Tại sao trẻ ngủ lại nghiến răng

Tại sao trẻ ngủ lại nghiến răng

Máng bảo vệ đặc biệt vào ban đêm. Ảnh: drmichaelbruno.com

   Nghiến răng là thuật ngữ y khoa miêu tả cắn chặt răng hoặc siết chặt hai hàm. Nghiến răng thường xảy ra trong giấc ngủ sâu hoặc trong khi bị căng thẳng. Các chuyên gia nói trong số 10 đứa trẻ sẽ có 2 hoặc 3 trẻ bị nghiến hoặc cắn chặt răng, nhưng hầu hết khi lớn lên sẽ không còn bị nữa.

Những nguyên nhân gây nghiến răng

   Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, không ai biết lý do tại sao bệnh nghiến răng xảy ra. Trong một số trường hợp, trẻ em có thể nghiến vì răng trên và răng dưới khớp không đúng. Những trẻ khác lại nghiến như là một phản ứng với sự đau đớn. Chẳng hạn như bị đau tai hay mọc răng. Phản ứng nghiến răng của trẻ có thể như là một cách để giúp giảm đau. Giống như việc chúng ta có thể xoa bóp lên một cơ bắp đang đau. Nhiều trường hợp nằm ngoài những nguyên nhân khá phổ biến trên.

   Căng thẳng (stress) hay giận dữ có thể là nguyên nhân. Ví dụ, một đứa trẻ có thể lo lắng về bài kiểm tra ở trường hoặc một sự thay đổi thói quen (có em hay một giáo viên mới). Thậm chí tranh cãi với cha mẹ, anh, chị, em ruột cũng có thể gây ra căng thẳng để dẫn đến nghiến răng hoặc siết chặt hàm.

   Một số những đứa trẻ quá hiếu động cũng bị nghiến răng. Và đôi khi, trẻ em với bệnh lý y khoa khác (chẳng hạn như bại não) hoặc đang uống một số thuốc có thể phát triển bệnh này.

Tác hại của nghiến răng

   Nhiều trường hợp của bệnh nghiến răng không bị phát hiện, không có tác dụng phụ. Trong khi những trường hợp khác lại gây đau đầu hoặc đau tai. Thông thường, nó lại gây khó chịu hơn với các thành viên trong gia đình vì tiếng ồn.

   Trong một số trường hợp, nghiến và siết chặt ban đêm có thể làm mòn răng, làm răng vỡ, nhạy cảm với nhiệt độ tăng lên, gây ra đau mặt nghiêm trọng và các vấn đề hàm. Chẳng hạn như hội chứng khớp thái dương hàm (TemporoMandibular Joint - TMJ). Hầu hết ở các trẻ em nghiến răng, thường không có vấn đề TMJ trừ khi việc nghiến răng của trẻ trở thành mãn tính.

Chẩn đoán nghiến răng

   Rất nhiều đứa trẻ nghiến răng nhưng không biết, vì vậy thường là anh chị em ruột hoặc cha mẹ phát hiện.

Một số dấu hiệu để xác định:

- Tiếng nghiến khi con bạn đang ngủ.

- Than đau hàm hoặc mặt vào buổi sáng.

- Đau khi nhai.

Nếu bạn nghĩ rằng con mình nghiến răng, hãy liên hệ các nha sĩ. Họ sẽ kiểm tra men răng có bị vỡ không, có bị mòn, bị nứt bất thường không, và kiểm tra với hơi hoặc nước phun trên răng để xem độ nhạy cảm bất thường.

Nếu có tổn thương, nha sĩ có thể hỏi con bạn một số câu hỏi, chẳng hạn như:

- Con cảm thấy thế nào trước khi đi ngủ?

- Con có lo lắng về bất cứ điều gì ở nhà hay trường học?

- Con tức giận với một ai đó?

- Con làm gì trước khi đi ngủ?

Việc khám sẽ giúp nha sĩ xác định xem liệu nghiến răng được gây ra bởi giải phẫu học (răng bị lệch) hoặc tâm lý (căng thẳng) hay các yếu tố ảnh hưởng khác và đưa ra một kế hoạch điều trị hiệu quả.

Điều trị nghiến răng

   Hầu hết trẻ em ngưng nghiến răng khi lớn lên. Nhưng phụ huynh cần kết hợp theo dõi và khám răng định kỳ để có thể nắm rõ vấn đề cho đến khi chúng không còn nữa.

   Trong trường hợp nghiến và siết chặt làm cho khuôn mặt của một đứa trẻ bị ảnh hưởng và đau quai hàm hay đau răng. Nha sĩ có thể cho ngậm khay/máng bảo vệ đặc biệt vào ban đêm. Khay được đúc dựa trên chính hàm răng của trẻ. Tương tự như khay bảo vệ răng các cầu thủ bóng đá sử dụng. Dù ngậm khay/máng bảo vệ cần phải có thời gian làm quen, nhưng thường đem kết quả tích cực nhanh chóng.

Giúp đỡ trẻ có thói quen nghiến răng

   Cho dù nguyên nhân là sinh lý hay tâm lý, có thể kiểm soát bệnh nghiến răng của trẻ bằng cách thư giãn trước khi đi ngủ. Ví dụ: tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen, nghe một vài phút nhạc nhẹ nhàng, hoặc đọc một cuốn sách.

   Đối với bệnh nghiến răng gây ra bởi sự căng thẳng, hãy hỏi về những gì sẽ làm ảnh hưởng con của bạn và tìm cách giúp đỡ. Ví dụ, một đứa trẻ đang lo lắng về việc xa nhà trong một chuyến đi cắm trại lần đầu tiên. Các bé có thể cần được bảo đảm rằng cha hoặc mẹ sẽ được ở gần đó nếu bất cứ điều gì xảy ra.

   Nếu vấn đề phức tạp hơn, như di chuyển đến thị trấn mới. Thảo luận các mối quan tâm của con và cố gắng giảm bớt bất kỳ lo sợ. Nếu bạn cần sự quan tâm hơn, có thể nói chuyện với bác sĩ.

   Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc giảm căng thẳng đơn giản không thể ngăn chặn bệnh nghiến răng. Nếu con bạn khó ngủ hoặc có cư xử khác thường, bác sĩ có thể đề nghị đánh giá thêm. Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân của sự căng thẳng, từ đó sẽ có cách điều trị thích hợp.

   Nghiến răng thời thơ ấu thường sẽ ngưng ở tuổi vị thành niên. Hầu hết trẻ em ngừng nghiến khi không còn răng sữa. Tuy nhiên, vài trẻ em tiếp tục đến tuổi vị thành niên. Trong trường hợp nghiến răng do căng thẳng, nghiến răng sẽ mất đi khi căng thẳng không còn nữa.

Phòng ngừa nghiến răng

   Một số bệnh nghiến răng là phản ứng tự nhiên của đứa trẻ trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Cho nên hầu hết không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, nếu bệnh nghiến răng do căng thẳng thì có thể tránh được. Bằng cách nói chuyện với trẻ em thường xuyên về những cảm xúc của trẻ và giúp trẻ giải quyết các vấn đề căng thẳng. Nên đưa con bạn đến gặp nha sĩ để được khám và điều trị khi phát hiện trẻ bị bệnh nghiến răng.

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Trẻ ngủ nghiến răng thường xuất phát do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả sinh lý lẫn bệnh lý. Nếu phụ huynh chủ quan, để tình trạng này kéo dài có thể khiến trật tự răng bị thay đổi, men răng bị phá hủy và thậm chí làm ảnh hưởng đến khớp hàm của bé.

Trẻ ngủ nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng của bé cắn chặt vào nhau và phát ra âm thanh ken két khi ngủ. Theo số liệu đã được thống kê từ các nhà nghiên cứu, khoảng 38% trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi sẽ có thói quen nghiến răng khi ngủ. Điều này sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì không rõ nguyên nhân nào khiến trẻ ngủ nghiến răng từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Tại sao trẻ ngủ lại nghiến răng

Trẻ hay nghiến răng có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý

Tuy chưa có sự khẳng định rõ ràng từ các bác sĩ nhưng một số lý do dưới đây có thể là nguyên nhân gây nghiến răng ở trẻ em:

  • Do lo lắng: Hành động nghiến răng khi ngủ ở trẻ em rất có thể là một phương thức để cơ thể bé đối phó với những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng… Trên thực tế, điều này cũng xuất hiện ở cả người trưởng thành.
  • Do mọc răng: Mọc răng cũng là yếu tố có liên quan đến thói quen ngủ nghiến răng ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính là do hành động nghiến răng đã giúp trẻ giảm bớt cảm giác đau, khó chịu.
  • Do dị ứng: Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng dị ứng có thể làm trẻ nghiến răng. Bởi hành động nghiến răng rất có thể là cách hiệu quả giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu do bị dị ứng.
  • Giun kim: Theo khảo sát thực tế thì những trẻ bị nhiễm giun kim thường xuyên có thói quen nghiến răng. Lý do được các nhà khoa học chỉ ra là do loại ký sinh trùng này sẽ tiết ra một loại độc tố khiến cơ thể bé có cảm giác căng thẳng, từ đó dẫn tình trạng ngủ nghiến răng ở trẻ.
  • Sai lệch khớp cắn ở trẻ: Trẻ ngủ nghiến răng có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng lệch khớp cắn. Bởi nếu như khớp cắn bị lệch, bé có thể cảm thấy khó chịu khi cơ hàm khép lại. Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng sai lệch khớp cắn và nghiến răng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể có khoảng 12,75% số trẻ mắc phải cả 2 vấn đề này
  • Cơ thể trẻ phản ứng với một số loại thuốc: Việc sử dụng thuốc cũng có mối liên hệ mật thiết với tình trạng ngủ nghiến răng ở trẻ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được rằng, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng ngủ nghiến răng ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu trẻ bị nghiến răng khi ngủ

Cha mẹ có thể phát hiện sớm chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ thông qua những dấu hiệu điển hình sau:

  • Trẻ bị đau khớp thái dương hàm khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn.
  • Cha mẹ thấy răng của trẻ bị mòn, mẻ dù không bị té hay bị tai nạn.
  • Trẻ thường hay nói rằng mình bị đau hàm, đau tai và đau toàn thân.
  • Nghe thấy âm thanh ken két khi trẻ ngủ.
  • Mỏi cơ nhai và cơ vùng cổ.
  • Trẻ nghiến hoặc siết chặt răng làm phát ra thứ âm thanh đặc biệt, với âm lượng có thể đánh thức người ngủ cùng.
  • Nhức đầu, nhất là vùng thái dương sau khi thức dậy buổi sáng.
  • Răng bé nhạy cảm, di động quá mức và có hiện tượng mòn bất thường.
  • Tụt nướu.
  • Trẻ có vết hằn lõm trên lưỡi.
  • Đường nhai trắng xuất hiện rõ trên mặt trong má.
  • Trẻ có các  gồ xương ở hàm trên và dưới.
  • Tăng hoạt động cơ (điều này được ghi nhận bởi đồ thị đa ký giấc ngủ).
  • Phì đại cơ.
  • Giảm chất lượng giấc ngủ, bé hay thấy mệt mỏi.
  • Giảm lưu lượng nước bọt.
  • Không thể há miệng một cách linh hoạt.

Tại sao trẻ ngủ lại nghiến răng

Hàm răng bị mài mòn, mất cân đối là dấu hiệu nhận biết trẻ ngủ nghiến răng

Như vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa bé đi khám nha sĩ ngay. Bởi việc chẩn đoán tật ngủ nghiến răng ở trẻ nhỏ phải dựa vào cả khai thác các triệu chứng và thăm khám lâm sàng. Ngoài ra một số phương pháp hỗ trợ khác trong tùy trường hợp cũng được xem là cần thiết để đánh giá chính xác bệnh.

Trẻ nghiến răng khi ngủ cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tủy răng bị lồi ra
  • Răng bị mài mòn liên tục khiến tình trạng sâu răng ở trẻ khó chữa
  • Gãy xương ở vùng hàm
  • Trẻ ngủ nghiến răng lâu ngày khiến răng bị mất đi lớp men, do đó trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ
  • Nghiến răng có thể dẫn đến hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm
  • Răng có thể bị hư hại do phải chịu áp lực liên tục từ việc nghiến răng

Điều trị nghiến răng khi ngủ ở trẻ em

Phần lớn, trẻ sẽ bỏ thói quen nghiến răng khi trưởng thành và khi đã thay răng đầy đủ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ lớn cũng mắc phải tình trạng ngủ nghiến răng. 

Vậy ba mẹ phải làm gì để khắc phục hiệu quả tình trạng nghiến răng khi ngủ của trẻ để không gây ảnh hưởng tới vấn đề răng miệng? Như bạn đã biết thì muốn chữa khỏi được bất kỳ bệnh gì thì việc đầu tiên ta chúng ta cần phải làm đó là tìm hiểu được rõ nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, khi phát hiện bé có biểu hiện nghiến răng, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay lập tức. Từ đó, tùy vào nguyên nhân gây nghiện trăng ở trẻ mà bạn sẽ được bác sĩ cách hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Tại sao trẻ ngủ lại nghiến răng

Khi trẻ gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng, bạn cần đưa bé tới thăm khám nha sĩ ít nhất 1 lần

Cách điều trị nghiễn răng khi ngủ ở trẻ trong từng trường hợp như sau:

  • Trẻ ngủ nghiến răng do căng thẳng: Trong trường hợp này, bố mẹ nên cùng các con tâm sự về những vấn đề mà bé đang gặp phải hay kể chuyện, hát ru, ngủ cùng bé,...
  • Bé ngủ nghiến răng do mọc răng: Nếu như trẻ đang mọc răng sữa thì phụ huynh có thể sử dụng núm vú giả để cho bé ngậm khi ngủ. Điều này chắc chắn sẽ bé cảm thấy dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Trẻ ngủ hay nghiến răng do lệch khớp cắn: Cách điều trị hiệu quả tật nghiến răng cho trẻ trong trường hợp này chính là loại bỏ dứt điểm tình trạng lệch khớp cắn. Phụ huynh hãy tìm tới các bác sĩ có chuyên môn cao để chữa trị cho bé. Thông thường, trẻ bị lệch khớp cắn cần phải được nắn chỉnh lại cho đều để tránh ảnh hưởng xấu tới việc nhai và các bộ phận khác có liên quan.

Ngoài ra, cũng có một số chữa nghiến răng khi ngủ được ông cha ta áp dụng thành công như:

  • Cho trẻ uống đậu đen pha với một chút muối.
  • Sửa soạn lại phòng ngủ cho sao cho sinh động hoặc theo ý thích của để giúp bé sẽ giúp bé thoải mái hơn khi ngủ.
  • Sử dụng một số loại tinh dầu tự nhiên có thơm dịu nhẹ mà bé thích,...

Chú ý: Đa phần chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ em có thể tự mất khi trẻ lớn lên. Trường hợp này cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Điều duy nhất mà phụ huynh cần chú ý đảm bảo rằng trẻ không gặp phải vấn đề gì căng thẳng trong cuộc sống. Nếu như các biện pháp can thiệp của cha mẹ không đem lại hiệu quả tốt khi chữa nghiến răng cho trẻ thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên môn để có được lời khuyên hữu ích nhất.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề trẻ ngủ nghiến răng. Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch thăm khám với chuyên gia nhi khoa giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quý phụ huynh vui lòng liên hệ 19001806.