Tại sao tôn giáo vẫn còn tồn tại

Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội trình bày qua 5 nguyên nhân: Nguyên nhân nhận thức, Nguyên nhân kinh tế, Nguyên nhân tâm lý, Nguyên nhân chính trị-xã hội, Nguyên nhân văn hoá.

a) Nguyên nhân nhận thức.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa thể lý giải được. Do đó trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng siêu nhiên.

b) Nguyên nhân kinh tế.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội, với những sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đã mang đến cho con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

READ:  Khái lược về phép biện chứng duy vật?

c) Nguyên nhân tâm lý.

Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất, đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế-xã hội mà nó phản ánh.

d) Nguyên nhân chính trị-xã hội.

Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Giá trị đạo đức, văn hoá của tôn giáo đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Chính vì vậy, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng.

đ) Nguyên nhân văn hoá.

Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, sinh hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần, tình cảm của họ.

Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song cũng cần nhận thức được rằng tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế-xã hội của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.27 KB, 2 trang )

Bạn đang xem: Vì sao tôn giáo tồn tại trong chủ nghĩa xã hội

Câu hỏi: Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tôngiáo vẫn tồn tại ?Trả lời:Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại bởi các nguyênnhân sau:---Nguyên nhân nhận thứcTrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trình độ dân trí của nhân dâncòn hạn chếMặc dù khoa học đã phát triển mạnh, song nhiều hiện tượng tự nhiên và xãhội diễn ra đến nay khoa học chưa giải thích được. ví dụ như hiện tượngtrường sinh học. do vậy, tâm lý sự hãi trông chờ tin tưởng vào sức mạnhsiêu nhiên vẫn tồn tại trong ý thức con người, kể cả nhân dân ở các nướcđang xây dựng chủ nghĩa xã hộiNguyên nhân tâm lýTôn giáo tồn tại lâu đời và ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người. nó làmột trong những hình ý thức xã hội bảo thủ nhất in đậm trong đời sốngtinh thần của nhiều người, kể cả trong chủ nghĩa xã hộiNguyên nhân chính trị - xã hộiDo đạo đức, văn hóa của tôn giáo có nhiều điểm còn phù hợp với chủ nghĩaxã hội và đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhândân. Ví dụ như tính hướng thiện, bình đẳng, thương người của Phật giáo,ước muốn về một xã hội hòa mục của Nho giáo…Dưới chủ nghĩa xã hội, tôn giáo có khả năng tự biến đổi để thích nghi theoxu hướng “đồng hành cùng dân tộc”, sống “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúcâm trong lòng dân tộc”…Do chính sách tôn giáo của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tôn trọng quyền tựdo tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dânTrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa vẫn còn tồn tại đấu tranh giai cấp dướinhiều hình thức phức tạp, các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo đểphục vụ mưu đồ chính trị của chúng. Mặt khác, các hiện tượng như chiến--tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc khủng bố, bệnh tật, đói nghèo,… làđiều kiện cho tôn giáo phát triểnNguyên nhân kinh tếThời kỳ quá độ lên chủ nghĩa còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đócó cả những thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân nên cònhiện tượng bóc lột người lao động còn bất công , bất bình xã hội… đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân chưa cao. Điều đó làm cho con nguwoifcòn tin tưởng vào lực lượng siêu nhiênNguyên nhân về văn hóaTôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nhất định nhu cầu văn hóatinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng động, đạo đức, lốisống. do đó, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức tôn giáo là cần thiết


Bạn đang xem: Vì sao tôn giáo còn tồn tại dưới chủ nghĩa xã hội?

Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam.DOC 35 1 6


Lý luận của lê nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng lý luận đó ở việt nam hiện nay.DOC 24 1 5


Xem thêm: Nhà Xe Tuấn Anh ✔️ Số Điện Thoại Nhà Xe Tuấn Hiển Thanh Hóa Archives

Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội 17 826 10

Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 21 730 0 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (6-1991) 25 916 1 NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 13 981 0 Nghiên cứu của Lê-nin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 35 434 0 Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 13 744 0 Chuyên mục: Kiến Thức

Về sự phát triển của các tôn giáo hiện nay và nguyên nhân của nó

Tác giả: Nguyễn Đức Lữ.

Lời Ban biên tập : Chúng tôi tôn trọng ý kiến riêng của tác giả về vấn đề rất phức tạp như tôn giáo, tuy nhiên chúng tôi rất mong các độc giả đóng góp ý kiến.

Có một thời người ta cho rằng ở đâu con người có thể nhìn tới và với tay tới thì ở đấy thần thánh hoá ra thừa, và ngờ tưởng ánh sáng của khoa học chiếu đến đâu thì bóng đêm của tín ngưỡng, tôn giáo có thể lùi đến đấy. Vào thế kỷ 18, trong phong trào ánh sáng duy lý, Tây phương đã tôn thờ khoa học gần như tôn giáo. Còn Martin Marty, nhà thần học ở Đại học Chicago nói : "Có người nhận định là lý trí, khoa học và ý tưởng tiến bộ thịnh hành thì các thần thánh xưa phải biến mất và lưu lại sau họ những con người tự do và hạnh phúc"(1).

Nhưng lịch sử có những bước ngoặt khó ngờ. Giữa một nền khoa học kỹ thuật hiện đại nhất của lịch sử nhân loại, giữa những công nghệ tin học, siêu dẫn vượt ra ngoài sự tưởng tượng của con người, lẽ ra tôn giáo với những quan niệm ấu trĩ, những tư duy thần thoại về một đấng toàn năng siêu hình nào đó đã bị đẩy lùi về quá khứ để nhường chỗ cho những tư duy khoa học đích thực. Nhưng không! Song song với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại, những tư duy thần thoại, những khát vọng bá chủ về một đấng toàn năng siêu việt có quyền uy tuyệt đối lại nẩy nở không phải ở những nước nghèo, chậm tiến mà lại ở chính các quốc gia được mệnh danh là siêu cường.

Trong lịch sử nhân loại đã có một thời, thần quyền được đặt trên thế quyền, nhà thờ đứng trên nhà nước, rồi sau đó vị trí mối quan hệ ấy bị đảo lộn. Trong hiện tại và cả tương lai sắp đến, dù ai đó có toan tính khôi phục lại vị trí, uy quyền của tôn giáo như một thời đã qua thì cũng khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên vào những thập kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai, bên cạnh một vài tôn giáo ở một số nước có biểu hiện suy thoái, thì tôn giáo ở một số châu lục khác lại có chiều hướng phát triển mạnh, cho dù bản thân nó chịu không ít những thách thức của thời đại.

Nhưng, vấn đề đặt ra là vì sao tín ngưỡng, tôn giáo lại hồi sinh và phát triển trong thời đại ngày nay? Đây là một vấn đề lớn, cần có những công trình nghiên cứu khoa học của nhiều người, nhiều ngành. Ơ đây chúng tôi chỉ nêu mấy suy nghĩ bước đầu, mong có sự góp ý, trao đổi.

Một là : sự khủng hoảng niềm tin về một xã hội tương lai.

Một xã hội bình đẳng, tự do, bác ái, một chế độ xã hội không có áp bức và nô dịch, chiến tranh và nghèo đói v.v... vốn là khát vọng cháy bỏng trong lòng người suốt chiều dài lịch sử kể từ khi loài người phải nếm trải nỗi cay cực của cảnh áp bức bất công. Một "xã hội thánh thiện", "vùng đất hứa", "nước Chúa ngàn năm" cũng như chốn "Tây phương cực lạc" trở thành mô hình xã hội lý tưởng mà con người gửi gắm ước mơ của mình qua các hình thức tôn giáo. Từ Cơ đốc giáo sơ kỳ, các phong trào dị giáo thời Trung cổ, cận đại ở phương Tây đến Phật giáo, Khổng giáo ở phương Đông, ít nhiều đều có mầm mống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Dù tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng con người vẫn cảm thấy "hạnh phúc" chừng nào chưa có hạnh phúc thực sự, vẫn là: "Trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần"(2). Chỉ có điều hàng ngàn năm tồn tại, tôn giáo vẫn chỉ đem lại "ước mơ" làm dịu mát lòng người mà thôi.

Khi trên hành tinh chúng ta xuất hiện một mô hình xã hội mới : CNXH hiện thực với tư cách một hệ thống với những đặc trưng và tính ưu việt không thể phủ nhận của nó, đã một thời làm cho người ta tưởng như có thể thiết lập ngay được "thiên đường thực sự" ở cõi trần gian chứ không phải đợi chờ ở kiếp sau. Điều đó làm cho mơ ước về "thiên đường" ở thế giới bên kia bị mờ nhạt. Nhưng rồi, biến cố phũ phàng về sự sụp đổ CNXH ở Đông Âu và Liên Xô làm cho nhiều người bị hụt hẫng, mất niềm tin vào xã hội mới.

Trong khi đó, cho dù chủ nghĩa tư bản đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế, khoa học, kỹ thuật... song cũng đã và đang để lại những hậu quả xã hội nặng nề không thể khắc phục nổi trong khuôn khổ bản thân nó. Sự ra đời, tồn tại, phát triển của CNTB thấm đẫm không ít máu và nước mắt. Mô hình xã hội này cũng không phải là mô hình xã hội tương lai mà nhân loại lựa chọn.

Sự khủng hoảng niềm tin, sự bế tắc, hoang mang về tương lai làm cho không ít người cho rằng một xã hội lý tưởng mà con người hằng mơ ước, dường như không thể xây dựng được bằng chính bàn tay, khối óc của mình và do đó người ta lại nhờ cậy ở sức mạnh siêu nhân, thần thánh... Con người tìm đến tôn giáo và tìm đến cái gì mà họ chưa có, không thể có, còn thiếu thốn, khát khao mong đợi. Con người sống cần có niềm tin, chừng nào niềm tin vào thế tục bị mai một, về xã hội mới bị sói mòn hoặc đổ vỡ, con người sẽ tìm đến niềm tin ở thần thánh là lẽ thường tình.

Hai là : Thế giới chứa đựng những mâu thuẫn chồng chéo, đan xen và đang biến động khó đoán định trước.

Kể từ khi CNXH trở thành hệ thống xã hội - chính trị đối lập với hệ thống TBCN, thì trên thế giới hình thành hai phe rõ rệt. Ơ mỗi hệ thống có cơ chế hoạt động kinh tế và tổ chức chính trị - xã hội riêng, và nó tồn tại như vậy trên dưới nửa thế kỷ. Sự đảo lộn trật tự thế giới bắt đầu sau biến cố về sự sụp đổ CNXH ở Đông Âu và Liên Xô. Những mâu thuẫn kinh tế, chính trị, xã hội... giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các nước phát triển với nhau (mâu thuẫn Bắc - Nam, Đông - Tây) tưởng là dịu đi sau khi hệ thống XHCN không còn, nhưng thực ra lại đang âm ỉ nuôi dưỡng những yếu tố bất ổn định. Trong khi đó, phân hoá giàu nghèo ngày càng cao không chỉ trong phạm vi một nước mà còn diễn ra giữa quốc gia này với quốc gia khác, làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt và mở rộng. Giữa thời đại văn minh này chúng ta đang chứng kiến cuộc chiến tranh dân tộc - tôn giáo xảy ra khắp nơi với những thảm hoạ không ngờ. Thế giới hai cực đã tan rã, trật tự đa cực đang hình thành với những yếu tố không xác định và rất khó dự báo.

Quả là vào những năm kết thúc thế kỷ XX, thế giới có nhiều sự cố và chứa đựng những biến động khó lường.

Thứ ba : Những hậu quả tiêu cực của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Phải thừa nhận rằng con người đã đạt được những thành tựu kỳ diệu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ ở tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới. Nhưng đằng sau những tiến bộ ấy, con người đương đại và mai sau lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do mình tạo ra. Nếu không sớm tỉnh ngộ và tự điều chỉnh hành vi của mình thì sớm muộn gì con người tự chuốc lấy thảm kịch, như những tác giả của "Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI" đã dóng hồi chuông báo động. Vì lòng ham muốn quyền lực đến điên cuồng và tham lam không đáy mà "Chúng ta phá hoại, đầu độc, làm bẩn thế giới thiên nhiên. Chúng ta gây thương tổn cho thiên nhiên đến tận gốc rễ... Chúng ta nhạo báng những quy luật cơ bản của thiên nhiên bằng cách lựa chọn và làm thay đổi nó. Chúng ta làm yếu những hệ thống môi sinh của thiên nhiên, hệ thống này đến hệ thống khác, bởi vì chúng ta điều hành và chọn lọc chúng theo lợi ích của mình. Chúng ta làm những cái đó và nhiều cái khác mà không biết sự dại dột đó có quay trở lại phản chúng ta"(3).

Trên trái đất vẫn còn một bộ lạc của người Kogi ở Nam Mỹ, ở đó không có giai cấp lẫn tư tưởng, không biết gì về công nghiệp và sản xuất hàng hoá, không ăn thịt, cá và giết hại muông thú. Họ sống hài hoà với thiên nhiên và bình đẳng, thân ái trong cộng đồng. Họ giáo dục con cháu họ biết tôn trọng từng gốc cây, ngọn cỏ đến vạn vật và coi chúng có quan hệ chặt chẽ với con người. Cộng đồng của họ không hề có trộm cướp cùng những tệ nạn khác như ở nhiều quốc gia được gọi là "văn minh", và cũng chẳng biết tín ngưỡng, tôn giáo gì. Người Kogi tự nhận mình là anh cả của nhân loại khẩn cấp thông báo rằng: "Vì thiếu ý thức, các em đã phá nát gia tài của mẹ cha để lại, phá hoại một cách không thương tiếc! Các anh đây sinh trước, gần mẹ cha hơn nên hiểu được lòng mẹ cha đang tan nát, đau khổ. Mẹ đã buồn vì các con sinh sau đẻ muộn đã không biết thương yêu nhau mà trái lại cứ chém giết, hận thù nhau... Không những thế, các em còn dày xéo lên thân thể của mẹ cha, mà không biết rằng các em đang giết hại đấng sinh thành ra mình chính là giết hại chính mình". Và người Kogi quan niệm mẹ của các em "chính là trái đất này. Lòng mẹ chính là biển cả và trái tim mẹ chính là những dãy núi cao có mặt khắp nơi. Rằng các em đốt rừng, phá núi, đổ đồ ô uế xuống biển chính là chà đạp lên thân thể của mẹ đó". Rồi họ khuyến cáo : "Các anh thấy trái đất đã khô kiệt rồi, mọi sự sống đang lâm nguy và thảm hoạ diệt vong chỉ còn trong giây lát. Do đó các anh muốn kêu gọi khẩn thiết rằng, hãy thức tỉnh, ngừng ngay những việc có tính cách phá hoại đó lại, nếu không thì trễ quá mất rồi".

Thực tế, hằng ngày, hằng giờ chúng ta đang phải chứng kiến tình trạng môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, rừng cây bị tán phá, muông thú quý hiếm biến dần, tầng ôzôn là lá phổi của nhân loại ngày một mỏng và bị "thủng". Nhưng bất chấp những lời kêu cứu, rung chuông báo động và biểu tình phản đối, người ta vẫn làm ngơ. Có lẽ cái chết thì chẳng của riêng ai, còn đồng tiền cứ tiếp tục vào túi của cá nhân này, tập đoàn khác. Do đó, vì lợi ích trước mắt, một số người sẵn sàng chà đạp lên lợi ích cơ bản, lâu dài của toàn nhân loại.

Hậu quả của suy thoái môi sinh hiện ra trước mắt ; trái đất nóng dần, động đất, núi lửa, hạn hán, bão táp, lụt lội xảy ra khắp nơi. Cho dù nhân loại đã cố gắng nhưng chưa kịp khắc phục những bệnh tật cũ thì lại đã, đang xuất hiện những nan y mới. Thiên nhiên dường như đang trả thù loài người vì những hành vi vô trách nhiệm của họ.

Trước sự mất cân đối nghiêm trọng về hệ sinh thái, thiên nhiên đầy thương tích và thế giới dễ đổ vỡ này, llời tiên tri về "nạn hồng thuỷ" mới, "ngày tận thế", "ngày phán xét cuối cùng của Chúa" trở nên ít hoang tưởng. Trong cuốn "Các xu hướng lớn năm 2000", hai tác giả nhận định rằng : phần lớn sự việc diễn ra trong thế kỷ XX cho thấy địa ngục như chiếm ưu thế chứ không phải thiên đường.

Thế giới đương đại, con người đang cố gắng vươn lên để làm chủ tự nhiên và xã hội, nhưng rồi lại cảm thấy mỏng manh, yếu đuối và thậm chí bất lực trước những gì mà mình tạo ra nhưng không kiểm soát nổi.

Hơn nữa, ở những nước công nghiệp phát triển, như nhà xã hội học Mỹ Alvin Toffer mô tả: một xã hội ồn ào, hối hả, quăng quật, vội vã, ganh đua, giao tranh, đối chọi của cuộc sống trần tục, người ta tìm đến tôn giáo như tìm đến sự thư giãn, nhẹ nhõm, nguôi ngoai thậm chí phấn chấn.

Thứ tư : Sự nhận thức có giới hạn của con người.

Có thời kỳ người ta quá tin vào lý tính, khoa học, trí tuệ thậm chí tôn vinh như một thứ tôn giáo. Ngỡ tưởng khoa học như chiếc chìa khoá vạn năng để đưa mọi bí mật của thế giới ra ánh sáng.

Song, ngày càng thấy rõ ở một thời kỳ lịch sử nhất định thì nhận thức của con người là có giới hạn. Ngày nay khoa học phát triển như vũ bão, nhưng thế giới vĩ mô và vi mô, tự nhiên và xã hội cũng như ngay bản thân con người còn chứa đựng bao điều bí ẩn với những chuỗi dài ngẫu nhiên, tự phát mà khoa học cũng đánh bó tay. Dĩ nhiên ở con người chỉ có thể chưa biết chứ không thể không biết được. Song khoảng cách giữa "biết" và "chưa biết" cứ tồn tại mãi mãi. Vì : " Lịch sử của khoa học là lịch sử của sự gạt bỏ dần dần những điều ngu ngốc, hay là của sự thay thế những điều ngu ngốc đó bằng những điều ngu ngốc mới nhưng ngày càng ít phi lý hơn"(4). Nhờ khoa học, nhân loại đã trả lời được nhiều câu hỏi, nhưng những vấn đề mới lại ập đến nhiều hơn và phức tạp hơn mà khoa học đành tạm thời nhường bước cho tôn giáo. Vì tôn giáo đã giải thích những điều không giải thích được, là sự nỗ lực của con người để hiểu cái không thể hiểu được, một khát vọng, hướng tới cái vô tận.

Khi con người mới thoát thai từ loài vật, sau đó một thời gian dài người ta quỳ lạy vị thần lửa vì tính huyền diệu và không hiểu do đâu mà có. Ngày nay, người ta đã tìm ra nhiều cách tạo ra lửa thì thần lửa đã lùi về quá khứ, nó chỉ còn dấu ấn trong các nghi lễ tôn giáo. Nhưng khi mà con người đã bay vào vũ trụ để tìm hiểu thế giới ngoài ta thì lại ngỡ ngàng trước vũ trụ bao la, vô cùng, vô tận và không ít những điều huyền bí vượt qua tri thức nhân loại hiện tại. Do vậy người ta lại sùng bái "đấng toàn năng".

Vào những thập này kỷ loài người đang dấn bước sang thiên niên kỷ mới với nhiều hứa hẹn và cũng không ít thách thức. Nhưng cũng vào những năm bản lề của thế kỷ XXI, chúng ta đang chứng kiến biến động kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ sâu sắc, rộng khắp chưa từng có trong xã hội loài người. Đồng thời cũng nổi lên những vấn đề bức bối có tính toàn cầu đụng đến mọi người, mọi quốc gia. Những biến động lớn lao ấy, không thể không tác động đến tâm lý con người. Không gì thay thế sự trống trải, xáo trộn, hụt hẫng về tình cảm, sự thất vọng về tương lai tốt hơn là tín ngưỡng, tôn giáo. Vì trong tôn giáo người ta tìm thấy sự an ủi, vỗ về, xoa dịu bớt nỗi đau buồn trần thế.

Mặt khác cũng cần thấy rằng tôn giáo không chỉ nảy sinh từ dốt nát và nghèo đói mà ngược lại đời sống vật chất được nâng cao người ta cũng cần tôn giáo như sinh hoạt tinh thần đáp ứng nhu cầu tâm linh không thể phủ nhận./.

Tài liệu trích dẫn;

1. "Các xu thế lớn năm 2000", NXB TP Hồ Chí Minh, 1992, tr.243.

2. "Mác-Ăngghen tuyển tập", tập I, NXB Sự thật, H., 1980, tr. 14.

3. "Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ 21", NXB Chính trị Quốc gia, H., 1993, tr. 41.

4. "Mác-Ăngghen tuyển tập", tập VI, NXB Sự thật, H., 1984, tr. 737./.

Video liên quan

Chủ đề