Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Thật khó để một doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài trong thị trường cạnh tranh khốc liệt và quá trình mua bán diễn ra sôi nổi mà không biết cách quản lý chuỗi cung ứng. Vậy quản lý chuỗi cung ứng là gì và tại sao nó lại quan trọng, cùng Pi Institute điểm qua 6 lý do sau.

Show

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng là một chuỗi hoạt động bao gồm: thiết kế, lập kế hoạch, thu mua nguyên vật liệu, tồn kho và tạo ra thành phẩm cuối cùng. Đảm bảo mọi quy trình diễn ra một cách thuận lợi, hiệu quả, tối ưu chi phí và thỏa mãn mong muốn khách hàng mục tiêu.

Mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng rất quan trọng, chúng tồn tại với mục đích liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Hoạt động tiếp theo sẽ không được thực hiện nếu hoạt động trước chưa thông qua. Nếu một liên kết bị trì trệ sẽ ảnh hưởng đến nhiều khâu khác, có thể làm cho thời gian và chi tăng lên đáng kể nếu không phối hợp nhịp nhàng.

Xem thêm: 6 Lý do quản lý chuỗi cung ứng quan trọng với doanh nghiệp

Tại sao quản lý chuỗi cung ứng lại cần thiết cho doanh nghiệp?

Quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến nhiều quy trình và doanh nghiệp khác, tuy nhiên, đây là 6 lý do cho thấy rõ nét tầm quan trọng của nó:

1/ Sự kết nối

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Tất cả các bên từ nhà sản xuất, nhà cung cấp, kho dự trữ đến người tiêu dùng đều là những tác nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng. Chúng được kết nối và trao đổi liên tục để tạo ra sản phẩm cuối cùng trước khi đến đích. Ngoài ra, các vấn đề phát triển, mở rộng hợp tác, tăng thị phần… cũng được giải quyết bởi quản lý chuỗi cung ứng.

2/ Tích hợp và hợp tác

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Được xem là huyết mạch đáp ứng các nhu cầu của xã hội, chuỗi cung ứng cần phải hiệu quả từ khâu tiếp cận, tích hợp thông tin đến xử lý vấn đề. Nếu không có quá trình nghiên cứu và hợp tác với các bên liên quan, chuỗi cung ứng sẽ kém hiệu quả và ngày càng đi vào ngõ cụt. Vì vậy, dù là hoạt động trên các khu vực địa lý khác nhau, giữa các đội nhóm/phòng ban trong doanh nghiệp cũng cần giao tiếp và chia sẻ thường xuyên để nắm bắt tình hình hiện tại của mỗi bên. Điều này cũng tạo điều kiện cho khâu hậu cần quản lý bao quát mọi hành động trong chuỗi cung ứng tại quá trình phân phối hàng tồn kho đến các đơn vị.

3/ Hỗ trợ kinh doanh

Có nguồn cung cấp nguyên liệu và hàng hóa đều đặn sẽ nâng cao triển vọng kinh doanh và tính bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp đúng sản phẩm với đúng số lượng một cách kịp thời sẽ đáp ứng yêu cầu của cả nhà sản xuất và nhà phân phối. Tương tự như thế, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng bận rộn và dịch bệnh bùng phát mạnh, họ cũng muốn hàng hóa được giao đến tận nhà trong thời gian sớm nhất. Nếu doanh nghiệp phân bổ hiệu quả và cải thiện dịch vụ giao hàng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh tốt hơn mỗi ngày.

4/ Chuyển động liền mạch

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Nhằm tối thiểu rủi ro quản lý vấn đề tiềm ẩn trong kinh doanh do thiếu hụt năng lực quản lý rủi ro, quản lý chuỗi cung ứng sẽ đảm nhận điều hành mọi hoạt động logistic trong doanh nghiệp, đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, chuyển động liền mạch và hợp lý hóa dòng chảy từ hàng hóa đến các vấn đề bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai…

5/ Giảm chi phí hoạt động

Không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm, doanh nghiệp còn phải tối thiểu chi tiêu tại các điểm không liên quan để tối đa ROI. Nói cách khác, cải thiện năng suất trong chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động tổng thể. Điều này cho phép công ty tối ưu chi phí mua hàng bằng cách đẩy nhanh việc vận chuyển đúng số lượng tồn kho vào thời điểm thích hợp nhằm giảm bớt chi phí hàng tồn kho.

Hơn nữa, chi phí chuỗi cung ứng còn liên quan mật thiết đến nhà cung cấp nguyên vật liệu. Nếu nhà cung cấp giao hàng chậm trễ sẽ khiến quy trình sản xuất trì trệ và lãng phí tài nguyên quý giá. Do đó, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần giảm thiểu vấn đề chậm trễ từ nhà cung cấp bằng cách hợp tác với nhiều bên khác nhau hoặc thương lượng chính sách phù hợp.

6/ Cải thiện chất lượng quy trình

Văn hóa làm việc hiệu suất, áp dụng quy trình tiên tiến, hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian xử lý vấn đề, lưu trữ hóa đơn, lấy hàng… đồng thời giảm thiểu đáng kể các sai sót không cần thiết trong chuỗi cung ứng. Nhờ đó, chất lượng làm việc sẽ tăng lên, cải thiện lợi nhuận đáng kể.

Qua bài viết, có thể thấy quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động không thể thiếu để đạt mục tiêu trong kinh doanh. Không dừng lại ở đó, nó còn giúp tạo cơ hội cho nhân viên tại các bộ phận khác nhau cộng tác và đưa ra các quyết định hợp lý hơn.

Chuỗi cung ứng được xem như mạng lưới toàn cầu được sử dụng để cung cấp sản phẩm dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng cuối cùng thông qua việc cấu trúc dòng thông tin, phân phối và tiền. 

Vậy quản trị chuỗi cung ứng là gì? Quản lý chuỗi cung ứng là quá trình phối hợp tất cả các khâu thiết kế, kế hoạch, thực thi, kiểm soát, giám sát hàng hóa và cung ứng cho thị trường với mục tiêu tạo ra giá trị, thúc đẩy vận chuyển toàn cầu, đồng bộ cung cầu và đo lường kết quả đạt được.

Quản lý chuỗi cung ứng tạo ra dòng chảy liên tục về hàng hóa, dịch vụ, thông tin, dòng tiền, logistics ngược với sự phối hợp đồng bộ các bộ phận bên trong và đối tác bên ngoài tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu về đáp ứng sự hài lòng của khách hàng và tối ưu hiệu quả hoạt động trong toàn chuỗi. Quản lý chuỗi cung ứng cần các giải pháp về con người (team-based), quản lý thay đổi (change-ready), kết nối toàn diện (end-to-end connectivity), thích ứng và phục hồi (adaptability and resilience), công nghệ (technology), nền tảng dữ liệu (data-driven), v.v.

Tìm hiểu: Mối liên hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng và Logistic

Tại sao cần quản lý chuỗi cung ứng?

Quản lý chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích dưới đây: 

- Quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện chặt chẽ, thống nhất, giúp kiểm soát hàng hóa một cách dễ dàng và chính xác.

- Hạn chế tối đa những rủi ro bất ngờ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.

- Định vị thương hiệu trên thị trường qua các dòng sản phẩm được cam kết về chất lượng, đáp ứng tức thì nhu cầu của khách hàng.

- Mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả có thể đưa doanh nghiệp vươn xa và tăng cường hội nhập quốc tế. 

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh doanh

Chuỗi cung ứng và vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh

“Chuỗi cung ứng” là một cụm từ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Một chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống tổ chức, thông tin, nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan phục vụ cho quá trình chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (hay còn gọi là chuỗi cung ứng) đến khách hàng.

Chuỗi cung ứng của 1 tổ chức có thể có nhiều hình thức. Nó có thể là 1 chuỗi đơn giản hoặc là 1 mạng lưới phức tạp hoặc 1 cấu trúc ở giữa. Không quan tâm đến nó là chuỗi cung ứng sản phẩm hay dịch vụ, hoặc loại tổ chức, các công ty yêu cầu chuỗi cung ứng của họ đảm bảo được dòng chảy ổn định về cung ứng ở mức độ chi phí hợp lý nhất. Họ có thể cải tiến việc vận hành hiệu quả bằng cách triển khai 1 cấu trúc chuỗi cung ứng phù hợp.

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Sơ đồ chuỗi cung ứng 

Trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, để sản phẩm hay dịch vụ đến được tay khách hàng, đối tác, không đơn giản chỉ ngày một, ngày hai là có. Thay vào đó là cả một hành trình dài. Hành trình này phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa rất nhiều khâu khác nhau. Từ ý tưởng, nguyên vật liệu, gia công, thành phẩm, vận chuyển tới các đại lý, chi nhánh và thông qua qua truyền thông, quảng cáo… để tiếp cận khách hàng – là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Chuỗi cung ứng là 1 mạng lưới toàn cầu được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng cuối thông qua dòng chảy cấu trúc về thông tin, phân phối vật lý, và tiền. Chuỗi cung ứng, trong quan điểm này, bao gồm 1 mạng lưới có các tổ chức và quy trình (các dòng chảy cấu trúc). Các chuỗi lớn thu hút chúng ta – vận hành bởi các tổ chức như Walmart, Nesle, Boeing, Airbus, hoặc Caterpillar – là những quyết định toàn cầu về hoạt động.

Khái niệm chuỗi cung ứng được xem xét dưới góc nhìn các tổ chức liên kết nhau – nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng được kết nối bởi sản phẩm, thông tin, và dòng thanh toán. Nhưng chuỗi cung ứng thường được nhìn một cách chính xác như là tập hợp các quy trình có liên kết diễn ra từ nguyên liệu cho đến chuyển nó thành sản phẩm (hoặc dịch vụ) để phân phối đến cho khách hàng. Những quy trình này được thực hiện bởi nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức để hình thành nên chuỗi cung ứng. 

Theo đó, có thể thấy chuỗi cung ứng là một phạm trù nắm vai trò nòng cốt trong hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Một chuỗi cung ứng tốt sẽ mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Có thể kể đến như:

 - Là cơ sở để hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả.

- Phát triển doanh nghiệp và mang tới nhiều cơ hội hợp tác, hội nhập trong và ngoài nước.

- Sử dụng nguồn lực kinh doanh đúng, tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp và giúp người quản lý dễ nắm bắt, điều hành toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.

- Hình thành một chỉnh thể văn hóa thống nhất trong kinh doanh.

>> Xem thêmTiến độ tổng thể trong vận hành chuỗi cung ứng

Quản lý chặt chẽ chuỗi cung ứng là điều cần có ở mỗi doanh nghiệp

Từ những phân tích trên, có thể thấy chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cần được thống nhất và quản lý một cách chặt chẽ để:

- Vận hành bộ máy doanh nghiệp luôn theo một nề nếp, trật tự nhất định.

 - Sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp hội nhập thị trường đúng tiến độ và hạn chế được rủi ro, sự cố.

- Người quản lý chuỗi cung ứng có đầu óc kinh doanh và chiến lược thống nhất sẽ nắm rõ quy trình, hoạt động và đưa doanh nghiệp từng bước phát triển, hội nhập tới một tầm cao mới.

- Doanh nghiệp có chuỗi cung ứng vận hành không ổn định dễ bị nhiễu loạn, gặp nhiều khó khăn, sự cố trong điều hành, thậm chí là phá sản.

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Quản lý chặt chẽ chuỗi cung ứng là “bài toán” khó với nhiều nhà quản lý (Ảnh minh họa)

Những vấn đề cần lưu ý trong quản lý chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng có khả năng tối ưu dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin và dòng tiền. Chuỗi cung ứng giúp điều phối hoạt động cung cấp hàng hóa cho thị trường của các nhà cung cấp, khách hàng,... một cách hiệu quả. Do đó, nhà quản lý chuỗi cung ứng cần nắm bắt xu hướng thị trường và ghi nhớ lưu ý những lưu ý dưới đây để hiệu quả quản lý được tăng cao. 

Nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng

Nền kinh tế thế giới ngày càng khốc liệt, sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ngành hàng mặt hàng khác nhau đã tạo nên áp lực không nhỏ cho các nhà quản trị chuỗi cung ứng. Nắm bắt xu hướng đổi mới của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với khách hàng mục tiêu. 

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Thích ứng nhanh với xu hướng đổi mới của thị trường

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa chi phí và nâng cao thế mạnh cạnh tranh với các đối thủ. Hàng hóa được cung ứng đến tay khách hàng trong thời gian ngắn nhất. 

Xem thêm: Tối ưu chi phí với hệ thống quản lý vận tải TMS

Luồng dữ liệu liền mạch

Cần đảm bảo nguồn dữ liệu luôn liền mạch trong hệ thống chuỗi cung ứng để hàng hóa được cung cấp đến điểm tiêu dùng được thuận lợi và nhanh chóng.

Thông thường, doanh nghiệp sử dụng SCM (Supply Chain Management) để quản lý hệ thống các điểm cung cấp của một công ty cho người mua hàng, dịch vụ. Vì SCM có giới hạn về thời gian nên người quản trị cần sử dụng những bộ công cụ hỗ trợ phù hợp để đảm bảo lộ trình lưu thông dữ liệu luôn liền mạch.

Kiểm soát chi phí

Nếu doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí hiệu quả sẽ là lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thành thấp hơn nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo. 

Chi phí vận chuyển luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang hướng đến địa phương hóa trong quy trình phân phối sản phẩm đến người dùng cuối cùng để giảm chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả kinh tế và tăng trải nghiệm người dùng.

Cấu hình mạng lưới phân phối

Khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, dẫn đến nhiều yếu tố khách cũng bị thay đổi như: mức độ sản xuất, lựa chọn nhà cung cấp và thay đổi dòng dịch chuyển mới của sản phẩm. Tất cả những điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến mạng lưới phân phối. Doanh nghiệp nên lựa chọn vị trí và công suất của nhà kho để xác định hiệu suất sản xuất cho mỗi sản phẩm tại mỗi nhà máy để từ đó có những chiến lược thay đổi phù hợp nhất. 

Để giảm thiểu chi phí sản xuất và thiết lập mạng lưới phân phối chặt chẽ, doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị vận chuyển trung gian phù hợp giúp đưa sản phẩm từ kho đến nhà bán lẻ một cách thuận lợi nhất. 

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Thiết lập mạng lưới phân phối chặt chẽ để nâng cao hiệu suất sản xuất 

Các chiến lược phân phối

Doanh nghiệp cần đề ra chiến lược phân phối phù hợp để hàng hoá được lưu thông liền mạch, đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng cho các đơn vị bán lẻ. 

Hơn thế nữa, việc hoạch định số nhà kho là điều cần thiết giúp doanh nghiệp dễ dàng điều phối sản phẩm, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp nhằm giảm chi phí và tối ưu hiệu quả bán hàng. 

Kiểm soát tồn kho

Kiểm soát tồn kho giúp doanh nghiệp đảm bảo số lượng hàng hoá luôn ở mức tối thiểu để đáp ứng cho các nhu cầu cần thiết và cấp bách. Số lượng tồn kho phải đạt theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp, tránh trường hợp cháy hàng, không đủ nguồn hàng để cung ứng cho thị trường. 

Các hợp đồng cung ứng

Hợp đồng cung ứng là điều kiện cần để đối tác thực hiện nghĩa vụ và nhiệm với doanh nghiệp. Hợp đồng cần được quy định rõ ràng các điều kiện về chất lượng hàng hoá, giá cả, số lượng, thời gian giao hàng,...

Hợp đồng cung ứng còn có vai trò đảm bảo lợi ích doanh nghiệp với các chiến lược phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp cần đưa ra những điều khoản có lợi và mức chiết khấu cao phù hợp với từng dự án. 

Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược

Mục tiêu khác biệt, các xung đột giữa các bộ phận và đối tác là nguyên nhân khiến việc thiết kế và thực thi chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp chịu áp lực lớn từ nhà cung ứng nên bị thúc ép vào quá trình tích hợp chuỗi cung ứng với công tác chiến lược.

Để tối ưu chi phí và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xác định mức độ ảnh hưởng của việc cộng tác đến lợi ích của mình, từ đó, đưa ra lựa chọn mức độ tích hợp và loại cộng tác phù hợp nhất với từng chiến lược và dự án. 

Chiến lược sử dụng nguồn lực từ bên ngoài và thu mua

Chiến lược chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp xác định các hạng mục công việc cần thực hiện, điều phối các hoạt động để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Không những thế, việc đề ra chiến lược chuỗi cung ứng còn giúp doanh nghiệp xác định việc gì nên thực hiện ở trong nội bộ và hạng mục nào nên thu mua từ bên ngoài. Việc xác định này giúp doanh nghiệp kiểm soát được nguồn lực và chi phí một cách cụ thể và chính xác. 

Để biết nên dùng nguồn lực nội bộ hay nguồn lực từ bên ngoài, doanh nghiệp cần xác định năng suất sản xuất có thuộc năng lực cốt lõi hay không. Nếu sản phẩm được sản xuất ở bộ phận không thuộc năng lực cốt lõi thì có thể mua từ bên ngoài. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định rủi ro trong quá trình sản xuất khi sử dụng nguồn lực bên ngoài và lên kế hoạch giải quyết rủi ro để tối ưu chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược mua nguồn cung cấp bên ngoài và lựa chọn cơ sở uy tín để hợp tác lâu dài. 

Thiết kế sản phẩm

Mặc dù thiết kế lại sản phẩm sẽ phát sinh nhiều chi phí ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hàng tồn kho cũng tăng cao, nhưng đây là công việc đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và thích ứng nhanh với xu hướng đổi mới của thị trường. 

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Tái thiết kế sản phẩm để thích ứng linh hoạt với nhu cầu thị trường

Để tránh lãng phí nguồn lực, doanh nghiệp cần nghiên cứu xu hướng thị trường để xác định thời điểm thích hợp cần tái thiết kế sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tận dụng những thay đổi của thiết kế để để điều chỉnh các hoạt động trong chuỗi cung ứng nhằm giảm chi phí hậu cần hoặc rút ngắn thời gian vận chuyển trong chuỗi cung ứng. 

Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định

Công nghệ thông tin là “cánh tay trái” đắc lực giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý chuỗi cung ứng với lượng dữ liệu lớn. Các công nghệ và kỹ thuật tân tiến giúp cho việc quản trị đơn giản hơn, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và tốc độ xử lý thông tin tức thì. 

Doanh nghiệp có thể tích hợp thương mại điện tử vào hệ thống chuỗi cung ứng để tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao lợi thế cạnh tranh

Xem: Công nghệ hiện đại ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng

Nhân sự phù hợp

Quản lý chuỗi cung ứng là công việc đòi hỏi nhân sự phải có kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu để giải quyết các công việc một cách hiệu quả. Những quyết định của người quản lý chuỗi cung ứng có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do dó doanh nghiệp cần có những tiêu chí và yêu cầu nhất định khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí này. 

Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Để có được hiệu quả cho việc thiết kế, vận hành, đánh giá, và cải tiến chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng - SCOR để quản lý hệ thống chuỗi cung ứng. Mô hình này được xác định theo 6 yếu tố dưới đây: 

- Lập kế hoạch: Bao gồm mô hình lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của toàn chuỗi cung ứng. Đây là quy trình cốt lõi và trọng tâm của chuỗi cung ứng. 

- Tìm nguồn cung ứng: Quản lý nguồn cung ứng và các đối tác chiến lược là một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chuỗi cung ứng với việc xây dựng và tích hợp năng lực nhà cung cấp vào trong tổ chức, giúp tổ chức đạt được tầm nhìn và sứ mệnh. Quản lý nhà cung cấp đòi hỏi các quy trình và phương pháp phù hợp nhằm phân loại, xác định chiến lược quản lý, phối hợp chia sẻ thông tin, quản trị rủi ro cung ứng, kết nối hệ thống công nghệ, nâng cao năng lực và cải tiến chi phí với nhà cung cấp nhằm mang lại lợi ích cho cả đôi bên.

- Sản xuất: Việc sản xuất bao gồm các hoạt động: quản lý năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng, lịch trình sản xuất và quản lý dây chuyền thiết bị máy móc. Các hoạt động này phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện trước khi cung ứng cho thị trường. 

- Phân phối: Bao gồm các kỹ thuật về xây dựng mạng lưới phân phối, hệ thống thông tin, logistics, chính sách bổ sung kho, hệ thống phối hợp và quản lý tồn kho toàn chuỗi (DRP), kết nối và chia sẻ dữ liệu, triển khai tích hợp các công việc với quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và dịch vụ khách hàng. Công việc này cũng bao gồm hoạt động quản lý đơn hàng và lịch vận chuyển hàng hóa. Nhà quản lý chuỗi cung ứng cần giám sát chặt chẽ quy trình hoạt động của hai khâu này để đảm bảo hàng hóa được giao đến tay người dùng trong thời gian ngắn nhất. 

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Mô hình nghiên cứu hoạt động cung ứng - SCOR

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng là công việc đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp hàng hóa được phân bổ đến người dùng trong thời gian ngắn nhất. Ngành quản lý chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ mang đến rất nhiều cơ hội việc làm cho người học. 

Cơ hội việc làm rộng mở với nhiều vị trí tuyển dụng

Người quản lý chuỗi cung ứng sẽ thực hiện lên kế hoạch, thực thi và giám sát tiến trình vận chuyển hàng hóa. Một số vị trí cho kỹ sư mới tốt nghiệp ngành quản lý chuỗi cung ứng như: nhân viên hoạch định sản xuất, quản trị nguyên liệu, chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng, quản trị tồn kho,... Khi có đủ kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc, nhân viên sẽ được thăng tiến lên các vị trí khác cao hơn như nhà quản trị cung cấp, nhà quản trị dự án, giám đốc sản xuất, giám đốc chuỗi cung ứng, 

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho ngành quản lý chuỗi cung ứng

Tham gia vào thị trường quốc tế để mở rộng tầm nhìn

Ngành quản lý chuỗi cung ứng giúp người học được trải nghiệm, nghiên cứu thị trường của không chỉ trong nước mà còn các nước trên thế giới. Việc nghiên cứu đa dạng thị trường giúp người học có thêm những kiến thức thú vị. Đây thực sự là cơ hội việc làm lý tưởng cho những người có thế mạnh về khả năng ngoại ngữ. 

Mức độ tăng trưởng thị trường lao động cao

Quản lý chuỗi cung ứng là công việc có thị trường lao động vô cùng lớn. Theo dự báo, đến năm 2030 các công ty cung cấp dịch vụ cung ứng hàng hóa sẽ cần đào tại khoảng 250.000 nhân sự. Đây thực sự là cơ hội màu mỡ cho những ai đang và đã theo đuổi ngành quản lý chuỗi cung ứng. 

Con đường thăng tiến trong sự nghiệp rộng mở

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Sự thăng tiến rộng mở trong sự nghiệp

Trên thực tế, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của bất cứ ngành nghề nào cũng dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, ở ngành quản lý chuỗi cung ứng, công việc được chia nhỏ theo từng cấp độ nên cơ hội thăng tiến luôn rộng mở. 

Trở thành công dân toàn cầu

Tính chất công việc quản lý chuỗi cung ứng là cần di chuyển đến nhiều nơi để khảo sát và kiểm tra thị trường. Người quản lý không chỉ đi đến các tỉnh trong nước mà còn công tác ở nước ngoài để tìm kiếm thị trường phát triển cho sản phẩm dịch vụ của mình. Lúc này, họ sẽ được tìm hiểu không chỉ về con người, thị trường mà còn được tìm hiểu nền văn hóa của nhiều đất nước. Điều này giúp người quản lý không ngừng học hỏi và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế.

Cơ hội thực tập phong phú

Các bạn sinh việc học quản lý chuỗi cung ứng không cần tốn nhiều thời gian để tìm kiếm công ty thực tập. Trên thực tế, tại thị trường nước ta có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực cung ứng hàng hóa. Sinh viên có thể được thực tập có lương tại các công ty chuyên ngành. 

Đa dạng lĩnh vực công việc để lựa chọn

Có rất nhiều vị trí công việc cho ngành quản lý cung ứng để quý vị lựa chọn: quản lý xuất nhập khẩu, quản lý kho vận, giám đốc kinh doanh, giám đốc phân phối,... Quý vị có thể lựa chọn vị trí phù hợp theo sở thích và năng lực. 

Chính vì có rất nhiều vị trí công việc khác nhau nên người làm trong ngành quản lý chuỗi cung ứng không bao giờ cảm thấy nhàm chán trong công việc mà ngược là con yêu thích và muốn gắn bó dài lâu. 

Làm gì để trở thành nhà quản lý chuỗi cung ứng giỏi?

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc nắm vững và quản lý, vận hành chuỗi cung ứng sao cho thật tốt là điều mà rất nhiều nhà quản lý luôn mong muốn mình làm được. Vậy để trở thành một nhà quản lý giỏi trong điều hành chuỗi cung ứng, người quản lý cần gì?

- Năng lực – đây là điều kiện tiên quyết.

- Kỹ năng: bạn có chắc mình sẽ giải quyết được mọi tình huống xảy ra trong điều hành chuỗi cung ứng như kỹ năng quản lý, kỹ năng điều hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại giao…?

- Kiến thức: kiến thức kinh tế, kiến thức xã hội, kiến thức kinh doanh… và còn rất nhiều nữa những điều mà bạn phải nắm khi đứng ở vai trò quản lý chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp.

Chương trình quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR tại Viện FMIT

Chương trình quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR tại Viện FMIT là chương trình đào tạo hàng đầu thế giới về thiết kế, quy trình vận hành và đánh giá đề xuất cải tiến chuỗi cung ứng. Trong chương trình giáo dục này, Viện FMIT sẽ đào tạo các nội dung chuyên sâu giúp doanh nghiệp triển khai mô hình quản lý chặt chẽ hơn, khai thác hiệu quả hệ thống ERP để doanh nghiệp lên kế hoạch triển khai và ứng dụng công nghệ tân tiến hiện đại giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Thay vì sử dụng phương pháp quản lý rời rạc lạc hậu như trước đây, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn sử dụng phương pháp chuỗi cung ứng để tăng cường kết nối giữa các phòng bàn, hoạt động cung ứng có tính nhất quán và được giám sát trong một hệ thống nhất định.

Hiện nay, chương trình quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR tại Viện FMIT đã được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp tham gia như: Tôn Đông Á, Tecomen Group, Jollibee Việt Nam, Vinamilk,...

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn khóa học chuẩn SCOR của Viện FMIT

Mục tiêu chính của chương trình này là: 

- Giúp các nhà quản lý tiếp cận được tư duy quản lý hiện đại.

- Nắm bắt xu hướng công nghệ hiện đại để áp dụng hiệu quả vào việc quản lý.

- Giúp nhà quản trị có cơ sở thông tin chính xác để điều chỉnh kịp thời các chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. 

- Nhà quản trị chuẩn hóa quy trình làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế để tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả công việc. 

- Mô hình SCOR được công nhận toàn cầu để ngày càng nhiều doanh nghiệp quản lý hiệu quả hoạt động cung ứng của mình. 

Giới thiệu về chương trình quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả chính là điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Hiện nay, quản lý chuỗi cung ứng đã được công nghệ tân tiến hỗ trợ nhằm đơn giản hóa quy trình quản lý như: ERF, TMS, WMS, ASP,.. Cùng với đó là những kỹ thuật hiện đại như S&OP, POS, VMI, SRM,... giúp việc quản lý trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. 

Mô hình SCOR ra đời vào năm 1990, đây được xem là chuẩn mực trong chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới. Nhiều công ty lớn trên thế giới đã áp dụng mô hình này để phát triển chuỗi cung ứng của họ.

Tại sao quản trị chuỗi cung ứng lại quan trọng?

Chương trình quản lý chuỗi cung ứng chuẩn SCOR

Mô hình SCOR bao gồm 6 quy trình: lên kế hoạch, sản xuất dịch vụ, mua sắm, phân phối, logistics ngược và hệ thống quy trình công nghệ. Theo mô hình này, quá trình quản lý cung ứng được phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu giúp mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp. 

Chương trình giáo dục theo chuẩn quốc tế SCOR được thiết kế dành cho các doanh nghiệp muốn thay đổi phương pháp quản lý riêng lẻ không có tính thống nhất sang phương pháp quản lý chuỗi cung ứng hiện đại. Phương pháp quản lý này có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cân bằng cung cầu, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường, có số liệu thống kê cụ thể chính xác để báo cáo hiệu quả công việc được dễ dàng hơn. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về quản lý chuỗi cung ứng mà Viện FMIT muốn chia sẻ đến quý vị. Quản lý chuỗi cung ứng trong việc vận hành của doanh nghiệp là vấn đề luôn được xem trọng. Để trở thành một nhà lãnh đạo với những chính sách đúng đắn đưa doanh nghiệp phát triển theo hướng mới thì còn chờ gì mà không tham gia khóa học Quản lý chuỗi cung ứng để hoàn thiện bản thân mình hơn. Nếu đã cân nhắc kĩ và muốn tìm hiểu kỹ hơn về khóa học này thì bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ:

BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT®

Trụ sở chính: Tầng 5, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận3, Tp. HCM

Tel: (028) 3930 1724 | Fax: (028) 3930 1725

Hotline: 098 854 0011 (HCM) – 093 848 6939 (HN)

Email: Website: www.fmit.vn

Tag: 

Kiểm toán nội bộ Kỹ năng lãnh đạo Quản lý dự án Quản trị chiến lược