Tại sao quan vũ được thờ

Hiện nay Tượng Quan Công (Quan Văn Trường) là một hình ảnh khá quen thuộc với văn hóa con người Việt Nam. Chúng ta đã thấy hình ảnh Quan Công ở rất nhiều nơi. Vậy các bạn đã hiểu ý nghĩa thờ Quan Công và cách đặt Tượng Quan Công để có nhiều tài lộc như thế nào chưa?

Hãy cùng thegioidotho.vn tìm hiểu về thờ cúng Quan Công tại nhà nhé.

Tại sao quan vũ được thờ

Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự là Trường Sinh sau đổi thành Vân Trường, người làng Giải Lương, thuộc tỉnh Hà Đông, Trung Quốc. Ông là nhân vật lịch sử Trung Quốc được biết đến nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong các đền đài và gia đình Người Hoa. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa. Ông có một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa trung thành và cũng chính là người bảo vệ tầng lớp bị áp bức. Trong thời đại hiện nay ông được xem là thần bảo vệ cho những nhà chính trị gia, công ty, cửa hàng kinh doanh, các chủ doanh nghiệp và gia chủ  bởi ngoài lợi thế trấn áp hung khí còn mang lại sự thịnh vượng, trí tuệ và cả tiền bạc trong kinh doanh.

Tại sao quan vũ được thờ
Tượng Quan Công gỗ cầm đao

Ý nghĩa phong thủy về tượng quan công:

Quan Công đại diện cho những người bảo vệ lẽ phải, chống lại những kẻ áp bức, bóc lột người khác, nhất là những người dân nghèo. Với sức mạnh phi thường, sự oai nghiêm lẫm liệt của Ông mang tới niềm vui, sự hạnh phúc bình an và mang lại tài lộc cho mọi người.
Hình ảnh những bức tượng Quan Công cưỡi ngựa được người xưa lưu truyền tới ngày nay và chúng đã trở thành những vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tinh thần to lớn. Vì vậy mà tượng Quan Công dù có ở tư thế nào, đứng, ngồi, cưỡi ngựa hay trừng mắt nhìn quân thù, Quan Công trong nhà đều mang đến năng lượng rất mạnh. Tượng gỗ Quan Công mang ý nghĩa phong thủy: Gỗ là vật liệu mang âm khí, sự hiện diện của một vật phong thủy mang âm khí giúp điều hòa khí huyết trong ngôi nhà. Âm dương hòa quện lấy nhau tạo thành một khối sinh khí thống nhất bảo vệ che chở cho những người thân trong gia đình. Đi gặp may mắn, khi bước chân vào nhà cũng luôn cảm thấy an toàn, tiêu diệt sát khí, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe và mang đến tài lộc. Ngày nay tượng quan Công được đặt trong nhà như một vị thánh chuyên trấn áp hung khí và chống tà ma ngoại đạo.

Nên chọn những bức tượng Quan Công cầm gươm sẽ uy nghi và mạnh mẽ hơn. Người xưa nói, vẻ mặt của Quan Công càng hung dữ thì bảo vệ càng mạnh và có hiệu quả giống như cách Ông dùng những loại vũ khí đó để đẩy lùi cái xấu xa, sự bất công.

Tại sao quan vũ được thờ

Thờ Quan Công như thế nào cho đúng?

Thờ bất kì tượng nào cũng cần phải khai quang, nếu không khai quang thì bức Quan Công không có giá trị tâm linh gì cả. Gia chủ có thể mới thầy về khai quang bởi việc khai quang đúng và thờ đúng phong thủy sẽ là bùa hộ mệnh phù hộ gia đình tai qua nạn khỏi, mọi chuyện thuận lợi, suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió….

  • Ban thờ của Ngài phải luôn sạch sẽ, không được để bụi bẩn. Những vật phẩm không phải đồ lễ không được đặt lên ban thờ
  • Khi lên hương cho Ngài gia chủ phải cần mặc quần áo chỉnh tề, cơ thể phải sạch sẽ
  • Trên ban thờ nên dùng đèn đỏ, không được dùng ánh sáng quá chói hoặc có thể dùng nến, đèn dầu
  • Mỗi khi lên hương cho Ngài phải có một bát nước sạch kèm theo đồ lễ cho Ngài như là xôi, thịt.

Tại sao quan vũ được thờ

Ngày thờ cúng Quan Công:

  • Ngày 13 tháng 01 âm lịch: ngày quy y Tam Bảo – Quan Công hiển thánh gia chủ phải cúng đồ chay.
  • Ngày 13 tháng 05 âm lịch: ngày cúng chúng sanh.
  • Ngày 13 tháng 06 âm lịch: ngày cúng vía từ.
  • Ngày 24 tháng 06 âm lịch: Ngày cúng vía quan công ở Hội An.

Vào những ngày nay gia chủ nên chuẩn bị: đèn nhang, cau trầu, tiền vàng, hoa tươi quả ngọt, cơm canh, rượu 3 chén.
Lưu ý: không thờ cúng thịt trâu, chuột, chó, gà. Gia chủ có thể cúng chay hoặc mặn tùy ý.

Ngày thường gia chủ chỉ cần đèn nhang thay nước cho Ngài là được.

Nên thờ Quan Công ở đâu:

Tượng Quan Công là một trong những vị thần rất linh thiêng, được thờ chủ yếu trong các đình chùa, đền miếu. Lưu ý khi thờ Quan Công trong nhà sẽ giúp gia chủ được phù hộ độ trì, làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn…Tượng Quan Công bằng gỗ nên đặt ở vị trí trên cao, gần cửa ra vào sẽ phát huy vai trò bảo hộ. Có thể thờ chung với ban thờ tổ tiên và ban thờ phật. Chú ý gia chủ nên đặt tượng Quan Công thấp hơn ban thờ Phật và cao hơn ban thờ Gia Tiên. Bát hương nên đặt bát hương Phật ở giữa, bát hương Quan Công bên phải và bát hương Gia Tiên bên trái.

Lưu ý: lưỡi đao của Quan Công không nên hướng ra phía ngoài cửa lối đi lại của gia chủ vì như vậy sẽ phạm gia chủ gây ốm đau bệnh tật, tai may vạ gió.

Một số điều cấm kỵ khi đặt tượng Quan Công để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong phong thủy:

  • Tuyệt đối không thờ tượng Quan Công ở những nơi ẩm thấp không trang nghiêm như phòng ngủ, phòng bếp hay gần nhà vệ sinh….
  • Không đặt trực tiếp tượng Quan Công xuống đất, để tượng nơi tăm tối ẩm thấp đó là điều bất kính.
  • Không đặt tượng lung tung tùy tiện trong nhà hay ngoài sân vườn.
  • Không cất tượng trong các hộp kín, tủ kính, tủ quần áo, két sắt
  • Nơi thờ Quan Công gia chủ không được làm những việc ô uế, sát sanh.

Với một số chia sẻ thegioidotho.vn  chúng tôi mong rằng các bạn đã hiểu được phần nào về ý nghĩa, cách thờ cúng Quan Công cho đúng. Chúc các bạn luôn vui vẻ, may mắn, tỉ sự như mơ.

Xin trân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết của thegioidotho.vn

  • Tại sao quan vũ được thờ
    Đường dây nóng: 096.733.5089
  • Tại sao quan vũ được thờ
    Email:

  • Tại sao quan vũ được thờ
  • Tại sao quan vũ được thờ
  • Bình luận
  • TIN MỚI

11/12/2019 - 1:12 (GMT+7)

Trong lịch sử Trung Quốc, Quan Vũ là danh tướng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với hậu thế. Các nhà thống trị phong kiến xem ông là biểu tượng "trung dũng thần vũ" và tinh thần "vì nước quên thân". Trong khi đó, đối với dân gian, ông được xem như sự hiện hữu của khái niệm "nghĩa khí vân thiên".

Tại sao quan vũ được thờ
Tạo hình Quan Vũ trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Quan Vũ (sinh ? - mất 220), tự Vân Trường, quê ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, miền bắc của Trung Quốc ngày nay. Ông là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á.

Quan Vũ là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Quan Vân Trường cả đời phò tá huynh trưởng, vì Thục Hán mà lập nên không ít công lao. Cũng bởi tài năng và sự trung nghĩa này, ông được người đời sau tôn làm “Võ thánh”, sánh ngang với “Văn thánh” Khổng Tử.

Hình tượng của Quan Vũ đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh...

Quan Vũ được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh long yển nguyệt đao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt, tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, sức chiến đấu mạnh mẽ địch vạn người.

Ngoài ra Quan Vũ còn nổi tiếng với tính coi khinh tiền tài, vì thế, rất nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết ở Trung Quốc, ông được tôn là tổ sư của rất nhiều nghề nghiệp mưu sinh được coi là “tầm thường” như nghề làm bếp, bán thịt, đồ tể, cầm đồ, cắt tóc, làm đậu phụ…

Các nghề làm võ sư, thầy tướng số cũng coi Quan Vũ là tổ, cùng với nhiều nghề khác, tổng cộng đến vài ba chục. Thậm chí, các đao phủ cũng “dựa vía” Quan Vũ. Họ thường giấu đao trong đền thờ ông vì cho rằng uy linh của ông sẽ ngăn trở các oan hồn của phạm nhân bị họ chém đầu về báo oán.

Không có gia cảnh giàu có như ông em kết nghĩa Trương Phi hoặc chút dòng dõi quý tộc, dù là xa vời, của ông anh kết nghĩa Lưu Bị, thuở hàn vi, Quan Vũ xuất thân tầm thường, nghèo khó, từng kiếm sống bằng nghề đẩy xe hàng, có lúc làm đậu phụ. Việc ông được tôn làm thánh tổ của nghề làm đậu phụ nghe còn có lý, còn các nghề khác cũng nhận làm tổ thì quả là một điều lạ lùng.

Lạ hơn nữa là mặc dù coi tiền tài như cỏ rác, Quan Vũ lại được thờ như một vị thần tài ở Trung Quốc. Các quán ăn, thương điếm… hầu như đều có bàn thờ Quan Vũ với bức tượng cầm đao, cưỡi ngựa rất oai phong. Điều này lại có xuất xứ rõ ràng từ việc thời của các triều đại phong kiến sau và đặc biệt là nhà Thanh.

Hành trình thần thánh hóa Quan Vũ

Trang lịch sử của Sina (Trung Quốc) cho hay, kể từ thời Minh Thanh, cùng với việc “nâng hạng” miếu Quan Công thành Võ Miếu, Quan Vũ cũng trở thành Võ thánh, cùng với ông tổ của Nho giáo Khổng Tử trở thành “văn võ nhị thánh” trong hệ tư tưởng của người dân Trung Quốc.

Tuy nhiên, Sina tiết lộ, sở dĩ Quan Vân Trường được “phong thánh”, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thiết lập một hình mẫu đạo đức mô phạm nhằm thu phục nhân tâm và bảo hộ sự thống trị của các triều đình phong kiến Trung Quốc.

Sina trích dẫn bài văn “Trùng tu Ngọc Tuyền Quan miếu ký” của Đổng Thính vào năm Trinh Nguyên thứ 18 (802) đời Đường Đức Tông, được chép trong cuốn “Toàn Đường văn”, chỉ ra vào thời kỳ Trung Đường đã có sự tồn tại của “Quan miếu”, cho thấy nhân vật Quan Vũ nhận được sự sùng bái của dân chúng.

Thời Nam Tống, góc nhìn chính sử thời Tam quốc “Ngụy là vua, Thục là giặc” được đảo ngược thành “Ngụy là giặc, Thục là vua”, khiến cho vị thế chính trị của Quan Vũ – người trung thành với Lưu Bị – được nâng cao rõ rệt, và màu sắc thần thánh hóa đối với ông cũng đậm nét hơn.

Quan Vân Trường vì nghĩa tha Tào Tháo.

Thậm chí, trong thời kỳ nhà Nguyên của Mông Cổ thống trị Trung Hoa, hình tượng Quan Vũ vẫn được duy trì. Cuốn “Nguyên sử – Tế tự ký” có ghi chép, lễ phật trong cung đình nhà Nguyên luôn có “Quan Vũ thần kiệu”.

Các nhà sử học cho rằng, việc xuất hiện “thần kiệu” cho thấy bên trong kiệu nhiều khả năng chính là thần tượng của Quan Vũ. Đây được cho là ghi chép hiếm hoi về việc thần thánh hóa nhân vật Quan Vũ được xuất hiện trong chính sử.

Đến thời nhà Minh, những ghi chép liên quan đến Quan Vũ càng nhiều, thậm chí có cả sắc phong của Hoàng đế. Sina cho hay, những hoạt động này không nằm ngoài “công tác tuyên truyền” của nhà thống trị phong kiến nhằm đề cao tư tưởng trung nghĩa, với hy vọng “giáo dục tư tưởng” cho các văn thần võ tướng học tập “tấm gương” của Quan Vân Trường, cống hiến hết mình cho triều đình.

Năm 1614, vua Minh Thần Tông đã “chính thức hóa” ngôi vị thần thánh của Quan Vũ khi sắc phong danh tướng này thành Hiệp thiên hộ quốc trung nghĩa đế, gia phong Tam giới phục ma đại đế thần uy viễn trấn Thiên tôn Quan thánh đế quân.

Thậm chí, sự tôn sùng đối với Quan Vũ còn trở thành “mốt” trong cung đình nhà Minh vào khoảng 1621-1627, khi có ghi chép “trong cung dựng 2 tượng Quan đế, một lớn một nhỏ”.

Sina cho hay, triều đình nhà Thanh đối với việc tuyên truyền hình tượng Quan Vũ còn “đầu tư công sức” gấp bội so với Minh triều, điều này có liên quan tới câu chuyện lập quốc của Thanh triều. Theo đó, Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích là một người hâm mộ bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, đồng thời học hỏi nhiều binh pháp thao lược trong đó.

Trong cuộc chiến thống nhất tại quan ngoại, quân đội của ông thường không phải nếm mùi thất bại. Các nhà nghiên cứu về triều Thanh tiết lộ, với mục đích thần thánh hóa bản thân và phủ thêm màu sắc huyền bí cho chiến thắng quân sự, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã tuyên truyền rằng ông “được thần Quan Vũ phù hộ”.

Giai thoại Quan Vũ hiển linh hộ giá Càn Long

Tương truyền, hoàng đế Càn Long hồi mới lên ngôi mỗi lần đi lại đều nghe phía sau mình có tiếng lẹp kẹp như ai đó mang dép đi theo, nhưng ngoảnh lại thì không thấy ai cả.

Một lần quay đầu lại như vậy, vua cất tiếng hỏi: “Ai vẫn hay theo sau hộ giá trẫm thế?”. Lập tức có tiếng trả lời: “Là nhị đệ Quan Vân Trường”. Sau đó, ông vua triều Thanh bèn xuống chiếu phong cho Quan Vũ là tài thần.

Trên cửa miếu thờ danh tướng nhà Thục Hán này từ đó người ta thường đề 10 chữ thếp vàng: “Hán vi Văn võ đế, Thanh phong Phúc lộc thần”.

Cũng trong đời Càn Long, có lời đồn rằng chính Quan Vũ hiển linh giúp quân Thanh thắng giặc, khiến binh lính nhà Thanh treo ảnh ông trong doanh trại, và đeo tượng của ông như thứ bùa hộ mệnh.

Đời sau, vua Hàm Phong đã tôn ông lên ngang hàng với Khổng Tử, gọi là Quan Phu Tử. Sau họ Khổng, ông là người duy nhất được tôn xưng là Phu Tử.

Tại sao quan vũ được thờ

Tín ngưỡng thờ phụng Quan Vũ đã vượt qua ranh giới giai cấp, giới tính, tuổi tác.

Theo các nhà nghiên cứu, việc phong Quan Vũ làm tài thần là một nước cờ chính trị của Càn Long, và câu chuyện Quan Vũ hiển linh hộ giá nhà vua có lẽ do chính vua hư cấu.

Mặc dù Càn Long đã là đời vua thứ tư của nhà Thanh thống trị Trung Quốc nhưng làn sóng phản Thanh phục Minh vẫn còn mạnh, dân chúng vẫn không quên Mãn Thanh là ngoại tộc, là kẻ xâm lăng. Để góp phần vỗ yên dân chúng, Càn Long đã lợi dụng Quan Vũ, người được bao nhiêu đời dân Hán tôn sùng, kính bái.

Cho dù có phản đối nhiều chính sách của nhà Thanh nhưng người dân lại phấn khởi khi một vị anh hùng người Hán được chính vua Thanh kính trọng, phong thần. Dân Hán lại rất coi trọng thần tài, vì thế thay vì thấy sự tréo ngoe trong chuyện gán Quan Vũ với việc buôn bán, họ chẳng nghĩ ngợi gì nhiều mà hết lòng thờ phụng để mong có nhiều tài lộc.

Ngày nay, sự tôn thờ Quan Vũ đã vượt qua ranh giới giai cấp, giới tính, tuổi tác… và thậm chí vượt qua cả quốc tịch và biên giới quốc gia mà ngay cả những lãnh đạo nổi tiếng như Lưu Bị hay Tào Tháo cũng không làm được.

Ở Nhật, Singapore, Malaysia, Philippines và thậm chí tại các khu người Hoa ở Anh, Mỹ tín ngưỡng thờ phụng Quan Vũ đều rất thịnh hành.

Tại sao quan vũ được thờ

Tại sao quan vũ được thờ

Tại sao quan vũ được thờ

Tại sao quan vũ được thờ

Tại sao quan vũ được thờ