Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ

Câu hỏi: Xin chào quý công ty! Hiện nay tôi đang gặp một vấn đề hết sức khó khăn và mong được quý công ty tư vấn.

ôi và bạn gái tôi đã yêu nhau được 4 năm và hiện đang tiến tới hôn nhân, nhưng hôm hai gia đình gặp mặt nhau thì mới phát hiện ra bà nội tôi và bà ngoại của người yêu tôi là chị e ruột đã thất lạc từ nhiều năm qua. Vậy xin hỏi trong trường hợp nay chúng tôi có được pháp luật cho phép kết hôn hay không?
Đặng Huy, Đông Triều, Quảng Ninh.

Xem thêm tư vấn luật cùng chủ đề:
>> Tư vấn luật Hôn nhân và gia đình
>> Hồ sơ kết hôn với người nước ngoài
>> Chia tài sản riêng khi ly hôn

Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ

Công ty luật Thái An tư vấn cho bạn như sau:

Tại Khoản 3, Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời".
Những người cùng dòng máu trực hệ là cha mẹ đối với con, ông bà đối với cháu nội ngoại. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con dì là đời thứ ba. Vì vậy, cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là cấm kết hôn giữa anh chị em ruột với nhau; giữa chú ruột, bác ruột, cậu ruột với cháu gái giữa cô ruột, dì ruột với cháu trai; giữa anh chị em con chú, con bác, con cô, con dì với nhau.
Bạn có thể căn cứ vào quy định trên để biết về trường hợp của mình.

Liên hệ ngay để được giải đáp pháp luật nhanh nhất!

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

Tin liên quan

  • Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu

    25/05/2020 15:27:11 Xem cỡ chữ
    Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ
    Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ
    Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ
    Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ
    Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ
    CTTĐT – Theo Khoản 3, Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình quy định rõ “Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
    Tại sao pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ

    Phòng Trung tâm y tế huyện Trấn Yên tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại xã Hồng Ca huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

    Qua theo dõi thông tin và tổng hợp số liệu từ báo cáo của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã giai đoạn 2015 - 2020 và nắm bắt thực tiễn gần đây cho thấy tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại, có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

    Nguyên nhân của việc kết hôn cận huyết thống, do thiếu hiểu biết về pháp luật liên quan đến hôn nhân, đặc biệt là việc cấm kết hôn cận huyết thống. Bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lạc hậu, bị xâm hại tình dục hoặc chót mang thai ngoài ý muốn, bị ép buộc.

    Vì sự phát triển và hạnh phúc của mỗi gia đình không kết hôn cận huyết thống. Hậu quả của việc kết hôn cận huyết thống có nguy cơ cao sẽ sinh ra con dị dạng hoặc mắc bệnh di truyền như mù mầu, bạch tạng, vẩy cá…làm suy thoái giống nòi của các tộc người, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, làm giảm chất lượng dân số.

    Vậy chúng ta phải làm thế nào để phòng ngừa hôn nhân cận huyết thống, đẩy mạnh tuyên truyền vận động về luật pháp, về lợi ích, nguyên nhân và hậu quả của việc kết hôn cận huyết thống, đặc biệt cho các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng. Tạo cơ hội giao lưu, kết bạn giữa các dòng tộc ở vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Lên án và phê phán những phong tục, tập quán lạc hậu về kết hôn cận huyết thống. Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, tránh xem những tranh ảnh, phim ảnh và các ấn phẩm văn hóa đồi trụy.

    Lợi ích của việc không kết hôn cận huyết thống sẽ hạn chế được sinh con bị dị tật bẩm sinh, hạn chế sinh con mắc các bệnh di truyền, không vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi, không kết hôn cận huyết thống sẽ có điều kiện để sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Do đó, vì sự phát triển và hạnh phúc của mỗi gia đình không kết hôn cận huyết thống. Hãy là những ông bố, bà mẹ hiểu biết và có trách nhiệm với con cái mình, thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình, không được kết hôn cận huyết thống.

    2388 lượt xem
    Ban Biên tập

    Các bài khác

    • Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoan 2015 – 2025 (25/05/2020)
    • Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức pháp luật trong nhân dân. (22/05/2020)
    • Trạm Tấu - vận động can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 11 xã đặc biệt khó khăn (22/05/2020)
    • Đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất, nhập cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái năm 2020 (22/05/2020)
    • Yên Bái: Phấn đấu không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất nhập cảnh trái phép (21/05/2020)
    • Lễ ký kết phối hợp đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất, nhập cảnh trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020 (21/05/2020)
    • Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống (21/05/2020)
    • Chung tay vận động bà con vùng đồng bào dân tộc đẩy lùi hôn nhân cận huyết thống (19/05/2020)
    • Đẩy mạnh tuyên truyền đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào dân tộc thiểu số (18/05/2020)
    • Yên Bái tổ chức thực hiện truyền thông đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và xuất nhập cảnh trái phép. (18/05/2020)
    Xem thêm »

    1. Thế nào là kết hôn trong phạm vi 3 đời?

    Theo khoản 18 Điều 3 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra, gồm có:

    • Đời thứ nhất là cha mẹ.
    • Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
    • Đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì. Thế nào là kết hôn trong phạm vi 3 đời

    Như vậy, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là việc những người nêu trên cùng xác lập quan hệ vợ chồng với nhau.

    Ví dụ như trường hợp hai người là con chú, con bác kết hôn với nhau.

    Việc kết hôn cận huyết này đều bị pháp luật và xã hội ngăn cấm.


    Bài viết liên quan được xem nhiều nhất:


    Có được kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ?

    Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào luật sư, em có đôi chút thắc mắc mong được luật sư giải đáp giúp. Chuyện là em và bạn gái ờ cùng quê với nhau, đã yêu nhau được khá lâu rồi, nhưng gần đây em mới phát hiện nhà mình và nhà bạn ấy có quan hệ họ hàng với nhau.

    Cụ thể khi hỏi lại ông bà thì mới biết "bố của bà nội em và mẹ của ông ngoại bạn ấy là 2 anh emruột". Như vậy chúng em được tính là xa bao nhiêu đời, và có vi phạm luật pháp nếu muốn tiến tới hôn nhân. Chúng em đang rất phân vân, mong được luật sư giáp đáp giúp. Em xin cám ơn!

    Trả lời tư vấn:Chào bạn! Cảm ơn bạnđã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

    Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quan hệ giữa những người trong cùng dòng máu trực hệ. Cụ thể:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    17.Những người cùng dòng máuvề trực hệlà những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

    18.Những người có họ trong phạm vi ba đờilà những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

    Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

    1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của luậtnày được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    2. Cấm các hành vi sau đây:

    ....

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    Như vậy, giữa hai người không phải trong phạm vi 3 đời nhưng lại có chung cùng dòng máu về trực hệ nên không thể thực hiện việc kết hôn với nhau được. Theo đó, thuộc trường hợp pháp luật cấm kết hôn nên nếu hai người kết hôn với nhau là vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.


    Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

    Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạnvui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

    Trân trọng
    P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia