Tại sao uống sắt gây táo bón

Việc bổ sung sắt cho bà bầu thường gây táo bón và các tác dụng phụ khác. Điều này, khiến bà bầu e ngại trong việc có nên bổ sung sắt cơ thể trước và trong khi mang thai hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây táo bón và cách bổ sung sắt ít gây táo bón.

Khi mang thai, cơ thể cần gấp đôi lượng sắt hơn bình thường, vì thế bổ sung sắt cho cơ thể trên bà bầu để sản xuất thêm máu giúp phát triển thai nhi. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ mang thai không nhận đủ sắt trong suốt thai kỳ. Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt hoặc bổ sung viên sắt sẽ giúp phụ nữ mang thai hạn chế được các rủi ro sức khỏe cho mẹ và bé do thiếu sắt.

Thông thường, mức độ hấp thụ sắt từ thực phẩm ít hay nhiều tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cơ thể khác nhau của mỗi người. Vì thế, uống viên sắt bổ sung là cách tốt nhất giúp mẹ bầu yên tâm cung cấp đủ sắt cho cơ thể và em bé trong giai đoạn mang thai.

Bổ sung sắt cho bà bầu để tái tạo thêm lượng máu (huyết sắc tố). Sắt giúp di chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể và đến cả thai nhi.

Mẹ bầu sẽ cần ít nhất 27 miligam (mg) sắt mỗi ngày, trong suốt thai kỳ. Nếu bạn đang cho con bú, hãy bổ sung sắt với liều lượng khoảng 9 mg/ngày nếu bạn trên 19 tuổi. Nếu nhỏ hơn 19 tuổi, bạn cần bổ sung khoảng 10 mg/ngày.

Xem ngay:  Top 10 thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho bà bầu bị thiếu máu

Các triệu chứng, dấu hiệu thiếu sắt mức độ nặng, nhẹ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Một số dấu hiệu thiếu sắt thường gặp bao gồm:

  • Nhức đầu, mệt mỏi, xanh xao
  • Chóng mặt thường xuyên, hoa mắt
  • Khó thở
  • Hay run tay chân
  • Rụng tóc, tóc mỏng
  • Móng tay giòn, dễ gãy

Để biết chắc chắn cơ thể có đang thiếu sắt hay không, bạn có thể kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm huyết sắc tố để biết mức độ chất sắt trong cơ thể. Một số trường hợp, người thiếu máu thiếu sắt không có triệu chứng gì bất thường, nhưng khi thiếu máu thiếu sắt nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Bạn quan tâm: Thuốc bổ máu cho bà bầu

Cơ thể cần ít nhất khoảng 27mg sắt/ngày, nhưng để biết chính xác lượng sắt cần phải bổ sung cho cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bổ sung sắt cho bà bầu sẽ khiến bà bầu dễ gặp các tác dụng phụ như: buồn nôn, táo bón, tiêu chảy. Việc uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ giàu chất xơ có thể giúp bạn giảm tình trạng táo bón do uống bổ sung sắt.

Tham khảo: Tình trạng khó thở ở bà bầu

Một trong những tác dụng phụ thường gặp ở phụ nữ mang thai khi uống viên bổ sung sắt là triệu chứng táo bón. Có 2 nguyên nhân gây ra tác dụng phụ này:

  • Thói quen uống ít nước hoặc không đủ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày khiến cho cơ thể không hấp thụ những khoáng chất có trong một số chế phẩm sắt. Do đó, lượng khoáng chất dư thừa này được thải ra ngoài bằng đường phân hay nước tiểu, vô tình chúng trở thành “gánh nặng” của hệ tiêu hóa, đường ruột, gây cản trở việc đào thải  các chất cặn bã qua đường hậu môn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Táo bón cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai do thay đổi hormone trong cơ thể, đồng thời sự phát triển của thai nhi cũng gây sức ép cho hệ tiêu hóa, cản trở việc đưa chất thải ra ngoài, gây nên tình trạng bị táo bón khi mang thai.

Ngoài ra, thành phần có trong viên uống sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón. Để bổ sung sắt trước khi mang thai cho bà bầu an toàn, đúng cách, cần lựa chọn các loại viên uống bổ sung sắt chất lượng, không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hoặc gây ra nhiều tác dụng phụ.

Có 2 loại bổ sung sắt: sắt vô cơ, sắt hữu cơ. Các loại thuốc sắt trên thị trường phần lớn được sản xuất dưới dạng sắt vô cơ do rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, sắt vô cơ khó hấp thu và dễ đọng lại trong đường ruột nếu sử dụng không đúng cách. Vì thế, phụ nữ mang thai nên chọn các sản phẩm bổ sung dưới dạng sắt hữu cơ.

Phân biệt sắt vô cơ và sắt hữu cơ:

  • Sắt vô cơ: Là dạng muối sắt dưới gốc muối vô cơ.

Ưu điểm: Lượng sắt trong công thức cao và khả năng giải phóng sắt nhanh khi được đưa vào cơ thể.

Nhược điểm: Lượng sắt trong máu tăng cao do sự chênh lệch nồng độ ion sắt trong và ngoài màng tế bào ở ruột.

Điều này, gây lắng cặn sắt ở đường tiêu hóa gây táo bón, nóng trong người, cặn bàng quang…

  • Sắt hữu cơ: Là dạng sắt phù hợp cho mọi lứa tuổi, bà bầu với độ an toàn, hiệu quả cao, ít gây táo bón.

Ưu điểm: Loại sắt có khả năng hấp thụ vào cơ thể tốt, hạn chế sự lắng cặn ở đường ruột và các cơ quan khác. Hơn nữa, lượng sắt hữu cơ dư thừa sẽ tự giải phóng khỏi cơ thể qua đường bài tiết. Vì thế, sắt hữu cơ ít gây tác dụng phụ liên quan hệ đường ruột, tiêu hóa, ít gây táo bón.

Nếu bạn đang có ý định mang thai, đang mang thai, nên lựa chọn các sản phẩm viên uống sắt hữu cơ để hạn chế tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.

 Để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, các rủi ro sức khỏe liên quan đến việc thiếu sắt, tốt nhất phụ nữ mang thai cần 30-60mg sắt nguyên tố mỗi ngày dưới dạng sắt fumarate. Ngoài ra, trên thị trường còn có các chế phẩm viên uống sắt kết hợp các thành phần thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào máu hiệu quả như folic acid, vitamin B12,… cũng là lựa chọn phù hợp cho phụ nữ mang thai.

Nguồn tham khảo:

Are You Getting Enough Iron? –  //www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron#2

Taking iron supplements –  //medlineplus.gov/ency/article/007478.htm

Ferrovit là thuốc gì – //ferrovit.com.vn/thuoc-ferrovit-thanh-phan-chi-dinh-lieu-dung/

Rất nhiều mẹ đặt ra câu hỏi liệu uống sắt có bị táo bón không? Nếu trẻ bị táo bón khi uống sắt, ba mẹ phải làm thế nào? Hàng loạt những thắc mắc đang hiện ra trong đầu các bậc phụ huynh khi có ý định và quyết định cho con uống sắt – một dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể. Để biết được chính xác câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng dưới đây.

1/ Uống sắt có bị táo bón không?

Không thể biết được chính xác người uống sắt có bị táo bón không? Nhưng cũng không thể ngoại trừ khả năng này. Sắt rất quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu mang oxy và dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Nếu thiếu sắt, chúng ta có thể bị thiếu máu, gầy gò, ốm yếu.

Tình trạng táo bón sau khi uống sắt không dễ để kết luận ngay là do thuốc. Điều này được lý giải rất rõ ràng rằng có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ, và ở cả người lớn. Nếu trẻ uống sắt xong xuất hiện dấu hiệu táo bón, rất có thể do con sử dụng loại thuốc sắt không phù hợp hoặc do cơ địa mẫn cảm với thuốc.

Khi đó, con sẽ rất dễ bị táo bón và thậm chí nóng trong. Ở trường hợp khác, trẻ uống sắt bị táo bón là do đang sử dụng kháng sinh hay một số loại thuốc khác. Ngoài ra, táo bón phần lớn là do chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu thiếu chất xơ, con sẽ dễ bị táo bón hơn. Thay vì hoang mang không biết uống sắt có bị táo bón không, ba mẹ hãy chắc chắn rằng con mình có ăn uống đủ chất hay không.

2/ Trẻ uống sắt bị táo bón phải làm sao

Khi trẻ uống sắt bị táo bón, ba mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Thay vào đó, hãy làm gì đó nhằm giúp con dễ chịu hơn để dễ dàng đi đại tiện.

Việc bổ sung sắt gây tình trạng táo bón không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Nếu điều này xảy ra thì cũng chỉ là một dạng táo bón thường thấy. Khi đó, bạn có thể massage bụng bé bằng cách xoa bàn tay lên rốn theo chiều kim đồng hồ từ 5-10 phút. Tuy nhiên, nhớ rằng không nên massage vào thời điểm ăn no, quấy khóc hay buồn ngủ.

Làm được như vậy, bạn đã giúp con đi ngoài dễ dàng hơn rất nhiều. Trong một số trường hợp, nếu trẻ uống sắt bị táo bón kèm theo những biểu hiện lạ thường, hãy đưa con đi gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời.

3/ Làm sao để uống sắt không bị táo bón

Sắt rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ba mẹ có thể bổ sung sắt trực tiếp thông qua thuốc hoặc thực phẩm tự nhiên. Việc bổ sung đầy đủ và đúng cách là rất quan trọng để giúp con phát triển tối đa. Song, để vấn đề uống sắt có bị táo bón không không còn là mối lo ngại, hãy chú ý những điều sau đây.

Lựa chọn thuốc sắt phù hợp

Bạn nên chọn những loại sắt hữu cơ dễ hấp thu và không gây tác dụng phụ khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ uống. Khi con hấp thu tốt sắt, bé sẽ không bị táo bón, mẩn ngứa, buồn nôn hay nóng trong…

*Sản phẩm Sắt Ferrodue

Để loại bỏ tình trạng táo bón khi bổ sung sắt ở trẻ em, bạn có thể tham khảo sử dụng Sắt Ferrodue  sản phẩm bổ sung sắt của hãng Buona với công thức độc đáo Sắt Bysglycinate dạng nhỏ giọt đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Sắt hữu cơ Bisglycinate có sinh khả dụng cao nhờ trọng lượng phân tử thấp và độ ổn định cao hơn: 2 phân tử glycine bảo vệ khỏi các phản ứng với chất ức chế hấp thụ. Dạng bào chế nhỏ giọt nhiều ưu việt.

>> Tham khảo chi tiết về sản phẩm: Ferrodue – Bổ sung sắt hữu cơ dạng nhỏ giọt

Công dụng: Bổ sung sắt cho cơ thể và Hỗ trợ tạo hồng cầu giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Đối tượng:

+ Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt
+ Trẻ có nhu cầu bổ sung do chế độ ăn thiếu sắt hoặc cơ thể tăng nhu cầu về sắt

Tăng cường thực phẩm giàu sắt

Không chỉ bổ sung sắt qua thực phẩm chức năng, sử dụng các thực phẩm giàu sắt tự nhiên cũng là cách hiệu quả nhờ đó bạn không cần lo lắng uống sắt có bị táo bón không. Cho con ăn những thực phẩm tự nhiên như thịt bò, trứng gà, bông cải xanh để giúp con hấp thu sắt hiệu quả và an toàn.

Bổ sung chế độ giàu xơ

Để giúp con uống sắt không bị táo bón, hãy nhớ rằng bổ sung chất xơ đầy đủ cho trẻ để con tiêu hóa tốt hơn. Bởi vấn đề này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng cũng như bữa ăn hàng ngày của trẻ. Chất xơ chính là “kẻ thù” của táo bón, sẽ giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ vận hành tốt hơn.

Bổ sung trái cây

Hãy cho con ăn trái cây mỗi ngày để bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết và góp phần giúp trẻ không bị táo bón ngay cả khi uống sắt. Giờ đây, bạn sẽ không cần lo lắng uống sắt có bị táo bón không mà hãy xem xem con nên ăn trái cây gì tốt nhất.

Tránh ăn cay nóng, dầu mỡ

Đồ ăn cay nóng và dầu mỡ sẽ gây ra tình trạng nóng trong và khiến trẻ dễ bị táo bón hơn. Ba mẹ không nên cho con ăn những loại thực phẩm này để giúp trẻ uống sắt hấp thu tốt hơn và không gặp những tác dụng phụ do thuốc sắt gây ra.

Uống đủ nước

Kể cả khi uống sắt có gây ra hiện tượng cơ thể táo bón không đi chăng nữa thì việc uống đủ nước luôn là một điều cần thiết ai cũng nên làm. Nước rất quan trọng đối với cơ thể. Nó đóng vai trò giúp các cơ quan hoạt động trơn tru và hiệu quả. Để góp phần giúp trẻ không bị táo bón, hãy cho con uống nhiều nước hơn, ít nhất là đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Nhìn chung, uống sắt có bị táo bón không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, chế độ ăn và khả năng hấp thu… Để giúp bé uống sắt không bị táo bón, ba mẹ đừng quên áp dụng những mẹo lưu ý như đã đề cập ở trên. Với những thông tin quan trọng trên, hy vọng bạn sẽ giúp con hấp thu sắt an toàn và hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm bài viết: uống sắt có nóng không?

Video liên quan

Chủ đề