Tại sao nổi mụn ở mũi

Vùng da ở mũi là nơi tiết nhiều bã nhờn, tích tụ rất nhiều bụi bẩn. Đây cũng là nơi vi khuẩn tập trung và phát triển nhiều nhất. Đó là lý do vì sao mà thường xuất hiện mụn bọc ở mũi. Mụn bọc ở mũi không chỉ gây đau nhức, mất thẩm mỹ. Nếu không điều trị kịp thời có thể trở thành sẹo lõm.

1. Mụn bọc ở mũi là gì?

Mụn bọc ở mũi bản chất là mụn viêm. Mụn có kích thước lớn, nhân mụn nằm sâu bên trong, thường chứa nhiều mủ. So với các loại mụn thông thường thì mụn bọc gây đau nhức, sưng tấy và mất thẩm mỹ hơn nhiều. 

Trong giai đoạn bị mụn, nếu không chăm sóc cẩn thận, mụn có thể bị vỡ ra và lây lan sang các vùng khác trên mặt. Mụn bọc ở mũi nếu không điều trị kịp thời và có phương pháp điều trị đúng thì thường để lại sẹo lỗ và vết thâm trên mũi.

Mụn bọc ở mũi có kích thước lớn và gây đau nhức

2. Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Muốn điều trị được mụn bọc ở mũi thì việc đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

2.1. Do rối loạn nội tiết

Trong giai đoạn dậy thì, sinh nở hay đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt…nồng độ hormon tăng cao gây rối loạn nội tiết tố. Điều này kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nhất là vùng mũi. Ngoài ra, lỗ chân lông vùng này cũng to hơn, do đó rất dễ hình thành mụn bọc.

2.2. Do căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân thường gặp gây mụn bọc. Bởi tình trạng này diễn ra hàng ngày sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến hình thành mụn. Đặc biệt, khi bạn đã tìm rất nhiều cách mà vẫn không điều trị khỏi mụn, càng lo lắng thì mụn lại mọc càng nhiều.

Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da nhanh chóng. Vì vậy, bạn hãy luôn sống tích cực, lạc quan, yêu đời để làn da luôn được trẻ hóa.

Căng thẳng stress khiến mụn bọc dễ hình thành

2.3. Do vệ sinh da mặt không đúng cách

Vệ sinh da mặt là bước quan trọng nhất trong việc hạn chế mụn. Tuy nhiên, bạn rửa mặt không thường xuyên hay rửa quá nhiều lần đều khiến cho lỗ chân lông bị viêm, từ đó hình thành mụn bọc. 

Cách rửa mặt hiệu quả nhất đó là rửa 2 lần mỗi sáng và tối với sữa rửa mặt phù hợp với da của bạn. Bạn cũng nên tẩy trang mỗi tối trước khi đi ngủ để làm sạch sâu bên trong. Nếu da bạn là da nhờn thì nên chọn loại sữa rửa mặt kiềm dầu và hạn chế sử dụng mỹ phẩm.

Vệ sinh da mặt sai cách gây mụn mủ ở mũi

2.4. Do thói quen chạm tay lên mặt

Bàn tay luôn là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Ấy vậy mà, thói quen xấu chạm tay lên mặt lại gặp ở hầu hết mọi người. Đặc biệt, khi da mặt bị mụn, bạn càng có xu hướng chạm tay vào mặt để sờ hoặc nặn để loại bỏ những cái mụn “đáng ghét” ấy. Đây là thói quen xấu bạn cần bỏ ngay nhé. Bởi điều này sẽ làm lỗ chân lông bít tắc và mụn lây lan nhanh hơn.

2.5. Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da. Khi bạn nạp quá nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích sẽ khiến cho làn da nổi mụn. Ngược lại, chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và hoa quả giúp cho làn da của bạn mịn màng, tươi trẻ.

Giấc ngủ cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc tái tạo làn da. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên thức khuya sẽ khiến da bạn nhanh bị lão hóa, sạm da và nổi mụn.

3. Cách xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà 

Mụn bọc ở mũi khiến đau nhức, khó chịu và mất thẩm mỹ đối với những người không may mắc phải nó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mọi người càng cảm thấy lo lắng, và mụn lại càng mọc nhiều hơn. Vì vậy, biết cách xử lý mụn bọc sẽ giúp bạn nhanh chóng chấm dứt được tình trạng mụn.

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà:

3.1. Trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh

Đây là phương pháp đơn giản và rẻ tiền nhất để điều trị mụn bọc ở mũi tại nhà. Đá lạnh giúp làm giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy do mụn gây ra. Ngoài ra, với nhiệt độ thấp của đá lạnh cũng sẽ giúp se khít lỗ chân lông, hạn chế xuất hiện mụn.

Cách thực hiện:

  • Bọc viên đá trong khăn mặt để tránh nhiệt độ quá thấp gây kích ứng da (chú ý khăn và đá phải sạch)
  • Chườm đá lên vùng dá bị mụn đến khi đá tan hết
  • Duy trì mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp giảm kích thước mụn bọc, giảm sưng tấy

Đá lạnh giúp làm xẹp mụn bọc nhanh chóng

3.2. Trị mụn bọc ở mũi bằng tỏi

Tỏi được biết đến như là một kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm mạnh. Dùng dịch chiết tỏi bôi lên mụn bọc sẽ làm giảm đáng kể tình trạng sưng viêm.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2-3 củ tỏi xay nhuyễn và lọc lấy nước. 
  • Dùng tăm bông chấm dịch chiết tỏi lên nốt mụn bọc.
  • Thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ.

3.3. Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi

Chanh tươi có tác dụng kháng khuẩn mạnh do thành phần có tính acid. Ngoài ra, vitamin C trong chanh giúp làm khô nhân mụn, giúp cho các nốt mụn xẹp xuống nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Vắt lấy nước cốt chanh
  • Dùng bông tăm thấm nước cốt chanh và bôi lên nốt mụn bọc
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất

Khi điều trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi, bạn nên che chắn kỹ trước khi ra ngoài bởi acid trong chanh khiến da dễ bắt nắng.

4. Xử lý mụn bọc ở mũi với dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Vùng da ở mũi rất nhạy cảm nên không phải loại dung dịch kháng khuẩn nào cũng có thể sử dụng được. Dizigone đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một loại dung dịch kháng khuẩn xử lý mụn an toàn sau:

  • Khả năng làm sạch sâu, nhanh và mạnh, giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn: Dizigone đã được bộ Khoa học và Công nghệ chứng minh khả năng diệt khuẩn 100% chỉ trong 30s.
  • Không chứa cồn: Thành phần của Dizigone chỉ bao gồm các chất oxy hóa kháng khuẩn mạnh. Do đó, không gây khô da, kích ứng.
  • An toàn tuyệt đối: Dizigone diệt khuẩn theo cơ chế kháng khuẩn ion, do đó rất lành tính với da mụn.
  • Thúc đẩy tổn thương da phục hồi tự nhiên: Dizigone giúp làm se các nốt mụn nhanh chóng, không làm cản trở quá trình tái tạo da mới.

Dung dịch sát khuẩn Dizigone

Với những ưu điểm tuyệt vời như trên, Dizigone là lựa chọn tối ưu cho xử lý mụn bọc ở mũi. Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách xử lý mụn viêm, liên hệ ngay HOTLINE 1900 9482. 

Một số liệu pháp trúng đích trong điều trị ung thư cũng có thể gây ra mụn tiền đình mũi.

9. Do mắc bệnh hệ thống

Bệnh hệ thống như lupus còn được gọi là lupus ban đỏ, là một bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các mô khỏe mạnh. Lâu ngày nó có thể phá hủy các mô trên cơ thể, và mũi cũng không ngoại lệ. Nó có thể gây mụn trong tiền đình mũi.

10. Lối sống thiếu điều độ

Thói quen lạm dụng những chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu, thực phẩm ngọt và gia vị “nóng”, sinh hoạt thiếu khoa học, stress kéo dài gây suy yếu hệ miễn dịch… đều là những yếu tố có thể gây nổi mụn trong mũi.

Ngoài 10 nguyên nhân kể trên, mụn trong mũi thường xuất hiện là do nhiễm tụ cầu khuẩn. Tụ cầu vàng và liên cầu thường gây viêm nặng thành nhọt lớn và dễ lan rộng thành viêm mô tế bào vùng mặt. Cần lưu ý, tác nhân vi khuẩn tụ cầu vàng là loại “cứng đầu khó trị” vì nó thường đề kháng với kháng sinh nên rất nguy hiểm do khó kiểm soát được mức độ lan rộng của viêm nhiễm.

Mụn mọc trong mũi có thể gây ra những biến chứng nào?

Tình trạng nhiễm trùng vùng tiền đình mũi, nếu không được xử trí đúng đắn và kịp thời, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch kém, những người bị tiểu đường thì nguy cơ diễn tiến thành viêm mô tế bào vùng mặt rất cao. Trong biến chứng này, nhiễm trùng sẽ lan sâu, lan rộng ra các mô lân cận, làm mặt sưng húp, bầm đen, sốt cao, lạnh run, đau nhức dữ dội… Nặng hơn, vi trùng “bùng lên” phá vỡ “hàng rào” ở mô, xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết, gây thuyên tắc, viêm nhiễm ở mạch máu não làm tổn thương não, ở phổi làm tổn thương phổi, ở xoang tĩnh mạch hang làm mù mắt… Và hàng loạt những tổn thương đa phủ tạng khác, rất nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Việc điều trị các biến chứng này rất khó khăn và tốn kém. Bởi vậy, trong dân gian mới có từ “đinh râu” để chỉ những ung nhọt “ác độc” mọc ở khu “tam giác nguy hiểm” trên mặt, mà mũi là trung tâm.

Mụn trong mũi được điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Điều trị mụn trong mũi

Câu trả lời cho thắc mắc cách xử lý mụn trong lỗ mũi là phần lớn những trường hợp mụn trong mũi được điều trị ngoại trú hay tại nhà. Nếu điểm viêm nhỏ, mới hình thành, khi ấn cánh mũi hoặc chạm vào có cảm giác rát ngứa, đau đau thì bạn có thể chấm thuốc sát khuẩn như Betadin 10% hoặc bôi mỡ kháng sinh như tetracyclin, aureomycin, bacitracin… vào chỗ mụn bằng tampon.

Việc bôi tinh dầu tràm, trà và chườm ấm cũng có tác dụng tốt. Chỗ viêm có thể tan dần mà không hình thành mụn. Nhưng nếu nó không tan mà vẫn dần hình thành mụn thì các biện pháp trên sẽ giúp mụn “trồi” dần lên và tụ nhân mủ trắng, sau đó nó sẽ tự vỡ.

Không khuyến khích hành động tự nhể mụn bằng kim vì nếu thiếu kỹ năng và dụng cụ không vô trùng sẽ khiến nhiễm trùng nặng hơn.

Nếu mụn có xu hướng tiến triển, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh thuộc nhóm tác dụng tốt trên da và mô mềm, sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm. Nếu cần chích rạch tháo mủ thì bác sĩ sẽ là người quyết định và trực tiếp làm. Với người bị mụn trong mũi, song song với việc điều trị nhiễm trùng, các bệnh nền cũng phải được kiểm soát. Khi nhọt mũi đã gây biến chứng thì hàng loạt các can thiệp chuyên sâu sẽ được các chuyên gia y tế áp dụng để giải quyết.

Các biện pháp phòng ngừa mụn trong mũi

Bạn có thể tự làm giảm nguy cơ bị mụn trong mũi bằng cách:

  • Giữ vệ sinh mũi
  • Tránh ngoáy mũi, nhổ lông mũi, đeo khuyên mũi
  • Rửa tay trước và sau khi chạm vào mũi và mặt
  • Tuân thủ điều trị các bệnh nền như HIV-AIDS, tiểu đường (nếu có)
  • Giữ điều độ trong sinh hoạt, tránh lo lắng, căng thẳng vì điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm chậm thời gian lành mụn.

Bị mọc mụn trong mũi: Khi nào cần đi khám?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy mụn trong mũi có xu hướng lớn dần lên hoặc đau nhức bất thường, đe dọa biến chứng. Nên theo dõi sự gia tăng của các dấu hiệu bất thường và tìm kiếm hỗ trợ y tế khẩn cấp nếu gặp phải bất kỳ một trong các triệu chứng sau đây:

  • Sốt cao
  • Sưng đau mặt
  • Lơ mơ
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Đồng tử không đều
  • Thay đổi về thị giác như quáng gà, nhìn mờ, nhìn đôi

Bác sĩ sẽ thăm khám và cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để đánh giá mức độ trầm trọng của các biến chứng, từ đó sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp.

Tóm lại, thông thường, mụn trong mũi là một chuyện “nhỏ”, có thể xử trí tại nhà bằng những cách đơn giản. Tuy nhiên, khi nó… “có võ” thì chớ nên xem thường để phải trả một cái giá quá đắt.

Video liên quan

Chủ đề