Tại sao người hành nghề luật cần rèn luyện các kỹ năng lập luận pháp lý ?

Tại sao người hành nghề luật cần rèn luyện các kỹ năng lập luận pháp lý ?

Đa số các bạn sinh viên Luật hiện nay thường tập trung quá nhiều vào kiến thức trên giảng đường mà thiếu sự va chạm thực tế. Trong kỷ nguyên 4.0, trí tuệ nhân tạo, máy móc, công nghệ có thể thay thế con người, ngày đó không còn xa và nhiều chuyên gia khẳng định khi đó, tôi, các bạn những người đọc được bài viết này vẫn còn đang sống.

Bạn sẽ không thể thành công trong ngành Luật nếu thiếu những kỹ năng sau:

1. Đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án

Đây là một trong những kỹ năng đầu tiên bạn cần phải học và thực hiện được nó. Hiện nay trên các phương tiện thông tin có rất nhiều bản án tuy nhiên cách cọ sát hiệu quả nhất là khi bạn được thực tập tại VPLS, Công ty Luật. Tại đây các bạn sẽ được hướng dẫn vụ việc thực tế, thời gian đầu chủ yếu sẽ tìm hiểu các hồ sơ đã được giải quyết, nếu các bạn tiếp thu tốt, có tiềm năng thì sẽ được cho tiếp cận một số hồ sơ mới.

Kỹ năng đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án sẽ được tích lũy theo thời gian, bạn cần hiểu rằng những hồ sơ thực tế này không đơn thuần như những gì chúng ta học ở trường, nhiều hồ sơ có rất nhiều phụ lục, tài liệu đính kèm, kéo dài nhiều năm nên để nghiên cứu bạn phải có một bước sắp xếp mà các luật sư hay gọi là đánh bút lục, thường người ta sẽ sắp xếp chúng tại theo trình tự thời gian.

Những vấn đề phải đặt ra tại đây: Bạn sẽ giải quyết lượng thông tin đó ra sao? Tóm tắt nó như thế nào? Đâu là thông tin thực sự cần thiết và là sự kiện mấu chốt trong vụ việc? Phân tích đánh giá hồ sơ tài liệu, tham chiếu căn cứ pháp luật như thế nào? Hồ sơ khách hàng cung cấp thừa thiếu ra sao? 

2. Tư duy pháp lý 

Tư duy pháp lý được ví như là vũ khí của người hành nghề Luật. Nếu không có tư duy pháp lý bạn không thể thành công được.

Tư duy pháp lý là đặt câu hỏi để giải quyết vấn đề. Bạn có thể hình dung là, khi khách hàng đến hỏi bạn, nhưng để trả lời họ thì trong đầu mình, bạn lại phải đặt ra các câu hỏi trước đó. Khi hỏi mình được, bạn mới có câu trả lời nhanh và chính xác cho khách hàng.

Tư duy của người học luật phải khác người bình thường, không được thiên về cảm tính, đơn giản sơ lược mà phải đào xuống chiều sâu, không được đưa ra kết luận nếu như không có căn cứ, lập luận rõ ràng.

Có thể dẫn ra một ví dụ:

Ngày 22/2/2017, tôi có đọc một bài viết của báo tuoi tre, sự việc như sau: Bắt đầu từ cái tin: con tôm hùm đỏ “được” một cá nhân lặng lẽ nhập vào Việt Nam là một “sinh vật lạ”, đã gây tác hại cho mùa màng hoa màu, thậm chí có thể đục khoét làm vỡ đê điều. 

Nhiều bình luận được đưa ra, đây là một bài học kinh nghiệm về việc thiếu hiểu biết, đây là một sự cảnh báo về hậu quả của việc tùy tiện nhập khẩu sinh vật lạ… 

Lẽ ra, những phản ứng tức thời phải vạch rõ được ngay khía cạnh mang tính luật pháp. 

Thứ nhất, việc một công dân nào đó tự ý nhập những sinh vật lạ như tôm hùm đỏ hôm nay và ốc bươu vàng ngày trước có vi phạm luật pháp hay không.Thứ hai, việc công dân ấy có thể đi thoát qua cửa khẩu là sự qua mặt hải quan và các cơ quan chức năng. Vậy trách nhiệm hành chính và trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan này phải được quy kết ra sao.

3. Kỹ năng viết

Theo như các nhà tuyển dụng, sinh viên mới tốt nghiệp thường yếu kỹ năng này nhất trong số các kỹ năng cần thiết của một Luật sư. Kỹ năng viết đặc biệt là soạn thảo hợp đồng cực kỳ cần thiết đối với những người hành nghề Luật, một số công ty còn có hẳn một vòng thi về soạn thảo văn bản trong đợt tuyển dụng của mình. Việc biết cách soạn thảo hợp đồng, kiểm tra tính pháp lý, rủi ro hợp đồng trong các giao dịch của Doanh nghiệp… bạn còn có thể được đánh giá cao hơn so với các ứng cử viên khác khi có khả năng soạn thảo được các văn bản hành chính (công văn, quyết định, đơn từ…).  

Vì thế, sinh viên ngành Luật cần trao dồi kỹ năng này nhiều hơn qua một số hoạt động: làm cộng tác viên viết, sửa bài cho một số tờ báo; viết blog cá nhân; theo học các lớp kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật.

4. Kỹ năng tranh luận

Tranh luận là đặc trưng của nghề luật và đặc biệt là với các luật sư. Bạn phải truyền đạt những lời nói, quan điểm của mình cho các cơ quan tố tụng để bảo vệ khách hàng hoặc tư vấn một cách mạch lạc, rõ ràng để khách hàng hiểu họ phải làm gì. Vì vậy nói là một kỹ năng quan trọng và tất nhiên nó cần phải được rèn luyện từ khi bạn là một sinh viên.

Người có kỹ năng tranh luận là người có sự tổng hợp của các kỹ năng khác như: Đọc, viết, kỹ năng thuyết trình tư duy phản biện… Yêu cầu bạn phải sử dụng thông tin một cách có hiệu quả để hình thành lập luận chặt chẽ, phân loại và xây dựng, sắp xếp hệ thống lập luận để hình thành quan điểm về một vấn đề cụ thể.

Ngoài ra ngoại ngữ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của bạn. Hiện nay, ngành Luật được rất nhiều trường Đại học đào tạo nên số lượng cử nhân Luật tốt nghiệp mỗi năm rất lớn, nếu có ngoại ngữ thì cơ hội được làm việc tại các tập đoàn, công ty lớn rất là cao.

lawnet.thukyluat.vn

Tại sao người hành nghề luật cần rèn luyện các kỹ năng lập luận pháp lý ?
Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Nghề Luật Phân tích vai trò của đạo đức nghề luật

Dowwnload bài mẫu Tiểu Luận Kỹ Năng Nghề Luật Phân tích vai trò của đạo đức trong các nghề luật? Tại sao trong giai đoạn hiện nay yêu cầu đạo đức với nghề luật ngày càng cao? Bài tiểu luận môn Kỹ Năng Nghề Luật Mục tiêu nghiên cứu: để làm rõ chủ để tiểu luận thực hiện những nhiệm vụ sau: nghiên cứu những vấn đề lý luận về đạo đức nghề luật; vai trò của đạo đức trong nghề luật; giải thích vì sao giai đoạn hiện nay yêu cầu đạo đức nghề luật ngày càng tăng cao. Bài làm được dịch vụ thuê viết tiểu luận của Luận Văn Tốt hoàn thành năm 2022, gửi tới các bạn sinh viên tham khảo nhé.

Các bạn có nhu cầu dịch vụ viết tiểu luận thuê chất lượng, uy tín có thể gửi tin nhắn zalo mình hỗ trợ nhé

I. Phần Mở Đầu Tiểu Luận kỹ năng nghề Luật Phân tích vai trò đạo đức nghề Luật

1. Tính cấp thiết của đề tài Tiểu Luận Kỹ Năng Nghề Luật

Theo cách hiểu thông thường, nghề nghiệp dùng để chỉ một hình thức lao động xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng lao động của mình để sáng tao ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nghề nghiệp là công việc mà người ta thực hiện suốt đời”[1]. Cùng với sự phát triển của xã hội với hệ thống nghề nghiệp đa dạng, phong phú, đạo đức nghề nghiệp cũng không ngừng phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và lành mạnh của một lĩnh vực nghề nghiệp cũng như xã hội nói chung.

Chính vì thế, trong cuộc sống, dù là ai, làm bất cứ nghề nghiệp gì cũng phải giữ gìn cho mình cái tâm trong sáng, gìn giữ phẩm hạnh của mình, đó cũng chính là đạo đức. Những người hành nghề luật là người thừa hành pháp luật, am tường các quy định của pháp luật nên phải am tường các quy định của pháp luật, không được trực tiếp hay gián tiếp làm bất cứ công việc gì trái với lương tâm, đạo đức. Nghề luật là một nghề mà không những chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và những hiểu biết xã hội. Họ phải dùng những hiểu biết của mình để hướng tới mục đích cao cả là đấu tranh cho công lý, bảo đảm quyền con người. Là sinh viên việc nghiên cứu đạo đức nghề luật là vô cùng cần thiết nên em chọn chủ đề: “Phân tích vai trò của đạo đức trong các nghề luật? Tại sao trong giai đoạn hiện nay yêu cầu đạo đức với nghề luật ngày càng cao?” làm tiểu luận kết thúc môn học Kỹ năng nghề luật của mình.

2. Phạm vi, mục tiêu nghiên cứu

– Phạm vi nghiên cứu: Đạo đức nghề luật.

– Mục tiêu nghiên cứu: để làm rõ chủ để tiểu luận thực hiện những nhiệm vụ sau: nghiên cứu những vấn đề lý luận về đạo đức nghề luật; vai trò của đạo đức trong nghề luật; giải thích vì sao giai đoạn hiện nay yêu cầu đạo đức nghề luật ngày càng tăng cao.

XEM THÊM ==> Tiểu Luận Môn luật an Sinh Xã Hội pháp luật về bảo hiểm xã hội

XEM THÊM ==> Tiểu Luận Môn Luật Đất Đai – Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai

XEM THÊM ==> Tiểu Luận Luật Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư

II. Nội Dung Tiểu Luận kỹ năng nghề Luật Phân tích vai trò đạo đức nghề Luật

1. Những vấn đề lý luận về đạo đức nghề luật

1.1. Khái niệm

Trong bài giảng “Quy tắc nghề nghiệp luật sư và các quy tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật sư” của giáo sư Nguyễn Hữu Ứơc: “Đạo đức là quan niệm được thừa nhận với chuẩn mực xã hội về điều thiện, điều ác, về danh dự, lương tâm, lẽ công bằng và phẩm chất tốt đẹp của con người. Là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định những hành vi của con người với nhau và đối với xã hội”.

Theo giáo trình Đạo đức nghề luật của Học viện tư pháp: “Đạo đức nghề luật là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh, kiểm soát, đánh giá và định hướng hành vi của những người làm nghề luật[2]”.Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Nghề Luật

Đạo đức nghề luật là một loại hình đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở hoạt động nghề nghiệp của một nhóm người, một tổ chức người nhất định. Đạo đức nghề nghiệp trước hết phải mang đủ các yếu tố của đạo đức xã hội, không được trái với đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp còn có các đặc trưng riêng của mình. Đạo đức nghề luật là một loại hình đạo đức nghề luật được hình thành và phát triển gắn với nghề nghiệp của người hành nghề luật như: thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên… Nghề luật là một nghề mang tính đặc thù và đặc biệt, mỗi một quyết định, hành vi của con người hành nghề luật có thể liên hệ đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Đạo đức xã hội có thể thấy là tập hợp những quan niệm hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Đạo đức nghề luật cũng không nằm ngoài quan niệm đó. Đạo đức nghề luật là tổng hợp những yếu tố giúp người hành nghề luật trong hoạt động nghề nghiệp của mình xác định được Chân, Thiện, Mỹ để bảo vệ một trật tự do luật định. Như vậy, thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình bằng các tác nghiệp, người hành nghề hướng tới cái thiện, cái đúng, cái đẹp, sự công bằng để phán quyết.

1.2. Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề luật

Điều 10 Luật luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về tiêu chuẩn luật sư: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư”. Như vậy, đạo đức được xem là một tiêu chuẩn của luật sư, để trở thành một luật sư phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề luật Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Nghề Luật

– Những phẩm chất đạo đức cần phải có theo nghĩa rộng đối với một công dân trong xã hội. Như đã nêu, người hành nghề luật trước hết là một con người, một công dân. Vì vậy, người hành nghề luật phải mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp về mặt đạo đức cũng như những người công dân bình thường khác trong xã hội. Không thể nói một người hành nghề luật có đạo đức nghề nghiệp cao ngay cả khi người đó có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh nghề nghiệp và có trách nhiệm với công việc của mình nhưng lại thiếu những phẩm chất tốt đẹp của một người công dân bình thường. Người hành nghề luật cần phải có một lối sống lành mạnh, suy nghĩ trong sáng, thái độ thân thiện với tất cả mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, công việc và cuộc sống. Những phẩm chất đó có thể là tính trung thực, lòng dũng cảm, tính công bằng, khách quan và tính nhân bản Tiểu Luận Kỹ Năng Nghề Luật

– Bản lĩnh nghề nghiệp. Bản lĩnh là sự kiên định, là sự quyết đoạn. Bản lĩnh còn là khả năng hướng tới cái đúng, cái công bằng và cái hoàn thiện. Bản lĩnh nghề nghiệp của người hành luật là một tố chất không thể thiếu trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình. Do điều kiện hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật gắn liền với tính độc lập, tính tự quyết, khả năng phán quyết mọi vấn đề trên cơ sở phân tích pháp luật và niềm tin nội tâm. Bản lĩnh nghề nghiệp của người hành nghề luật được hình thành, xây dựng, củng cố và phát triển trên cơ sở tính tự tin, thái độ cương quyết, tinh thần độc lập và thái độ khách quan, tôn trọng sự công bằng, không thiên lệch, vô tư, trong sáng, không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân. Như vậy cũng phải được hình thành và phát triển trên cơ sở một sự thiếu hiểu biết sâu sắc về công việc mình đang làm. Bản lĩnh sẽ không có gì tồn tại và phát triển nếu như những người làm nghề luật sư không được đào tạo, bồi dưỡng; bản thân người hành nghề luật không có ý thức chú trọng tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của mình. Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Nghề Luật

– Tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Trách nhiệm hay nghĩa vụ là một khái niệm mang màu sắc pháp lý, tuy vậy nó là một tố chất đạo đức của nghề nghiệp. Nếu ở phương diện Luật học, người ta nói nghĩa vụ đi đôi với quyền thì ở phương diện đạo đức, người ta đề cao tinh thần trách nhiệm mà không gắn với quyền lợi. Như vậy, trách nhiệm của người hành nghề luật được hiểu là thái độ tự tin vào công việc hàng ngày và bảo đảm cho những gì mình thực hiện là đúng đắn.

– Tình thương yêu con người, nghề luật hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể, đó là những người “vướng vào vòng lao lý”, những người mà số phận pháp lý của họ do những người làm nghề luật quyết định trong phạm vi thẩm quyền, họ có thể là nạn nhân của tội phạm, nạn nhân của sai lầm trong nhận thức của bản thân hoặc là nạn nhận trong gia đình, của điều kiện, hoàn cảnh sống không được trọn vẹn. Vì vậy, người làm luật phải hướng tới mục tiêu giúp con người nhận ra sai lầm và tạo cho họ những cơ hội để giáo dục, cải tạo, để sữa chữa, khắc phục sai lầm

2. Phân tích vai trò của đạo đức nghề Luật

– Góp phần điều chỉnh hành vi của người làm nghề luật[3]: Đạo đức nghề luật bổ sung và kết hợp với các quy phạm xã hội khác pháp luật, quy chế ngành, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp, nội quy cơ quan, Điều lệ Đảng viên để điều chỉnh hành vi của người làm nghề luật trong khuôn khổ pháp luật và trong khuôn khổ các chuẩn mực đạo đức. Các quy phạm xã hội như pháp luật, quy chế ngành, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp, nội quy cơ quan, điều lệ Đảng viên…không thể bao quát hết, quy định hết mọi hành vi của người làm nghề luật, trong khi đó, đạo đức nghề luật đóng vai trò nền tảng, là những quy phạm cơ bản, là xuất phát điểm điều chỉnh hành vi của người làm nghề luật. Đạo đức tác động tới lương tâm, danh dự của người làm nghề luật. Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chỉ có thể được phát huy mỗi khi cán bộ tư pháp có đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm cao; tính kiên quyết trong đấu tranh với vi phạm và tội phạm… Đây là yếu tố cần phải có mà thẩm phán, luật sư, chấp hành viên… cần phải có để có thể đứng vững trong nghề nghiệp của mình, không bị sa ngã, biến chất trước những tác động của bên ngoài. Tiểu Luận Kỹ Năng Nghề Luật

– Góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hệ thống tư pháp[4]: Đạo đức nghề luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hệ thống tư pháp[5]. Lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Tư pháp ngay từ ngày đầu mới thành lập như sau: “Tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền. Vấn đề tư pháp là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân”.  Tiểu Luận Kỹ Năng Nghề Luật Nghề luật là một nghề rất đặc trưng được xã hội tôn vinh. Theo cách hiểu thông thường, nghề luật bao gồm xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, kiểm tra và giám sát hoạt động pháp luật, nghề xét xử (thẩm phán), nghề luật sư, nghề công chứng (công chứng viên), thi hành án (chấp hành viên, thừa phát lại)… Nghề luật trong hệ thống tư pháp có vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm công lý được thực thi hiệu quả, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, giảm thiểu án oan sai, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, an ninh chính trị, an toàn xã hội được bảo đảm, tăng cường. Chỉ có những người hành nghề luật mới có thể bảo đảm và duy trì và phán xét các chủ thể khác trong xã hội có tuân thủ và thực thi pháp luật không? Hoạt động của nghề luật sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể trong xã hội. Vì vậy nghề luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống tư pháp.

– Vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội[6]: Sản phẩm của nghề luật chính là các kết quả của tố tụng, các dịch vụ pháp lý cho khách hàng, dù với tư cách bị can, bị cáo, đương sự hay thân chủ, khách hàng, nghề luật đều hướng tới mục tiêu vì con người. Đạo đức nghề luật chính là các yếu tố đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của nghề luật, do đó, cũng là yếu tố bảo đảm các quy định của pháp luật và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được thực hiện trên thực tế. Một hệ thống tư pháp trong sạch là điểm tựa  cho người dân mỗi khi quyền và lợi ích bị xâm phạm, đạo đức của người hành nghề luật là nhân tố bảo đảm cho pháp luật thực sự trở thành công cụ để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp  của bản thân cũng như để Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội bằng pháp luật. Mỗi một tranh chấp trong đời sống xã hội hay một vụ án trước tòa đều có những nguyên nhân của nó, nhất là trong điều kiện có những khoảng cách giữa pháp luật và đời sống. Chính vì vậy, thẩm phán, luật sư hay người hành nghề luật khác khi tiếp cận vụ việc phải quan tâm đến bối cảnh và sự việc. Người hành nghề luật hay cách chức danh tư pháp phải bằng lương tâm và bản lĩnh nghề nghiệp của mình bảo vệ được tối đa lợi ích chính đáng của người dân trong quan hệ pháp luật. Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Nghề Luật

3. Giải thích vì sao giai đoạn hiện nay yêu cầu đạo đức nghề luật ngày càng tăng cao

Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu đạo đức của nghề luật ngày càng phải tăng cao chính vì những lý do sau đây:

2.1. Những thách thức xuất phát từ đặc điểm của nghề

– Những người hành nghề luật là những người của công chúng. Với trọng trách bảo vệ quyền lợi nên các chủ thể khác nhau trong xã hội luôn dành cho những người hành nghề luật một niềm tin vô cùng to lớn. Mọi hành vi cử chỉ của người hành nghề đều phải được các chủ thể khác quan tâm, chú ý. Cho nên, trong quá trình hành nghề, nếu không cẩn thận, người hành nghề luật sẽ đánh mất niềm tin của con người. Tiểu Luận  Kỹ Năng Nghề Luật

– Nghề luật là một nghề nhạy cảm, luôn đụng chạm đến những vấn đề, những quan hệ phức tạp và “tế nhị”, những mặt trái của xã hội. Hiện nay, có những người hành nghề luật không giữ vững được bản lĩnh của mình đã bị sa ngã trước cám dỗ của đồng tiền. Ví dụ: “Theo đơn trình bày của bà L.T.L. (ngụ huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), vào đầu năm 2014, bà L. tìm đến và nhờ Luật sư Nguyễn Thanh Hiền – Giám đốc Công ty Luật TNHH Nguyễn Thanh Hiền bảo vệ quyền lợi cho em trai bà là L.V.M. do M. “dính” vào một vụ phạm pháp hình sự và bị cơ quan tiến hành tố tụng TX Bình Minh (Vĩnh Long) truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 20/7/2014, LS Hiền ký hợp đồng dịch vụ với bà L để bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho L.V.M tại TAND TX Bình Minh và TAND tỉnh Vĩnh Long. Trong hợp đồng thể hiện hiệu lực kể từ ngày 20/7/2014 và thời gian thực hiện khi xong vụ án với thù lao 15 triệu đồng và chi phí là 120 triệu đồng. Ngay sau khi ký hợp đồng thì phía bà L. (bên A) đã thanh toán 70 triệu đồng cho luật sư Hiền (bên B) và số tiền còn lại sẽ thanh toán khi đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Trong hợp đồng dịch vụ nói trên, ở phía dưới cùng còn có phụ chú viết bằng tay với nội dung: “Nếu ông L.V.M. không được hưởng án treo bên B sẽ hoàn lại số tiền chi phí đã nhận” với chữ ký cũng như ghi tên LS Nguyễn Thanh Hiền.

Thực tế sau đó, ông M. bị TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt 3 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Và bà L. đã liên hệ với LS Hiền để yêu cầu hoàn trả lại số tiền chi phí (55 triệu đồng – PV) nhưng không được trả lại, khiến bà L. bức xúc, gửi đơn khiếu nại đến Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho rằng LS Hiền đã hứa hẹn kết quả nhưng không đạt được thì chây ỳ không trả lại tiền theo thỏa thuận.

Đoàn Luật sư TP Cần Thơ xác định, LS Hiền đã vi phạm quy tắc và ứng xử nghề nghiệp LS Việt Nam và gây ảnh hưởng xấu đối với uy tín nghề LS. Và trong quyết định mới đây của Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Cần Thơ, LS Hiền bị tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư TP Cần Thơ với thời gian 6 tháng[7]”.Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Nghề Luật

– Nghề luật tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi vì so với những ngành nghề khác, những rủi ro hoặc tai nạn nghề nghiệp chủ yếu là do bản thân mình mang lại thì đối với những người hành nghề luật, rủi ro và tai nạn có thể mang đến từ chính sự chủ quan đem lại. Nghề luật là một nghề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác, của khách hàng. Các vụ xúc phạm, hành hung nghề luật đã trở nên phổ biến.

2.2. Bối cảnh hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra sâu rộng trong đời sống xã hội, với những cơ hội và thách thức song hành. Đối với các cơ quan tư pháp và thực thi pháp luật khác của Việt Nam, những thách thức đó lại càng rõ nét và phải có giải pháp đúng đắn. Trong bối cảnh đó cùng với tính chất phức tạp của các quan hệ xã hội, số lượng ngày càng tăng các tranh chấp, vi phạm pháp luật đã làm cho công việc của các cơ quan tư pháp ngày càng lớn. Trong tình trạng ít người nhiều việc, đội ngũ cán bộ pháp luật và cán bộ tư pháp Việt Nam đã, đang và sẽ đứng trước những khó khăn, bất cập lớn. Trong khi hiện nay các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của các chức danh tư pháp của Việt Nam còn thiếu hoặc có chỉ mới tồn tại ở dưới góc độ đạo đức truyền thống chứ chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nghiệp của họ khi tham gia vào các quan hệ quốc tế. Trước vấn đề này, không chỉ đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam trong việc tuân thủ pháp luật quốc tế, hài hòa pháp luật quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế mà còn phải tính đến việc học tập, vận dụng kinh nghiệm của các nước tiên tiến, đặc biệt là đối với nghề luật. Đó là những đòi hỏi khắt khe về đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp luôn gắn liền với tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài những quy định của pháp luật thì các chức danh tư pháp còn phải tuân thủ yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các hiệp hội nghề nghiệp. Pháp luật và đạo đức luôn là hai yếu tố song hành với nhau trong việc hình thành nên một đội ngũ chức danh tư pháp không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có lương tâm nghề nghiệp, tinh thần nhân bản. Tiểu Luận Kỹ Năng Nghề Luật

Tại sao người hành nghề luật cần rèn luyện các kỹ năng lập luận pháp lý ?
Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Nghề Luật Phân tích vai trò của đạo đức nghề luật

4. Những phải pháp rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề luật

Để nâng cao đạo đức nghề luật, trong thời gian tới cần phải thực hiện những nội dung sau:

– Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề luật tại các cơ sở nghề luật: Qúa trình đào tạo nghề nghiệp của người hành nghê luật trong đó chú trọng rèn luyện các kỹ năng hành nghề của người hành nghề luật, trang bị cho họ những kiến thức chuyên môn cần thiết, cập nhập những thông tin mới về luật thực định, rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ để sau khi ra trường họ có thể làm việc một cách thành thạo và tự tin. Bản thân quá trình đào tạo là quá trình bồi dưỡng với đạo đức nghề nghiệp của họ giúp cho họ nhận thức được cái đúng, những phẩm chất tốt đẹp mà người hành nghề luật cần phải có ví dụ như lòng dũng cảm, sự tự tin.

– Thông qua hoạt động nghiệp vụ của người hành nghề luật sẽ rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình, người hành nghề luật thông qua hoạt động chuyên môn có thể được rèn luyện, tự bồi dưỡng đạo đức. Tuy vậy, muốn đạt được hiệu quả cao phải có sự định hướng của cơ quan, đơn vị công tác bằng các công việc như: tổ chức những buổi sinh hoạt chính trị, rút kinh nghiệm, học gương người tốt, việc tốt. Lãnh đạo đơn vị, cơ quan cũng cần thường xuyên khen thưởng và biểu dương kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong hoạt động xét xử, đồng thời phê phán những người có hành vi sai trái, tổn hại đến đạo đức của người hành nghề luật.

– Người hành nghề luật phải rèn luyện và tự bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp bởi những phẩm chất tốt đẹp thì cần phải trải qua quá trình lâu dài và đây là yếu tố không thể thiếu được. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bản thân họ đã được rèn luyện. Qúa trình này còn được tiếp diễn, không ngừng phát triển khi họ đến với nghề nghiệp của mình. Thông qua thực tiễn của chính bản thân họ, thông qua mối giao tiếp nghề nghiệp với các đồng nghiệp và các đương sự cũng như bị can, bị cáo giúp người hành nghề luật có thể đấu tranh để loại bỏ cái xấu, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

III. Kết Luận Tiểu Luận kỹ năng nghề Luật Phân tích vai trò đạo đức nghề Luật

Qua quá trình học tập và tìm hiểu về môn kỹ năng nghề luật, bản thân đã vận dụng những kiến thức để hoàn thành bài tiểu luận: “Phân tích vai trò của đạo đức trong các nghề luật? Tại sao trong giai đoạn hiện nay yêu cầu đạo đức với nghề luật ngày càng cao?” với những nội dung như sau: những vấn đề lý luận về đạo đức nghề luật; vai trò của đạo đức trong nghề luật; giải thích vì sao giai đoạn hiện nay yêu cầu đạo đức nghề luật ngày càng tăng cao và giải pháp để rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề luật. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, là sinh viên việc học tập, nghiên cứu và rèn luyện cho mình kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt là kỹ năng nghề luật là rất cần thiết để trở thành những người không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có cái tâm trong sáng, giữ gìn phẩm hạnh của mình, đó là đạo đức

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiểu Luận Kỹ Năng Nghề Luật

  1. Học viện tư pháp (2011), Đạo đức nghề luật, Nxb. Tư pháp.
  2. Binh Huyền (2015), “Tuýt còi những luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp”, truy cập tại trang https://cand.com.vn/ , ngày truy cập 21/08/2021.
  3. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển quốc gia.

[1] Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển quốc gia, tr. 89.

[2] Học viện tư pháp (2011), Đạo đức nghề luật, Nxb. Tư pháp.

[3] Học viện tư pháp (2011), Đạo đức nghề luật, Nxb. Tư pháp, tr.73.

[4] Học viện tư pháp (2011), Đạo đức nghề luật, Nxb. Tư pháp, tr.73.

[5] Học viện tư pháp (2011), Đạo đức nghề luật, Nxb. Tư pháp, tr.71.

[6] Học viện tư pháp (2011), Đạo đức nghề luật, Nxb. Tư pháp, tr.73.

[7] Binh Huyền (2015), “Tuýt còi những luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp”, truy cập tại trang https://cand.com.vn/ , ngày truy cập 21/08/2021.