Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên

1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18- 21

1.5.1. Đặc điểm hình thái cơ thể


Số lượng lớn các nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy, thành tích TDTT xuất sắc có quan hệ mật thiết với đặc điểm thể hình của sinh viên. Đặc biệt, một số chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, nó không những phản ánh tình hình phát dục cơ thể của sinh viên, mà còn thống nhất với sự phát dục các cơ quan tổ chức của cơ thể, cơ bắp. Sự lớn nhỏ của trái tim, sự lớn nhỏ của dung tích sống trong trạng thái bình thường, đều tăng theo sự phát triển của chiều cao cân nặng. [9] Ở tuổi 18 đến 21, lứa tuổi thanh niên, đây là những năm tháng phát triển rực rỡ sức mạnh tinh thần lẫn thể chất. Sự phát triển về mặt giải phẫu của chiều cao chậm ở lứa tuổi thiếu niên. Sự tăng kích thước cơ thể về chiều rộng hơn chiều dài. Độ cứng của xương chủ yếu đã hình thành, trừ những xương ống to. Bộ xương trở nên vững chắc hơn, ít bị cong vẹo. Lượng cơ ở lứa tuổi 18 - 21 đạt tới 43% - 45% khối lượng chung và đã có chất lượng mới, sức mạnh cơ tăng. [16]

1.5.2. Đặc điểm chức năng cơ thể thanh niên lứa tuổi 18 21


Trong GDTC, chức năng của tim, huyết quản và phổi là nhân tố sinh lý quan trọng. Trong đó, mạch đập, huyết áp và dung tích sống là các chỉ tiêu sinh lý bình thường dùng để tìm hiểu công năng tim phổi. Tần số tim và mạch đập thống nhất ở trạng thái bình thường. [19]

Ở lứa tuổi 18 21, mạch đập trung bình ở nam là 77.5 ± 4.4 lần/phút; mạch đập trung bình ở nữ là 77.5 ± 8.93 lần/phút. Huyết áp tâm thu của nam là 117.5mmHg; huyết áp tâm thu của nữ là 110.2mmHg. Giá trị trung bình dung tích sống của nam khoảng 4121ml, của nữ khoảng 2871ml.

- Hệ tim mạch: Cùng với sự phát triển chung của khối lượng tim và hoạt động của tim, ở tuổi thanh niên, thỉnh thoảng có hiện tượng to tâm thất trái, điều này trong y học gọi là sự nở to tim ở lứa tuổi thanh niên. Sự thích ứng của tim trở nên hoàn thiện hơn. Tần số co bóp của tim giảm xuống tới 70 -75 lần/phút, huyết áp khoảng 115mmHg.

- Hệ hô hấp: Sự phát triển của cơ quan hô hấp được hoàn thành, dung tích sống của phổi đạt tới 3 3.5 lít. Điều hòa hô hấp trở nên hoàn chỉnh hơn. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, nhưng tuổi càng lớn, thì sự trao đổi chất càng giảm dần.

- Hệ thần kinh: Sự phát triển trí tuệ được tiếp tục, chức năng phân tích của hệ thần kinh đạt tới sự phát triển hoàn toàn. Khát vọng đạt kết quả cao trong các hoạt động, đặc biệt trong hoạt động TDTT.

- Bộ máy sinh dục: Hoàn thiện các tuyến nội tiết, trong đó có các tuyến sinh dục, đã kết thúc sự hình thành (vì thế xuất hiện những nét mới trong quan hệ nam nữ). Tập luyện thể thao, giáo dục thói quen vệ sinh, giáo dục thẩm mỹ là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục giới tính.

Sự hoàn thiện các cơ quan chức năng của lứa tuổi 18 21 đặt nền tảng cho việc tập TDTT. Những năng lực thực hiện các hoạt động thể lực, cần sức mạnh, sức bền, sự khéo léo được phát triển có hiệu quả.

1.5.3. Đặc điểm tâm lý thanh niên lứa tuổi 18 21


Những đặc điểm tâm lý của thanh niên, sinh viên bị chi phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, môi trường và vai trò xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt động. Đây là một nhóm xã hội đặc biệt, đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thần của xã hội. Những đặc điểm phát triển tâm lý ở những thanh niên, sinh viên rất phong phú đa dạng và không đồng đều. Sau đây là những nét cơ bản: [24]

Như đã trình bày trên, hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi trường sống của sinh viên có những nét đặc trưng và đòi hỏi khác nhau về chất so với lứa tuổi trước đó. Để hoạt động học tập có kết quả, trong thời gian đầu ở trường Đại học Cao đẳng, sinh viên phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội, cũng như các sinh hoạt trong đời sống tập thể sinh viên.

Quá trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở các mặt:

+ Nội dung học tập mang tính chuyên ngành.

+ Phương pháp học tập mang tính nghiên cứu khoa học.

+ Nội dung và cách thức giao tiếp với thầy, cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội phong phú, đa dạng

- Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy, cần có một thời gian nhất định để người sinh viên làm quen, thích ứng với những vấn đề trên. Sự thích ứng này đối với sinh viên không hoàn toàn như nhau, tùy thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân và nhanh chóng hòa nhập với môi trường xã hội mới, nhưng lại khó khăn trong phương pháp và cách thức học ở Đại học Cao đẳng. Có người cảm thấy ít khó khăn trong việc tiếp thu tri thức, để vượt qua các môn học chuyên sâu ở Đại học và Cao đẳng, nhưng lại lúng túng thiếu tự nhiên trong hòa nhập với bạn bè, với các nhóm hoạt động trên lớp, trong trường Đại học và Cao đẳng. Một số hòa đồng, cởi mở với mọi người, trong khi một số khác lại thường ở dạng thận trọng, khép kín. [24]

- Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu cũng cho thấy: nhìn chung, sau một thời gian học tập ở trường Đại học - Cao đẳng, đa số sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với môi trường xã hội mới, trên cơ sở tình bạn của những người trẻ tuổi. Khó khăn có tính chất bao trùm lớn vẫn là phải thích nghi được với nội dung, phương pháp học tập mới có tính chất nghiên cứu khoa học và học nghề đối với những chuyên gia tương lai. Mức độ thích nghi này, có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của họ, bởi vậy có ý nghĩa chi phối rõ rệt hơn. Ở đây, bản thân người sinh viên gặp một loạt mâu thuẫn cần được giải quyết, chẳng hạn:

+ Mâu thuẫn giữa ước mơ, kỳ vọng của sinh viên với khả năng điều kiện thực hiện ước mơ đó.

+ Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mà mình yêu thích với yêu cầu thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất định.

+ Mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin rất nhiều trong xã hội hiện đại với khả năng và thời gian có hạn

- Để phát triển, sinh viên phải biết giải quyết các mâu thuẫn này một cách hợp lý. Với mọi sinh viên, điều này không dễ vượt qua. Ở đây, một mặt, người sinh viên phải tích cực hoạt động ở các trường Đại học Cao đẳng, cần hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên giải quyết các mâu thuẫn trên. Xét đến cùng, nhân cách của mỗi sinh viên sẽ được phát triển chính trong quá trình giải quyết được các mâu thuẫn một cách biện chứng.

- Bản chất hoạt động nhận thức của những người sinh viên trong các trường Đại học và Cao đẳng là đi sâu, tìm hiểu môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó, với mục đích trở thành những chuyên gia về lĩnh vực nhất định. Hoạt động nhận thức của họ, một mặt phải thừa kế một cách có hệ thống những thành tựu của khoa học đương đại có tính cập nhật, thời sự. Chính vì vậy, nét đặc trưng cho hoạt động học tập của sinh viên là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Có thể nêu các đặc điểm sau đây trong hoạt động nhận thức của thanh niên, sinh viên:

+ Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của người chuyên gia tương lai. Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia.



Tóm lại: Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song, các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng tinh tế và uyển chuyển, linh động tùy theo từng hoàn cảnh, từng vấn đề. Bởi vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà thầy, cô giáo trình bày, họ thường ít thỏa mãn với những gì mà muốn đào sâu, suy nghĩ để nắm vấn đề sâu hơn, rộng hơn.

Như vậy, trong quá trình học tập, lĩnh vực động cơ của sinh viên tiếp tục bị chi phối khá mạnh bởi chính vai trò của cán bộ giảng dạy trong việc tổ chức hoạt động dạy học. Việc phát triển những động cơ tích cực của hoạt động học tập ở sinh viên, phụ thuộc vào một số điều kiện sư phạm nhất định. Ví dụ: những bài giải được trình bày theo hướng nêu vấn đề, gây những tình huống được giải quyết; những giờ thảo luận, những buổi hội thảo được phát huy độc lập, sáng tạo; việc hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học ở phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế, thực tiễn để giải quyết các vấn đề có ý nghĩa quan trọng để phát triển động cơ nhận thức của sinh viên theo hướng tích cực trong học tập.

- Theo quan điểm của một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và đời sống của sinh viên. Đặc điểm của nó là tính có hệ thống và tính bền vững so với thời kỳ trước đó. Hầu hết sinh viên biểu lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối với chuyên ngành và nghề nghiệp đã chọn. Để thõa mản tình cảm trí tuệ, học tập không chỉ ở giảng đường và thư viện trường đại học, mà còn mở rộng và đào sâu kiến thức của mình bằng nhiều cách: học thêm các khoa khác, trường khác, tìm đọc ở nhiều thư viện, học trên các phương tiện truyền thông Chính tình cảm trí tuệ này làm cho lượng tri thức mà sinh viên tích lũy được thường rất lớn, vượt xa những sinh viên không có loại tình cảm này.

Bên cạnh đó, chính những năm ở trường Đại học Cao đẳng, sinh viên lại có thêm những tình bạn mới không kém bền vững sâu sắc. Tình bạn ở lứa tuổi sinh viên đã làm thêm phong phú tâm hồn, nhân cách của sinh viên rất nhiều.

Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng. Loại hình tình cảm này có mầm mống ở giai đoạn dậy thì, có sự thể nghiệm ở giai đoạn đầu ở tuổi thanh xuân và đến thời kỳ này phát triển với một cách toàn diện, hoàn thiện và hoàn mỹ, về thể chất cũng như tư tưởng, tinh thần. Song, loại tình cảm này cũng không thể hiện đồng đều ở sinh viên. Điều này lại tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể tùy thuộc vào quan niệm và kế hoạch đường đời của mỗi người.

Một số kết quả nghiên cứu về tự ý thức, tự đánh giá ở sinh viên cho thấy: mức độ phát triển của những phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực, cũng như kế hoạch sống trong tương lai của sinh viên. Những sinh viên có kết quả học tập cao, thường chủ động, tích cực trong việc tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng tới những thành tựu khoa học, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể, nhằm tự hoàn thiện ngày càng cao. Còn những sinh viên có kết quả học tập thấp thường tự đánh giá không phù hợp. Có những sinh viên tự đánh giá mình quá cao, thường bị động trong học tập, nhu cầu giao tiếp thường mạnh hơn nhu cầu nhận thức. Hoạt động của họ hướng chủ yếu vào các quan hệ. Ngược lại, có một số sinh viên tự đánh giá mình quá thấp, thường bi quan trước kết quả hoạt động hoặc thụ động trong quan hệ giao tiếp với bạn bè. Họ ít phấn đấu vươn lên trong học tập, nên việc tự giáo dục, tự hoàn thiện đạt mức thấp.

Tóm lại, những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá, lòng tự tin, sự tự ý thức đều phát triển mạnh mẽ ở tuổi sinh viên. Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của những trí thức tương lai.

Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện và hoàn cảnh sống và giáo dục khác nhau, nên không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển ở mức độ tối ưu. Điều này, phụ thuộc rất nhiều vào những định hướng đúng đắn, cũng như tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Ở giai đoạn này, sự chi phối của thế giới quan và nhân sinh quan đối với hoạt động của sinh viên đã thể hiện rõ rệt. Những sinh viên có sự nhìn nhận đúng đắn, khoa học về sự phát triển của thế giới tự nhiên, xã hội và con người, sẽ có những kế hoạch đường đời phù hợp, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và trở thành những chuyên gia, những tri thức hữu dụng cho bản thân, gia đình và đất nước. [24]



Каталог: wp-content -> uploads -> 2018
2018 -> Phòng giáo dụC ĐÀo tạO ĐẠi lộc trưỜng tiểu học trưƠng đÌnh nam
2018 -> Tác động của giá dầu đến nền kinh tế nước Nga và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2018 -> Instrument Check Out


Поделитесь с Вашими друзьями:
Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên
Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên
Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên
Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên
Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên
Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên
Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên
Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên