Tại sao rửa mực có bọt

Vừa ăn, vừa lo... 

Mới đây, lực lượng chức năng của Hà Nội đã bắt quả tang một cơ sở nghi tẩy trắng hải sản không rõ nguồn gốc bằng hóa chất trên địa bàn quận Ba Đình. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang sơ chế khoảng 330kg bạch tuộc không rõ nguồn gốc và có hành vi ngâm bạch tuộc vào các thùng chứa một loại dung dịch màu nâu, sủi bọt trắng để tẩy trắng, khử mùi hôi. Kết quả kiểm nghiệm mẫu dung dịch màu nâu phát hiện, có chứa tới 1.046mg hydro peroxid; 665mg natri hydrosulfit; 0,385mg asen. Kết quả kiểm nghiệm trên 1kg thịt bạch tuộc cũng tồn dư nhiều hóa chất công nghiệp: Hydro peroxid, natri hydrosulfit. 

 

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn, vệ sinh thực phẩm của Hà Nội kiểm tra nguồn gốc thực phẩm tại một quán ăn.

Trước đó, lực lượng chức năng trên cả nước cũng đã phát hiện và đưa ra ánh sáng các vụ việc như thịt lợn “ướp” hàn the, rau phun thuốc kích thích, măng tẩm lưu huỳnh… Hiện tượng thực phẩm tẩm hóa chất lan tràn trên thị trường, khiến người tiêu dùng cảm thấy bất an.

Bác Đặng Thị Thìn (ở đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, thấy báo chí, truyền hình đưa tin về những vụ phát hiện, bắt giữ thực phẩm “bẩn”, làm cho người dân đi chợ chẳng biết mua gì, vì ăn gì cũng sợ độc hại. Với những gia đình có điều kiện kinh tế đã chuyển sang mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. Số còn lại vẫn buộc phải mua thực phẩm tại các chợ dân sinh, chợ cóc, chợ tạm nhưng vừa ăn… vừa lo. Bản thân tôi nhiều hôm đi chợ với tâm thế đề phòng và luôn miệng hỏi người bán “cái này có sạch không?”...

Theo Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Viện Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tình trạng lạm dụng một số hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm để làm cho sản phẩm tươi, ngon, trắng, có màu sắc bắt mắt và hấp dẫn hơn đã gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe người tiêu dùng. Đơn cử như các loại bánh tráng, bánh phở, bún, giò chả..., nếu chỉ làm nguyên chất thì thành phẩm sẽ có màu không đẹp, khi ăn không được giòn và nhanh bị mốc, ôi thiu... 

Để khắc phục các nhược điểm này, người sản xuất đã cho thêm một hóa chất mà người dân thường gọi là hàn the. Thực chất đây chính là borax - tên thương mại của hóa chất sodium tetra borate decahydrate. Tùy theo liều lượng của borax xâm nhập vào người, phản ứng cấp tính của cơ thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng: Nhức đầu, cơ thể bải hoải, mạch tim đập nhanh, áp suất máu giảm và có thể bị co giật. Nếu tiếp nhiễm dài hạn, con người có thể bị trầm cảm và đối với phụ nữ có thể bị hiếm muộn, vì hóa chất này sẽ làm giảm thiểu kỳ rụng trứng.

Đối với phẩm màu sử dụng trong thực phẩm, theo Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, có hai loại màu là màu tổng hợp và màu thiên nhiên. Màu thiên nhiên dùng an toàn, nhưng màu không bền và đẹp mắt. Còn màu tổng hợp thường tan trong nước và ổn định, màu rất bền. Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích dùng loại màu tổng hợp này, nhưng nếu vượt ngưỡng cho phép lại gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn, các màu tổng hợp được dùng để nhuộm đỏ (sudan hay rhodamine) cũng là một trong những hóa chất có nguy cơ gây ung thư…

Nhận diện thực phẩm ngâm hóa chất

PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, người tiêu dùng có thể bằng cảm quan để phân biệt mực tươi ngon và mực đã qua ngâm rửa hóa chất. Các loại mực được tẩy rửa hóa chất thường có màu trắng trong, nõn nà, đồng đều, bắt mắt. Đối với mực ống, người tiêu dùng nên chọn con to, thịt hơi hồng, đầu dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Mực còn tươi sẽ có tính đàn hồi cao, khi xào nấu có hương thơm tự nhiên. Đối với tôm khô tự nhiên, màu thường kém bắt mắt, có màu hồng ở phần đuôi tôm, phần bụng hơi trắng ngà. Tôm tẩm hóa chất có thể là màu cam hoặc đỏ cam đều khắp thân tôm, ngâm nước lạnh hoặc nước nóng một lúc sẽ phai màu.

Với các thực phẩm có nguy cơ lạm dụng hàn the, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, có thể phân biệt qua mùi vị và màu sắc. Đối với thịt lợn, miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, thớ thịt săn nhưng khô. Khi cắt vào bên trong thịt nhũn, có dịch, độ đàn hồi kém. Khi ăn sẽ thấy miếng thịt bở và có mùi hôi. 

Ngược lại, thịt lợn tươi ngon, bề ngoài không bị nhớt, thịt săn chắc và có độ đàn hồi cao. Khi ấn tay vào thớ thịt thấy mềm tay, thịt lõm xuống sau đó nhanh chóng trở lại bình thường. Khi luộc thịt, nước trong, mùi thơm, ăn dai thịt. Còn với giò lụa, khi mua cần để ý màu sắc và mùi vị của giò. Giò ngon khi cắt ra có màu hồng nhạt, bề mặt giò có nhiều lỗ li ti, sờ vào cảm giác mịn và hơi ướt, khi ăn sẽ có vị thơm ngọt, không quá giòn, không bị bở. Đối với chả đã bị tẩm hàn the ăn sẽ không có vị béo ngậy đặc trưng của thịt mà lại giòn, dai bất thường…

Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, để tránh sử dụng các loại thực phẩm bị tẩm hóa chất, người tiêu dùng nên lựa chọn mua thực phẩm ở các cơ sở sản xuất uy tín, có chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm, không nên mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra và có các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Hiện nay, trên thị trường tồn tại rất nhiều loại mực không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhìn mực tươi sống, ngon mắt nhưng khi cho vào nước rửa thì ra nhiều bọt trắng xóa như nước xà phòng.

Mực là một loại hải sản rất được ưa chuộng vì vừa ngon, mát lại cung cấp cho cơ thể con người một lượng lớn các chất dinh dưỡng.

Nhưng việc chọn mực như thế nào tươi, ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì lại là việc vô cùng khó khăn, vì hiện nay, trên thị trường tồn tại rất nhiều loại mực có xuất xứ không rõ ràng, chưa kể đến việc nhiều tiểu thương, chủ nhà hàng còn sử dụng chất tẩy trắng để mực nhìn, tươi, ngon và bảo quản được lâu.

Trên một diễn đàn, bạn Linh Giang chia sẻ: "Tôi mua mực tươi tại một chợ sau đó về bóc hết lớp da tím rồi rửa thì chậu nước rửa mực nó sủi bọt như xà phòng. Sau đó, sợ quá tôi cho muối hạt vào bóp thì càng bóp càng ra nhiều bọt, liệu có phải mực có bị ngâm hóa chất không? ".

Mực tươi khi ngâm vào nước nổi bọt trắng xóa như nước xà phòng

Được biết, không chỉ bạn Linh Giang gặp phải tình trạng nêu trên mà rất nhiều bà mẹ tỏ ra hết sức bức xúc về vấn đề này.

Ghi nhận tại một số chợ ở Hà Nội như Cầu Giấy, Quan Hoa, Nghĩa Tân, Dịch Vọng…mực tươi sống có giá từ 200.000-500.000đ/kg, tùy loại to nhỏ. 

Tuy nhiên, theo tiết lộ của một người đánh bắt lâu năm thì các tiểu thương đã dùng thủ đoạn để "hô biến" mực ươn, thối  chỉ có giá 10.000-12.000đ/kg thành mực tươi sống, thơm ngon và có giá "trên trời".

Số mực ươn thối được công an phát hiện tại khu vực chợ Long Biên (Hà Nội)

Trước đó, Đội Cảnh sát môi trường, Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tiến hành kiểm tra khu vực buôn bán thủy sản tại khu vực chợ Long Biên, phường Phúc Xá, Ba Đình và đã phát hiện chục kg mực ôi, bốc mùi được cho vào các thùng phuy cỡ lớn chứa hóa chất công nghiệp với mục đích tẩy trắng mực.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc sử dựng mực ngậm hóa chất ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người tiêu dùng, nếu sử dụng một số lượng lớn mực ngậm hóa chất thì hậu quả sẽ khôn lường.

Lược theo Vietq.vn

Chị Giang bức xúc: “Chỗ mua là người quen thân, quảng cáo là mực tươi ngon, mình to, dầy, 4 con 1 kg. Vậy mà mua về rửa mãi vẫn không hết nhớt, nước lại đục và sủi bọt như xà phòng, cảm thấy không yên tâm nên tôi đành vứt bỏ. Gần 200.000 bỏ ra không tiếc, chỉ thương mấy đứa nhỏ đang thèm mực mà không được ăn”.

Chung cảnh ngộ với chị Giang, chị Phạm Thu Huệ (Hoàng Mai, Hà Nội) kể lại cũng có lần mua ở chợ cóc loại mực rửa ra nước đục ngàu như nước gạo, nhầy nhớt sủi bọt. “Xào lên ăn miếng đầu tiên thấy dai nhẳng, không nuốt nổi, tôi sợ quá đổ nguyên cả đĩa. Từ nay cạch tới già mấy thể loại hải sản không rõ nguồn gốc”.

Theo tìm hiểu của PV từ một số dân buôn hải sản tại Hà Nội, nguồn mực trên có thể đã bị ngâm ôxy nước. Người khỏe mạnh nếu uống nhầm dù chỉ một chén nhỏ nước ngâm mực này nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.

Anh Hoàng Hòa, dân biển chuyên buôn tôm, mực Nam Định – Hà Nội kể lại, có lần tới nhà bạn bán hải sản ở Hà Nội uống rượu, một người trên bàn nhậu khát nước lấy nhầm nước ở thùng đựng ôxy chuyên để ngâm mực uống, đưa tới viện cấp cứu thì đã chảy máu dạ dày nặng rồi.

Anh Hòa cho biết, mực ngâm hóa chất Trung Quốc hiện bán lẻ tại các chợ giá rất rẻ, chỉ 105.000/kg trong khi mực của dân đi biển bán trực tiếp cho khách giá rẻ nhất cũng 230.000/kg.

Chị Mai Thị Thu Phương, chủ hàng hải sản Hạ Long tại Hà Nội khẳng định, mực tươi rửa vẫn ra ít nhớt và bọt nhưng chỉ cần xả dưới vòi nước một lúc là hết chứ không có chuyện sủi bọt như xà phòng và đục màu nước gạo như vậy.

“Giờ mực Trung Quốc, mực ngâm hóa chất nhiều lắm. Ở Hạ Long – Cẩm Phả khách du lịch không tinh còn mua nhầm đầy ra chứ đừng nói ở các tỉnh”. Chị Phương chia sẻ cách chọn mực tươi ngon là mắt mực phải sáng, tròng mắt rõ viền. Mực còn sống da nhấp nháy ánh lên rất đẹp, khi được cấp đông mình mực có đốm màu ánh hồng – đỏ.

Trước đó, Đội Cảnh sát môi trường, Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tiến hành kiểm tra khu vực buôn bán thủy sản tại khu vực chợ Long Biên, phường Phúc Xá, Ba Đình và đã phát hiện chục kg mực ôi, bốc mùi được cho vào các thùng phuy cỡ lớn chứa hóa chất công nghiệp với mục đích tẩy trắng mực.

Với chiêu tẩy trắng mực bằng hóa chất, mực ươn thối sẽ được phù phép thành mực trắng giòn, nhìn ngon mắt và được đem đi tiêu thụ tại các chợ bán lẻ. Theo một cán bộ công an Quận Ba Đình, mực ống đông lạnh thường được nhập khẩu từ nước ngoài theo đường biển về Hải Phòng, Quảng Ninh. Mực rã đông nhũn, nhớt, bốc mùi thối…, nhưng sau khi bị "phù phép" sẽ giòn, trắng và khá sạch mùi.

Chuyên mục bảo vệ NTD của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng...

Mọi kiến nghị của độc giả xin gọi vào số điện thoại ĐDN: 0944 988 788 hoặc gửi qua hòm thư:

Tin liên quan

Theo Diệp Sa

Theo Zing

Video liên quan

Chủ đề