Tại sao thực dân Anh tiến hành cai trị trực tiếp đối với ấn Độ

Tại sao thực dân Anh tiến hành cai trị trực tiếp đối với ấn Độ

Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa

      Khi chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản đã thật sự chuyển mình về mọi mặt, như Lênin nhận định “Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Khi đánh giá và đưa ra đặc điểm hay địa vị lịch sử của chủ nghĩa đế quốc, không thể không bỏ qua chính sách xâm lược thuộc địa của chúng, vì lẽ, đó không chỉ là đặc trưng và có ảnh hưởng đến các nước đế quốc mà nó còn tạo ra những tác động không nhỏ đến ngày nay tại các nước từng là thuộc địa, bây giờ hầu hết nằm trong nhóm những nước đang phát trển. Hơn hết chính những chính sách thuộc địa ấy đã góp phần vẽ nên một bức tranh giải phóng dân tộc sôi nổi trong tổng thể bầu trời cách mạng cận đại và giai đoạn sau.

Nhìn chung khi nghiên cứu về chính sách thuộc địa của các nước đế quốc người ta thường thấy dù là đế quốc – thực dân cũ hay mới điều có những điểm chung và riêng trong việc thi hành chính sách cai trị của mình, nhưng do hoàn cảnh và điều kiện từng nước đế quốc mà có những cách thức thi hành khác nhau. Nhưng có thể thấy, Anh và Pháp là hai đế quốc tiêu biểu cho những gì nói trên, nhìn cụ thể thì sự khác biệt là hoàn toàn đã quá rõ trong chính sách thuộc địa của hai chủ thể này , nhưng bản chất vẫn là trong tâm thế của kể đi xâm lược, của một nước tư bản đã bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc đang khao khát thị trường, nguyên liệu và nhân công rẻ mạt.

Có thể nói, hệ thống thuộc địa của Anh và Pháp cộng lại xếp vào loại hàng đầu thế giới, đây cũng là hai đế quốc già, hai đế quốc có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc xâm lược thuộc địa, nên chính sách thuộc địa của chúng sẽ tác động rất lớn và mang tính quyết định mạnh nhất đến các nước thuộc địa và phong trào giải phóng dân tộc và phong trào chống chủ nghĩa thực dân cũ.

Chính sách thuộc địa của Anh và Pháp cũng là một nội dung cực kì quan trọng khi nghiên cứu đặc điểm của hai nước đế quốc này, và là minh chứng cho năm đặc trưng của các nước đế quốc thời cận đại.

Nghiên cứu chính sách thuộc địa Anh, Pháp còn giúp nhìn thấy hệ quả mà chính sách đó đem lại từ hai phía, từ đó nhìn nhận và giải thích những vấn đề lịch sử liên quan, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc cận – hiện đại. Đồng thời, giải thích những xu thế phát triển các nước từng là thuộc địa, những ảnh hưởng do chính sách thuộc địa mà Anh, Pháp đã mang lại, cũng như là những hậu quả nặng nề các thuộc địa phải gánh chịu.

Đặc biệt, Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp trong gần trăm năm, vì vậy tìm hiểu về chính sách thuộc địa Pháp và so sánh với Anh còn giúp hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc.

Như đã biết chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những thay đổi đáng kể, chủ nghĩa thực dân cũ đã sụp đổ, chủ nghĩa thực dân mới đang có nhiều hình thức tinh vi hơn. Chính việc nghiên cứu và so sánh hai chính sách thuộc địa tiêu biểu của hai nước đế quốc đầu sỏ thời cận đại còn giúp thấy được những hình thức mới của chính sách thuộc địa mà các nước tư bản đang dùng với chiêu bài kinh tế, ngoại giao, và lôi kéo đồng minh. Cũng là để chứng minh sự phát triển tinh vi của chủ nghĩa tư bản, từ đó mà nhìn nhận tỉ mĩ, chính xác và tránh phải vướng vào những chiêu bài đó.

1. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA ĐẾ QUỐC ANH VÀ PHÁP CẬN ĐẠI.

Có thể thấy, chính sách thuộc địa của Anh và Pháp thể hiện trên hai phương diện: chính sách xâm lược, chính sách cai trị. Dưới đây sẽ trình bày một cách cụ thể nhất về hai nội dung trên, đồng thời là so sánh từng chính sách thuộc địa cụ thể giữa hai đế quốc già cõi và có nhiều kinh nghiệm cũng như hệ thống thuộc địa bậc nhất lúc bấy giờ.

  • Quá trình xâm lược thuộc địa và hệ thống thuộc địa của Anh và Pháp.

      Khi nghiên cứu về chính sách thuộc địa của hai nước đế quốc Anh và Pháp thì không thể không nhắc đến quá trình xâm lược cũng như là hệ thống thuộc địa của hai nước thực dân này. Bởi lẽ, đây là vấn đề đầu tiên, mấu chốt và có tác động đến chính sách thuộc địa, dù chỉ là một phần nhỏ nhưng là phần quan trọng nhất.

      Có lẽ quá trình này phải cần liên hệ đến giai đoạn trước – giai đoạn nở rộ của những cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV. Kể từ sau những cuộc phát kiến địa lí đầu tiên đơn độc như của Maggelan hay Colombo, cho đến những đoàn hàng chục thuyền đi đến những thiên đường mới, và cũng từ đó, chủ nghĩa thực dân của bọn tư bản đã bắt đầu manh nha. Tuy quá trình xâm lược thuộc địa nhìn chung là không giống nhau về mặt thời gian nhưng thường người ta lấy sự kiện năm 1511, bắt đầu bằng việc xâm lược của Bồ Đào Nha ở Malasca. Và cũng chính những cuộc phát kiến địa lí đã vô tình làm được nhiều hơn những gì tư bản thời kì đầu mong đợi, đó là quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy ngày càng được đẩy mạnh dựa trên hàng tấn tấn nguyên liệu và hàng triệu nô lệ. Đặc biệt nó là yếu tố giúp chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tư do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc, cho nên thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc là không thể tác rời nhau. Có thể nói thuộc địa là thứ quan trọng là nơi “chủ nghĩa tư bản đã nuôi dưỡng “tất cả sinh lực” của mình”[1].

      Thuộc địa vì vậy cũng là thứ cực kì quan trọng đối với Anh và Pháp, hai nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc sớm nhất, hai kẻ đi đầu trong công cuộc xâm lược, mà họ gọi với cái tên mỹ miều – “khai phá, khai sáng”. Cụ thể quá trình xâm chiếm thuộc địa của hai đế quốc này sẽ được đề cập bên dưới như sau.

1.1.1 Thuộc địa ở châu Á.

      Trước tiên là Pháp, miếng mồi béo bỡ nhất mà đế quốc này nhắm đến chính là vùng Đông Dương, lục địa nằm phía đông Indochiana mà phương Tây đặt cho Đông Nam Á, là vùng có vị trí quan trọng đối với chính sách bành trướng của Pháp ở châu Á, là vùng giàu hương liệu, nguyên liệu, nhân công nhất nhì Đông Nam Á cùng với bán đảo Indonesia. Sau những cuộc thám hiểm của những nhà buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và giáo sĩ Thiên chúa giáo, việc xem xét kĩ lưỡng tình hình khu vực này đã được Pháp chuẩn bị hoàn tất từ những năm cuối của thế kỉ XVI, XVII. Đến năm 1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng, sau đó Pháp bắt đầu thực hiện xâm chiếm toàn bộ Đông Dương trong 35 năm, đánh dấu cho cột mốc hoàn tất công cuộc chinh phục bằng vũ lực ấy chính là hiệp ước Pháp – Xiêm vào năm 1893 – Xiêm nhượng Lào cho Pháp. Như vậy, Pháp là chủ “hợp thức” tại Đông Dương trong cuộc chạy đua bành trướng và xâm lăng của những kẻ “văn minh và nhân đạo”.

      Song song với quá trình chiếm Đông Dương của Pháp, những người Anh đã tỏ vẻ không can tâm và lo sợ mất đi miếng bánh béo bỡ phần phía Tây và Bắc Đông Dương. Đó là cuộc đua giữa Anh và Pháp trong phần còn lại của cái bể thị trường, nhân công, nguyên nhiên liệu bật nhất tại Đông Nam Á.

      Năm 1686, sau khi bị khước từ yêu sách công nhận quyền bảo hộ của mình tại Miến Điện, đế quốc Anh tiến hành dùng bạo lực xâm chiếm tây Iraoadi, sau ba lần tấn công vào những năm 1824 – 1826, 1852, 1885 hầu như Miến Điện sau này là Mianma (1989) đã rơi vào tay Anh. Điều mà người Anh làm sau khi chiếm được vùng đất này là sáp nhập nó vào Ấn Độ như là một tỉnh của thuộc địa rộng lớn mà Anh đã hoàn tất chiếm vào năm 1849.

      Như vậy là cơ bản Đông Dương, Đông Bắc Đông Nam Á đã được hai tên đế quốc Anh, Pháp hoàn tất xâm chiếm rất sớm khi bước vào giai đoạn đế quốc. Tiếp đến, miếng mồi mà cả hai nhắm đến chính là vùng đảo Nam Đông Nam Á, mà trước tiên có lẽ là bán đảo Mã Lai. Cuối thế kỉ XIX Anh thực hiện chính sách xâm chiếm từ trong ra ngoài, đó là chiến lược nghe có phần kì hoặc nhưng mới chính là sự khôn ngoan mà Anh đã thực hiện, vì chính những bang trung tâm mới là những bang mạnh nhất nhưng lại dễ chiếm nhất, không phải do các bang này mạnh mà là không có sự nhòm ngó của các nước đế quốc khác, khi mà chủ yếu các công ty Đông Ấn Hà Lan hay Bồ Đào Nha ở Mã Lai chỉ chiếm lấy các eo biển quan trọng. Từ năm 1874 với biện pháp khác nhau, có thương lượng, có bạo lực nhưng điều mang tính bất bình đẳng. Đến năm 1888, Anh đã hoàn toàn thống trị bốn bang lớn là Pesrac, Xelango, Xembilan và Pahang vào một Liên bang Mã Lai do công sứ Anh cai trị. Và chỉ mất vài năm sau đó, với sức ép của mình Anh lại buộc Xiêm nhượng cho bốn bang Xeda, Kelantan, Torenganu và Peclixo bằng hiệp ước Băng Cốc 1909. Vùng mới đó được gọi là Xứ bảo hộ ngoài Liên bang Mã Lai. Như vậy gộp với phần đất thực dân eo biển trước đây, với hai phần đất kể trên Anh đã hoàn toàn làm chủ Mã Lai với chỉ vài thế kỉ.

      Đông Nam Á, có thể gọi là vùng đất thuộc địa đầu tiên của các nước đế quốc, tuy quá trình chinh phục nói chung và của Anh, Pháp nói riêng có gặp trở ngại nhưng có thể nói toàn bộ khu vực này, trừ Thái Lan đã bắt đầu thời kì khó khăn và phụ thuộc dưới ách thực dân. Đông Nam Á là viên kim cương có giá trị nhất, thôi thúc nhất, gây thèm khát nhất cho các nước đế quốc cận đại, và kể cả ngày nay.

Tại sao thực dân Anh tiến hành cai trị trực tiếp đối với ấn Độ

      Ở Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ, tuy người Anh đến với vùng đất này muộn nhất nhưng lại là kẻ xâm chiếm thành công nhất. Từ khi mà những tin tức về kim cương lan đến tai nữ hoàng Elizabet thì kế hoạch xâm chiếm Ấn Độ nhanh chóng được bàn bạc, nó nhanh như cách mà những tin tức này được truyền đi trên những con tàu buôn lớn vào thế kỉ XVI. Điều đầu tiên mà Anh cần làm là gạt Hà Lan ra khỏi Ấn Độ, và chỉ có thể dùng thương mại để đánh vào thương mại, công ty Đông Ấn Anh đã chiếm những vùng quan trọng như Madrat, Cancutta, Bombay. Không chỉ Đông Ấn Hà Lan mà còn Bồ Đào Nha mất đi những điểm quan trọng để duy trì thương mại của mình tại Ấn Độ, vì vậy mà dần dần nhượng quyền lợi tại đây cho kẻ đến sau – Anh. Nối gót Anh, Pháp cũng tăng cường hoạt động của Đông Ấn tại Ấn Độ nhưng ở thế kỉ XVIII, Pháp hoàn toàn khó thắng được Anh. Nhưng nhìn lại trước khi Anh độc chiếm Ấn Độ thì xứ sở sương mù và Pháp đã phải xung đột lớn nhỏ hơn một lần, mà đỉnh điểm là chiến tranh Anh – Pháp tại Ấn Độ từ 1746 – 1763. Cuối cùng, đến thế kỉ XIX, cụ thể là năm 1849, Ấn Độ là tài sản của Anh và chỉ Anh sở hữu. Ở đây, người Anh đã thắng không chỉ vì họ mạnh về quân sự mà hơn hết là ở chính sách xâm lược có phần tinh vi hơn Pháp. Nếu như người Pháp tiến hành xâm lược bằng “niềm tin của chúa” dưới sự tin tưởng vào bước chân của giáo sĩ, sau mới là thương nhân và bạo lực, thì đối với Anh, chính việc sử dụng đồng tiền, buôn bán và những món quà đáng giá đánh vào lòng tham của tiểu số thống trị trong một nước muốn xâm chiếm có lẽ thiết thực hơn nhiều. Người Pháp đã quá tin về cái gọi là Chúa và tôn giáo, như bài học thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của họ ở Việt Nam chẳng hạn là một ví dụ minh họa cho cách thức mà họ dùng xâm chiếm Ấn Độ hay bất kì thuộc địa nào sau đó mà Pháp đã làm.

      Ở Đông Á, mà không ai khác là miếng bánh Trung Quốc. Đầu tiên xin nói về Anh, nếu như ở Đông Nam Á hay Ấn Độ, một công thức biến đất thành thuộc địa chính là bằng con đường lập các thương điếm trước, sau đó chiếm của các nước đế quốc khác, xâm lược từng phần nhỏ, xâm lược ồ ạt. Nhưng đến với Trung Quốc, người Anh lại linh hoạt hơn, vì không thể độc chiếm và cũng không đủ lực cạnh tranh với gần chục đế quốc về kinh tế hay quân sư và tránh đối đầu trực tiếp với các nước khác, họ buộc phải dùng những đồng tiền rẻ mạt mua tô giới, và những hiệp ước bất bình đẳng. Các tô giới của Anh có thể kể đến như Hoàng Phố – Thượng Hải lập năm 1845, Hương Cảng. Đối với Pháp, sau chiến tranh Trung – Pháp (1884 – 1885), và các hiệp ước bất bình đẳng khác với triều đình phong kiến Trung Quốc, cơ bản Pháp cũng đã có phần trong cái bánh ngọt đó.

      Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX phần thuộc địa của Anh và Pháp ở Trung Quốc cụ thể sau: Anh, Pháp chiếm trọn Tứ Xuyên, đường sắt Nam Sơn Đông đến Trấn Giang thuộc Anh.

      Tóm lại, đối với châu Á, Anh thi hành chính sách xâm lược “tằm ăn lá dâu”[2] ở Ấn Độ và Mã Lai, chiến tranh xâm lược với Miến Điện nhưng cũng như tằm ăn đợi ngày ra tơ, tức là từ từ và chắc chắn. Còn Pháp thì tỏ ra cứng nhắc với một công thức, truyền giáo, thăm dò, chiến tranh xâm lược lâu dài và luôn là những cuộc chiến thiệt hại nặng nề.

  • Những thuộc địa ở châu Phi và Mĩ Latinh.

      Ở châu Phi, lục địa chỉ có diện tích lớn thứ ba thế giới, khoảng 30.335.000 km2 nhưng là một khu vực đem lại nguồn lợi rất lớn nếu các nước đế quốc chiếm được. Nếu như ở Ấn Độ hay Đông Nam Á, bọn tư bản tìm thấy những hương liệu mà chúng chưa từng biết, thì ở châu Phi, chúng tỏ ra bất ngờ trước sản lượng cực kì to lớn về kim loại quí, mà chủ yếu là vàng và kể cả những mỏ kim cương giá trị. Bên cạnh đó, lịch sử và hiện thực chủng tộc ở Hoa Kì hiện nay cũng đã phản ánh về tình trạng những lao động – nô lệ châu Phi bị đưa đi khắp nơi như thế nào. Sự giàu có về nguyên nhiên liệu và lao động miễn phí luôn thôi thúc các nước đế quốc nhanh chóng tham gia vào việc căng dây chia chát những vùng đất “không chủ” và những vương triều phong kiến còn non trẻ. Nói như vậy là để phản ánh tình hình xã hội – chính trị mà châu Phi trước khi thành thuộc địa của các nước đế quốc.

      Trước khi thực dân vào châu Phi, vùng đất này được chia làm hai khu để phân biệt trình độ phát triển. Nếu như Bắc Phi được tính từ Xahara đến Địa Trung Hải với dân cư chủ yếu là Hồi giáo, có trình độ phát triển tương đối thì ở Nam Phi thì hoàn toàn lạc hậu về mọi thứ. Nhưng cần nhìn chung tình cảnh lục địa đen bấy giờ chẳng khác gì một cái mớ hỗn độn hậu kì công xã nguyên thủy. Một số vùng đất hầu như chưa có nhà nước, tuy nhiên vẫn có một vài triều đại và vương quốc phong kiến, đó là việc phía Bắc có phần phát triển hơn đã đạt được. Một đặc điểm nữa, đó là biên giới các quốc gia thường không cố định, nên sau này mới xuất hiện tình trạng các nước đế quốc căng dây mà chia thuộc địa, và đến ngày nay, biên giới và chu vi biên giới các nước châu Phi thường rất thẳng và vuông.

      Trước tình trạng lạc hậu như vậy, các nước đế quốc dễ dàng xâm chiếm châu Phi, đi đầu có lẽ là Bồ Đào Nha và Hà Lan. Mãi đến thế kỉ XIX người Anh mới đặt chân và bận tâm đến châu Phi. Mở đầu, Anh chiếm Cap sau đó thì đến chiến tranh Anh – Boơ (1899 – 1902) , sau đó họ mở rộng ra Bắc Phi, chiếm vùng Natan.

      Còn Pháp thì đến sớm hơn, đó là vào thế kỉ XVIII, cũng nhắm vào Bắc Phi, mãi đến thế kỉ XIX mới chiếm được Angieri. Tuy tình trạng châu Phi rất dễ để xâm chiếm nhưng đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì phương Tây mới chiếm được hơn 90% lãnh thổ, nguyên nhân chủ yếu có lẽ là sự cạnh tranh giữa các nước đế quốc hơn là sự chống cự yếu ớt của các bộ lạc, vương triều tại châu Phi.

      Đến thế kỉ XIX, khi mà bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chính Anh và Pháp mới là hai kể đi đầu và chiếm ưu thế trong việc biến châu Phi thành đất nhà mình. Năm 1882 Anh chiếm Cairo và sau đó là toàn bộ Ai Cập, những năm cuối thế kỉ XIX Anh đã chiếm trọn dãi đất từ Nam Phi đến Cairo. Đối với Pháp sau khi có được Angieri thì cũng nhanh chóng thâu tóm Tuynidi và Maros.

      Tóm lại đến đầu thế kỉ XX, thuộc địa của Anh và Pháp tại châu Phi như sau:

      Anh chiếm Ai Cập, Đông Xudang, Tây Nigieria, Bờ biển vàng, Gambia, Xirea Leona, thành lập vùng Đông Phi thuộc Anh, chiếm Nam Rodedia, Cap, Natan và Xomali.

      Pháp cũng thành lập Tây Phi thuộc Pháp, Angieri, Tuynidi, Sahara, tây Xudang, Xenegan, Conggo, Madagaxca,một phần Xomali. Chủ yếu là vùng sa mạc.

      Cuối cùng, cách thức mà Anh, Pháp dùng trong việc chiếm châu Phi chính là, dùng hàng hóa dư thừa và lỗi thời, ế ẩm để đổi lấy khoáng sản và nhân công, mà không có vai trò của các công ty Đông Ấn như đã làm ở châu Á. Đồng thời, đặc biệt là người Pháp còn đẩy mạnh quá trình truyền giáo, đến mức mà người phương Tây còn lấy cả Kinh Thánh để lấy ruộng: “Khi trước chúng tôi có đất tròng trọt, người châu Âu có kinh thánh, ít lâu sau, người ta đổi cho chúng tôi lấy Kinh thánh, còn họ thì lấy ruộng đất”[3]. Chính tình trạng quá lạc hậu mọi mặt của châu Phi đã làm cho việc chinh phục vùng đất này của các nước đế quốc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

      Ở châu Mĩ, Anh và Pháp chỉ chiếm được một số vùng đảo nhỏ ở Caribe, có lẽ nơi đây thuộc về Mĩ và Mĩ luôn ra sức đánh bật tất cả ra khỏi cái sân sau Mĩ Latinh của mình.

      Như vậy, trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Anh và Pháp là hai kẻ chiếm được nhiều thuộc địa nhất, với tổng diện tích của hai đế quốc này chiếm được lên đến hơn 46 triệu km2 và hơn 455 triệu dân tính đến cuối năm 1917. Tuy nhiên có thể thấy Anh vượt trội hơn Pháp về khoản thuộc địa khi mà diện tích thuộc địa Anh trước chiến tranh thế giới thứ nhất là gần 40 triệu km2 và gần 400 triệu dân, cũng chính đây sẽ quyết định chính sách khác biệt của mỗi nước trong việc cai trị các vùng thuộc địa, trong những phần sau sẽ chứng minh rõ hơn điều này.

1.2 Những điểm tương đồng trong chính sách thuộc địa của Anh và Pháp giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thời kì cận đại.

1.2.1  Về kinh tế.

      Mục tiêu kinh tế luôn là thứ mà các nước tư bản trong mọi giai đoạn, kể cả thời kì chủ nghĩa đế quốc xem là yếu tố hàng đầu khi xâm chiếm các thuộc địa. Đối với Anh, Pháp cũng vì mục tiêu đấy.

      Khi xem xét về đặc điểm chung trong chính sách kinh tế mà Anh và Pháp thi hành tại thuộc địa không gì khác ngoài vơ vét và bóc lột nhưng ở mức độ và hình thức như thế nào mà thôi, nhưng bản chất vẫn không thay đổi. Cụ thể, Anh và Pháp nói riêng và các nước đế quốc thực dân nói chung điều thực hiện việc buôn bán bất bình đẳng giữa mẫu quốc và thuộc địa. Hàng hóa dư thừa sẽ được đưa vào thuộc địa tiêu thụ với giá cao, đổi lại mẫu quốc sẽ lấy đi nguyên nhiên liệu với số lượng lớn để ngang với giá trị hàng hóa cũ nhưng giá vẫn như hàng mới. Quá trình đó đem lại nguồn lợi khổng lồ, vì vậy mà tích lũy tư bản giai đoạn này cũng tăng vượt bậc. Đồng thời với việc không công bằng trong buôn bán, hệ thống thuế khóa cũng là phần quan trọng để thi hành chính sách trên. Thuế khóa giúp hàng hóa dư thừa bán giá cao hơn và tránh được việc thuộc địa nhập hàng nước khác vào, cuối cùng những người dân thuộc địa không còn cách nào khác là sử dụng hàng chính quốc với giá cực cao nhưng chất lượng cực thấp so với mặt bằng chung.

      Đặc điểm chung thứ hai, chính là trong nông nghiệp. Hầu như sau khi chiếm được thuộc địa Anh và Pháp điều lập nên rất nhiều đồn điền và nông nghiệp là để phục vụ chính quốc chứ không vì lẽ để ổn định cho thuộc địa. Cùng với đó, nền nông nghiệp truyền thống của thuộc địa dần suy tàn, do việc phục vụ cho chính quốc mà ra cả, cơ cấu và mặt hàng đều thay đổi. Như trường hợp của Miến Điện hay Ấn Độ, Anh đưa cả cây thuốc phiện vào trồng, lúa gạo chỉ phục vụ cho xuất khẩu, do đó mà diện tích lúa gạo ở Miến Điện tăng nhanh nhưng không nhiều, lên gần 300000 acro những năm 1890, trở thành nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất bấy giờ, nhưng trong nước chỉ vừa đủ ăn cho hơn 90 % dân số, năm 1900 có 15 triệu người Ấn Độ chết đói.

      Trong công nghiệp, điểm chung của Anh và Pháp chính là tập trung vào khai mỏ và công nghiệp nhẹ. Nhưng có lẽ trong công nghiệp sự khác biệt của Anh và Pháp rõ nét hơn, nhưng ở đây chỉ trình bày những điểm chung nhất. Hạn chế đến mức tối thiểu dịch vụ công nghiệp và hệ thống hạ tầng, mặc dù người ta thấy người Anh xây một hệ thống đường sắt vô cùng dài, năm 1905 đã có 205 ngàn km đường sắt, nhưng lại dành cho gần 40 triệu km2 thuộc địa. Đối với người Pháp, các khu mỏ còn không có khu sơ chế, đa số là đưa nguyên liệu thô về chính quốc.

      Trong lĩnh vực ngân hàng, Anh và Pháp điều xây dựng hệ thống ngân hàng thuộc địa, tập trung toàn bộ vốn thuộc địa vào hệ thống này. Hệ thống ngân hàng thuộc địa có nhiệm vụ chủ yếu là đầu tư những thứ cơ bản nhất phục vụ vơ vét như trả lương cho bộ máy cai trị, cho vay lấy lãi cao chứ không vì mục tiêu nào khác

Cuối cùng, kinh tế thuộc địa luôn được xem là cái đuôi của nền kinh tế chính quốc, vừa là nơi cung cấp mọi thứ, như nguyên liệu, nhân công, thị trường. Kinh tế thuộc địa cũng là nơi đế quốc giải quyết những cuộc khủng hoảng thừa mang tính chu kì của mình. Khi phỉa đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh tế, cả Anh và Pháp điều thực hiện một chính sách kinh tế chung, có thể thấy được mỗi liên hệ của chính sách này tại chính quốc và thuộc địa như mối quan hệ bóc lột như con đĩa hai vòi của chủ nghãi đế quốc. Những hàng hóa dư thừa đưuọc sản xuất ra một phần nhỏ đưa vào thuộc địa, nhưng là hoàn toàn không đáng kể, số hàng dư thừa đó được bán tại chính quốc với giá cũng không hề nhỏ, nhưng thường là dùng hình thức đổi mới lấy cũ, và bù tiền để lấy hàng hóa đó, số hàng cũ sẽ được đưa về tiêu thụ ở thuộc địa với giá như là hàng hóa mới, thường thì những mặt hàng như ô tô hay máy móc là thấy rõ nhất hình thức kinh doanh tinh vi này. Việc thi hành chính sách kinh tế như vậy một mặt giúp các nước đế quốc thoát khỏi khủng hoảng thừa, và bảo vệ cho việc đi khai phá văn minh ở thuộc địa của chúng.

      Tóm lại trong chính sách kinh tế, đặc điểm chung cần nhấn mạnh đối với Anh và Pháp là tập trung công nghiệp nhẹ, vơ vét khoáng sản, hệ thống thuế khoá cao và thay đổi cơ cấu từng lĩnh vực nhằm phục vụ xuất khẩu cho chính quốc, biến kinh tế thuộc địa thành cái đuôi giải quyết hàng dư thừa và khủng hoảng, là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công cho chính quốc.

      Đề phục vụ việc khai thác, vơ vét và bóc lột thuộc địa cả Anh và Pháp điều xây dựng bộ máy cai trị, tuy có lúc, và có một số nơi Anh cai trị gián tiếp nhưng nhìn chung cả hai đế quốc này điều sử dụng hệ thống quan lại chính quốc để giám sát, tức chủ yếu là cai trị trực tiếp, là thực dân cũ.

      Ban đầu, vũ lực được thực hiện để thiết lập nên bộ máy cai trị. Tuy Anh có linh hoạt hơn Pháp trong cai trị, nhưng dù sau cuối cùng người Anh cũng sử dụng vũ lực để duy trì bộ máy đó, biểu hiện rõ nhất là các lực lượng công an được thành lập để thiết lập trấn áp.

      Và để thành công trong việc áp đặt bộ máy cai trị, Anh và Pháp điều dùng bạo lực hay kể cả gian thương, mua chuộc mà làm suy yếu triều đại phong kiến tại các nước thuộc địa. Cụ thể, thông qua chính sách nhằm chia rẻ nội bộ, dân tộc và mua chuộc một bộ phận cầm quyền, để triệt tiêu những thế lực chống đối, duy trì một chính quyền bù nhìn hay xóa bỏ hoàn toàn như đối với một số bộ lạc ở châu Phi, và đặt dưới quyền chỉ huy của nhà nước thuộc địa.

      Để có thể duy trì cai trị, Anh và Pháp đều tỏ ra hết sức mưu mô, khi sử dụng chính sách chia để trị, mà đặc biệt là trong vấn đề dân tộc và tôn giáo. Nhìn vào việc Anh làm ở Ấn Độ sẽ rõ. Anh thực hiện chính sách ưu đãi người Hồi giáo về nhiều mặt, như đóng thuế thấp hơn 100 lần so với người Ấn Độ giáo, thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 3 năm thay vì là 30 năm,…Ở Mã Lai thì Anh còn lập ra các bang riêng biệt cho người Mã Lai gốc Hoa và Mã Lai gốc Ấn với chế độ khác hoàn toàn. Mục đích cuối cùng là gay mâu thuẫn nội bộ Ấn Độ nhằm hạn chế các giai tầng đoàn kết chống Anh.

      Bên cạnh chia rẽ, song song là mua chuộc giai cấp thống trị bản xứ, ban cho họ những thứ mà họ chưa từng biết, xa hoa đối với họ, để đổi lại là họ phải đứng ra để giải quyết các vấn đề đấu tranh trong nước. Điều này giúp các nước đế quốc đẩy mâu thuẫn và đưa nhận thức của quần chúng nhân dân thuộc địa đi lạc hướng. Chẳng hạn cụ Phan Chu Trinh ở Việt Nam ban đầu đã không nhìn được mâu thuẫn cơ bản và mấu chốt trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XIX là đế quốc và thuộc địa, nên đề ra hàng loạt các biện pháp cải lương, dựa vào Pháp để cải cách chống lại phong kiến.

      Một yếu tố chung nữa trong chính sách chính trị mà Anh, Pháp thực hiện ở thuộc địa chính là dùng người bản xứ trị người bản xứ, chính những đội quân bản xứ là lực lượng trấn áp các phong trào đấu tranh, đồng thời cũng là lực lượng giúp các nước đế quốc xâm chiếm những thuộc địa mới. Ở Ấn Độ, có thể kể đến đội quân Xipay với quân số lên đến 22.5 vạn người, ở châu Phi có đội cảnh vệ Bờ Biển Ngà, ở Đông Dương thì số quân gần 30 vạn tính đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

Như vậy, rõ ràng cả Anh và Pháp điều dùng cả bạo lực và gian thương, mua chuộc để thiết lập và bảo vệ bộ máy cai trị chủ yếu là được chỉ huy dưới một hội đồng các quan chức chính quốc, đó là hình thức cai trị trực tiếp, chỉ có điều người Anh tỏ ra không gay gắt, linh hoạt hơn so với người Pháp trong chính sách chính trị.

      Đầu độc bằng rượu và thuốc phiện, ngu dân là chính sách văn hóa – xã hội mà Anh và Pháp đều áp dụng.

      Lúa gạo thì đưa đi xuất khẩu, dân tình thì không đủ ăn ngày ba bữa, thế mà thực dân lại bắt họ giảm bữa, giảm ăn để mua rượu nhà nước. Nghe thì có vẻ như là chuyện mà Pháp đã làm ở Bắc Kì những năm cuối thế kỉ XIX, nhưng đó là cái lí chung, cái việc mà bắt cứ thuộc địa nào của Anh hay Pháp phải gánh chịu. Việc nhập thuốc phiện và rượu, việc bán chúng vừa đem lợi cao hơn và còn dễ bề cai trị, kẻ say và kẻ nghiện thì trong tâm họ chỉ có rượu và nha phiến thì còn hơi đâu lo nghĩ đến vận mệnh đất nước.

      Còn về ngu dân thì quá rõ, đối với thuộc địa Pháp, thì ở Tây Phi chỉ có 290 trường học với 12.000 học sinh trên tổng số 12 triệu dân; ở Đông Dương thì 19 triệu dân mà chỉ có 148.000 học sinh, 2965 trường; tại châu Phi xích đạo thuộc Pháp chỉ có 4000 người đi học, 100 trường trên 5 triệu dân; ở Madagaxca với 3 triệu dân thì có 78.000 người đi học và 789 trường… Tổng số trên 40 triệu dân thuộc địa của Pháp chỉ có gần 300.000 người học và 4557 trường học.[4]

      Nếu so với xưởng rượu và thuốc phiện thì thấy tình trạng văn hóa xã hội các thuộc địa Anh, Pháp bấy giờ thì lấy ví dụ như sau: “Cứ 1000 làng thì có đến 1500 đại lý bán lẽ bia rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong số 1000 làng đó lại chỉ có vẻn vẹn 10 trường học”[5]. “Hằng năm người ta đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con”[6].

Mặc dù các trường học được mở ra không nhiều và chỉ là nhằm mục đích đào tạo cán bộ phục vụ bộ máy khai thác và che đậy sự thật của một kẻ đi xâm lược trước thế giới, trường học còn là nơi mà cả Anh và Pháp thi hành chính sách đồng hóa văn hóa. Những tập tục, văn hóa, lối sống, ngôn ngữ,… được truyền đạt một cách kĩ lưỡng, cùng với việc đề cao văn hóa chính quốc, triệt tiêu những giá trị truyền thống bản xứ, đặc biệt là những lễ hội, phong tục liên quan đến lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền giáo. Việc cắt tóc ngắn, nói tiếng Pháp, mặc đồ tây,… đã nói lên tất cả. Không nói đến mặc tiêu cực hay tích cực ở đây, nhưng rõ ràng ta thấy những giá trị bản địa, truyền thống đã phần lớn bị lai tạp và biến mất.

      Tóm lại trong chính sách văn hóa – xã hội điển hình mà Anh và Pháp thi hành ở thuộc địa chính là ngu dân và đầu độc bằng thuốc phiện và rượu, đồng hóa văn hóa

  • Những điểm khác biệt trong chính sách thuộc địa đế quốc Anh, Pháp cận đại.

      Nói về nền kinh tế thuộc địa Anh hay Pháp người ta thường nhìn thấy nó như một cái đuôi của chính quốc, thường không “to béo” như bản thân chính quốc, kinh tế thuộc địa thật sự què quặt và lạc hậu, nhưng lại là cái nguồn sống thứ hai và không thể thiếu của một nước tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

      Trở lại với sự khác biệt trong chính sách kinh tế ở thuộc địa của Anh so với Pháp, thì hẳn dễ dàng nhìn thấy như sau. Đầu tiên nói về Pháp, Lênin đã nhận định đế quốc Pháp là đế quốc cho vai nặng lãi, đó thuộc về đặc trưng riêng biệt của Pháp, chính điểm này cũng đã chi phối rất nhiều đến chính sách thuộc địa đặc biệt là về kinh tế của Pháp. Cho vay hơn là đầu tư vào thuộc địa là cách thức mà tư bản Pháp đã làm trong suốt thời gian đó. Vì vậy không đỗi lạ khi mà ở Đông Dương, Angieri, Tuynidy,… và tất cả những xứ thuộc Pháp đều lạc hậu về kinh tế. Không chú trọng đầu tư thuộc địa là chính sách mà Pháp thực hiện, họ chỉ chú trọng vào khai thác khoáng sản và công nghiệp nhẹ, nên bất quá chỉ là xây dựng vài xưởng sơ chế khoáng sản, đường sắt dùng chở nguyên liệu, đường bộ và cảng vừa để thuận tiện việc xuất khẩu. “Vì thế phương thức khai thác bóc lột mà chúng áp dụng ở thuộc địa mang tính chất cổ sơ lạc hậu, chủ yếu dựa trên sự thu lượm những sản phẩm sẵn có của thuộc địa và ít có sự đầu tư kĩ thuật”[7]. Tuy bản chất bản chất bóc lột trong chính sách kinh tế là điểm chung ở Anh và Pháp nhưng về mức độ và cách thức thì hoàn toàn khác. Cho dù bản chất tư bản Anh hay Pháp không chú trọng vào đầu tư trong nước, nhưng những con buôn Anh, đặc biệt là bọn đầu sỏ trong lĩnh vực bất động sản thì chú trọng đầu tư vào đất thuộc địa. Người Anh quan niệm, đất thuộc địa là cơ hội để họ đầu tư và sinh lời thay vì là phải cạnh tranh với nhau và với bọn tư bản ngoài nước tại chính quốc, cũng như là ở các thị trường lớn khác tại châu Âu. Đầu tư thuộc địa để có lãi là điều khác biệt đầu tiên trong chính sách kinh tế mà Anh thi hành ở thuộc địa so với Pháp. Và trong tâm thế kẻ có kinh nghiệm cai trị lâu dài hơn Pháp, Anh chú trọng đầu tư thuộc địa nhằm mục đích là duy trì và bóc lột lâu dài, tạo nên sự hào nhoáng kinh tế còn là cách để che đậy đi mâu thuẫn thuộc địa và chính quốc. Điều này ví như Hồng Kông, mặc dù được trao trả cho Trung Quốc năm 1999 nhưng tâm thế người dân hầu như vẫn mong muốn có được một nền kinh tế như trước đây, và còn nhiều yếu tố nữa trong vấn đề này, nhưng ở đây chỉ là một thí dụ chứng minh quan điểm trên.

      Đó chỉ là nhìn nhận vấn đề của Anh ở một phía, còn khách quan lúc bấy giờ, tức là sau cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ở Anh, cho đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Anh đã bão hòa, đó là tình trạng trong nước bấy giờ. Bọn tư bản tài chính không còn mấy khoảng không trong nền kinh tế chật hẹp, nhộn nhịp ấy, nên tìm mọi cách đầu tư ra bên ngoài, và sẵn chính là hệ thống thuộc địa bật nhất bấy giờ của đế quốc này. Nhưng đầu tư ở đây không mang một cách đầy đủ và hết ý nghĩa của nó, mà có phần biến chất hơn. Tức là khi mà cách mạng công nghiệp Anh tính đến đầu thế kỉ XX cũng đã là rất xa, máy móc và kĩ thuật cũ dần bi loại bỏ, và thuộc địa là nơi cứu sống những mặt hàng đó. Mang danh nghĩa đầu tư nhưng thật ra tư bản Anh cũng như tư bản Pháp, dùng máy móc cũ để chuyển giao cho thuộc địa, vừa tránh lãng phí máy móc vừa thu nguồn lợi cực lớn, vì nếu ở thuộc địa có thể nói là thiên thời, địa lợi để phát triển kinh tế, vừa có nguyên liệu, nhân công rẻ, kết hợp với số máy móc và số vốn không lớn. Nhưng số hàng hóa sản xuất được dù là ở thuộc địa cuối cùng cũng về tay chính quốc, hàng cũ sẽ được đưa lại tiêu thụ tại thuộc địa. Đó là cách tinh vi để bóc lột của Anh hơn so với Pháp, tuy Pháp cũng làm điều tương tự nhưng chính tiềm lực không cho phép Pháp làm nhiều hơn. Những số liệu sau sẽ chứng minh rõ hơn cho đầu tư vào thuộc địa của Anh so với Pháp: năm 1870 số vốn đầu tư ra thuộc địa của Anh bằng 1/3 số vốn xuất khẩu, của Pháp là 1/10; năm 1914 thì tài sản ngoài nước ở châu Âu của Pháp là 3/5 tổng sản phẩm nước ngoài (Nga và Đông Âu là thị trường chính).

      Điểm khác biệt thứ hai, Anh thì luôn chú trọng  phát triển lợi thế, kinh tế hoàn chỉnh của thuộc địa hơn so với Pháp. Cụ thể là, Anh luôn chú trọng phát triển cơ sở kinh tế cho thuộc địa, đặc biệt là công nghiệp, việc khai thác, chế biến và hoàn thiện sản phẩm được thực hiện ngay trên đất thuộc địa. Đặc biệt, Anh còn cho phép thuộc địa mình mua nguyên liệu từ các thuộc địa không thuộc mình, mà kẻ bán chủ yếu là Pháp. Người Pháp thì chủ yếu khai thác nguồn nguyên liệu thô, sau đó bán lại, Anh vì vậy mà thu mua và hoàn chỉnh sản phẩm tại thuộc địa, tăng giá sản phẩm. Ngoài ra Anh còn chú trọng phát triển vị thế những vùng thuộc địa chiến lược như Hồng Kông hay Singapo, trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng. Mục đích của Anh là khai thác lâu dài và tiềm lực của Anh cho phép Anh tạo nên sự khác biệt và hiệu quả hơn so với Pháp.

      Do đó mà cũng dễ hiểu khi bộ mặt kinh tế thuộc địa Pháp tỏ ra không mấy nổi bật so với những vùng kinh tế thuộc địa lớn Hồng Kông, Macao, Singapo của Anh. Một minh chứng dễ thấy có lẽ là số km đường sắt tại thuộc địa của Anh và Pháp. Đến năm 1914 thuộc địa Pháp có 5800 km đường sắt, riêng Ấn Độ thuộc Anh là 27.000 km.

      Mặc dù trên đây chỉ là những so sánh nghe có phần nghiêng về Anh hơn là Pháp, nhưng khi đưa ra những điểm khác biệt, chỉ cần như vậy, nói về cái tốt nhất nhiều hơn, hai cái tiêu cực nhiều hơn thì tự khắc đối tượng được so sánh là Pháp cũng sẽ được bộc lộ rõ nét. Đồng thời qua đó, ta thấy được hệ quả mà về lâu dài tác động đến thuộc địa là những thuộc địa Anh thì lệ thuộc ngày càng nhiều, ở Pháp thì ngược lại.

      Là hai đế quốc – hai thực dân cũ nhưng Anh thì linh hoạt và mềm dẻo hơn trong cách cai trị, Pháp thì có vẻ cứng nhắc hơn.

      Minh chứng đầu tiên là ở nhân sự. “Ở Ấn Độ thuộc Anh, dân số 325 triệu người, có 4898 viên chức người Âu. Ở Đông Dương thuộc Pháp, dân số 15 triệu người, có 4300 viên chức người Âu. Như thế nghĩa là ở thuộc địa Anh, cứ 66.150 người dân thì có một viên chức người châu Âu, còn ở thuộc địa Pháp thì cứ 3490 dân đã có một viên chức người Âu.”[8]. Chính việc duy trì hệ thống viên chức người Âu quá đông đảo tai các thuộc địa Pháp đã làm cho ngân sách thuộc địa kiệt quệ chỉ với việc trả lương hàng tháng, từ đó mà nạn bóc lột cũng cao hơn, kèm theo là tệ tham nhũng. Đối với thuộc địa Anh, như ở Miến Điện năm 1900 người bản xứ được làm các chức vụ cấp tỉnh trở xuống, việc trả lương cho quan chức này rẻ hơn nhiều, đồng thời tạo nên một thế lực ủng hộ và giảm mâu thuẫn ở thuộc địa với chính quốc. Còn ở Đông Dương thuộc Pháp thì tại các cấp trừ cấp địa phương thì hầu hết là quan chức Pháp nắm quyền, trên cùng là toàn quyền Đông Dương cũng là người Pháp.

      Có thể thấy, cùng là thực dân cũ nhưng Anh đã tạo ra một bộ máy giảm đi được tính cai trị trực tiếp. Từ sau thế kỉ XX, phong trào đấu tranh ở thuộc địa có sự phát triển, đe dọa đến việc cai trị của Anh và Pháp. Nhưng chỉ có Anh là thay đổi chính sách. Họ dùng những chiêu bài ràng buộc gián tiếp các thuộc địa, các thuộc địa được đổi tên thành các vùng tự trị trên tin thần của nữ hoàng Anh, và lúc này các thuộc địa trở thành những đồng minh thân cận của Anh. Còn Pháp thì duy trì như cũ, tuy có giảm số lượng viên chức Pháp. Tóm lại, nhờ vậy mà Anh tránh phải đối mặt với phong trào giải phóng dân tộc, vừa thu lợi, vừa có đồng minh, trong khi đó Pháp phải lay hoai đàn áp những phong trào đấu tranh tại thuộc địa, mà ở Đông Dương rất sôi nổi.

      Có thể khẳng định Pháp quá bảo thủ, cứng nhắc trong việc cai trị, Anh tỏ ra linh hoạt hơn.

      Do khai thác thuộc địa từ sớm nên vô tình Anh làm xuất hiện ở thuộc địa của mình đồng thời hai giai cấp mới là công nhân và tư bản dân tộc. Do lực lượng tư bản ngày một phát triển mạnh nên Anh buộc phải cho họ can thiệp vào bộ máy chính quyền. Những tư bản dân tộc thuộc địa từ rất lâu bị ảnh hưởng và lệ thuộc vào văn hóa Anh, họ coi nữ hoàng Anh là nữ hoàng của mình. Nhưng trong họ vẫn có tinh thần dân tộc, do có quá trình lâu dài phát triển, họ đã bắt đầu lập nên các đảng phái riêng, lãnh đạo phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc nhưng thường là ôn hòa và mục đích đòi tự trị chứ không là giải phóng hoàn toàn dân tộc. Có lẽ do Anh quá hay và quá thành công trong chính sách mị dân tinh vi của mình.

      Ở các thuộc địa Pháp, do khai thác muộn nên giai cấp công nhân ra đời sớm hơn tư bản dân tộc, và trình độ và thời gian để hai giai cấp này phát triển cũng chưa bằng tại thuộc địa Anh nên bị thực dân Pháp chèn ép, và lệ thuộc hơn tư bản ở thuộc địa Anh. Tư bản cũng không đủ lực đấu tranh vào cai trị chính quyền, do đó mà như phân tích ở trên quan cai trị Pháp luôn chiến ưu thế. Cũng do điều kiện trên mà chủ yếu phong trào đấu tranh ở thuộc địa Pháp là bạo lực và do giai cấp công nhân, tri thức lãnh đạo.

      Tóm lại, do hệ quả các chính sách khác nhau về thuộc địa giữa Anh và Pháp đã đem lại sự khác biệt trên, tác động rất nhiều đến chính sách xã hội.

      Ở đây do sự khác biệt về kẻ thống trị nên chính sách văn hóa mang bản chất của chính quốc của Anh và Pháp trong từng thuộc địa của mình. Đế quốc nào khi đi xâm lược điều muốn gay ảnh hưởng nền văn hóa của mình vào những vùng đất đã chiếm. Do đó khác biệt ở đây còn là về ngôn ngữ, và các yếu tố văn hóa khác. Cụ thể.

      Ở thuộc địa Anh, do được “khai hóa” sớm và lâu nên được đầu tư khoa học, từ đó mà cũng có điều kiện phát triển văn hóa vật chất. Nói về nền văn hóa tnh thần, thì văn hóa Anh, từ phong tục đến tập quán, tôn giáo điều được truyền bằng những cuộc di dân của người Anh vào thuộc địa, hòa quyện với văn hóa bản địa. Dần dần mà tầng lớp tư sản dân tộc thuộc địa cũng ảnh hưởng văn hóa đó, và ngày càng đồng điệu, nên họ mong muốn tự trị thay vì độc lập hoàn toàn cũng phần do vậy.

      Ở thuộc địa Pháp, văn hóa Pháp và tư tưởng của những nhà xã hội học mới là thứ ảnh hưởng rất nhiều đến quần chúng nhân dân đặc biệt là giai cấp công nhân. Những giá trị của đại cách mạng Pháp 1789 với tự do, bình đẳng, bác ái, văn hóa Pháp, ngôn ngữ Pháp đã phần nào thật sự khai sang cho bộ phận thuộc địa. Dân thuộc địa Pháp có thể không được tiếp cận nền vật chất như thuộc địa Anh, nhưng họ sớm nhận ra bản chất đế quốc, bản chất bóc lột của Pháp, từ đó mà đi đến đấu tranh. Những hội liên hiệp thuộc địa vi đó mà ra đời. Pháp đã đúng khi thi hành chính sách đồng hóa, nhưng mặt trái thì tỏ ra nhiều hơn so với của Anh.

      Chính sách đồng hóa của Anh và Pháp về cơ bản là khác nhau, và người thành công lâu dài chính là người Anh. Một lần nữa ta lại thấy sự cứng nhắc trong cách thi hành chính sách thuộc địa của Pháp và sự tinh vi, linh hoạt của Anh.

  • Nguyên nhân khác biệt giữa chính sách thuộc địa của đế quốc Anh và Pháp cận đại.

      Chính sách thuộc địa của Anh và Pháp dù có những điểm tương đồng ở bản chất kẻ xâm lược trong tâm thế một nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nhưng nhìn chung thì về cách thức khác nhau hoàn toàn. Nguyên nhân chính tạo nên sự khác nhau đó, không gì khác ngoài những yếu tố dưới đây.

      Thứ nhất, trong lịch sử phát triển của tư bản Anh và Pháp đã chứa đựng những điều kiện riêng biệt. Trước hết nói về Anh, là một nước tư bản đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XIX và đã hoàn thành khi bước vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhưng đối với Pháp cho mãi đến thế kỉ XX cách mạng công nghiệp tại quốc gia này vẫn còn tiếp diễn. Anh đã phát triển trước Pháp một thời gian rất lâu, nên tiềm lực và kinh nghiệm chắc chắn hơn hẳn Pháp. Tuy máy móc ở Anh đã lỗi thời nhưng đó chính là thứ mà Anh sử dụng để đầu tư vào thuộc địa. Tại Pháp, máy móc cũng đã quá cũ kĩ nhưng cái khác biệt có lẽ là ở số lượng, nó tạo ra cán cân không cân bằng về tiềm lực, cùng với thương mại và tài chính, dịch vụ, chắc hẳn người Anh cận đại hơn hẳn Pháp. Tiềm lực kinh tế giúp Anh làm được điều mà Pháp không đủ khả năng để làm, đó là hoàn chỉnh công nghiệp và biến thuộc địa thành những trung tâm kinh tế – thương mại lớn hồi đầu thế kỉ XX.

      Thứ hai, tiềm lực quân sự, mà đặc biệt là hạm đội hải quân của Anh luôn tỏ ra vượt trội, điều này tạo ưu thế cho Anh trong những cuộc tranh giành thuộc địa. Không ngạc nhiên khi mà Anh chiếm nhiều đất đai hơn và đứng đầu thế giới bấy giờ về hệ thống thuộc địa. Người Pháp là kẻ đi sau trong công cuộc bành trướng so với người Anh. Kinh nghiệm quản lí cũng từ đó mà tạo nên sự khác biệt, Anh hiểu rõ về cách thức xây dựng bộ máy và có thời gian lâu để trãi nghiệm. Do đó mà dễ dàng thấy được sự linh hoạt trong cách thi hành hệ thống cai trị ở thuộc địa của Anh so với cách cứng nhắc như tại Pháp.

      Thứ ba, chính vì hệ thống thuộc địa của Anh lớn hơn rất nhiều so với Pháp và trãi dài nhiều châu lục, nên đòi hỏi mỗi vùng người Anh phải thi hành những chính sách thuộc địa khác nhau. Như ở Ấn Độ là bán tự trị, Hồng Kông là tự trị. Cụ thể, thuộc địa Anh bao gồm cả ở châu Á, phi, Mĩ, châu Đại Dương, mỗi nơi có một nền văn hóa riêng, nên cách cai trị sẽ khác nhau. Hơn hết do có lãnh thổ thuộc địa lớn, Anh giải quyết được tình trạng dân số chính quốc quá đông đúc bằng cách cho người Anh di dân vào các vùng thuộc địa của mình. Chính vì chính sách di dân này làm cho văn hóa các thuộc địa thay đổi rất lớn, cũng phần ảnh hưởng đến các chính sách như chính trị, văn hóa, xã hội mà Anh đã thi hành. Còn đối với Pháp, tuy có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới nhưng chỉ tập trung vào hai nơi là châu Á và châu Phi, do quan điểm những nhà cai trị Pháp quá bảo thủ và  cứng nhắc, chưa có nhiều kinh nghiệm nên có sự khác biệt với Anh. Tuy qua hàng loạt phong trào đấu tranh thuộc địa, Pháp cũng thi hành chính sách rút ra để lại, nhưng đã quá trể và không hiệu quả như Anh đã làm đối với các thuộc địa của họ.

      Thứ tư, yếu tố cực kì quan trọng này chính là đặc trưng phát triển của từng nước đế quốc. Lênin cho rằng Pháp là đế quốc cho vai nặng lãi, Anh là đế quốc thực dân. Mặc dù đây là hai đế quốc già với điểm chung là điều chú trọng xuất khẩu tư bản, thiếu đầu tư trong nước. Nhưng đối với Pháp, việc xuất khẩu chủ yếu là vốn và sang các thị trường các nước đế quốc khác nhằm thu lợi cao hơn, từ đó mà cũng hạn chế đầu tư thuộc địa. Mặc dù sau chiến tranh thế giới thứ nhất mất đi phần lớn vốn khi mà Liên Xô tuyên bố xóa nợ của Pháp cho Nga trước đây, sau đó Pháp có phần chuyển sang thuộc địa, nhưng bản tính tư bản Pháp cũng như trước, khi mà tỉ trọng đầu tư sang Đông Âu và Nga chiếm phần đa. Nhưng đối với Anh, ngày từ đầu họ đã chú trọng hàng hải và thương mại, vị trí thứ nhất về kinh tế dần mất đi, nhưng quan điểm trong chính sách phát triển kinh tế của Anh vẫn là chú trọng buôn bán, cho dù là thuộc địa hay các nước đế quốc khác, người Anh luôn xem đó là một thị trường như nhau, nên đầu tư thuộc địa là thứ yếu khi thị trường các nước lớn bị cạnh tranh quá nhiều bởi Đức và Mỹ cuối thế kỉ XIX.

      Tóm lại, trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự khác biệt trong việc thi hành chính sách thuộc địa của đế quốc Anh so với Pháp trong thời kì cận đại.

2. HỆ QUẢ CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA CỦA ANH VÀ PHÁP CẬN ĐẠI.

      Có thể nói, chính sách thuộc địa mà Anh và Pháp thi hành đã để lại hệ quả rất lớn không chỉ ở các nước bị xâm lược mà còn ở chính quốc. Dưới đây sẽ trình bày nhìn nhận đó về hai phía.

2.1 Đối với chính quốc.

      Hệ quả đầu tiên cần nhắc đến ở đây đối với Anh và Pháp là về quan hệ giữa hai nước. Đó là mối quan hệ giữa hai đế quốc này về vấn đề thuộc địa. Có lúc chiến tranh, có lúc lại thỏa thuận, hợp tác.

      Trước hết nói về việc tranh giành giữa Anh và Pháp về thuộc địa. Có vấn đề phân chia châu Phi như thế nào là sự kiện tiêu biểu chứng minh cho điều nói trên. Đầu tiên, vụ kênh đào Xuy ê ở Ai Cập, rồi đến vấn đề Xudang, có lúc tại một số nới quốc kì Anh và Pháp cách nhau chỉ vài mươi cây số. Đã có thời điểm bộ trưởng bộ thuộc địa Anh lên tiếng về một cuộc chiến tranh với Pháp để giải quyết vấn đề chia châu Phi. Nhưng từ khi có cả Đức và các nước khác cũng bắt đầu tìm đến lục địa đen thì Anh và Pháp lại bắt tay nhau căng dây chia khu vực này. Ở châu Á, phải nói đến trường hợp Thái Lan, tại đây cả Anh và Pháp điều muốn đó là vùng phụ thuộc mình, nhưng cuối cùng cũng chấp nhận giải pháp biến Thái Lan thành vùng điệm giữa hai khu thuộc địa ở Đông Nam Á của hai đế quốc này. Có thể nói, đối đầu giữa Anh và Pháp là không phổ biến, nhưng hợp tác để phân chia thuộc địa thì thấy rất rõ, trở lại với sự kiện năm 1946 sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam, chính Anh đã giúp Pháp trở lại Đông Dương. Và cần thấy rõ hơn, trong mối quan hệ này Pháp luôn là kẻ đứng dưới, chịu sự chi phối của Anh, nó có lẽ bắt nguồn từ việc Đức đe dọa Pháp và Anh là người giúp Pháp rất nhiều, điều nữa là tiềm lực kinh tế và quân sự của Anh thì tỏ ra ưu thế hơn nhiều.

      Thứ hai, việc bóc lột thuộc địa đem lại nguồn lợi vô cùng lớn cho cả Anh và Pháp. Nhưng hệ quả muốn đề cập ở đây chính là tính ăn bám và thối nát chính quốc ngày càng bộc lộ rõ hơn ở mặt bóc lột thuộc địa. Việc độc quyền mọi vấn đề kinh tế thuộc địa khiến nền kinh tế chính quốc ngày thụ động hơn. Chỉ chú trọng vào thuộc địa mà quên đi hay giảm bớt tính cạnh tranh giữa các nước đế quốc. Đó là tình trạng Anh, Pháp mắc phải. Tóm lại, thuộc địa và những chính sách của Anh và Pháp ở thuộc địa đã khiến cho tính ăn bám, thối nát, mất sự cạnh tranh của nền kinh tế hai đế quốc này bộc lộ rõ. Đó là một bản chất của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản nói chung.

      Thứ ba, thuộc địa là nơi Anh và Pháp giải quyết vấn đề mâu thuẫn tốt nhất. Một bộ phận công nhân chính quốc và thuộc địa do bị mua chuộc mà biến chất thành công nhân quý tộc, mà tiêu biểu là ở Anh và thuộc địa Anh. Đây là lực lượng lớn giúp Anh và Pháp đàn áp phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc. Cái mâu thuẫn bản chất giữa tư sản và vô sản, chính quốc và thuộc địa đến đây đã có một bộ phận đứng ra giải quyết thay các nước đế quốc.

      Thứ tư, ngoài những hệ quả chung đối với Anh và Pháp, chính sách thuộc đại của họ còn đem đến những hệ quả riêng biệt cho từng nước.

      Đầu tiên, với chính sách cai trị mềm dẻo như phân tích ở chương 1, Anh đã thiết lập cho mình Khối liên hiệp Anh. Chính khối này, đã giúp Anh trụ vững sau những cuộc khủng hoảng kinh tế. Lượng hàng xuất khẩu sang các nước trong Liên hiệp Anh chiếm phần đa, năm 1939 đạt 45% tổng hàng xuất khẩu. Đồng thời những đồng minh này giúp Anh nâng cao vị thế của mình sau chiến tranh thế giới, đó là việc bỏ phiếu cho Anh tại Hội Quốc Liên, vị trí chính trường của Anh vì vậy mà duy trì đến ngày nay tại Liên Hợp Quốc. Cuối cùng, nền văn hóa Anh đến nay đặc biệt là tiếng Anh trở thành thứ quan trọng trong văn hóa nhân loại, mà đặc biệt là tại các thuộc địa của họ trước đây.

      Đối với Pháp, do cai trị cứng nhắc nên ý tưởng một khối Liên hiệp như Anh sớm bị tan rã. Đời sống cùng cực do chính sách thuộc địa đem lại đã khiến nhân dân các nước đấu tranh chống Pháp hết sức quyết liệt, và mỗi quốc gia có con đường giải phóng riêng, ít ảnh hưởng và phụ thuộc văn hóa Pháp, nên cũng khó nằm trong một khối Liên hiệp được.

      Tóm lại, do có sự tương đồng và khác biệt trong chính sách thuộc địa nên cũng đem đến những hệ quả khác nhau cho cả Anh và Pháp.

2.2 Đối với thuộc địa.

      Có thể nói, chính sách thuộc địa đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt các thuộc địa, mà cụ thể như sau.

2.2.1 Mặt tiêu cực.

      Những di sản mà chính sách thuộc địa để lại cho thuộc địa là hết sức nặng nề.

      Về kinh tế, phần đa, mà đặc biệt kinh tế thuộc địa Pháp đều què quặt và lạc hậu. Nhưng điểm chung vẫn là một nền kinh tế biến dạng, hầu như không có công nghiệp nặng, nông nghiệp thì biến chất về cơ cấu, thếu lương thực mà cây công nghiệp phục vụ rất nhiều. Nạn đói là hiện tượng thường thấy tại các thuộc địa, do không được chú trọng về lương thực mà ruộng đất lại bị dùng vào trồng cao su, đay, bông những mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chính quốc. Ngay cả có sản xuất ra gạo thì số gạo đó một là dùng xuất khẩu hai là nấu rượu, nên do đó nạn đói diễn ra thường xuyên là vậy. Nói về công nghiệp, có thể nói Anh chú trọng hơn Pháp nhưng phần đa là công nghiệp nhẹ, tài nguyên ngày cạng kiệt nhưng lượng hàng hóa hoàn chỉnh không được tạo ra xứng với những giá trị đó. Cho nền, nền kinh tế thuộc địa lạc hậu, què quặt là vậy.

      Về chính trị, với chính sách chia để trị làm cho hệ thống chính trị thuộc địa hỗn tạp, và ngổn ngang. Hầu như là lệ thuộc hoàn toàn, dù có là trực tiếp cứng nhắc hay linh hoạt thì vẫn chịu sự chi phối của người Âu. Khó mà có được tự do chính trị ở thuộc địa, và để có được điều đó, người dân các xứ phụ thuộc đã đấu tranh bằng xương máu, lâu dài, có thể là bạo lực như trường họp thuộc địa Pháp, có thể là ôn hòa đòi tự trị như ở thuộc địa Anh. Nhưng dù cách nào, để tự do chính trị, để tự quyết trong cách quản lí đất nước, những người được khai hóa đã trả giá rất nhiều.

      Về văn hóa và xã hội. Nói về mặt tiêu cực có lẽ là một nền văn hóa hỗn tạp, lai tạp được tạo nên bởi chính sách thuộc địa. Nhiều quốc gia đã đánh mất bản sắc dân tộc, nhiều giá trị văn hóa bị đế quốc phá hoại, và đã biến mất, nhiều hiện vật cũng trở thành những món hàng hời cho bọn thương nhân. Văn hóa thuộc địa đã mất quá nhiều. Đặc biệt với chính sách ngu dân và đầu độc bằng rượu và thuốc phiện, nhiều bộ phận nhân dân thuộc địa đã không được đến với văn minh và mù oáng trong mớ u mê thực dân đã ban cho. Còn nói về xã hội, trước hết là nói về sự bần cùng người nông dân. Giờ đây họ phải chịu tình cảnh một cổ hai chồng, khó khăn càng khó khăn hơn. Giai cấp mới ra đời bị kìm hãm, giai cấp cũ thì bị bần cùng. Xã hội thuộc địa chẳng khác nào một một cái hộp chứa những con dế đen đuổi.

      Để chứng minh cho những vấn đề trên, dưới đây xin đưa ra một vài số liệu về nạn đói và nạn dốt hai cái hệ quả tiêu biểu nhất và phổ biến nhất. Thế kỉ XIX ở Ấn Độ số người chết đói tăng lên 37,5 lần so với việc tăng 10 lần số lương thực, và 80 % dân số thiếu lương thực. Ở châu Phi, năm 1901 Anh tước đoạt 4400 ha đất và biến thành đồn điền bông, đay, tức 80% đất canh tác không phải dùng trồng cây lương thực. Ở Việt Nam, năm 1945 có hơn 2 triệu người chết đói, và sau năm 1945 có 90% dân số mù chữ. Ở Ấn Độ năm 1950 có 92% dân số mù chữ, Xu dang là 99.9%. [9].

      Tóm lại phải mất hàng chục, hàng trăm năm để các thuộc địa khắc phụ những hậu quả mà chính sách thực dân để lại. Là cái đuôi vừa bị bóc lột, vừa phải gánh vác những hậu quả khủng hoảng kinh tế của chính quốc, là nơi chất chứa nhiều mâu thuẫn nhất. Gánh nặng mà chính sách thực dân để lại rất nặng nề.

2.2.2 Hệ quả tích cực.

      Vấn đề nào cũng thể hiện hai mặt của nó, đối với chính sách thuộc địa của Anh, Pháp và các nước đế quốc đi xâm lược nói chung cũng vậy, “Chủ nghĩa thực dân cũ nói chung khi thống trị thuộc địa sẽ thực hiện một quá trình gồm hai mặt: mặt phá hoại và mặt xây dựng”[10]. Đó là những nhận định mà Mác nghiên cứu về Ấn Độ đã rút ra. Cụ thể, nhìn chung chúng ta thấy rằng ngoài mặt phá hoại, tiêu cực như phân tích bên trên chủ nghĩa thực dân và chính sách thuộc địa của các nước đế quốc vô tình không mong muốn đem đến những yếu tố tích cực ở thuộc địa như đây chỉ là mặt thứ yếu. Và hai mặt phá hoại hay xây dựng đều mang đến những dấu hiện tích cực. Khi nói về phá hoại, chính sách thuộc địa của đế quốc Anh và Pháp đã vô tình loại bỏ các công xã nông thông ở châu Phi, Ấn Độ, hạn chế quyền hành của quí tộc phong kiến và phong kiến, đôi khi là loại bỏ tình trạng chia cắt lâu dài mà trước đây các triều đại không thể thống nhất được. Việc phá hoại làm cho những tàn tích phong kiến giảm đi, kết hợp với những giá trị tư tưởng, văn hóa tiến bộ, đã góp phần vào xây dựng bộ mặt mới ở thuộc địa bấy giờ và sau này.

      Đối với mặt xây dựng thì rõ nét hơn. Do yếu tố khách quan phục vụ cho việc bóc lột, đòi hỏi ít nhiều Anh và Pháp phải đầu tư những thứ thiết yếu như đường sá, sân bay, cảng, xí nghiệp tại thuộc địa. Cùng với đó, mặt dù là đưa hàng hóa cũ và máy móc lỗi thời nhưng nó đã góp phần giúp người dân thuộc địa và nền kinh tế thuộc địa quen dần với hình thức sản xuất mới. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã góp phần làm cho nền sản xuất thuộc địa phát triển. Đồng thời nó cũng phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế nông nghiệp thời kì công xã nông thôn ở một số vùng, mà rõ nhất là ở châu Phi.

      Yếu tố xây dựng còn thể hiện ở mặt văn hóa, giáo dục. Để đào tạo ra hệ thống quan chức bản địa, người Anh và người Pháp buộc mở trường học và đào tạo, dù hạn chế nhưng những con người này là lực lượng quyết định và nồng cốt trong phong trào giải phong dân tộc. Những tri thức bản xứ được tiếp xúc với văn hóa và nền học thuật phương Tây, số lớn còn biết hòa hợp và phát triển văn hóa dân tộc theo hướng hiện đại, là một yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước sau này. Như trường hợp ở những nhóm dân tộc cấp tiến ở Mã Lai từng là một lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh ở xứ này.

      Chính những hệ thống luật pháp, thuế khóa, hệ thống tài chính, bộ máy chính quyền do đế quốc lập nên là một hình mẫu và bài học cho các nước thuộc địa xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập. Một ví dụ cho điều này, được Mác dẫn như sau: “chính mạng lưới dây điện tín của thực dân Anh đã góp phần thống nhất Ấn Độ, việc người Anh tổ chức và huấn luyện quân đội Ấn Độ sẽ tạo điều kiện để Ấn Độ giành được độc lập bằng chính lực lượng của mình và cách sử dụng hơi nước do người Anh đem vào đã tạo ra khả năng liên lạc nhanh chóng trong lãnh thổ Ấn Độ cũng như giữa Ấn Độ với châu Âu và thế giới”[11]. Hay, chính người Pháp đã góp phần giúp Việt Nam có hệ thống chữ quốc ngữ như hiện nay, đây một ý nghãi quan trọng giúp chúng ta trong con đường phát triển mọi mặt, mà đặc biệt là xóa bỏ những hủ bại của văn hóa phong kiến…

2.2.3 Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước tại các xứ thuộc địa.

      Chính sự khác nhau trong việc cai trị thuộc địa của Anh và Pháp mà dẫn đến hình thức các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở hai phía thuộc đại khác nhau. Ở Anh, con đường giải phóng dân tộc chủ yếu là do giai cấp tư sản lãnh đạo, bởi lẽ, đó là giai cấp phát triển sớm và có ý thức sâu rộng hơn so với giai cấp công nhân. Do nền kinh tế thuộc địa Anh phát triển hơn nên tư bản bản xứ vì vậy mà có điều kiện vương mình, vừa có tiềm lực kinh tế, vừa tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, có ý thức dân tộc từ rất sớm, nên không khỏi ngạc nhiên, chính họ mới là lực lượng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc tại các thuộc địa của Anh.                  

      Chính do sự cai trị mềm dẻo và thành công trong việc tư sản hóa của Anh tại thuộc địa, mà những phong trào đấu tranh ở đây chỉ chủ yếu dưới hình thức ôn hòa, đấu tranh chính trị hơn là bạo lực cách mạng, thường thì các nước thuộc địa Anh giành độc lập bằng hình thức thương lượng hay chịu đông minh với Anh. Nói đúng hơn, những nhà lãnh đạo đấu tranh ở thuộc địa Anh hầu hết đều bảo vệ quyền lợi cho tư sản, bản chất thì không khác gì tư bản chính quốc, khác biệt là ở yếu tố dân tộc mà thôi.

      Người Anh không mấy gắt gao trong việc các nhà tư bản thành lập các đảng chính trị, vì họ luôn có cách để mua chuộc hay làm biến chất, và tỏ ra là kẻ bảo hộ vũng chắc cho các đảng này. Như ở Ấn Độ, Anh đã cho phép tư bản lập Đảng Quốc Đại, giúp đỡ đảng này, và dần dần chi phối tư tưởng và hoạt động của đảng.

      Nói về lực lượng vô sản trong những phong trào giải phóng dân tộc tại các thuộc địa Anh. Chúng ta điều nhìn thấy một điều như sau. Thứ nhất các đảng cộng sản ở đây thành lập rất muộn. Thứ hai, do giai cấp tư sản bản địa đã phát triển mạnh nên vô sản phải chịu hai ách áp bức, một là của tư bản Anh và đế quốc Anh, hai là từ tư bản bản xứ. Đồng thời, vô sản bị kìm hãm mọi mặt, nên không khó hiểu họ chỉ là lực lượng đông đảo tham gia cách mạng nhưng không phải là giai cấp lãnh đạo

      Tóm lại chính sách của Anh khiến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa của mình có hai đặc điểm chính: do giai cấp tư sản lãnh đạo, hình thức đấu tranh chủ yếu là ôn hòa, giai cấp vô sản bị kìm hãm bởi tư bản Anh và tư bản bản xứ.

      Ở các thuộc địa Pháp thì ngược lại, do nền kinh tế tư bản thuộc địa kém phát triển nay giai cấp tư sản bản địa ra đời muộn và không có tiềm lực như là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp ra đời sớm hơn, mà nhanh chóng trưởng thành hơn là tư bản bản địa. Không ảnh hưởng mạnh văn hóa tư bản như các thuộc Anh, thuộc đại Pháp, công nhân thuộc địa Pháp sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của cách mạng Pháp 1789 (tự do, bình đăng, bác ái), cũng như là hệ tư tưởng Mác, sau này là của Lênin và ánh sáng của cách mạng Tháng mười Nga. Cho nên ngọn cờ giải phóng dân tộc chỉ có thể do giai cấp công nhân, tri thức, lãnh đạo, và nó sẽ triệt để.

      Chính chính sách cai tri của thực dân Pháp quá cứng nhắc, bóc lột tận cùng và tàn bạo nên khiến hình thức đấu tranh ở các thuộc địa cung khác hơn so với tại các thuộc địa Anh. Con đường duy nhất và triệt để nhất có lẽ là bạo lực cách mạng, kết hợp đấu tảnh ôn hòa trên nhiều mặt trận, như trong tư tưởng cách mạng mà Hồ Chí Minh – lãnh tụ phong trào giải phong dân tộc ở Việt Nam theo đuổi, và thực tiễn đất nước ta đã chứng minh tính đúng đắn cũng như không có con đường nào khác bằng đấu tranh vu trang.

      Trên đây là những khác biệt và hệ quả mà chính sách thuộc địa của Anh và Pháp đem lại đối với phong trào giải phóng dân tộc.

      Song song với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, việc xây dựng đất nước trước và sau khi giành được độc lập của các nước thuộc địa là một hệ quả quan trọng do chính sách thuộc địa thực dân Anh và Pháp tác động đến. Do điều kiện cai trị của Anh, Pháp là khác biệt nhau hoàn toàn nên từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sựu phát triển sau này của các quốc gia từng là thuộc địa. Bên cạnh đó, con đường giải phóng dân tộc cũng tác động không nhỏ đến định hình đất nước. Có thể thấy hai con đường chủ yếu: các thuộc địa Anh chủ yếu phát triển theo tư bản chủ nghĩa, còn thuộc địa Pháp là xã hội chủ nghĩa hay cộng hòa.

      Và trong quá trình đấu tranh hay xây dựng đất nước, chúng ta thấy được sự hợp tác và liên kết giữa các quốc gia các phong trào. Các thuộc địa Pháp tiêu biểu có Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Thuộc địa Anh có các nhóm trong khối Liên hiệp Anh. Hơn hết còn có các mối quan hệ song phương, tổ chức giai đoạn hiện đại như hội nghị Liên Á 1947, Hội nghị Bangdung 1955, nhưng đặc biệt ở cận đại những tổ chức như ở Đông Dương là tiền đề cho những liên kết sau này. Mục tiêu chung là chống đế quốc, chóng thực dân, độc lập, hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước.

      Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày một lớn mạnh cùng với ý thức của giai cấp công nhân. Ở đây xin lấy câu nói Nguyễn Ái Quốc làm dẫn chứng, Bác đã ví chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc là con đỉa hai vòi. Đó chính là một minh chứng tiêu biểu nhất cho sự phát triển ý thức giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

      Cuối cùng, đó là một hệ quả mang tính riêng biệt giữa hai hệ thống thuộc địa. Xin ngắn gọn, những thuộc địa Anh sau khi giành được độc lập đều phát triển nhanh và mạnh, một số trở thành những con rồng, con hổ như Hồng Kông, Singapo… Còn đối với thuộc địa Pháp, phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục những hậu quả nặng nề của chính sách thực dân, và chủ yếu hiện nay là các nước nghèo, đang phát triển.

      Tóm lại, chính sách thuộc địa của Anh và Pháp đã trực tiếp và gián tiếp tác động rất mạnh đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của những vùng được hai đế quốc này “khai phá, khai sáng”.

KẾT LUẬN

      Chủ nghĩa tư bản khi bước từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cũng là lúc chúng hội ngộ nhau trong một tinh thần của kẻ bành trướng và xâm lược. Tất yếu của quá trình xâm lược là không thể tránh khỏi trong quá trinh phát triển của các nước đế quốc, bởi thị trường, thuộc địa, nguyên liệu, nhân công, là điều kiện cần kíp cho sự sống còn của chúng. Anh và Pháp là hai đế quốc đầu sỏ, tiên phong và có ảnh hưởng nhất trong việc xâm chiếm thuộc địa. Là hai nước thực dân đứng nhất và nhì thế giới, cho nên những chính sách cai trị mà Anh, Pháp thi hành luôn có tác động rất lớn đến thuộc địa trong và giai đoạn sau này. Chính sách thuộc địa thật ra để áp chỉ chính sách xâm lược và cai trị. Nhưng chủ yếu ta nhìn và phân tích về chính sách cai trị, còn chính sách xâm lược thì hậu quả đã quá rõ, điều muốn biến những vùng vô chủ hoặc yếu thế thành đất thuộc địa.

      Nhìn chung, chính sách mà Anh và Pháp thi hành tại thuộc địa có những điểm chung mang bản chất và tâm thế kẻ xâm lược, kẻ tư bản bước vào thời kì phát triển tột cùng, nhưng cũng có những nét khác biệt rõ rệt.

      Trong lĩnh vực kinh tế, việc vơ vét hết sức, bóc lôt tận xương tủy, và biến kinh tế thuộc đia trở nên què quặt là yếu tố chung thứ nhất.

      Đối với chính trị, dù là cứng nhắc cai trị như Pháp hay có linh hoạt như Anh, nhưng cũng là tình hình phụ thuộc trên khắp đất phụ thuộc. Hệ thống cai trị chủ yếu vẫn là trực tiếp, nửa trực tiếp, số ít là  tự trị nhưng phụ thuộc hoàn toàn kinh tế, một phần về chính trị. Và chia để trị là cách mà cả Anh và Pháp điều thực hiện.

      Về văn hóa – xã hội, ngu dân, đầu độc bằng rượu và thuộc phiện là chính sách tiêu biểu. Trong xã hội bất đầu xuất hiện hai giai cấp mới là công nhân và tư sản. Nhưng dẫu ở Anh và Pháp từng giai cấp có vị thế riêng, nhưng đều chịu chung số phận là bị bóc lột, phụ thuộc và kìm hãm bởi đế quốc.

      Còn về điểm khác biệt, có lẽ là điểm đáng chú ý và để lại những hậu quả rõ ràng cho đến nay.

      Trong kinh tế, thuộc địa Anh được đầu tư hơn và phát triển hơn so với thuộc địa Pháp, mà nguyên nhân cụ thể đã phân tích ở chương 1.

Trong chính trị thì có lẽ người Anh đã có kinh nghiệm và linh hoạt hơn trong cách cai trị, còn đối với Pháp, tỏ ra cứng nhắc, chủ yếu là dùng bạo lực trấn áp. Tính cai trị trực tiếp của Pháp cũng tỏ ra điển hình hơn của Anh.

      Đối với văn hóa và xã hội, có lẽ điểm khác biệt lớn nhất là việc đồng hóa. Người Anh đã thật sự thành công trong việc mang bản sắc văn hóa, tư tưởng, lối sống Anh sang thuộc địa bằng hàng loạt cuộc di dân. Đối với Pháp, thì có lẽ những tư tưởng nhân văn Pháp, tư tưởng tiến bộ được tiếp thu nhiều hơn, do chính sách đồng hóa của đế quốc này, cũng như mọi chính sách thuộc địa khác quá cứng nhắc và thiếu kinh nghiệm.

      Chính những điểm tương đồng và khác biệt trên đã đem lại những hệ quả cả về hai phía.

      Về phía chính quốc, Anh và Pháp có nhiều điều kiện phát triển kinh tế với thị trường rộng lớn, nhân công rẻ mạt và nguồn nguyên liệu giàu có tại thuộc địa, nhưng một mặt nó làm mâu thuẫn trong chính quốc cũng ngày sâu sắc. Đặc biệt tính ăn bám, thối nát của chủ nghĩa đế quốc vì vạy mà bọ lộ rõ nét

      Về phía thuộc địa, chính sách thuộc địa tác động hai mặt, tiêu cực và tích cực nhưng tiêu cực là chủ yếu, tích cực là do ý muốn chủ quan và trong quá trình bóc lột để lại (Cụ thể ở phần 2 đã phân tích).

      Về phong trào giải phóng dân tộc và phát triển đất nước: chính sách thuộc địa tác động đến lực lượng lãnh đạo, con đường và cách thức đấu tranh, và xây dựng phát triển đất nước của các nước thuộc địa, cho đến cả ngày nay. Bên cạnh đó, ý thức giai cấp công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ngày một phát triển và sâu sắc hơn, cách mạng thế giới có những bài học quý báu, và đang lớn mạnh.

      Tóm lại, chính sách thuộc địa của Anh và Pháp là một nội dung quan trọng khi nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc cận đại và phong trào giải phóng dân tộc. Đó là một ví dụ điển hình nhất cho bản chất bóc lột và thối nát, ăn bám, của địa vị, của những đặc trưng về chủ nghĩa đế quốc.

PHỤ LỤC

Thuộc địa Dân số Trường học Học sinh
Tây Phi thuộc Pháp 12.000.000 290 12.000
Châu Phi xích đạo thuộc Pháp 5.000.000 100 4.000
Đông Dương 19.000.000 2.965 148.000
Madagaxca 3.000.000 789 78.000
Xomali 64.000 2 250
Đảo Reuyniong 172.000 124 17.000
Tổng số 40.167.000 4.557 259.250

      Bảng 1: Tình trạng thất học tại các thuộc địa Pháp cuối thế kỉ XIX[12]

Năm Số người chết đói (người)
1825 – 1850 400.000
1875 – 1900 15.000.000

Bảng 2: Số người chết đói ở Ấn Độ từ 1825 – 1900, dưới ách cai trị của đế quốc Anh[13]

Đế quốc Độ dài đường sắt năm 1890 (ngàn km) Độ dài đường sắt năm 1915 (ngàn km) Tăng
Mỹ 268 413 + 145
Anh 107 208 + 101
Pháp 41 63 + 22
Đức 43 68 + 25
Nga 32 78 + 46

Bảng 3: Tổng số km đường sắt của các nước đế quốc xây ở thuộc địa từ năm 1890 – 1915[14]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, 2010.
  2. Lương Ninh, Lích sử Đông Nam Á, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009.
  3. Michel Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, Nhà xuất bản Thế giới, 2009
  4. Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, Nhà xuất bản trẻ, 2010.
  5. Nguyễn Văn Tận, Một số vấn đề cơ bản của lịch sử cận hiện đại thế giới, Đại học Huế, 1997.
  6. Phan Ngọc Liên, Lịch sử thế giới cận đại phần II 1870 đến 1917, Nhà xuất bản giáo dục, 1997.
  7. Trần Thị Vinh, Bài giảng lịch sử thế giới cận đại tập II (1870 – 1917). Đại học Huế, 2007.
  8. I Lênin, Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Toàn tập, tập 27, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005.

…Hết…

[1] Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, NXB Đại học SP, trang 101.

[2] Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – một cách tiếp cận, NXB Đại học SP, trang 85.

[3] Đỗ Thanh bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, NXB Đại học SP, trang 90.

[4] Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, NXB Đại học SP, trang 113.

[5] Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, NXB Trẻ, trang 43.

[6] Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, NXB Trẻ, trang 43.

[7] Đỗ Thanh Bình – Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, NXB Đại học SP, trang 315.

[8] Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, NXB trẻ, trang 72.

[9] Xem thêm, Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – một cách tiếp cận, trang 103, 108, 331, 332.

[10] Đỗ Thanh Bình , lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, NXB Đại học SP, trang 332.

[11] Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, NXB Đại học SP, trang 334.

[12] Đỗ Thanh Bình , Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX – Một cách tiếp cận, NXB Đại học SP, trang 115

[13] Trần Thị Vinh, Bài giảng Lịch sử thế giới cận đại, ĐH Sư Phạm Huế, trang 59.

[14] Lenin toàn tập – tập 27, NXB Chính trị quốc gia, trang 501.