Tâm lý học quản trị nhân sự

Mục lục

  •  
  • Các khía cạnh chính của tâm lý học – nhân sự
    • Mục tiêu của phát triển tâm lý học trong quản trị nhân sự
    • Các khía cạnh chính trong tâm lý học – nhân sự
      • Dưới đây là 10 mảng chính trong tâm lý học đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng quản trị nhân sự:
  • Áp dụng các hiệu ứng tâm lý vào quản trị nhân sự
    • Hiệu ứng bươm bướm
    • Hiệu ứng đầu vào
    • Hiệu ứng Westerners

Quản trị nhân sự bao gồm các khía cạnh liên quan tới quản lý con người, phát triển tiềm năng và thu phục nhân tâm. Chính vì thế, vấn đề nắm bắt tâm lý trở thành yếu tố cốt yếu giúp doanh nghiệp duy trì nguồn nhân tài cũng như đẩy nhanh hiệu suất công việc. Trong đó, một trong số các kỹ năng làm việc với con người chính là tâm lý học trong tổ chức nhân sự.

Tâm lý học quản trị nhân sự

 

Mục tiêu của phát triển tâm lý học trong quản trị nhân sự

Tâm lý của con người hình thành nên tư duy, hành vi và lối sống riêng cho từng cá nhân. Chính vì thế, doanh nghiệp càng lớn thì áp lực đặt lên vai các nhà quản trị nhân sự càng nhiều. Họ luôn phải ở tâm thế là người chủ động trong tìm kiếm nhưng bị động về kết quả. Nghĩa là, nếu nhà quản trị không thể nắm bắt tâm lý của ứng viên hay nhân sự cấp dưới, họ rất dễ gây ra xáo trộn lớn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa con người – con người càng trở nên phức tạp khi nhân sự luôn đặt tham vọng lớn. Với mỗi đường lối mà nhà quản trị đặt ra, họ thường có xu hướng chống lại và đòi hỏi nhiều hơn là hỗ trợ nhiệt tình.

Tâm lý học quản trị nhân sự

Chính vì thế, vai trò của đánh trúng tâm lý – nhân sự được đặt lên hàng đầu. Nhờ có cách xử lý tình huống “đi trước đón đầu” và các kế hoạch dự phòng phù hợp, doanh nghiệp mới có thể gỡ rối toàn bộ rắc rối trong cơ cấu nhân sự hiện hành.

Các khía cạnh chính trong tâm lý học – nhân sự

Các vấn đề về tâm lý thường dàn trải trong quy trình quản trị nhân sự. Nghĩa là sự thay đổi suy nghĩ và quyết định chóng mặt từ nhân viên luôn khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động. Chính vì thế, nhà quản trị chịu trách nhiệm “đo lường” trước mọi khía cạnh có thể xảy ra và tác động tới hệ thống nhân sự. Từ đó, họ lên chiến lược duy trì nguồn lực và chiêu mộ nhân tài về với doanh nghiệp.

Dưới đây là 10 mảng chính trong tâm lý học đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng quản trị nhân sự:

  • Xây dựng đội ngũ vững bền và đạt hiệu quả: thể hiện qua văn hóa, môi trường làm việc, hoạt động đội nhóm, quan hệ lao động, tư duy (mindset) và tác phong trong công việc.
  • Đào tạo và phát triển yếu tố con người: thông qua các khóa học chuyên môn, kỹ năng mềm, nâng cao tay nghề.
  • Tuyển dụng và chiêu mộ nhân tài: chiến lược định vị thương hiệu nhà tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên phù hợp, bộ câu hỏi trong phỏng vấn, quy trình chuẩn và công bằng trong tuyển dụng.
  • Tâm lý chênh lệch và mối quan hệ đồng nghiệp: thiết lập các hoạt động tập thể, tinh thần làm việc nhóm và lương thưởng theo năng lực.
  • Năng lực làm việc: thiết lập hệ thống đo lường và đánh giá năng suất làm việc, xây dựng chiến lược vận hành và tối đa năng lực quản lý.
  • Kế hoạch truyền thông và phủ sóng doanh nghiệp: chiến lược Marketing nội bộ, văn hóa giao tiếp và ứng xử trong môi trường làm việc, sử dụng hệ thống giao tiếp nội bộ hiệu quả, phần mềm quản trị nhân sự nội bộ.
  • Sức khỏe và an toàn lao động: chế độ bảo hiểm, giảm thiểu căng thẳng trong công việc, an toàn lao động và vấn đề về sức khỏe. 
  • Tâm lý xáo trộn trong cơ cấu quản lý: thăng tiến, sa thải, tái cấu trúc và thu hẹp quy mô doanh nghiệp.
  • Định hướng ngành nghề hiệu quả: công tác hướng nghiệp, thu hút nhân tài, giảm thiểu “chảy máu chất xám”.
  • Động lực làm việc: đòn bẩy thúc đẩy nhân viên nâng cao năng lực làm việc, đánh giá nhân sự thường xuyên và hiệu quả. 
  • Phản hồi tích cực và tiêu cực từ nhân viên: ghi nhận ý kiến đánh giá khách quan từ nhân viên, cải thiện sự hài lòng, quản lý xung đột và sự gắn bó với doanh nghiệp.

Áp dụng các hiệu ứng tâm lý vào quản trị nhân sự

Các nghiên cứu về tâm lý đóng vai trò là chất liệu để nhà quản trị phát triển các vấn đề nhân sự. Lấy mục tiêu là con người, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình và chiến lược riêng – yếu tố tạo nên sự vững mạnh trong hệ thống nhân sự nội bộ. 

Hiệu ứng bươm bướm

Hiệu ứng bươm bướm có bản chất giống với hiệu ứng đám đông trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản trị nhân sự, doanh nghiệp thường phải đối diện với hiệu ứng tâm lý tan toả này chỉ với một hành động nhỏ. Thậm chí, truyền thông không cần tham gia vào sự việc thì hiệu ứng vẫn bùng nổ rất mạnh mẽ. 

Áp dụng hiệu ứng này trong quản trị nhân sự, cấp lãnh đạo nên để mắt tới những thành tích nhỏ giọt của nhân viên. Thay vì tổng hợp bảng thành tích và khen thưởng lớn vào cuối năm, các khoản thưởng “nóng” sẽ tăng hiệu suất công việc lên gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, một cá nhân bất kỳ được tuyên dương cũng khiến tinh thần làm việc tăng lên đáng kể. Sức cạnh tranh cũng là một phần của hiệu ứng tâm lý bươm bướm trong quản trị nhân lực.

Tâm lý học quản trị nhân sự

Hiệu ứng đầu vào

Hiệu ứng này tập trung khai phá và phát triển nguồn nhân lực rất hiệu quả. Thay vì đòi hỏi kết quả dự án lớn, nhà quản trị nên đặt những mục tiêu từ nhỏ đến vừa sức và nâng cao dành cho mỗi cá nhân và tập thể. Điều này kích thích sức bền và tư duy thích nghi với các yêu cầu mới từ lãnh đạo. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không khéo léo xử lý vấn đề tâm lý này, thái độ cự tuyệt rất dễ lan truyền trong nội bộ một cách nhanh chóng.

Tâm lý học quản trị nhân sự

Áp dụng với chế độ quản lý nhân sự và tiền lương, nhà quản trị cần xây dựng các bậc lương từ thấp tới cao. Tránh việc đưa ra khoản thưởng quá lớn trong thời gian đầu. Phương pháp sai lầm này có thể tác động tới hiệu suất công việc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó không thực sự hiệu quả nếu áp dụng cho tầm nhìn dài hạn. Nhân viên rất dễ rơi vào trạng thái tự mãn hoặc phlương thưởngản ứng trái chiều nếu bất kỳ vấn đề lương thưởng nào phát sinh.

Hiệu ứng Westerners

Hiệu ứng này được bắt nguồn từ nhà tâm lý học nổi tiếng Westerners. Mục đích nghiên cứu của hiệu ứng này là tác động của tiền lương và tiền thưởng lên thói quen làm việc của nhân viên.
Ban đầu, khi con người chưa có định nghĩa cụ thể nào về môi trường và đặc thù công việc, họ rất dễ bị nắm bắt. Định hướng làm việc vì đam mê là một phần tâm lý “non nớt” của nhân viên giúp nhà quản trị áp dụng hiệu ứng tâm lý Westerners. Cụ thể, cơ chế lương thưởng sẽ tác động tới đam mê ban đầu. Đây cũng là bàn đạp đẩy hiệu suất công việc lên đỉnh điểm, bởi sự nỗ lực cải thiện thu nhập của nhân viên. Tuy nhiên, mặt trái của hiệu ứng tâm lý này là vấn đề giảm cơ chế lương thưởng. Nhân viên sẽ phản ứng rất gay gắt nếu họ cảm thấy năng lực làm việc không được đền đáp xứng đáng. 

Tâm lý học quản trị nhân sự

Tâm lý học trong tổ chức nhân sự vừa là kiến thức chuyên môn, vừa là kỹ năng mềm mà các nhà quản trị cần nắm vững. Để vận hành doanh nghiệp ổn định, hệ thống quản trị nhân sự đóng vai trò như nòng cốt trong các phòng ban. Chính vì thế, nhà quản trị trở thành “đầu lọc” tinh tế và quyết đoán khi có thể nắm bắt được tâm lý tích cực và tiêu cực từ đội ngũ nội bộ.

Tâm lý học quản trị nhân sự là gì?

Tâm lý học trong tổ chức nhân sự vừa kiến thức chuyên môn, vừa kỹ năng mềm mà các nhà quản trị cần nắm vững. Để vận hành doanh nghiệp ổn định, hệ thống quản trị nhân sự đóng vai trò như nòng cốt trong các phòng ban.

Tâm lý nhân sự là gì?

Họ có cả môn học mang tên: TÂM LÝ HỌC NHÂN SỰ. Môn học trang bị những kiến thức về tâm lý học trong lĩnh vực nhân sự, trong đó bao gồm các đặc điểm tâm lýnhân, tâm lý tập thể, sự ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lý đó đến thái độ, hành vi, năng suất lao động của họ trong môi trường làm việc.

Tâm lý học tổ chức nhân sự ra làm gì?

Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng. Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, công ty truyền thông,...

Tâm lý học quản trị kinh doanh là gì?

Tâm lý học Quản trị kinh doanh là môn khoa học chuyên ngành ứng dụng tâm lý học vào hoạt động quản trị kinh doanh như một nghệ thuật tác động vào tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ làm việc vừa vì lợi ích của cá nhân vừa vì lợi ích của tập thể và lợi ích của toàn xã hội, tạo nên bầu không khí vui tươi đoàn ...