Tại sao trong giao tiếp sư phạm, giáo viên cần quan triệt nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp

pháp, phương tiện tiếp cận với trẻ sao cho vừa chăm sóc vừa giáo dục trẻ nên người. Tronggiao tiếp với trẻ, sự thành tâm thiện ý còn có nghĩa là khen ngợi, động viên, thuyết phục hơnlà răn đe, dọa nạt, kỷ luật làm trẻ cảm thấy mất an toàn không được tôn trọng. Vì vậy, côgiáo phải luôn vì trẻ, lấy trẻ là đối tượng duy nhất của mọi hành vi, điệu bộ, cử chỉ của côtập trung vào trẻ. Cô phải dành toàn tâm, toàn ý tốt đẹp cho trẻ để đạt mục đích kích thíchsự phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ.Nói chung, sự thiện ý của giáo viên thể hiện ở:- Thái độ, trách nhiệm trong công việc.- Việc đặt quyền lợi của học sinh lên cao, nhiệt tình, hết mình với công việc.- Đánh giá, nhận xét học sinh một cách công bằng, khách quan và mang tính khích lệ. Đồng cảm trong giao tiếpĐồng cảm trong giao tiếp là giáo viên biết đặt mình vào vị trí của học sinh, hiểu đượcsuy nghĩ, tâm tư, tình cảm của các em, từ đó có thái độ, hành vi ứng xử phù hợp.Để có được sự đồng cảm trong giao tiếp với học sinh, giáo viên cần nắm đặc điểm tâmlý lứa tuổi cũng như đặc điểm tâm lý riêng của bản thân học sinh. Từ đó hình thành thái độthông cảm, khoan dung ở người giáo viên.Các nguyên tắc sư phạm bao giờ cũng thống nhất, tác động qua lại biện chứng vớinhau. Vì vậy muốn hoạt động sư phạm đạt được mục đích thì người giáo viên cần thực hiệntốt các nguyên tắc giao tiếp sư phạm kể trên. Những nguyên tắc này vừa đảm bảo hoàn thiệnnhân cách mẫu mực cho người giáo viên vừa góp phần xây dựng, phát triển nhân cách chohọc sinh.1.2.2. Đặc đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiDo sự tăng trưởng đáng kể về mặt thể chất, sự phong phú về đời sống xã hội cũng nhưhoạt động, trẻ mẫu giáo đạt được mức độ phát triển phong phú về nhiều mặt. Đây là giaiđoạn phát triển của tri giác, cảm giác, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ mạnh mẽ, đặc biệt làbắt đầu từ giai đoạn 4 tuổi trở đi.Về trí tuệ: Nhờ tích lũy được một số khối lượng tri thức do nhận thức cảm tính manglại, vào khoảng 4 tuổi ở trẻ em bắt đầu diễn ra một bước ngoặt cơ bản về tư duy. Đó là việcchuyển từ tư duy hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bêntrong theo cơ chế nhập tâm (Piaget gọi là sự chuyển tâm). Đặc điểm của kiểu tư duy này là28 việc thực hiện các hành động không chỉ ở bên ngoài mang tính vật chất cụ thể mà được xemxét ngầm trong óc dựa trên hình ảnh, biểu tượng mà trẻ đã lĩnh hội đước trước đó. Loại tưduy trực quan – hình tượng phát triển mạnh mẽ trong suốt tuổi mẫu giáo. Cùng với nó ở trẻhình thành tư duy mang tính suy luận, dựa trên những biểu tượng cụ thể về thế giới kháchquan. Những suy luận của trẻ còn gắn chặt hành động, bị chi phối bởi những ý nghĩ chủquan, còn chưa xác đáng. Quá trình tưởng tượng cũng phát triển rất mạnh ở giai đoạn này,thể hiện trong các trò chơi, các bức vẽ và các câu chuyện “bịa” của trẻ. Tuy nhiên hình ảnhtưởng tượng của trẻ còn nghèo nàn, còn mang nặng màu sắc xúc cảm, chưa thoát khỏi ýmuốn chủ quan. Dần dần cùng với sự phát triển chung, tưởng tượng của trẻ mới có tính độclập, phục tùng những ý định tự giác.Về đời sống tình cảm đạo đức xã hội: Các loại tình cảm bậc cao của mẫu giáo 4 – 5tuổitrẻ phát triển ngày càng rõ nét hơn so với mẫu 3 – 4 tuổi. Tình cảm đạo đức ngày càngđược phát triển do lĩnh hội được các chuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử. Trẻ bối rối, cảmthấy có lỗi khi hành vi phạm sai lầm. Trẻ biết đòi người lớn đánh giá đúng mức hành viđúng, sai,tốt, xấu của mình. Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìm hiểu cácnguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộc sống xung quanh trẻ. Tìnhcảm thẩm mĩ tổng hợp nhiều xúc cảm cùng loại khi rung cảm trước vẽ đẹp của thiên nhiên,con người, cỏ cây, hoa lá… Nhìn chung xúc cảm và tình cảm của trẻ phong phú nhưng cónhững đặc điểm là dễ dao động, dễ thay đổi, dễ khóc, dễ cười; xúc cảm chi phối mạnh vàocác hoạt động tâm lý, vì vậy hiện thực đối với trẻ bao giờ cũng mang màu sắc cảm xúcmạnh mẽ, thích cái gì thì đòi bằng được cái đó, không thích thì vứt đi…Cuối tuổi mẫu giáo bé, trong hành vi của trẻ đã xuất hiện những loại động cơ khácnhau, nhưng những động cơ ấy còn mờ nhạt, yếu ớt, tản mạn. Đến cuối tuổi mẫu giáo nhỡtức 4 – 5 tuổi, các động cơ đã xuất hiện ở tuổi mẫu giáo bé được phát triển mạnh mẽ. Đặcbiệt đến cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn thì những động cơ đạo đức thể hiện thái độ của trẻđối với những người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơhành vi.Ở trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, những động cơ “ vì xã hội” bắt đầu chiếm vị trí ngày cànglớn trong số các động cơ đạo đức. Trong thời kỳ này, trẻ đã hiểu rằng những hành vi củachúng có thể mang lại lợi ích cho những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những côngviệc vì người khác theo sáng kiến của riêng mình.29 Động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn trở nên nhiều màu nhiều vẻ: động cơmuốn tự khẳng định mình, động cơ muốn nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh,động cơ thi đua, động cơ xã hội… Cần phải quan tâm đến nội dung động cơ của trẻ, cầnphải phát huy động cơ tích cực và ngăn chặn động cơ tiêu cực. Ở lứa tuổi này đã bắt đầuhình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậccác động cơ. Đó là một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo.Trong hệ thống thứ bậc này, các động cơ được sắp xếp theo ý nghĩa quan trọng của mỗiđộng cơ đối với bản thân đứa trẻ. Trước một công việc, mỗi trẻ em đều có thể có một hệthống thứ bậc các động cơ thúc đẩy. Sự khác nhau giữa trẻ em ở đây rõ nhất là trong hệthống thứ bậc của động cơ, xem động cơ nào chiếm ưu thế nhất. Điều đó hoàn toàn phụthuộc vào sự giáo dục của người lớn và ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc.Hệ thống thứ bậc các động cơ được hình thành ở tuổi này khiến cho toàn bộ hành vi của trẻnhằm theo một xu hướng nhất định. Đây là điểm khác với hành vi của trẻ mẫu giáo bé. Ở trẻmẫu giáo nhỡ trở đi, hành vi của chúng tương đối dễ xác định. Nếu động cơ vì xã hội chiếmưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơnhằm thoả mãn quyền lợi riêng chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành độngnhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng vềquy tắc đạo đức xã hội. Đối với những đứa trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dụcthích hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành mộtcách bất lợi này, trước hết phải cảm hoá trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ởchúng sự yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tình huống đểgợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp.Trong hoạt động chủ đạo: Với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, hoạt động vui chơi đang pháttriển và hoàn thiện dần, nó đạt tới những dạng chính thức, biểu hiện tính đầy đủ nhiều hơncả là qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trong vui chơi trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thể hiện rõrệt tính tự lực, tự do và chủ động. Điều này thể hiện ở một số nội dung như trong việc lựachọn chủ đề và nội dung chơi, việc ựa chọn các bạn cùng chơi, việc tự do tham gia vào tròchơi mình thích cũng như tự do rút khỏi trò chơi khi mình chán.Trong hoạt động vui chơi,trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạncùng chơi. Một "xã hội trẻ em" được hình thành. Chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầubức bách của trẻ mẫu giáo nhỡ. Nếu như trẻ mẫu giáo bé mới chỉ biết chơi một mình, chơicạnh nhau thì lên mẫu giáo nhỡ, nhu cầu chơi với nhau ngày một lớn. Nhu cầu này đang30 trong thời kỳ phát cảm. "Xã hội trẻ em" rất khác so với "xã hội người lớn": Hợp rồi tan, tanrồi hợp, thực và chơi, chơi và thực. Trong xã hội trẻ em, mỗi trẻ có một vị trí riêng, thể hiệnở bạn bè trong nhóm đối với nhóm như thế nào, có những trẻ được bạn yêu thích hay ghét.Trong xã hội trẻ em, bắt đầu xuất hiện vai trò của đứa trẻ đứng đầu nhóm. Thể hiện: Cácbạn khác nể, tôn sùng do trẻ này thông minh, nhanh nhẹn, lanh lợi, có khả năng cầm đầunhóm. Những trẻ này giữ vai trò phân vai, hướng dẫn vai trò cho các bạn chọn vai chơi, vàthường trong trò chơi trẻ này đóng vai chính. Tính chất của nhóm chơi phụ thuộc đáng kểđặc điểm hành vi của trẻ này. Ở trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đã có "dư luận chung". Hiện tượngnày chỉ hình thành chủ yếu ở truổi mẫu giáo lớn đang phát triển. Mẫu giáo bé gần nhưkhông có. Nguyên nhân là do nhận xét của người lớn về trẻ, từ đó hình thành dư luận chungtrong nhóm trẻ. Ngoài ra còn do bản thân trẻ tự nhận xét lẫn nhau rồi tự hình thành dư luậnchung. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của trẻ.Về mặt ngôn ngữ: Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đạt mức phát triển rất cao so với mẫu giáo3 – 4 tuổi. Trẻ có thể tự mình quan sát được sự vật, hiện tượng và biểu đạt được tình cảmcủa mình qua bài hát và câu chuyện. Có thể dựa và tình tiết của câu chuyện để tưởng tượngvà sáng tạo thành một câu chuyện có nhiều tình tiết hoặc kết thúc khác. Trẻ đã có thể kểnhững truyện ngắn theo tranh. Tuy tính chất tình huống trong lời nói vẫn chiếm ưu thế,nhưng ở trẻ đã phát triển lời nói theo văn cảnh, nghĩa là lời nói có thể hiểu được từ chính nó.Trong lời nói của trẻ đã xuất hiện những biểu tượng khái quát, kết luận đơn giản một cáchmạch lạc. Một thành tích lớn của trẻ 4 – 5 tuổi là nhiều cháu đã biết kể đoạn độc thoại. Dobiết phân biệt ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện nên nhiềutrẻ có thể kể đoạn đối thoại chính xác vả biểu cảm.Về khả năng tự ý thức: Khi 4 tuổi ý thức cái tôi của trẻ rõ nét hơn, trẻ đã biết phânbiệt rõ mình và người khác, mình và thế giới xung quanh. Trẻ đã có những biểu hiện biếtđến tên của mình, tuổi, cha mẹ, con trai hay con gái, có thể so sánh một cách đon giản mìnhvà bạn khác. Trẻ rất quan tâm, chú ý đến những nhận xét của mọi người đến bản thân mình.Ý thức mình là một thành viên trong tập thể, chúng dành phần lớn thời gian để tạo dựng vàgiữ vững vị trí với các trẻ đồng trang lứa. Chúng cũng dễ dàng sử dụng vốn từ vựng củamình để khen, chê và “chỉnh” những đứa trẻ khác nhằm hướng sự chú ý vào khả năng củachúng và thuyết phục các bạn cùng chơi chấp nhận ý tưởng mà chúng đưa ra.Việc trẻ dựa trên mẫu của người lớn và dựa trên sự đánh giá của họ trở thành cơ sở đểtrẻ tiếp tục nhưng chuẩn mực đạo đức và hiểu được trách nhiệm của mình đối với người31 xung quanh. Đó là một nội dung quan trọng vào bậc nhất trong sự phát triển nhân cách củatrẻ ở giai đoạn này.1.2.2.2. Đặc điểm hình thức giao tiếp và nhu cầu giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4 – 5tuổiBước vào tuổi mẫu giáo, so với trước giao tiếp mang chức năng nhận thức nhiều hơn,tạo ra một dạng giao tiếp mới – giao tiếp nhận thức cùng với người lớn. M.I.Lixina gọi giaotiếp nhận thức ngoài tình huống là dạng giao tiếp gián tiếp, nhưng nó được quyện vào, lồngvào hoạt động nhận thức cùng với người lớn. Đó là hình thức giao tiếp nhằm mục đích nhậnthức thế giới xung quanh và lồng vào các hoạt động nhận thức cùng người lớn. Tính chấtngoài tình huống thể hiện ở chỗ, nhận thức của trẻ không bị bó hẹp với tình huống cụ thểnhất định nào, mà nó diễn ra liên tục với các loại tình huống khác nhau. Đó là sự “cộng tác,lý thuyết”, biểu hiện sự phát triển tính ham hiểu biết của trẻ. Trẻ đặt ra nhiều câu hỏi ngàycàng phức tạp về nguồn gốc của muôn vật trên thế giới, về các mối liên quan giữa các hiệntượng trong tự nhiên và xã hội. Những câu hỏi “tại sao...”? và “như thế nào..?” luôn luônxuất hiện, có khi làm cho người lớn phải lúng túng trong việc giải đáp những thắc mắc đó.Trẻ rất tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh.Ở lứa tuổi này, trẻ có thể nghe người khác nói chuyện lâu hơn, mắt nhìn vào người nóichuyện và có thể tham gia giao tiếp khi cần thiết. Mặt khác, phần lớn trẻ thích giao tiếp vớimọi người xung quanh nhằm thoải mãn nhu cầu tiếp xúc tâm lí và nhu cầu nhận thức cũngnhư nhu cầu vui chơi của trẻ. Vì vậy kết cấu ngữ pháp phát triển rõ rệt hơn, câu biểu đạt cótính linh hoạt.1.2.2.3. Đặc điểm về nội dung giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiSự phát triển của tính ham học, ham hiểu biết đã được đứa trẻ tự đặt ra cho mìnhnhững câu hỏi ngày càng phức tạp: về nguồn gốc và cấu tạo của thế giới, về các mối liênquan của các hiện tượng trong tự nhiên... bộ mặt của đứa trẻ hoàn toàn thay đổi. Bây giờ nóluôn đặt ra các câu hỏi, và suy nghĩ ra điều gì đó mà không có trong thực tế, khi người lớnnói là điều đó không có thì đáp lại trẻ hờn dỗi, khóc, trẻ rất tự mãn thể hiện cái mà nó làmđược và bực bội, buồn đến khóc khi người lớn không chia sẻ niềm vui của nó.Sự hình thành giao tiếp nhận thức với người lớn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớisự phát triển tâm lý của trẻ trước tuổi đến trường phổ thông. Ở đây, lần đầu tiên trẻ tham giavào sự hợp tác mang tính trí tuệ với người lớn. Nhờ đó cuộc sống tinh thần của trẻ đã có32 thêm một sự bổ sung đặc biệt, trở nên phong phú và sâu sắc hơn, đặc biệt là những suy nghĩcủa trẻ có thể tách dần khỏi các tình huống củ thể, ít bị gắn chặt với những hành động vậtchất. Ý nghĩa của trẻ hướng vào chiều sâu của sự thật, về trí tưởng tượng đưa trẻ về quá khứvà hướng tới tương lai. Bằng các tưởng tượng của mình trẻ gắng sức tìm hiểu những điềukhông thể hoặc khó có thể có.Nhiệm vụ của người lớn trong việc hợp tác mang tính trí tuệđối với trẻ là rất to lớn. Cái cơ bản mà người lớn cần phải bảo đảm cho đứa trẻ trong giaotiếp nhận thức đó là thái độ nghiêm túc và luôn khích lệ đối với lòng mong muốn khát khaonhận thức của trẻ. Ranh giới của dạng giao tiếp nhận thức ngoài tình huống rất khó nhậnbiết, có gặp ở những người lớn và ở những đứa trẻ 3 tuổi. Ở không ít trẻ em trước tuổi đihọc phổ thông dạng giao tiếp này đã chiếm vị trí điển hình (chủ đạo) trong tất cả các dạngquan hệ xã hội khác nhau, cho đến khi 6 – 7 tuổi, nghĩa là cho đến thời điểm vào học phổthông. Vì vậy, ranh giới 3 – 5 tuổi chỉ mang tính quy ước, chúng chỉ xác định những trườnghợp hay gặp nhất của khởi điểm và kết thúc ưu thế của dạng giao tiếp này ở những trẻ cócha mẹ, được đi học ở các lớp mẫu giáo ban ngày và sống ở thành phố. Xuất phát điểm củadạng giao tiếp này được tính từ lúc xuất hiện ở trẻ em tính ham hiểu biết, ham học hỏi, tòmò không biết chán và kéo dài trong khoảng 3 – 4 năm. Sự thông thái và thông minh củangười lớn là động lực cơ bản bắt trẻ hướng về họ, những câu hỏi đầu tiên của trẻ dường nhưkhông phải để chờ đợi câu trả lời mà đơn giản trẻ chỉ nói lên những thắc mắc, những suynghĩ của mình. Sau đó sự giao tiếp theo những chủ đề mang tính nhận thức, mang đặc điểmcủa sự tìm tòi thực sự, lâu dài và bền bỉ, đòi hỏi sự hiểu biết một cách đầy đủ và nghiêm túccủa người lớn. Nếu như người lớn trong lúc nói chuyện với trẻ mà còn làm một việc gì khácthì trẻ sẽ yêu cầu người lớn trả lời nó một cách nghiêm túc. Đồng thời những kiến thức củabản thân trẻ và sự hiểu biết bản chất của cái đang diễn ra tạo thành những lý do để trẻ emhướng về người lớn, bởi vì chỉ có người lớn mới có khả năng đánh giá một cách chính xác.Ở mức độ giao tiếp nhận thức trẻ có một nhu cầu rất to lớn về sự tôn trọng của người lớn.Tính nhạy cảm của trẻ đối với giao tiếp nhận thức ngoài tình huống không phải ngẫu nhiênmà nó phản ánh những đặc tính quan trọng nào đó của trẻ, nhưng có mối liên quan nào đấygiữa sự tôn trọng và nhận thức.1.2.2.4. Đặc điểm về đối tượng và phương tiện giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiGiao tiếp với bạn cùng lứa tuổi là loại giao tiếp đặc trưng, trẻ cùng độ tuổi trở thànhngười đồng hành với nhau, vai trò của bạn đồng hành được thể hiện một cách rõ ràng trong33 các hoạt động tích cực của trẻ (ví dụ như trong trò chơi sắm vai). Trẻ tham gia vào các côngviệc mang tính tập thể, mặc dù cá nhân trẻ thực hiện một phần công việc chung, nhưng tấtcả cố gắng phối hợp hành động để đạt mục đích chung. Trẻ rất nhạy cảm nắm bắt thái độcủa bạn bè đối với bản thân mình qua cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt.... Sau 4 tuổi, trẻ thườngxuyên hỏi các thành tích của bạn bè và yêu cầu che dấu lỗi lầm, sự không thành đạt củamình cho các bạn khác. Kiểu giao tiếp của trẻ như vậy đôi khi còn được gọi là sự thi đua,mong muốn được khẳng định mình, .... Nhưng nguồn gốc sâu xa của kiểu quan hệ này chínhlà tự nguyện và mong muốn hiểu biết về bản thân, tự khẳng định mình qua những đức tínhtốt, đó là nhu cầu tôn trọng và hiểu biết của bạn bè cùng độ tuổi.Giao tiếp với người lớn, đặc biệt là cha mẹ và giáo viên mầm non đóng vai trò rất quantrọng. Những trẻ đạt trình độ giao tiếp nhận thức ngoài tình huống, có nhu cầu được tôntrọng từ phía người lớn, trong khi làm những việc được giao trẻ cố gắng làm và sau mỗihành động chúng hướng về phía người lớn tìm kiếm sự khen ngợi, cổ vũ. Tính kiên trì đượctạo nên bởi tính nghiêm khắc với bản thân và lòng mong muốn được người lớn tôn trọng thểhiện thường xuyên. Chính vì vậy, trong giao tiếp với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, người lớn vừacó nhiệm vụ làm thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới và lòng ham hiểu biết của trẻ, vừa cónhiệm vụ giúp trẻ hình thành lòng tự tin và lòng tự trọng cũng như học cách tôn trọng ngườikhác. Muốn hoán thành nhiệm vụ này, người lớn, nhất là giáo viên mầm non, phải đủ kiênnhẫm và hiểu biết để có thể trả lời những câu hỏi liên tục và bất tận của trẻ. Ngoài ra cũngphải chú ý giao tiếp với trẻ bằng sự nhiệt tình sôi nổi và đầy yêu thương, động viên khuyếnkhích để trẻ ngày càng phát huy trí tò mò, ham học hỏi, óc quan sát, ham khám phá. Hơnnữa giáo viên còn cần lưu ý rằng mình là hình mẫu ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thànhphẩm chất nhân cách của trẻ trong giai đoạn này, cho nên cần giao tiếp sao cho đảm bảotính mẫu mực, từng lời nói, dáng đi cử chỉ, điệu bộ, thái độ, giọng nói cần hướng đến việcgiúp cho trẻ học được cách cư xử hiền hòa, nhân hậu, bao dung, lịch sự, tử tế.Đối tượng giao tiếp của trẻ ở độ tuổi này ngày càng được mở rộng hơn ra môi trườngxã hội.Phương tiện giao tiếp chủ yếu của trẻ 4 - 5 tuổi là ngôn ngữ. Ngoài ra, phi ngôn ngữ,đồ dùng, đồ chơi, ... cũng là những phương tiện bổ trợ hữu ích cho trẻ trong độ tuổi này:thông qua đồ dùng, đồ chơi, trẻ sẽ cùng những bạn khác trong lớp tham gia vào các hoạtđộng mang tính hợp tác vì mục đích chung của tập thể.34 1.2.3. Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo 4 – 5tuổi1.2.3.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫugiáo 4 – 5 tuổiTác giả Lê Xuân Hồng cho rằng: “Giao tiếp sư phạm trong hoạt động của giáo viênmầm non là hệ thống sự tác động qua lại giữa giáo viên mầm non và trẻ nhằm mục đíchhiểu biết về trẻ, tổ chức các mối quan hệ qua lại có tính mục đích giáo dục rõ ràng, hìnhthành bầu không khí thuận lợi cho sự phát triển của trẻ”. [12, tr.33]Theo tác giả Hồ Lam Hồng: “Giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non được hiểu làsự tiếp xúc giữa giáo viên với trẻ lứa tuổi mầm non, là sự tiếp xúc giữa giáo viên với ngườikhác (cha mẹ hay người thân của trẻ, giữa giáo viên với nhau, giữa giáo viên với các thànhviên khác trong cộng đồng, …) trong mối quan hệ cùng hợp tác chăm sóc và giáo dục trẻ.Giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non chủ yếu diễn ra trong mối quan hệ giữa giáo viênvới trẻ dưới 6 tuổi, thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ”. [14, tr.48]Giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non có sự khác biệt so với giao tiếp của giáoviên của các cấp học khác do đối tượng người học là trẻ dưới 6 tuổi, là giai đoạn bắt đầu đặtnền móng phát triển nhân cách. Phương thức học chủ yếu của trẻ qua quan sát và bắt chước,qua chơi và thực hành trải nghiệm, qua chia sẻ, trò truyện với nhau. Mặt khác, trong quátrình tiếp xúc trẻ rất cần tình cảm và sự yêu thương, sự gần gũi thân thiện từ người lớn nhằmgiúp trẻ dễ hòa nhập vào các mối quan hệ. Do đó, giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm noncó một số đặc điểm riêng:- Nặng yếu tố xúc cảm, tình cảm: giáo viên mầm non cần thể hiện sự yêu thương, quantâm săn sóc, trìu mến với trẻ như người mẹ chăm sóc con, nói chuyện với trẻ cần nhẹ nhàng,vui tươi và chậm rãi để trẻ cảm thấy gần gũi.- Giáo viên cần kiên trì và nhẫn nại với trẻ. Do khả năng ngôn ngữ và tư duy của trẻcòn hạn chế, nên giáo viên biết điềm tĩnh và lắng nghe trẻ nói, trả lời khi trẻ hỏi, …Dựa trên những cơ sở nêu trên cùng với cơ sở khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạmcủa tác giả Hoàng Anh, người nghiên cứu đưa ra khái niệm công cụ về kỹ năng giao tiếp sưphạm của giáo viên với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi để sử dụng trong đề tài nghiên cứu này nhưsau:35 “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi là khả năngnhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong củatrẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi và của bản thân giáo viên, đồng thời là khả năng sử dụng hợp lýcác phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển điều chỉnh quátrình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quátrình hình thành phẩm chất và nhân cách của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.”1.2.3.2. Phân loại kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm nonDựa trên sự phân chia kỹ năng giao tiếp sư phạm thành ba nhóm kỹ năng của tác giảHoàng Anh, đề tài trình bày các loại kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm noncũng theo ba nhóm như đã nêu ở mục 1.2.1.3, đó là: Kỹ năng định hướng, kỹ năng định vịvà kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp.*** Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếpKỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểucảm, ngữ điệu, thanh điệu của nội dung, cử chỉ, điệu bộ, động tác… mà phán đoán chínhxác những trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp.Kỹ năng định hướng giao tiếp có vai trò quan trọng, quyết định thái độ, hành vi củachủ thể giao tiếp khi tiếp xúc với đối tượng giao tiếp. Mô hình nhân cách của đối tượng giaotiếp là những định hướng cho chủ thể trong suốt quá trình giao tiếp và sẽ đem lại hiệu quảcho quá trình giao tiếp. Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp gồm các kỹ năng: kỹ năng đọctrên nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói và kỹ năng chuyển từ tri giác cái bên ngoài đến trigiác cái bên trong của nhân cách.-Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói.Kỹ năng này thể hiện ở việc tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua nétmặt, cử chỉ, ngữ điệu của lời nói mà chủ thể giao tiếp có thể phát hiện chính xác và đầy đủthái độ của đối tượng. Những động tác biểu cảm không chỉ thể hiện ở các cơ mặt mà còn ởcác bộ phận khác trên cơ thể… Do đó, việc tri giác những biểu hiện xúc cảm bên ngoài làcần thiết song điều quan trọng hơn là biết dựa vào đó để nhận xét, đánh giá đúng nội tâmcủa đối tượng giao tiếp nghĩa là chuyển từ tri giác bên ngoài để biết bản chất bên trong củanhân cách.- Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhâncách.36 Sự biểu hiện các trạng thái tâm lý của con người qua ngôn ngữ và điệu bộ là rất phứctạp vì cùng chung một trạng thái xúc cảm lại có thể được bộc lộ ra bên ngoài bằng ngôn ngữvà điệu bộ khác nhau. Ngược lại, sự biểu hiện ra bên ngoài như nhau lại là vẻ ngoài của cáctâm trạng khác nhau. Vì vậy kỹ năng này có thể giúp ta thông qua những dấu hiệu biểu hiệnchung nhất về xúc cảm qua các biểu hiện bên ngoài mà có thể phán đoán đúng các trạngthái, đặc điểm tâm lý của đối tượng giao tiếp.- Nhóm kỹ năng định hướng gồm định hướng trước giao tiếp, định hướng trong quátrình tiếp xúc với đối tượng giao tiếp.Định hướng trước khi giao tiếp là khả năng phác thảo chân dung tâm lý của đối tượngcần giao tiếp. Việc phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng giao tiếp này càng đúng thìkhả năng đem đến hiệu quả trong giao tiếp càng cao. Phác thảo chân dung tâm lý là xâydựng mô hình tâm lý về những phẩm chất đặc thù của đối tượng. Từ đó, giáo viên có cácphương án ứng xử khác nhau, dự đoán, lường trước những phản ứng có thể có của đối tượnggiao tiếp nhằm đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp. Định hướng trước khi giao tiếp là cơ sởđể chủ thể khi bắt đầu giao tiếp có thái độ thiện cảm, tự tin, tạo được cảm giác thoải mái chohọc sinh để các em bộc lộ được những đặc điểm tâm lý cá nhân của mình.Định hướng trong quá trình giao tiếp sư phạm là sự thành lập các thao tác trí tuệ, tưduy và liên tưởng, vốn sống kinh nghiệm cá nhân, một cách cơ động, linh hoạt, mềm dẻo ởchủ thể giao tiếp, đồng thời biểu hiện ra bên ngoài bằng phản ứng, hành vi, điệu bộ, cáchnói năng sao cho phù hợp với những thay đổi liên tục về thái độ, hành vi, cử chỉ, nội dungngôn ngữ mà học sinh phản ứng trong quá trình giao tiếp.Như vậy, kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyếtđịnh thái độ và hành vi của giáo viên khi tiếp xúc với học sinh.*** Nhóm kỹ năng định vị trong giao tiếpKỹ năng định vị là khả năng xây dựng mô hình tâm lý, phác thảo chân dung nhân cáchhọc sinh đạt mức độ chính xác và tương đối ổn định dựa trên hoạt động nhận thức tích cực.kỹ năng định vị biểu hiện ở khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp ,biết đặt vị trí củamình vào vị trí của đối tượng để có thể vui, buồn với niềm vui, nỗi buồn của họ và biết tạora điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình, từ đó tạo ra sự đồng cảm hiểu biếtlẫn nhau giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Kỹ năng định vị của giáo viên còn thể hiện ởchỗ biết xác định đúng không gian và thời gian giao tiếp. Công trình nghiên cứu của một sốnhà tâm lý học Mỹ đã chỉ rõ: khoảng cách giữa mọi người trong quá trình giao tiếp không37 phải là ngẫu nhiên mà được xác định bởi mục đích, nội dung và nói lên mức độ tinh thầncủa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Biết chpn thời điểm mở đầu, ngừng, tiếp tục và kết thúcquá trình giao tiếp có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp.Kỹ năng định vị là kỹ năng xây dựng những nội dung chủ yếu thuộc về nhóm dấu hiệunhân cách và vị trí học sinh trong quan hệ xã hội. Tính khái quát và tính cá biệt cần đượclưu ý khi xây dựng, phác thảo chân dung nhân cách của học sinh. Do đó, muốn có được kỹnăng này, người giáo viên phải rèn luyện nhiều trong hoạt động đồng nghề nghiệp, phải tiếpxúc với nhiều đối tương giao tiếp, phải vận dụng tri thức, vốn sống kinh nghiệm của mínhmới đạt được sự hoàn thiện kỹ năng định vị và vận dụng hiệu quả trong giao tiếp.Kỹ năng định vị dựa trên nền tảng nhận thức, hiểu về mình và hiểu về người kháctrong khi giao tiếp.*** Nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếpKỹ năng điều khiển trong quá trình giao tiếp thể hiện ở chỗ thu hút đối tượng, tìm rađề tài giao tiếp, duy trì nó và xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng, biết làmchủ trạng thái xúc cảm của bản thân và biết sử dụng hợp lí các phương tiện giao tiếp. Kỹnăng điều khiển trong quá trình giao tiếp gồm các kỹ năng:-Kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếpKỹ năng này biểu hiện ở chỗ thu hút đối tượng giao tiếp, tìm ra đề tài giao tiếp. Tùyđối tượng giao tiếp và tình huống giao tiếp cụ thể mà có thể biết nói gì và làm gì lúc bắt đầugiao tiếp. Biết thúc đẩy hoặc kìm hảm tốc độ giao tiếp khi cần thiết thậm chí cắt giảm hoặcthay thế thành phần trong nội dung giao tiếp cho phù hợp. Biết tạo ra những cảm xúc tíchcực cho đối tượng giao tiếp. Tìm hiểu nhu cầu, húng thú của đối tượng và hướng nội dunggiao tiếp vào những nhu cầu và hứng thú đó. Như vậy, muốn điều khiển người khác phảihiểu đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống, nhu cầu, ước muốn của đối tượng giao tiếp tạithời điểm giao tiếp.Do đó, để có được kỹ năng điều khiển trong quá trình giao tiếp sư phạm với trẻ mẫugiáo 4 – 5 tuổi, giáo viên phải hiểu được đặc điểm tâm lý trẻ 4 – 5 tuổi cũng như đặc điểmgiao tiếp của lứa tuổi này, đồng thời còn biết tùy thời cơ, giới tính, trình độ nhận thức vàhoàn cảnh riêng của từng trẻ để có cách giao tiếp thích hợp.- Kỹ năng điều khiển bản thân chủ thể giao tiếpKỹ năng làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân biểu hiện rõ ở chỗ biết tự kiềm chế,che dấu được tâm trạng khi cần thiết, biết tạo ra hứng thú, xúc cảm tích cực cho bản thân38