Tại sao xe máy lại phổ biến ở việt nam


Ở Việt Nam, ô tô có thể vẫn là giấc mơ xa vời. Tuy nhiên, đối với xe máy, câu chuyện lại rất khác. Còn nhớ, đại diện hãng sản xuất mô tô lớn nhất thế giới là Honda từng nhận xét rằng Việt Nam thay vì cố gắng sở hữu một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình thì hãy chọn trở thành một "cường quốc xe máy".

Bạn đang xem: Tại sao việt nam nhiều xe máy

Lời khuyên này, tưởng như xa vời, nhưng thực ra chẳng cách thực tại của Việt Nam là mấy. Những số liệu thống kê chứng minh một cách rõ ràng rằng chúng ta đã và đang đứng top đầu thế giới với lượng sản xuất và tiêu thụ xe máy.

Tuy nhiên điều đáng buồn cũng đi cùng danh xưng này là những hệ lụy về môi trường đã xảy ra. Bên cạnh "cường quốc xe máy" Việt Nam có lẽ cũng sẽ được gọi với cái tên "cường quốc ô nhiễm vì xe máy"

Việt Nam - "Cường quốc xe máy" xếp thứ 2 toàn thế giới

Việt Nam, chính xác là một "cường quốc xe máy" khi sở hữu số lượng loại phương tiện này xếp thứ 2 toàn thế giới. Năm 2016, thống kê đã ghi nhận con số có hơn 45 triệu môtô, xe máy các loại đang chạy trên khắp các nẻo đường Việt Nam. Hiện, 85% dân số Việt Nam đang sử dụng xe máy như là phương tiện đi lại cũng như để mưu sinh mỗi ngày.

So sánh với dân số thì trung bình cứ 2 người dân Việt Nam sẽ có 1 chiếc xe máy. Trên thế giới, tỷ lệ này chỉ xếp sau Đài Loan (năm 2015, người dân ở đây sở hữu tới 15,09 triệu chiếc xe máy, tình bình quân cứ 10 người dân thì có 7 xe máy).

Ở Việt Nam, xe máy cũng chính là loại phương tiện giao thông phổ biến nhất. Theo điều tra xác định tỷ lệ các loại xe trong một dòng xe thì có tới 85,8% xe là xe máy, 12,3% là ô tô, 1,2% là xe tải và xe buýt chỉ chiếm 0,7%. Từ đó, người ta tính toán ví dụ như ở Hà Nội thì cứ 1km đường sẽ có tới 2.500 xe máy hoạt động.


Tại sao xe máy lại phổ biến ở việt nam


Dù kinh tế phát triển nhiều người nuôi ước mơ ô tô nhưng với số đông người Việt vẫn sẽ ưa chuộng loại phương tiện này trong tương lai gần. Các ghi nhận cho thấy rằng dù sản lượng xe máy làm ra có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên mỗi năm có tới hàng triệu chiếc được mua và đăng ký mới

Cụ thể, năm 2011 có 3,3 triệu xe máy được bán ra. Năm 2012, số lượng này giảm 200.000 chiếc, còn 3,1 triệu xe. Năm 2013, lượng xe bán được là 2,8 triệu chiếc, năm 2014 là 2,7 triệu. Đến năm 2015, lượng xe bán ra đã trở lại mốc 2,7 triệu.

Như vậy, bình quân mỗi năm thị trường Việt Nam "khai sinh” thêm hơn 3 triệu chiếc xe máy. Với đà tăng tiến như vậy, đến 2020, tổng số lượng xe máy lưu hành trên thị trường có khả năng đạt tới 60 triệu chiếc.

Việc xe máy có được những con số ấn tượng như trên ở Việt Nam có thể giải thích bằng việc người Việt rất chuộng những đặc tính như nhỏ gọn, nhanh, tiện và hợp túi tiền mà phương tiện này mang lại.

Xem thêm: Mua Cháo Tươi Sg Food Ở Đâu, Cháo Và Mì Cho Bé Sài Gòn Food, Cháo Và Mì Cho Bé

Và cũng là "cường quốc ô nhiễm vì xe máy"

Ở các thành phố lớn của Việt Nam, nồng độ bụi đang là một trong số những vấn đề đáng báo động. Theo bản báo cáo môi trường quốc gia 2015 thì nồng độ bụi tại các thành phố lớn đã và đang tăng cao vượt nhiều lần ngưỡng cho phép trong những năm gần đây.

Tuy hỗ trợ tốt cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, xe máy tại Việt Nam cũng đang là tác nhân hàng đầu gây nên ô nhiễm môi trường. Trong khi số phương tiện cơ giới lại đang tăng theo từng năm. Tại Hà Nội, số lượng xe máy tăng bình quân 11,02%/năm, trong khi tại Thành phố Hồ Chí Minh, mức tăng là 9,79% đều đặn mỗi năm.

Tính toán tại 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy xe máy tuy chỉ tiêu thụ 56% xăng nhưng lại thải ra tới 94% hydrocarbon (HC), 97% carbon monoxide (CO) và 57% các oxide của nitrogen (NOx) trong tổng số các loại chất ô nhiểm thải ra bởi tất cả các loại xe cơ giới.


Tại sao xe máy lại phổ biến ở việt nam


Các loại xe máy thuộc dòng xe đạt tiêu chuẩn Euro 1 và Euro 2 đang sử dụng phác thải trung bình tới 0,08 gam bụi/hành khách/km và 0,13 gam oxide của nitrogen/hành khách/km- những mức được xem là không hề thấp đối với độ chống chịu của môi trường.

Đó còn là chưa kể đến các loại xe máy đã chạy trước thời hạn Euro 2 được áp dụng là từ năm 2007 vẫn đang hoạt động và có mức xả thải không kiểm soát. Các loại xe cũ gây nhiều ô nhiễm này vẫn đang được thấy hàng ngày trên khắp đường phố của các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, tuy mang danh là một "cường quốc xe máy", Việt Nam cũng có thể được xem là một "cường quốc ô nhiễm vì xe máy", với 45 triệu chiếc xe máy đang xả thải bụi bẩn ra môi trường mỗi ngày.

Cũng sở hữu nhiều xe máy nhưng câu chuyện của Đài Loan có thể là bài học cho Việt Nam. Từ lâu, Chính phủ nước này đã khuyến khích người dân sử dụng các loại xe máy chạy bằng điện chứ không phải nhờ các chất nhiên liệu đốt. Cùng với đó, người dân Đài Loan cũng ưa chuộng sử dụng các loại xe máy nhỏ dưới 50 phân khúc, ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Hơn 90 người dân đồng ý cấm xe máy vào nội đô: ‘Dân Hà Nội đã thấm đòn cảnh tắc đường, khói bụi’

Theo Vượng Lê

Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), số lượng xe máy được bán ra sau 9 tháng đầu 2021 là 1.735.851 chiếc.

Ở những năm trước, con số tiêu thụ xe máy mới của người Việt vào khoảng trên dưới 3 triệu chiếc mỗi năm. Năm nay, có lẽ do tác động của dịch Covid-19, thời gian giãn cách xã hội khá dài, cũng như thu nhập giảm nên số lượng xe tiêu thụ năm nay giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lượng tiêu thụ xe máy mới của người Việt đứng thứ hai trong khu vực, chỉ xếp sau Indonesia, quốc gia đông dân nhất ASEAN.

Với tổng dân số 98 triệu người đã có hơn 65 triệu xe máy được đăng ký, có nghĩa là cứ 3 người thì có 2 người sở hữu một chiếc xe máy (số liệu được thống kê và tính toán vào năm 2020). Tức là cứ hai người thì có một người có xe máy (chưa tính trường hợp một người sở hữu từ hai xe trở lên).

>> Hà Nội cấm xe máy - 'đau đớn' cũng phải làm

Như vậy, lượng xe máy so với dân số đã gần đạt trạng thái bão hòa, nhưng tại sao lượng xe máy mới được mua mỗi năm lại có thêm hàng triệu chiếc?

Theo tôi, có ba lý do chính khiến người Việt vẫn còn mua nhiều xe máy mới:

Thứ nhất, đây là phương tiện đa số người Việt dùng để mưu sinh, kiếm tiền và đi lại.

Thứ hai, xe máy vẫn là phương tiện chở hàng chính ở các đô thị. Cứ nhìn lượng shipper đang chạy ngoài đường thì sẽ rõ (điều này lại một phần liên quan đến lý do thứ nhất).

Thứ ba là ôtô quá đắt. Thu nhập của phần đông người Việt không mua và nuôi nổi ôtô.

Vì thế, để từng bước hạn chế xe máy, đầu tiên cần phải giảm số lượng xe máy mới được tiêu thụ, sau đó là loại thải dần xe cũ. Như vậy, tổng số xe máy giảm dần, nhu cầu sử dụng giảm, việc cấm sẽ dễ dàng và được chấp nhận.

Muốn như vậy, cần giải quyết vấn đề thứ nhất làm trọng tâm. Vấn đề đi lại có thể xử lý bằng cách nâng cấp phương tiện giao thông công cộng hoặc giảm giá ôtô thông qua công cụ thuế, phí để người dân dễ tiếp cận (giải quyết lý do thứ ba). Khi việc đi lại thuận tiện, có phương tiện thay thế, người dân sẽ dần bỏ xe máy.

Với những nghề nghiệp mưu sinh bằng xe máy như xe ôm, giao hàng, chúng ta có thể đưa ra các tiêu chí cụ thể, cấp phép hành nghề với số lượng nhất định. Như vậy, cơ quan chức năng vẫn kiểm soát được số lượng xe máy trên đường.

Trung Anh

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

 Ở Việt Nam phương tiện giao thông xe máy vẫn là phổ biến nhất. Bạn có thể bắt gặp xe máy ở khắp mọi nơi từ thành phố lớn đến vùng sâu, vùng xa. Trong khi thế giới ngày càng phát triển và thịnh vượng có rất nhiều quốc gia ưa chuộng phương tiện giao thông khác để di chuyển như:  ô tô, xe buýt, taxi, tàu hỏa, … Xe máy, phương tiện giao thông chính, đang có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng, người Việt Nam đăng ký mới khoảng 2,7 – 3,3 triệu chiếc mỗi năm.

Tại sao xe máy lại phổ biến ở việt nam

Những lí do khiến xe máy luôn là lựa chọn của người dân Việt Nam 

 Xe máy đã xuất hiện ở Việt Nam hàng trăm năm. Kể từ khi bước ra khỏi nền kinh tế thị trường vào đầu những năm 1990, phương tiện giao thông xe máy đã dần trở nên phổ biến và nhẹ nhất ở Việt Nam.

Thói quen khó bỏ

 Xe máy đã xuất hiện ở Việt Nam hàng trăm năm. Kể từ khi nền kinh tế thị trường mở cửa vào đầu những năm 1990, xe máy dần trở thành phương tiện giao thông và vận tải hạng nhẹ phổ biến nhất ở Việt Nam. của người dân, xe máy đôi khi không theo kịp cung cầu, giá cả thường đắt đỏ trong dịp Tết. Cho đến nay, nhiều biện pháp đã được thực hiện để hạn chế sản lượng và tránh áp lực. Về hạ tầng giao thông, còn lâu xe máy mới cân bằng được với các phương tiện còn lại. 6,8 triệu xe máy đã được đăng ký tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm ngoái.

 Mức thu nhập

 Đa số người dân Việt Nam vẫn còn kém so với các nước tiên tiến trên thế giới. Là mặt hàng rất quan trọng, là kế sinh nhai, là phương tiện đi lại của nhiều gia đình và đáng đồng lương của những người có thu nhập trung bình trong vài tháng.Hầu hết những người bỏ tiền ra mua xe máy đều sẽ sử dụng phương tiện này thường xuyên vì tính kinh tế và cơ động của nó. Giá bán lại xe cũ cũng rất rẻ, đa phần chỉ bằng 1/3 giá trị khi mua xe máy. Mới mua gần đây.

 Giao thông công cộng đang chậm phát triển.

 Hệ thống giao thông công cộng của nước ta chưa đồng bộ, không được thiết kế để đáp ứng nhu cầu, điều này khiến người dân không thực sự quan tâm đến việc đến các bến xe để đi lại trong thành phố. Lựa chọn duy nhất cho những người ở thành phố. đó là xe buýt, tuy nhiên sử dụng xe buýt thường tốn thời gian rất nhiều và niều bất cập khác Vì vậy, phải có một chiếc xe máy luôn là sự lựa chọn  tốt với mọi người dân! Kẹt xe, chạy xe lấn làn, tai nạn, ô nhiễm môi trường là những hậu quả có thể thấy đối với xe máy.

Tại sao xe máy lại phổ biến ở việt nam

Giá xe ô tô quá mắc so với mặt bằng chung.

Một số ý kiến ​​cho rằng ô tô nên trở thành phương tiện giao thông chính thay vì xe máy để Việt Nam trở thành nước tiên tiến và giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, giá xe ở Việt Nam vẫn còn quá cao so với thu nhập. Với sự giàu có tích cóp được, nhà ở vẫn là ưu tiên số 1 của người dân thành phố và hầu hết mọi người đều phải nỗ lực để sở hữu một ngôi nhà. Chính vì lẽ đó, chiếc xe ga có giá trên dưới 100 triệu đồng vẫn là “hạng sang” trong mắt nhiều người. Ngay cả khi ô tô trở thành phương tiện giao thông chính thì giao thông công cộng cũng phải phát triển hơn nữa cho phù hợp với yêu cầu. thực hiện ý tưởng có phần xa vời này.

 Quy hoạch đô thị

 Cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn tồn tại dưới dạng đất nền, đất nền và nhà ở riêng lẻ. Điều này tạo ra nhiều con hẻm, khu phố cách xa mặt đường. Quá nhiều ngôi nhà nhỏ khiến xe buýt hoặc phương tiện giao thông công cộng khó tiếp cận các nhóm dân cư. Nhà riêng, ô tô cũng là  của tư nhân nên xe máy vẫn được người dân ưu tiên  trong những con đường chật hẹp của thành phố đã quá đông đúc.

Theo một số nghiên cứu  cho biết : Cho đến năm 2030, 70% người dân Việt Nam vẫn sẽ sử dụng phương phương tiện giao thông xe máy đi lại chủ yếu

Nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải Việt Đức dưới sự chỉ đạo của TS. Vũ Anh Tuấn đã đưa ra nhiều số liệu. Thông tin hữu ích về thực tế sử dụng phương tiện giao thông tại Việt Nam và dự báo các phương thức giao thông phổ biến năm 2030 rằng :Phương tiện giao thông xe máy vẫn là chủ đạo 

Theo khảo sát tại hơn 4.300 hộ gia đình tại 6 tỉnh, thành phố, xe máy vẫn chiếm ưu thế trong tất cả các nhóm thu nhập Phương tiện vận tải.

Tại sao xe máy lại phổ biến ở việt nam

Có thể làm gì để cải thiện an toàn giao thông đường bộ cho người đi xe máy?

Hiện nay,phương tiện giao thông xe máy gây ra một số nhược điểm như không an toàn, kẹt xe, ô nhiễm. Nhưng hiện nay, chúng tôi không tìm thấy loại phương tiện nào tốt hơn xe máy.

Dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nhiều xe máy ở Châu Á, TS. Vũ Anh Tuấn cho rằng cần tạo môi trường thuận lợi cho xe máy lưu thông.  

Cần đưa xe máy vào các chỉ thị pháp luật

Thứ nhất, cần đưa xe máy vào chỉ thị pháp luật, như quy định tốc độ tối đa của xe máy 

như ở Nhật Bản và châu Âu, quy định tiêu chuẩn khí thải như Thái Lan, Indonesia hoặc giới thiệu các chương trình. Kiểm tra và bảo dưỡng xe máy trên toàn quốc như Đài Loan, Thái Lan.

Xây dựng cơ sở hạ tầng lưu thông thông cho xe máy

Thứ hai, cần phải cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng cho phương tiện giao thông xe máy, chẳng hạn như Yếu tố thứ ba là tuyên truyền, giáo dục, ví dụ người điều khiển xe máy dưới 50cc hoặc xe máy điện phải có chứng chỉ.

Sử dụng phương tiện giao thông xe máy mặc dù rất thuận lợi cho người sử dụng, nhưng chúng ta cũng cần nghĩ đến việc ô nhiễm môi trường do khí thải xe máy gây ra: tiếng ồn, khói bụi,…từ đó cân nhắc hơn tới việc thay thế phương tiện đi lại này bằng xe đạp hoặc các phương tiện công cộng khác