Tầng đối lưu tập trung bao nhiêu phần trăm của khí quyển

Câu hỏi:Tầng thấp nhất của lớp vỏ khí là:

A. Tầng bình lưu.

B. Các tầng cao của khí quyển.

C. Tầng cao của khí quyển.

D. Tầng đối lưu.

Lời giải:

Đáp án đúng D. Tầng đối lưu

Giải thích:

Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
- Đặc điểm tầng đối lưu:

+ Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng (từ 0-16km)

+ Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.

+ Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.

+ Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,

+ Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đứng.

Tầng đối lưu tập trung bao nhiêu phần trăm của khí quyển

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các tầng khí quyển nhé!

1. Khí quyển là gì?

Khí quyển chính là lớp khí bao quanh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó bao gồmnhững chất khí như nitơ (chiếm 78,1% thể tích), là oxi khoảng 20,9%, ngoài ra nó còn là các chất khí khác như agon, cácbon điôxít, là hơi nước Khí quyển Trái Đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó bảo vệ sự sống Trái Đất bằng cách hấp thụ các tia bức xạ cực tím độc hại của Mặt Trời và cân bằng sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất.

2. Các tầng khí quyển Trái Đất

- Khí quyển có 3 tầng là

+ tầng đối lưu

+ tầng bình lưu

+ Các tầng cao của khí quyển

- Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển Trái Đất. Tầng này gắn liền với mọi hoạt động của con người. Lớp khí quyển này chiếm khoảng 80% tổng khối lượng của toàn bộ khí quyển, gần như toàn bộ hơi nước và xon khí (aerosol). Trong khu vực tầng đối lưu thì không khí liên tục luân chuyển và tầng này là tầng có mật độ không khí lớn nhất của khí quyển Trái Đất. Nitơ và ôxy là các chất khí chủ yếu có mặt trong tầng này. Tầng đối lưu nằm ngay phía dưới tầng bình lưu. Phần thấp nhất của tầng đối lưu, nơi ma sát với bề mặt Trái Đất ảnh hưởng tới luồng không khí, là lớp ranh giới hành tinh. Lớp này thông thường chỉ dày từ vài trăm mét tới 2 km (1,2 dặm), phụ thuộc vào địa mạo và thời gian của ngày. Ranh giới giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu, được gọi là khoảng lặng đối lưu, là nghịch chuyển nhiệt độ.

- Tầng bình lưugiới hạn 16 - 80 km. Có lớp Ôdôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. Tên gọi tầng bình lưu xuất phát từ việc đây là tầng khí quyển có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh. Trái ngược với tầng đối lưu, ở tầng bình lưu, nhiệt độ tăng theo độ cao, nhưng lên đến ranh giới trên thì nhiệt độ tiếp tục giảm theo độ cao. Nhiệt độ của tầng bình lưu ấm hơn chủ yếu là do lớp ozon hấp thụ bức xạ cực tím của Mặt Trời.

- Các tầng cao của khí quyển:Giới hạn: Từ 80km trở lên.Không khí cực loãng. Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.

3. Ô nhiễm bầu khí quyển

Tại sao bầu khí quyển ấy lại bị ô nhiễm, mặc dù giới hạn trên của khí quyển lên tới tận 10.000km? Theo các nhà môi trường học, ô nhiễm khí quyển chủ yếu là do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào khí quyển thông qua các hoạt động của con người: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hằng ngày Từ đó, nó lại tác động trở lại đối với con người, gây ra các loại bệnh tật lây lan. Chính vì vậy, ô nhiễm không khí đã và đang trở thành vấn cấp bách nhất toàn cầu hiện nay.

Tầng đối lưu tập trung bao nhiêu phần trăm của khí quyển

Bất kỳ quá trình sản xuất các hợp chất đủ nhỏ và nhẹ để trộn lẫn trong không khí, hoặc là khí gas, có thể góp phần gây ô nhiễmkhí quyển. Những nguồn này có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo và xảy ra vào một thời điểm hoặc từ từ theo thời gian.Có thể kể đến 10 nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễmkhí quyển như sau:

+Khí đốt từ công nghiệp

+Khí thải từ các phương tiện vận chuyển

+ Tác dụng phụ của nông nghiệp: khí thải từ máy móc những và chất thải của động vật được nuôi với số lượng lớn để làm thức ăn.

+ Hệ thống lò sưởi gia đình.

+ Nấu ăn ở nhà.

+ Núi lửa phun trào.

+ Cháy rừng

+ Khói thuốc lá

+ Luyện kim loại

+ Bình xịt và CFC

4. Giảipháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí

- Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.

-Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.

-Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5.

-Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.

-Không vứt rác bừa bãi.

-Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi.

-Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.

-Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.

-Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí.

-Xử lý rác thải đúng cách.

-Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường

-Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.