Tại sao nói ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương

Tại sao nói ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương

Hoài Thanh (1909 - 1982)

Vài nét về nhà phê bình Hoài Thanh:

  • Hoài Thanh (1909 - 1982), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê); quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
  • Là một nhà phê bình văn học xuất sắc.
  • Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Tác phẩm nổi tiếng nhất là "Thi nhân Việt Nam", viết cùng với em trai Hoài Chân, in năm 1942.

Tác phẩm

Xuất xứ

  • Viết năm 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động".
  • Bài "Ý nghĩa văn chương" có lần in lại đã đổi nhan đề thành "Ý nghĩa và công dụng của văn chương".

Thể loại

Nghị luận văn chương

Vấn đề nghị luận

Bàn về vấn đề thuộc văn chương

Luận cứ

Nguồn gốc, ý nghĩa của văn chương

Bố cục

Vì đây chỉ là đoạn trích nên bài viết được chia làm 2 phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến "... thương cả muôn vật, muôn loài"): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
  • Phần 2 (còn lại): Ý nghĩa và công dụng của văn chương

NỘI DUNG [edit]

1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương

  • Nguồn gốc cốt yếu: Lòng vị tha - thương người và thương cả muôn vật, muôn loài.

        - Khi trái tim nhà thơ xao xuyến trước vẻ đẹp của cuộc đời, xúc động trước nỗi đau của con người, đồng cảm "hòa cùng nhịp với sự run rẩy" đau đớn của con chim bị thương... cũng là lúc tác phẩm được ra đời.

  • Quan niệm của tác giả đúng nhưng chưa đủ: Lòng vị tha là nguồn gốc quan trọng nhất nhưng văn chương không chỉ bắt nguồn từ lòng vị tha. Văn chương còn bắt nguồn từ cuộc sống lao động, chiến đấu; từ nhu cầu tự bộc lộ, tự giải thoát của con người...
  • Cách vào đề: Gián tiếp bằng một câu chuyện giàu hình ảnh, súc tích, ấn tượng; lời văn mềm mại, uyển chuyển; dẫn dắt lôi cuốn, thú vị rất phù hợp với phong cách nghị luận văn chương.

2. Ý nghĩa và công dụng của văn chương

  • Đặc trưng, bản chất của văn chương

        - Văn chương là hình dung của sự sống: văn chương có khả năng phản ánh, ghi chép lại hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng, giúp người đọc hình dung và hiểu được cuộc sống đang diễn ra ngoài đời từ cuộc sống trong tác phẩm.

        - Văn chương sáng tạo ra sự sống

                + Văn chương phản ánh đời sống nhưng không sao chép nguyên xi mà thông qua hư cấu nghệ thuật và qua lăng kính (cách nhìn, cách cảm) chủ quan của người nghệ sĩ.

                + Văn chương dựng lên những hình ảnh, ý tưởng mới; đưa ra những hình mẫu xã hội tốt đẹp để mọi người phấn đấu, biến chúng thành hiện thực trong tương lai.

=> Quan niệm của Hoài Thanh rất đúng tuy chưa đầy đủ, toàn diện.

  • Ý nghĩa, tác dụng của văn chương

        - Bồi dưỡng tình cảm và gợi lòng vị tha

                + Gây cho ta những tình cảm ta không có, chưa có

                + Luyện những tình cảm ta sẵn có

                + Mở rộng tâm hồn chúng ta: biết yêu thương; biết vui, buồn với cả những người không quen biết.

        - Văn chương tô điểm, làm đẹp hơn cho cuộc sống

                + Nghệ sĩ là người nhạy cảm với cái đẹp, biết phát hiện ra cái đẹp từ những gì rất gần gũi, giản dị trong cuộc sống.

                + Cuộc sống (núi non, hoa cỏ, tiếng suối,...) khi đi vào văn chương đã được gọt giũa, khúc xạ (được nhìn) qua con mắt lí tưởng hóa của nhà nghệ sĩ nên nó thường đẹp hơn, hay hơn.

=> Văn chương tô điểm cho cuộc đời đẹp hơn, làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn. Nếu không có văn chương thì cuộc sống, tâm linh con người và lịch sử nhân loại sẽ nghèo đi rất nhiều.

NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC [edit]

Lập luận chặt chẽ; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ, cảm xúc và hình ảnh; rất tiêu biểu cho phong cách nghị luận văn chương.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Tại sao nói ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

18/06/2021 7,994

A. Vì dẫn chứng trong bài viết là các tác phẩm văn chương. 

B. Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương. 

C. Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương. 

Đáp án chính xác

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình?

Xem đáp án » 18/06/2021 11,898

Vì sao Hoài Thanh lại nói: ‘‘Văn chương còn sáng tạo ra sự sống’’? 

Xem đáp án » 18/06/2021 10,814

Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình ? 

Xem đáp án » 18/06/2021 9,140

Văn bản ‘‘Ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào ? 

Xem đáp án » 18/06/2021 8,906

Từ ‘‘cốt yếu’’ (trong câu ‘‘Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài’’) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương? 

Xem đáp án » 18/06/2021 7,463

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? 

Xem đáp án » 18/06/2021 7,123

Tại sao Hoài Thanh lại nói: ‘‘Văn chương sẽ là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng’’? 

Xem đáp án » 18/06/2021 6,893

Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương của Hoài Thanh? 

Xem đáp án » 18/06/2021 5,974

Tác phẩm nổi tiếng nhất của Hoài Thanh là ? 

Xem đáp án » 18/06/2021 4,574

Theo em, quan niệm về văn chương sau đây có thể bổ xung cho quan niệm của Hoài Thanh để có một quan niệm đầy đủ về nguồn gốc của văn chương? 

Xem đáp án » 18/06/2021 4,521

Tác giả của văn bản "Ý nghĩa văn chương" là ? 

Xem đáp án » 18/06/2021 2,404