Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn

Thông thường, trong 2 tuần đầu trước kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ có một sự thay đổi trong cơ chế sinh học. Nếu chị em đáp ứng vô điều kiện thì có thể khiến mình mắc những căn bệnh không thể ngờ.

  • Những nguy hiểm tiềm ẩn do chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Nếu thấy dấu hiệu này trong kì kinh nguyệt, bạn cần đi khám ngay
  • Chị em muốn đạt hiệu quả tập luyện cao nhất, hãy tập luyện theo chu kỳ kinh nguyệt của mình
Thèm ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt khi sắp “đến tháng”

Kể từ ngày có kinh nguyệt đến giờ, đã mấy chục năm qua, chị Nga (Thanh Liêm, Hà Nam) luôn thèm ăn đồ ngọt trước khi có “đèn đỏ”. Cứ khoảng 1 tuần trước khi có kinh nguyệt, chị lại thèm thuồng được nhai kẹo, ăn bánh ngọt. Khi được đáp ứng xong, chị lại thấy người mệt lả, không có sức lực làm việc.

“Mình rất sợ cảm giác này nhưng nếu không đáp ứng cho cơ thể thì cũng không có đầu óc tập trung để làm bất cứ việc gì. Nhưng khi đã được ăn ngọt nhiều thật nhiều rồi thì lại thấy mệt quá, chẳng còn sức lực làm việc. Không biết như vậy có bị mắc bệnh gì không. Liệu ăn ngọt nhiều như thế trước ngày đèn đỏ sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao hay không”, chị Nga băn khoăn.

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn


Cũng giống chị Nga, chị Liên (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng thường xuyên thèm ăn một số thực phẩm trước khi “đến tháng”. Chị Liên kể, khoảng 2 tuần trước khi đến ngày là chị thèm ăn đồ nhiều dầu mỡ kinh khủng. Điều này quả thực là nỗi khiếp sợ với bản thân chị. Thân hình chị Liên khá to béo và chị đang trong giai đoạn giảm cân. Nhưng cứ khoảng 2 tuần trước khi có “đèn đỏ” thì dường như chế độ ăn kiêng chất béo của chị thành công cốc.

“Mình không chịu được cảm giác nôn nao, thiếu thiếu trong người. Mình thèm ăn bánh rán, bánh gối, ăn gà chiên rán, hamburger điên cuồng. Cũng cố nhịn rồi mà không được nên lại chiều theo cái miệng, ăn cho thỏa thích mới thôi. Thế là cân nặng lại tăng không kịp hãm. Hối hận lắm nhưng không kiềm chế được, kiểu như nghiện mất rồi. Làm thế nào để cắt giảm mấy món đồ này để giảm cân được đây”, chị Liên đau khổ.

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn


Thay đổi nội tiết tố khiến bạn thèm ăn đồ ngọt, nhiều dầu mỡ…

Amanda Bontempo, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Langone (Đại học New York) cho biết, khi bước vào giai đoạn kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố khiến bạn thèm thuồng được ăn thực phẩm ngọt, đôi khi là thích ăn mặn hơn hay ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Trong thời gian này, các hormone quấy rối cortisol dâng cao, đồng thời các hormone hạnh phúc serotonin lại suy giảm. Sự thay đổi này khiến cơ thể bạn thèm các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo. Nguyên nhân là những thực phẩm này sẽ làm tăng lượng serotonin và làm giảm lượng cortisol, khiến bạn cảm thấy thỏa mãn với hạnh phúc. Do đó, thật dễ hiểu khi bước vào giai đoạn này bạn cần một bữa ăn nhẹ nhiều đường hoặc chất béo.

Theo chuyên gia, đây thực sự không phải là tin tốt, nếu như trước đó bạn vẫn có chế độ ăn với đường và chất béo kha khá. Khi gần đến ngày kinh nguyệt, bạn ăn vô độ những thực phẩm giàu đường, chất béo sẽ gây nên những ảnh hưởng cực lớn cho sức khỏe.

Chuyên gia dinh dưỡng Limor Baum (New York, Mỹ) cũng cho hay: “Chị em thường có xu hướng muốn ăn nhiều hơn khi bước vào kỳ nguyệt san. Vào khoảng thời gian này, quá trình trao đổi chất trong cơ thể người phụ nữ tăng lên, do đó việc bạn muốn ăn nhiều hơn là điều hoàn toàn có lợi. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể thoải mái ăn bánh ngọt hay những thực phẩm chiên rán béo ngậy".

Mặc dù nhiều chị em cho rằng, chu kỳ kinh nguyệt không đến với cảm giác thèm ăn nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn trước đó rất quan trọng. “Trong 2 tuần đầu trước khi đến kỳ đèn đỏ, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, cà phê, carb tinh chế. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và protein. Điều này có thể giúp lượng hormone và lượng đường trong máu bạn tương đối ổn định”. Caffeine trong cà phê làm tăng nồng độ cortisol và carb tinh chế làm lượng đường trong máu tăng vọt. Đó là lý do tại sao chúng ta cần loại bỏ chúng, hoặc nếu sử dụng thì phải cực hạn chế trong 2 tuần đầu trước khi đến kỳ kinh nguyệt.

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn


Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp), thực tế thì không phải ai cũng bị hảo ngọt hay thèm đồ ăn nhiều dầu mỡ khi sắp đến kỳ kinh nguyệt. Đôi khi có những người thích ăn thật mặn, hoặc cực chua. “Đây đơn giản chỉ là sự thay đổi tâm lý, sinh lý khi sắp đến tháng ở chị em. Việc thay đổi nội tiết khi đến ngày kinh nguyệt là chuyện hoàn toàn bình thường”, BS Dung khẳng định.

Theo BS Dung, trước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em chuẩn bị thiếu nước, thiếu máu, bụng cảm thấy ấm ức, tức bụng, khó chịu... Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết, không phải ai cũng giống ai. Đứng trước hiện tượng này, chuyên gia khuyên hãy cứ đáp ứng nhu cầu của bản thân, tuy nhiên không nên ăn uống kiểu vô độ.

Nếu quá chiều chuộng bản thân vào giai đoạn này bằng cách nạp vô số thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo... vào cơ thể thì bạn sẽ phải nhận những hậu quả đáng tiếc. Ăn nhiều đường có thể khiến lượng đường huyết tăng cao, dễ bị các bệnh như rối loạn lipid máu, huyết áp cao, tiểu đường... Ăn mặn làm hại thận, làm tăng nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp... Ăn nhiều thực phẩm chiên rán khiến bạn dễ bị béo phì, mắc các bệnh tim mạch...

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn


Nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt và không thể dừng lại việc thèm ăn đồ ngọt và thực phẩm giàu chất béo…, hãy bắt đầu bữa sáng của bạn với protein đóng gói. Bữa ăn sáng với trứng và bánh mì nướng phết bơ đậu phộng sẽ giúp lượng đường huyết luôn ở mức ổn định trong suốt cả ngày. Chuyên gia dinh dưỡng Amanda Bontempo cũng khuyên, vào buổi chiều bạn nên ăn nhẹ bằng trái cây tươi. Đây là nguồn chất xơ và bổ sung nước, đường kịp thời cho cơ thể. Chúng cũng giúp bạn giảm cảm giác đầy hơi và làm dịu cơn đói, thèm đường, đồ chiên rán…

Tuy nhiên, đừng ép cơ thể ăn quá nhiều thứ như rau quả, trái cây, nước uống mà quên mất nhu cầu thực sự của nó. Nếu bạn thực sự thèm hamburger, có thể ăn một lượng vừa phải, đừng quên bổ sung nhiều rau củ khi ăn là được. Nếu thèm ngọt, bạn có thể thưởng thức một thanh sô cô la đen với các loại hạt thay vì nhai kẹo hay xơi một miếng bánh ngọt… Điều này đặc biệt lưu ý nếu bạn muốn mình khỏe mạnh hơn, không bị uể oải, mệt mỏi khi nạp vào cơ thể nhiều đường, dầu mỡ. Hơn nữa, đối với những chị em đang trong giai đoạn giảm cân cần hết sức chú ý. Nếu bạn để cơ thể mình ăn uống vô độ trong giai đoạn này thì quá trình giảm cân sẽ thành công cốc.

Lý do khiến các nàng thèm ăn nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt

Trong kỳ kinh nguyệt ngoài việc trải qua những khó chịu như đau bụng, bị chuột rút, các cô gái của chúng ta cũng trở nên thèm ăn nhiều hơn, dưới đây là nguyên nhân của tình trạng này.

Thay đổi sinh lý trong cơ thể

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Justine Roth: “Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn trải qua những thay đổi về sinh lý. Hormone trong cơ thể bị rối loạn, khiến cho bạn có cảm giác thèm các chất nhất định".

Quá trình trao đổi chất tăng lên

Trước thời kỳ kinh nguyệt, hormone estrogen và progesterone tăng cao, điều này dẫn tớiquá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn khiến các bạn nữ thèm ăn nhiều hơn. Nếu không biết kiềm chế thì nguy cơ bị tăng cân rất là cao.

Hormone cortisol tăng cao

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn

Trong ngày đèn đỏ, các bạn gái chúng ta thèm ăn nhiều hơn do nồng độ hormone cortisol (hormone chống căng thẳng) tăng cao, khiến cơ thể thèm ăn đồ ăn ngọt. Đây là lý do những món đồ ăn vặt như sô cô la, bánh ngọt luôn có sức cuốn hút đối với bạn gái trong kỳ “đèn đỏ” bởi đơn giản loại thực phẩm khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn

Thèm ăn trong kỳ kinh nguyệt là chuyện bình thường, bạn không cần phải quá lo lắng. Trừ khi bạn thèm ăn những món gì đó khủng khiếp, ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Cách để thỏa mãn cơn thèm ăn trong kỳ đèn đỏ mà không lo tăng cân

Chuẩn bị sẵn món ăn vặt lành mạnh: Để thỏa mãn cơ thèm, bạn nên chuẩn bị sẵn các món ăn vặt lành mạnh như trái cây, rau quả giàu chất xơ và vitamin. Như vậy sẽ giúp bạn hạn chế tìm đến đồ ăn ngọt và thực phẩm chế biến sẵn trong giai đoạn này.

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước không chỉ giữ ẩm cho cơ thể, mà còn giúp bạn cảm giác no lâu, quá trình chuyển hóa mỡ tốt hơn, từ đó hạn chế tránh tăng cân.

Bổ sung vitamin và chất khoáng: Trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn nữ sẽ bị thiếu hụt chất sắt, canxi và vitamin D nghiêm trọng. Ngoài việc cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, tay chân tê mỏi thì việc thiếu các khoáng chất thiết yếu trên cũng chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân nhanh mặc dù không ăn quá nhiều.

Duy trì tập thể dục: Việc tập luyện đều đặn vừa sức như chạy chậm 30-45 phút mỗi ngày, không chỉ giúp bạn tránh được các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt như đau lưng, đau bụng, cáu gắt, mà cũng là cách giảm cân hiệu quả trong thời kỳ “đèn đỏ”.

Nguồn: Tổng hợp

Các dấu hiệu có kinh trước ngày đèn đỏ

1. Mụn trứng cá

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn

Nổi mụn trứng cá là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt mà con gái cần để ý, nhất là với những bạn ít khi xuất hiện mụn trên mặt. Do cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến việc bị rối loạn và gây ảnh hưởng đến các hormone tuyến giáp thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến da mặt của bạn tiết nhiều dầu và bã nhờn hơn, từ đó cũng xuất hiện mụn nhiều hơn.

Chắc hẳn với một số bạn không bị mụn sẽ cảm thấy khó chịu và lo lắng khi mụn cứ xuất hiện mỗi khi bắt đầu hành kinh. Đừng lo lắng, những đốm mụn sẽ dần biến mất ngay sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc thôi.

2. Đau bụng, đau lưng

Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần là sau quá trình rụng trứng, tử cung cần co bóp để đẩy máu ra ngoài, chính vì thế mà một số chị em sẽ cảm thấy đau râm ran vùng bụng, thậm chí có khi đau quặn. Triệu chứng có kinh này bao gồm các cơn đau thắt lúc âm ỉ có khi dữ dội khiến cơ thể kiệt sức khi phải “chiến đấu” với những cơn đau.

Trước và trong kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố prostaglandin hoặc do dư thừa prostaglandin khiến tử cung co thắt mạnh nên ảnh hưởng đến lưng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì triệu chứng này sẽ giảm và hết hẳn khi ngày đèn đỏ qua đi.

3. Tăng cân

Trước ngày “đèn đỏ” con gái thường có cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn ngày thường. Thêm vào đó, các hoạt động thể dục thể thao, vận động trong ngày ấy thường bị ngưng trệ hoặc giảm bớt. Do đó việc tăng cân vù vù cũng là điều hiển nhiên. Con gái nếu không biết kiềm chế các cơn thèm ăn này sẽ mũm mĩm hơn ngày thường đó nhé.

Tuy nhiên dấu hiệu sắp có kinh nguyệt này chỉ kéo dài từ 3 – 4 ngày nên chị em có thể yên tâm nhé. Chỉ cần kết hợp với chế độ luyện tập nhẹ nhàng trong những ngày này thì đã có thể hạn chế được tình trạng tăng cân rồi.

4. Mệt mỏi, đau đầu

Trước ngày “đèn đỏ” hormone trong cơ thể đột ngột tăng cao kèm theo sự bủa vây của những cơn đau khi rụng trứng khiến chị em cạn kiệt năng lượng nên cơ thể rất dễ bị mệt mỏi và tâm trạng không thể ổn định. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và có một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo sức khỏe để bước vào những ngày hành kinh.

Ngoài ra, việc bổ sung các vitamin, khoáng chất cũng rất quan trọng. Đặc biệt là bổ sung sắt, vì khi đến ngày “đèn đỏ” cơ thể bạn sẽ bị mất một lượng máu khá lớn, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu sắt làm giảm khả năng tái tạo hồng cầu máu, lượng oxy dự trữ cho cơ thể không đủ,…dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bạn hãy áp dụng một số cách sau để giảm đau đầu trong ngày đèn đỏ nhé: Đau đầu trong những ngày “đèn đỏ”: Làm sao để khắc phục?

5. Thèm ăn

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn

Nếu bạn cảm thấy rất thèm ăn, đặc biệt là các đồ ăn vặt và đồ ngọt như sô cô la, bánh kẹo… thì đó có thể là dấu hiệu có kinh. Đối với một số chị em, việc thèm ăn và có sở thích ăn vặt là chuyện bình thường nhưng nếu thay đổi một cách chóng mặt và hơn mức ngày thường thì đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu sắp có kinh đấy.

6. Nhạy cảm quá mức

Tâm sinh lý thay đổi, nhan sắc xuống cấp trầm trọng và kèm theo các triệu chứng đau nhức của kỳ hành kinh khiến con gái trở nên nhạy cảm quá mức trong những ngày này là điều dễ hiểu đúng không nào?

Do nội tiết tố estrogen và progesterone có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt gây ra hội chứng căng thẳng kèm theo các triệu chứng tâm lý, khó chịu trong cơ thể. Nhạy cảm quá mức, cáu gắt, tính khí thay đổi thất thường… là một trong những dấu hiệu sắp tới ngày kinh nguyệt ở chị em phụ nữ.

7. Đầy hơi

Hầu hết con gái hay gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng và đặc biệt là rất dễ “xì hơi” vào những ngày “đèn đỏ” này. Đừng lo lắng vì tình trạng này sẽ hết ngay khi bạn kết thúc kỳ nguyệt san đấy. Nguyên nhân do sự lên xuống thất thường của hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen và sự suy giảm progesterone. Bạn cần tránh ăn những thực phẩm như các loại đậu, sữa, nước có gas… để không làm nặng hơn tình trạng này.

Cơn thèm ăn tiết lộ cơ thể thiếu chất ra sao

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn
Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Khi đói thì ăn gì cũng được, nhưng cơn thèm ăn thường khiến ta thèm một món đặc thù nào đó cho đến khi chạm được tay vào nó, bỏ nó vào miệng.

Hầu hết chúng ta đều biết cảm giác khi thèm ăn ra sao. Ta thường thèm những thức ăn có hàm lượng calorie cao, đó là lý do vì sao thèm ăn thường liên quan đến tăng cân và tăng chỉ số cơ thể BMI.

Nên đi khám răng định kỳ bao lâu một lần

Năm hiểu lầm thường gặp về việc gãy xương

Có nên uống sữa để làm chắc xương?

Nhưng câu chuyện mà ta tự giải thích với bản thân là cơn thèm ăn đến từ đâu thường quyết định mức độ dễ dãi khiến ta đầu hàng trước cơn thèm đó.

Đa số mọi người vẫn tin rằng thèm ăn là cách cơ thể báo hiệu ta đang thiếu loại dưỡng chất nào đó - và với phụ nữ có thai, cơn thèm ăn báo hiệu em bé trong bụng cần gì.

Nhưng liệu điều này có đúng không?

Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn
Tại sao sắp đến tháng lại thèm ăn

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Có thể có nhiều nguyên nhân gây thèm ăn - nhưng hầu hết là về mặt tâm lý

Hầu hết các nghiên cứu về chứng thèm ăn đều nhận thấy có lẽ có nhiều nguyên nhân gây thèm ăn - và hầu hết đều là các nguyên nhân tâm lý.

10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết nhất

Tác giả:
Kim Ngân
Update on:

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần1, 1 ngày dễ nhận biết. Top 10 triệu chứng, biểu hiện có kinh nữ giới cần nắm rõ khi đến tháng (ngày đèn đỏ). Hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu chi tiết về từng dấu hiệu có kinh nhé!

Có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là sự đánh dấu người con gái đã có khả năng mang thai và sinh đẻ. Trong một, hai năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường không ổn định về thời gian và lượng kinh, dấu hiệu có kinh.

Một vài hiểu biết chung về kinh nguyệt ở nữ giới

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu do sinh lý hoàn toàn bình thường ở nữ giới, diễn ra theo tính chất chu kỳ bắt đầu từ giai đoạn tuổi dậy thì cho đến khi phụ nữ mãn kinh. Ở mỗi người khác nhau thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ không giống nhau, độ dài chu kỳ có thể dao động từ 21 đến 35 ngày bởi phải phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng và một số tác nhân khác.

Sự xuất hiện của kinh nguyệt là do trứng rụng nhưng không được thụ tinh dẫn đến thoái hóa, lớp niêm mạc tử cung dày lên trước đó cũng bị bong tróc và dần dần được đào thải qua âm đạo cùng máu và dịch nhầy. Thông thường, kinh nguyệt sẽ kéo dài trong vòng khoảng 3 đến 7 ngày, trong đó 2 ngày đầu tiên là nhiều nhất rồi bắt đầu có xu hướng giảm.

Kinh nguyệt diễn ra hàng tháng khiến đa số nữ giới cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và gây ra một số sự bất tiện trong sinh hoạt. Bởi vậy, việc nắm được những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sẽ giúp chị em có kế hoạch chuẩn bị để thuận lợi vượt qua ngày “đèn đỏ” sắp tới.

  • Phân biệt máu báo kinh và máu báo có thai
  • Cách tính ngày rụng trứng để mang thai theo ý muốn
  • Uống thuốc tránh thai khẩn cấp, hằng ngày khi nào?
  • Mất kinh 5 tháng làm sao để trở lại