Tại sao phải tổ hợp tải trọng

Tổ hợp tải trọng nhà

Có các trường hợp tải sau:
TT
HT1; HT2; HT3; HT4 không cần trường hợp hoạt tải chất đều
GTX; GPX; GTY; GPY
Dựa vào đó chúng ta có thể tổ hợp như sau:
TH1 = TT+ HT1
TH2 = TT+ HT2
TH3 = TT+ HT3
TH4 = TT+ HT4
TH5 = TT + 0.9*(HT1+HT2)
TH6 = TT + 0.9*(HT1+HT3)
TH7 = TT + 0.9*(HT1+HT4)
TH8 = TT + 0.9*(HT2+HT3)
TH9 = TT + 0.9*(HT2+HT4)
TH10= TT + 0.9*(HT3+HT4)
TH11= TT + 0.9*(HT1+HT2+HT3)
TH12= TT + 0.9*(HT1+HT2+HT4)
TH13= TT + 0.9*(HT1+HT3+HT4)
TH14= TT + 0.9*(HT2+HT3+HT4)
TH15= TT + 0.9*(HT1+HT2+HT3+HT4)
TH16= TT+ GTX
TH17= TT+ GTY
TH18= TT+ GPX
TH19= TT+ GPX
Và 44 tổ hợp của các tổ hợp từ 5-15 có cộng thêm tải trọng gió
Sau đó ta lấy tổ hợp ENV của 63 tổ hợp trên sẽ được biểu đồ bao nội lực
Ở đây là phương án tổng quát, tùy trường hợp tải mà chúng ta có thể lược bỏ bớt các tổ hợp không cần thiết (phụ thuộc vào kinh nghiệm thiết kế của mỗi người)
Tôi nói chưa hẳn đã đúng ý các bạn, Bạn nào có ý khác thi nêu lên để tôi và mọi người học hỏi thêm
CẢm ơn!
huyksxdqn nói:
Bác nói vậy là thế nào? Cuối cùng cái nào tôi cũng sai hết à?
Click to expand...
1. Không ai nói cái nào bạn cũng sai hết. câu đó là tự bạn suy diễn ra.
huyksxdqn nói:
Vậy làm thế nào cho đúng? Nhờ bác chỉ giáo rõ hơn để em được mở rộng tầm mắt.
Click to expand...
2. Bạn đang làm theo tiêu chuẩn nào thì tổ hợp theo tiêu chuẩn đó. cái này anh em ở bên ketcau.com cũng bàn mấy trang rồi, bạn nên vào đó đọc trước khi phản ứng gay gắt như thế.
huyksxdqn nói:
Sau khi có được các tổ hợp thành phần nếu không ENV thì làm sao có kết quả để tính thép?
Click to expand...
3. Bản chất của tổ hợp bao là đưa ra được nội lực lớn nhất có thể xuất hiện trong cấu kiện. tuy nhiên, có các trường hợp không xuất hiện đồng thời. ví dụ tải gió không đi với tải động đất, gió ngang X và Y không đi cùng nhau hoặc nếu đi cùng nhau thì phải dùng phương pháp chiếu nhưng tổ hợp bao lại không phân biệt được cái đó. với dầm đó có thể là sự lãng phí lớn.

huyksxdqn nói:
Nhờ bác chỉ giáo thêm cả nhà BTCT và nhà thép luôn nhé
Click to expand...
+ Với cột: cái này quá quen thuộc từ khi làm đồ án môn học. ta có tổ hợp nguy hiểm cho cột BT là mô men lớn+ lực dọc nhỏ, nó gây ra lệch tâm lớn. Trong khi tổ hợp bao của bạn lại không có điều này. không phải bao giờ tổ hợp gây ra mômen lớn nhất+lực dọc lớn nhất cũng là tổ hợp bất lợi nhất.
+ Trong cột BT:Nếu bạn dùng biểu đồ tuơng tác thì bạn có thể thấy ngay (có trong sách tính toán cột BTCT của thầy Nguyễn Đình Cống).
+ Với cột thép: cái này quá rõ, người ta cũng thường dùng biểu đồ tương tác
nếu muốn tham khảo thì bạn vào đây mà xem: http://www.aisc.org/
xem xong rồi, nếu vẫn thấy không thuyết phục thì bạn viết thư bảo bọn AISC giải tán đi nhé.
+ Với dầm thép:(nói dầm chính có dầm phụ gác vào cho dễ hình dung nhé):
Bụng dầm chủ yếu chịu lực cắt, cánh dầm chủ yếu chịu mô men.
Tuy nhiên, trong một tiết diện, nếu cả mô men và lực cắt đều lớn (giao giữa dầm chính và dầm phụ) thì khả năng chịu mô men của tiết diện sẽ bị giảm đi.
(theo công thức AISC-89 Eq G5-1 hoặc BS5950- Clause 4.4.5.3).
Điều này, trong BS thường dẫn tới việc tăng chiều dày bản bụng và tất nhiên là tốn thêm nhiều tiền.
Trong tổ hợp bao, dĩ nhiên bạn phải tính với lực cắt lớn nhất và mômen lớn nhất. Trong thực tế thì không phải bao giờ cũng như vậy.
Nếu trong tổ hợp bao của bạn, dầm chịu tải xoắn hoặc chịu tải gió (giá trị không chiếu) theo cả 2 phương thì nói chung là cũng tốn thêm khá khá tiền đấy
nói sơ sơ vậy thôi nhé. Nếu bạn thích thì bạn xem phần connection design ấy, sẽ thấy ngay thôi.
nói thật là tôi chưa làm nhà thép bao giờ (trừ lúc học làm đồ án). kiến thức nhà thép còn tệ lắm
Cho tới giờ tôi chỉ làm nhà BTCT <10 tầng thôi, hơn nữa tôi thường tính nội lực bằng SAP sau đó TH và tính thép bằng Excel thôi, chưa dùng các soft of VN mình, nhưng kiểm tra lại thì cũng ổn
Với những nhà đơn giản thì tôi tính thép bằng SAP luôn như thầy Nguyễn Thạc Vũ hướng dẫn đấy, nói chung là kết quả có sai lệch với phương pháp tính tay KANI nhưng cũng chấp nhận được.
Tôi cũng đồng ý với bác là nếu tính bằng SAP mà không hiệu chỉnh các hệ số khi tính cột thì thép nhiều lắm, tiền chịu không nổi đâu. Thế nên khi tính với SAP tôi thường hiệu chỉnh hệ số, lúc đó kết quả dầm thì OK nhưng cột thì sai lệch khoảng 5%, hoặc không thì tôi tính bằng Excel
Nhìn chung anh e KC tụi mình mà không biết lúc nào có tải nào và trường hợp nào là nguy hiểm mà ngồi đó tính cho mọi trường hợp thì hơi căn đó
Cảm ơn bác art72 nhé. Tôi muốn anh em trao đổi thêm để nâng cao kiến thức chứ không có ý gì đâu mà
hoi

art72 nói:
cá nhân tôi cũng thích dùng bảng excel tự lập hơn bạn ạ vì lúc viết nó, mình đã hiểu kỹ bản chất của nó, hơn nữa, khi đưa kết quả cho khách hàng, mình cũng tự tin hơn.
tôi chưa dùng soft nào của Việt Nam cả, tuy nhiên tôi đã rất nhiều lần test SAP, ETABS, bảng excel tự lập và so sánh với phần mềm chuyên dụng của công ty, thấy sự sai khác là nhỏ, có thể chấp nhận được.
Anh em trên diễn đàn trao đổi để có thể nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau thôi, cùng nhau tiến bộ, thế thôi. không nên quan niệm nặng nề quá.
nhìn vào tiêu chuẩn Việt Nam, ta có thể thấy nhiều bất cập. hi vọng là sau này, chúng ta có tiêu chuẩn tải trọng riêng cho nhà cao tầng và nhà thấp tầng, cho nhà thép và nhà bê tông. Hoặc ít nhất là trong cùng một tiêu chuẩn, ta nên phân chia thành qui định tải trọng cho các loại nhà khác nhau. Như thế, mọi thứ sẽ rõ ràng hơn.
Click to expand...
Bac co bang excel tinh noi luc tu lap ha? cho minh xin tham khao di.
Minh cung dang lap bang pp Gkani ma thay lan man qua.