Tại sao tim đập nhanh khi vận động mạnh

Tim đập nhanh có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người bị chứng tim đập nhanh thường thắc mắc. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để giải đáp câu hỏi này.

Tim đập nhanh có thể cảnh báo chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu lí do tim đập nhanh và cách giảm nhịp tim để tránh các rủi ro này.

Vì sao nhịp tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực?

Triệu chứng tim đập nhanh thường do 7 nguyên nhân sau gây ra:

Tim đập nhanh khi vận động: Do khi đó nhu cầu máu và oxy của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ bắp tăng lên, đồng thời quá trình thải loại độc tố cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, cho nên tim cũng phải làm việc nhiều hơn để tăng lượng máu trao đổi trong tuần hoàn.

Căng thẳng, stress, sợ hãi hoặc quá vui mừng: Những trạng thái cảm xúc này đều kích thích cơ thể tiết adrenalin. Đây là hormone kích thích hệ thần kinh, làm co mạch và khiến tim đập nhanh.

Tim nhanh khi dùng chất kích thích: như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thuốc lắc, ma túy, cocain… cũng là những chất ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh thực vật, làm tim đập nhanh, về lâu dài có thể gây rối loạn nhịp tim cùng với những biến chứng nguy hiểm trên cơ tim.

Tim đập nhanh do rối loạn điện giải: Ở những trường hợp sốt cao, dùng thuốc lợi tiểu, gây hạ kali, natri máu, những người hạ canxi huyết… đều ảnh hưởng tới nồng độ các chất điện giải này tại cơ tim, dẫn tới rối loạn dẫn truyền điện tim, nên khiến nhịp tim đập nhanh bất thường.

Bệnh tim mạch gây rối loạn nhịp tim: Bao gồm hẹp hở van tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim… làm ảnh hưởng đến huyết động (dòng máu lưu thông qua tim) hoặc hệ dẫn truyền điện tim, khiến tim bơm máu không hiệu quả, và phản ứng của cơ thể là kích thích làm cho tim đập nhanh để cung cấp nhiều máu hơn tới các cơ quan.

Vì sao tim đập nhanh luôn là câu hỏi của nhiều người dành cho bác sỹ

Tim đập nhanh do bệnh ngoài tim: Bao gồm bệnh cường giáp, lupus ban đỏ, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn... gây ảnh hưởng đến hoạt động điện tim, kích thích hệ giao cảm làm tim đập nhanh hơn. Khi điều trị được các bệnh này thì nhịp tim sẽ trở về bình thường.

Tim đập nhanh ở phụ nữ trung niên:  Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, sau mãn kinh đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh tim, gây tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, nóng bừng vã mồ hôi…

Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Bình thường tim đập khá đều trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Nhịp tim trên 100 nhịp sẽ được coi là nhịp tim nhanh. Tim đập nhanh thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, khó thở… Nhưng nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tim đập nhanh ban đầu chỉ khiến bạn thấy mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực. Nhưng nếu “đủ lâu”, nhịp tim đập nhanh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Dày cơ tim, làm thay đổi cấu trúc tim
  • Nguy cơ hình thành cục máu đông nếu tim đập quá nhanh (rung nhĩ)
  • Ngưng tim đột ngột.

Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, bạn cần áp dụng ngay những cách giảm nhịp tim để tim đập “bình thường” trở lại.

Tim đập nhanh có nguy hiểm không? Bác sĩ tư vấn cách tránh rủi ro

Cách làm giảm nhịp tim đập nhanh hiệu quả

Cách giảm nhịp tim nhanh chóng

Trong cơn nhịp nhanh, bạn có thể được giảm nhịp tim bằng cách tác động lên hệ thần kinh tim, đó là nghiệm pháp Vagal bao gồm:

  • Ho mạnh.

  • Rửa mặt nước lạnh, đắp khăn lạnh lên gáy.

  • Hít sâu, thở chậm.

Những biện pháp này có thể tự áp dụng ở nhà. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng cắt cơn nhịp nhanh tức thời. Nếu tim đập nhanh xuất hiện thường xuyên, bạn cần những giải pháp toàn diện hơn để ổn định nhịp tim lâu dài.

Cách ổn định nhịp tim lâu dài

Để ổn định nhịp tim lâu dài, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

- Dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa: Với những trường hợp tim đập nhanh bệnh lý có triệu chứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống loạn nhịp (điển hình như thuốc chẹn beta) để ổn định nhịp tim. Khi thuốc giảm nhịp tim không còn hiệu quả, bạn sẽ được can thiệp đốt điện tim. Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao nhưng người bệnh vẫn có thể bị tái phát tim đập nhanh sau đốt. Đặt máy khử rung tim là lựa chọn cuối cùng, khi các phương pháp khác không thể đưa nhịp tim về ổn định bình thường. Tuy nhiên, chi phí đặt máy khá tốn kém.

Ổn định nhịp tim lâu dài là mục tiêu điều trị chính khi bị tim đập nhanh

  • Thay đổi lối sống theo hướng tích cực: Bạn nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng căng thẳng, thư giãn tâm lý. Đồng thời, nên tập luyện các môn thể thao giúp trấn tĩnh hệ thần kinh thực vật như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, tập yoga, thái cực quyền, đi bộ… Ngoài ra, việc loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích bao gồm cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc…, giảm cân nếu có thừa cân, béo phì cũng giúp bạn ổn định nhịp tim tốt hơn.
  • Sử dụng thảo dược: Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, những hoạt chất sinh học trong Khổ sâm có thể ổn định hệ thống dẫn điện trong tim (thần kinh tim). Nhờ đó, thảo dược này ngày càng được sử dụng nhiều với vai trò như một giải pháp hỗ trợ cho người tim đập nhanh hiệu quả.

Qua bài viết, câu hỏi tim đập nhanh có nguy hiểm không? đã được giải đáp. Hiểu được vấn đề này là bước đầu tiên của hành trình tìm lại nhịp tim ổn định. Tin rằng, với những hành trang này, bạn sẽ sớm giúp trái tim của mình trở về nhịp đập bình thường.

Nguồn:

  • //myheart.net/articles/fast-heart-rate-symptoms-causes-treatments/
  • //www.livestrong.com/article/40926-side-effects-fast-pulse/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Video liên quan

Chủ đề