. Thứ năng lượng này khá độc và tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng không được tốt (yếu bóng vía). Ta biết vậy và cứ kiêng, tránh cho lành.

Nếu bất cứ điều gì cũng phải cần khoa học giải thích thì quá khó. Xét ra, khoa học chỉ có tuổi là một đứa trẻ so với hàng nghìn năm đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Thế nên cũng đừng vội phủ nhận mọi thứ khi “không có cơ sở khoa học”. Bắt khoa học giải thích hết mọi chuyện trên đời là không thể.

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma

  • Tại sao nguoi bị ung thư phải kiêng đám ma