Tại sao tiêm uốn ván lại đau

Phụ nữ mang thai cần lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, vì nếu chưa có kháng thể bảo vệ, mẹ có nguy cơ mắc bệnh rất cao cũng như nguy cơ về lây nhiễm cho con. Những câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là gì?

1. Tiêm phòng Uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không?

Trong thời gian mang thai, ngoài việc cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học thì việc tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi cũng rất quan trọng, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh uốn ván.

Bệnh uốn ván (còn được gọi là phong đòn gánh) là chứng bệnh làm co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao (25 – 90%), đặc biệt là ở phụ nữ Mang thai và trẻ sơ sinh.

Đối với mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ, vi khuẩn xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, Rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ.

Vắc xin phòng bệnh uốn ván an toàn cho bà bầu, tuy nhiên bà bầu cần phải được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc trước khi tiêm và tuân thủ đúng phác đồ tiêm của từng loại vắc xin.

2. Bà bầu tiêm uốn ván có bị Sốt không?

Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể bị đau tay, sốt nhẹ… Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin, bạn không nên quá lo lắng. Nếu bị sốt cao trên 38,5o, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường nhưng thường trường hợp sốt cao rất ít và tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

3. Bà bầu tiêm uốn ván về bị mệt phải làm sao?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi, dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.

Sau khi tiêm chủng, nếu sốt cao hoặc có các biểu hiện khó chịu, mệt mỏi nhiều, bà bầu nên:

  • Đến trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện đã tiêm phòng để bác sĩ kiểm tra;
  • Bổ sung dinh dưỡng, ăn đủ chất;
  • Uống nhiều nước, có thể uống nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi và theo dõi 24 giờ sau tiêm chủng.
  • Nếu mẹ bầu lần hai tiêm uốn ván thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, da xanh tái, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở… cần khẩn trương đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh Sốc phản vệ sau khi tiêm.

4. Chích ngừa uốn ván cho bà bầu bị sưng

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bà bầu có thể gặp phải trường hợp bắp tay bị sưng, mẩn đỏ, nổi cục cứng, đau khi sờ… Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên các mẹ không cần phải lo lắng. Thông thường, chỗ sưng tấy, đỏ, đau nhỏ sẽ kéo dài từ 6 – 8 tiếng hoặc kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày.

Việc sưng đau sẽ tự khỏi, do đó bạn không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm.

Một “thủ thuật” giúp các mẹ bớt sưng sau khi đi tiêm phòng là khi vừa tiêm xong mẹ xoa nhẹ nhàng xung quanh cho đều khoảng 20 – 30 phút để giúp máu lưu thông, hạn chế sưng tấy.

Trong trường hợp vết tiêm sưng to và kéo dài, đau rát, không có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

5. Bà bầu tiêm phòng uốn ván phải kiêng gì?

Sau khi tiêm vắc xin, cần có thời gian từ 2 đến 4 tuần để cơ thể tạo nên kháng thể. Do đó, để vacxin tiêm ngừa đạt hiệu quả cao, bà bầu nên tránh:

  • Không nên dùng rượu bia, các chất kích thích;
  • Hạn chế vận động mạnh;
  • Tránh làm tổn thương hoặc nhiễm trùng vết tiêm;
  • Tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để bạn có được sự bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

6. Bà bầu bị ho, cảm, cúm có tiêm phòng uốn ván được không?

Nhìn chung, bà bầu không nên tiêm vắc xin trong trường hợp có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm.

Để tránh các phản ứng sau tiêm, bà bầu nên chọn các trung tâm tiêm chủng chất lượng, uy tín để tiêm chủng và cần được khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm.

7. Đang mang thai 35 tuần tiêm uốn ván được không?

Tổng số mũi vắc xin phòng uốn ván bà bầu cần tiêm là 5 mũi.

Nếu chưa từng được tiêm vắc xin uốn ván trước đây, bà bầu cần hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi sinh. Mũi 1 nên được tiến hành vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ (tránh 3 tháng đầu vì giai đoạn này thai phụ hay mệt do ốm nghén). Mũi thứ 2 tiêm sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

Nếu sinh con lần 2 thì chỉ cần tiêm một mũi thứ vắc xin uốn ván (mũi uốn ván thứ 3) cách mũi 2 vắc xin uốn ván của lần mang thai trước ít nhất 6 tháng.

Sau khi 2 lần sinh, bà bầu cần tiêm nhắc 2 mũi để tạo miễn dịch uốn ván tốt nhất:

  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

Tiêm vắc xin khi mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro xảy ra trong thai kỳ và đảm bảo sự an toàn của thai phụ khi sinh nở. Các bà bầu nên theo dõi lịch tiêm và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin từ trước khi mang thai cho đến khi kết thúc thai kỳ.

1. Tiêm vắc xin khi mang thai có cần thiết hay không?

Có rất nhiều lý do để khẳng định rằng việc tiêm vắc xin đầy đủ trước và trong khi mang thai là rất cần thiết:

  • Thai phụ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường. Hệ miễn dịch kém khiến các loại virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

  • Nếu thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến bào thai rất lớn, thậm chí có thể gây ra chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh. Thai nhi sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi nếu thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: sởi, rubella, thủy đậu,...

  • Thai phụ tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai giúp trẻ có được miễn dịch thụ động từ mẹ ngay sau khi chào đời. Thực tế đã cho thấy có một số loại vắc xin có khả năng giúp tăng sức đề kháng cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Điều này sẽ bảo vệ trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khi chào đời.

  • Theo Bộ Y tế, vắc xin được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai rất an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ và bé nếu tuân đủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng. Vì vậy, các chị em không nên lo lắng, sợ sệt trước những thông tin thiếu căn cứ về việc tiêm vắc xin khi mang thai mà bỏ qua việc tiêm chủng.

Tiêm phòng vắc xin là cách đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả nhất

2. Lịch tiêm vắc xin khi mang thai đầy đủ cho mẹ bầu

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần thực hiện tiêm chủng trước và trong khi mang thai. Cụ thể như sau:

2.1 Tiêm vắc xin trước khi mang thai

  • Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella: Đây là các bệnh lý rất dễ lây qua đường hô hấp. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu mắc phải 1 trong 3 bệnh lý này, thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật, suy dinh dưỡng, thai chết lưu hoặc sinh non,... Vì thế, nếu có ý định mang thai thì các bạn nên tiêm phòng 3 mũi tiêm này trước đó 3 - 6 tháng, tối thiểu là 1 tháng trước khi mang bầu.

  • Tiêm phòng thủy đậu: Mẹ bầu bị thủy đậu sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, bại não,… Bởi vậy, đây cũng là mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai mà chị em phụ nữ cần lưu ý.

  • Tiêm phòng viêm gan B: Đây là loại vắc xin mẹ bầu có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai đều được. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên nên tiêm trước khi mang bầu để có nền tảng sức khỏe tốt nhất khi mang thai.

  • Tiêm phòng cúm: Cũng giống như viêm gan B, cúm có thể tiêm trước hoặc trong khi mang thai nhưng được khuyến cáo tiêm trước khi mang thai và tiêm nhắc lại hàng năm. Tiêm vắc xin phòng cúm giúp giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch thậm chí là tim bẩm sinh.

Cúm là nguyên nhân gây ra các dị tật về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch

  • Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván: Vắc xin này chỉ cần tiêm một mũi duy nhất trong độ tuổi từ 4 - 64 tuổi. Loại vắc xin này nên được tiêm trước khi mang thai để phòng bệnh ho gà sơ sinh cho bé.

2.2 Tiêm vắc xin trong khi mang thai

Trong thời gian mang thai, các chuyên gia khuyến cáo thai phụ cần phải tiêm vắc xin uốn ván để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, phác đồ tiêm phòng uốn ván có sự thay đổi tùy vào số lần mang thai. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp thai phụ mang thai lần đầu: Thai phụ có thai lần đầu nên tiêm phòng 2 mũi uốn ván trong thai kỳ. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 22, tối thiểu 1 tháng sau tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Hai mũi uốn ván này cần phải đảm bảo tiêm xong trước ngày dự kiến sinh 1 tháng. Tốt nhất nên hoàn thành xong trước tuần thứ 32.

  • Trường hợp thai phụ mang thai lần sau: Những lần có thai tiếp theo, thai phụ chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván nếu như lần mang thai trước đã tiêm đủ 2 mũi.

Thai phụ cần phải tiêm uốn ván đầy đủ trong thai kỳ

3. Tiêm vắc xin khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Tiêm vắc xin khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh gây hại hoặc có tâm lý hoang mang ảnh hưởng xấu đến thai nhi:

  • Theo khuyến cáo, không nên tiêm vắc xin virus sống cho phụ nữ mang thai bởi đây là vắc xin được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virus sống, có thể nguy hại cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ cần tiêm vắc xin này trước khi có kế hoạch mang bầu.

  • Sau khi tiêm phòng uốn ván, thai phụ có thể xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm thậm chí đau cả bắp tay. Điều này là hoàn toàn bình thường, thai phụ không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi và đau bắp tay này sẽ giảm sau tiêm một vài ngày.

Sau khi tiêm phòng cúm có thể xảy ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi

  • Với vắc xin phòng cúm, sau khi tiêm có thể xảy ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi kéo dài khoảng 1 - 2 ngày sau tiêm. Hiện tượng giả cúm này sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc.

  • Những trường hợp tiêm phòng xong bị sốt, thai phụ có thể tiến hành hạ sốt bằng các phương pháp tự nhiên như: lau người bằng khăn ấm, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin C vào chế độ ăn.

  • Nếu xảy ra một số bất thường như sốt kéo dài, sưng tấy lâu, tiêu chảy,… thai phụ tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện và nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Để đảm bảo quá trình chủng ngừa an toàn, hiệu quả, thai phụ nên chọn các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện lớn, uy tín để thực hiện tiêm chủng. Với hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại hàng đầu Việt Nam, tuân thủ quy định của Bộ Y tế về nguồn gốc xuất xứ các loại thuốc, bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, sàng lọc trước tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy, đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu của khách hàng, mang đến chất lượng tiêm chủng cũng như chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ đề