Taylor Swift có tốt nghiệp đại học không

Chủ nhân hit “Love Story” sẽ được Đại học New York trao tấm bằng Tiến sĩ danh dự vì những cống hiến hết mình của cô cho nghệ thuật từ khi còn học Trung học. 

Theo thông báo của Đại học New York hôm 28/, nữ ca sĩ Taylor Swift sẽ nhận được bằng Tiến sĩ danh dự chuyên ngành Mỹ Thuật vì đã tạo ra nhiều bản hit nổi tiếng và tổ chức thành công những chuyến lưu diễn khi vẫn còn theo học bậc Trung học. Đặc biệt, giọng ca “Black Space” cũng sẽ có một bài phát biểu trước các sinh viên trong buổi lễ nhận bằng diễn ra tại sân vận động Yankee vào tháng Năm tới.

Taylor Swift có tốt nghiệp đại học không
Như nguyện vọng cách đây 6 năm, Taylor Swift cuối cùng đã có tấm bằng Tiến sĩ danh sự để bằng bạn bằng bè vì những cống hiến cho nghệ thuật.

Cách đây 6 năm, Taylor Swift từng bày tỏ mong muốn sở hữu tấm bằng Tiến sĩ danh dự thông qua cuộc phỏng vấn với tạp chí Vogue. Giải thích về nguyện vọng trên, Taylor nói rằng vì người bạn Ed Sheeran đã sở hữu một cái và có vẻ anh luôn “chê bai” cô vì điều này. Bởi thế nữ ca sĩ quyết định xem đây là một mục tiêu nhất định phải đạt được trong đời mình. Được biết, nam nghệ sĩ người Anh nhận bằng Tiến sĩ danh dự của trường Đại học Suffork vào năm 2015.

Theo trang Rolling Stone, Taylor Swift từng xuất sắc tốt nghiệp Trung học với điểm trung bình 4.0. Đặc biệt, cô đã hoàn thành hai năm cuối chỉ trong vòng 12 tháng bằng cách tự học ở nhà để có thể theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Mặt khác, trước khi đến đại học New York để nhận bằng Tiến sĩ, nữ ca sĩ sẽ cùng đĩa nhạc “Evermore” của mình tranh giải “Album của năm” tại lễ trao giải Grammy lần thứ 64 diễn ra vào ngày 3/4 tới.

Đại học New York từng xây dựng một khóa học về cuộc đời, sự nghiệp âm nhạc của nữ ca sĩ Taylor Swift.

Mới đây, Đại học New York thông báo rằng sẽ trao bằng Tiến sĩ Mỹ thuật danh dự cho Taylor Swift vì những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển nghệ thuật của nữ ca sĩ

Variety cho biết Taylor Swift sẽ tham dự nhận bằng Tiến sĩ và có bài phát biểu tại sân vận động Yankee (Mỹ) vào ngày 18/5 trong khoá tốt nghiệp 2022 của Đại học New York.

Trước đó, Đại học New York đã xây dựng khóa học về cuộc đời, sự nghiệp của nữ ca sĩ nhạc pop Taylor Swift. Chương trình học bao gồm quá trình phát triển của Taylor Swift với tư cách là một nhà kinh doanh âm nhạc sáng tạo, di sản nhạc pop và đồng quê, các bài diễn thuyết về tuổi trẻ, chính trị trong âm nhạc đại chúng đương đại…

Taylor Swift có tốt nghiệp đại học không
Taylor Swift thắng giải Biểu tượng toàn cầu trong lễ trao giải Brit Awards 2021.

Taylor Swift sinh năm 1989, là ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ. Cô nổi tiếng vào năm 2006 khi phát hành album mang tên mình với phong cách âm nhạc đồng quê. Trải qua hàng chục năm trong nghề, Taylor Swift trở thành ngôi sao nhạc Pop hàng đầu thế giới với phong cách quyến rũ, đa dạng.

Nữ ca sĩ giành được 11 giải Grammy (gồm có 3 giải Album của năm), 1 giải Emmy, 12 giải thưởng Hiệp hội Âm nhạc đồng quê. Ngoài ra, giọng ca sinh năm 1989 còn giành 25 giải thưởng Âm nhạc Billboard, 34 giải thưởng Âm nhạc Mỹ và lập 52 kỷ lục Guinness thế giới, sở hữu hàng loạt MV âm nhạc có hàng tỷ, trăm triệu lượt xem. 

Năm 2015, cô góp mặt trong danh sách 100 nhạc sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại của Rolling Stone. Nữ ca sĩ tiếp tục làm nên lịch sử khi đứng thứ 8 trong danh sách Nghệ sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại Billboard (2019) và nhiều lần vinh danh trong các bảng xếp hạng quyền lực tại Hollywood như Time 100 và Forbes Celebrity 100.

Taylor Swift biểu diễn ca khúc "Blank Space" trong Victoria's Secret Fashion Show 2020. 

Fox News đưa tin nữ ca sĩ Taylor Swift đã được mời làm diễn giả của Học viện Clive Davis trực thuộc Đại học New York. Đơn vị này đã đưa vào chương trình giảng dạy một khóa học chuyên nghiên cứu về Taylor Swift. Khóa học khai giảng từ 26/1 và sẽ kéo dài đến 9/3.

Khóa học do nhà báo kỳ cựu Brittany Spanos từ tạp chí Rolling Stone giảng dạy. Chương trình học bao quát sự nghiệp của Taylor Swift từ ngày mới bước chân vào ngành âm nhạc cho tới khi đã trở thành ngôi sao; phân tích những đóng góp của nữ ca sĩ, nhạc sĩ vào sự phát triển của âm nhạc nói riêng và bộ mặt văn hóa đại chúng nói chung; ảnh hưởng từ những phát ngôn của cô với cộng đồng khán giả và tính chính trị chủng tộc với âm nhạc đương đại.

Cuộc đời và sự nghiệp của Taylor Swift trở thành nội dung giảng dạy trong trường đại học. Ảnh: Getty Images.

Theo lời một đại diện của Học viện Clive Davis, danh sách học viên đang chờ được xếp lịch tham gia khóa học trên còn rất dài. Nữ ca sĩ Taylor Swift cũng được mời tới làm diễn giả cho khóa học nhưng chưa đưa ra phản hồi chính thức.

Một phần đoạn giới thiệu về khóa học nghiên cứu Taylor Swift viết: “Khóa học cung cấp một phương pháp giải mã cả sức hút và tranh cãi xoay quanh Taylor Swift thông qua việc nghiên cứu kỹ lưỡng âm nhạc của cô ấy cũng như các bài diễn thuyết trước công chúng. Các tài liệu này đều có liên quan đến sự phát triển của chính Swift với tư cách là một nghệ sĩ và một người nổi tiếng”.

Jason King, Giám đốc Học viện Clive Davis, chia sẻ với Variety: “Khi Brittany đề xuất ý tưởng về lớp học này, tôi đã coi nó là ý tưởng điên rồ. Brittany hâm mộ Taylor, nhưng đồng thời cũng biết cách bóc tách câu chuyện của nữ ca sĩ dưới góc nhìn văn hóa; gợi mở cho sinh viên cách suy nghĩ sâu sắc hơn về Taylor cùng âm nhạc của cô dưới góc nhìn giới tính, nữ quyền, chủng tộc và giai cấp… Chính góc nhìn đa chiều ấy là cái đích mà chương trình học hướng đến”.

Hệ thống được điều khiển bởi trí thông minh nhân tạo, với khả năng cung cấp hướng dẫn cho người học.

Video đang HOT

Hệ thống hỗ trợ sẽ trở thành trợ giảng cho người học.

"Trợ giảng" trực tuyến

Trong chiến tranh, hoặc sau một trận động đất, toàn xã hội được huy động để giải quyết thách thức trước mắt. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tìm cách biến cuộc khủng hoảng thành những tiến bộ. Nhờ đó, giúp cải thiện cuộc sống hoặc cứu lấy tương lai.

Đại dịch Covid-19 là một thách thức như vậy. Đối với Zachary Pardos - Giáo sư Trợ lý tại Trường Đại học Giáo dục và Trường Thông tin UC Berkeley (Mỹ), cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu này đã đặt ra một câu hỏi lớn: Với hàng chục triệu sinh viên trên khắp thế giới phải nghỉ học ở nhà, làm thế nào để có thể bảo đảm rằng, người học nhận được nền giáo dục tốt nhất có thể?

Pardos là một chuyên gia về công nghệ học tập thích ứng, nghiên cứu động lực của việc học và sắp xếp dữ liệu lớn. Từ đó, xây dựng các công cụ thân thiện với người dùng. Ông đã làm việc với giáo viên và học sinh ở mọi cấp độ để tích hợp công nghệ vào chương trình giảng dạy hằng ngày.

Ông Pardos mô tả cách các hệ thống công nghệ mới thu hút sinh viên; Đồng thời, công nghệ có khả năng đánh giá điểm mạnh và yếu của sinh viên, ngay cả khi họ không ở trong lớp học. Đặc biệt, hệ thống hỗ trợ học tập thích ứng là một trong những công nghệ mở ra "thế giới mới" cho ngành Giáo dục, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát.

Hệ thống không phải là một khóa học trực tuyến, mà là một trợ giảng trực tuyến, được điều khiển bởi trí thông minh nhân tạo, với khả năng cung cấp hướng dẫn cho người học.

Trước đây, những công nghệ như vậy đã được sử dụng trong nghiên cứu đại học và đôi khi là tại các lớp trung học của Mỹ. Tuy nhiên, khi đại dịch bùng phát, các nhà giáo dục phải xem xét những cách hiệu quả nhất để dạy học sinh ở nhà.

Điều đó đồng nghĩa với việc, Covid-19 có thể mở ra cánh cửa cho những ý tưởng mới. Đặc biệt, công nghệ mới được dự đoán sẽ tồn tại trong lớp học, ngay cả khi thảm họa kết thúc.

Ông Pardos cho rằng, khi đại dịch và sự gián đoạn kinh tế đang thay đổi bối cảnh cho công việc trong tương lai, các công nghệ học tập có sức mạnh để giúp sinh viên xoay chuyển nhanh chóng, hướng tới những nghề nghiệp mới. Khi nghĩ về công nghệ hỗ trợ học tập thích ứng, người học thường tưởng tượng đến các khóa học trực tuyến, hoặc việc nhấp chuột để trả lời câu hỏi từ một người hướng dẫn.

Song, thực tế, công nghệ mới mang lại điều khác biệt. Nhờ tính năng tự động đánh giá, trong một khóa học trực tuyến, sinh viên có thể nhận được phản hồi về tính đúng đắn của các vấn đề, hoặc thậm chí là bài luận.

"Các thành phần chính của hệ thống hỗ trợ học tập thích ứng có xu hướng là một mô hình liên tục đánh giá những gì học sinh biết, danh sách kiến thức trong lĩnh vực đang được học. Sau đó, hệ thống gợi ý trình tự nội dung thích ứng dựa trên những gì học sinh biết. Một ví dụ là hệ thống ALEKS tại Trường Berkely. Nó được sử dụng bởi những sinh viên năm nhất chưa sẵn sàng cho môn Toán cấp đại học", ông Pardos giải thích.

Song, sự chưa sẵn sàng của sinh viên được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, một khóa học ngắn hạn trong mùa hè có thể sẽ không khắc phục điều đó. Thay vào đó, việc có các "gia sư" công nghệ liên tục đánh giá mức độ sẵn sàng và hướng dẫn thích ứng cho từng học sinh sắp nhập học là một sự hỗ trợ lớn.

Ông Pardos nhận định, Mastering Physics và Mathia là những ví dụ về hệ thống hỗ trợ học tập thích ứng. Hầu hết, các nhà xuất bản sách giáo khoa lớn đã mua hoặc phát triển các hệ thống hỗ trợ như vậy. Trong khi đó, hàng loạt công nghệ học tập thích ứng đã ra đời từ các phòng thí nghiệm. Một số trong đó có chung trọng tâm là đánh giá người học.

"Điểm yếu của các hệ thống hỗ trợ học tập thích ứng là thường giới hạn nhận xét ở các lĩnh vực STEM. Một thách thức trong tương lai là mở rộng hạn chế đó. Song, các phương pháp tiếp cận dữ liệu lớn đã mang đến nhiều hứa hẹn trong việc khắc phục điều đó", ông Pardos chia sẻ.

Ông Zachary Pardos.

"Đảo ngược" tình thế

Nói về lợi ích của công nghệ này, ông Pardos cho biết, hệ thống hỗ trợ học tập thích ứng được cá nhân hóa. Thông thường, nhiều sinh viên không biết bắt đầu tìm kiếm thông tin từ đâu. Khi đó, họ sẽ phải tìm đến các khóa học hoặc nhân viên hướng dẫn để được hỗ trợ.

Trong khi đó, công nghệ hỗ trợ học tập thích ứng có thể cung cấp sự trợ giúp. Khi một học sinh chưa thể trả lời câu hỏi, thay vì chuyển sang bài học tiếp theo, hệ thống sẽ mở rộng bài học hiện tại một cách phù hợp. Đồng thời, hệ thống sẽ đưa ra trợ giúp và hoạt động trong suốt quá trình học dưới dạng gợi ý, cho đến khi học sinh hiểu bài.

Trong bối cảnh đại dịch bùng phát, hàng triệu học sinh không thể đến trường. Công nghệ hỗ trợ học tập thích ứng này được cho là mang lại sự hỗ trợ lớn. Theo ông Pardos, việc thiếu tương tác trực tiếp giữa giáo viên - học sinh có thể được bù đắp một phần bằng công nghệ này.

Đặc biệt, vào những thời điểm học sinh không tham gia lớp trực tuyến trong thời gian thực, họ có thể tương tác với công nghệ có khả năng cá nhân hóa việc giảng dạy. Mặc dù dung lượng có hạn, nhưng hệ thống mang lại nhiều lợi ích hơn video hay sách giáo khoa.

Ông Pardos nhận định, về bản chất, cuộc khủng hoảng sức khỏe này sẽ khiến mọi người phải suy nghĩ về sự đổi mới trong giáo dục. Hiện tại, hàng loạt nhà giáo dục đã phải giao tiếp, học hỏi và giảng dạy thông qua phương tiện trực tuyến. Điều đó cho thấy, việc tìm ra những công cụ có thể cải thiện chất lượng học tập trong môi trường trực tuyến và trực tiếp là vô cùng cần thiết.

Đại dịch cũng đặt ra nhiều thách thức, bao gồm sự thiếu gắn kết giữa người dạy và học. Do đó, cần ứng dụng công nghệ một cách thích hợp nhằm tạo ra trải nghiệm học tập trực tuyến toàn diện. Một số nhà giáo dục đã bày tỏ lo ngại rằng, trong thời kỳ đại dịch, những người học ở nhà sẽ khó được kiểm soát. Song, nếu công nghệ học tập thích ứng được áp dụng rộng rãi, chúng có thể "đảo ngược" tình thế.

"Ở đây, có cả vấn đề về quyền truy cập và định hướng. Với quyền truy cập, các thẻ và thiết bị SIM dữ liệu (mô-đun thông tin thuê bao) được coi như xe buýt - phương tiện đưa sinh viên đến lớp học. Ngay cả khi sinh viên có quyền truy cập, nhiều bằng chứng cho thấy, cách họ định hướng việc học trực tuyến có thể dẫn đến sự khác nhau về thành tích", ông Pardos chia sẻ.

Chuyên gia này dẫn chứng, một đồng nghiệp của ông tại Trường Đại học bang Arizona đã nghiên cứu cách sinh viên sử dụng tài liệu trong khóa học trực tuyến. Đồng thời, xem xét liệu những sinh viên trượt khóa học có cách theo dõi bài khác các bạn không.

Nghiên cứu đối với dữ liệu từ khóa học cho thấy, đi đến các câu hỏi trước và sau đó tìm câu trả lời trong tài liệu là một xu hướng phổ biến ở những sinh viên không vượt qua khóa học. Để cải thiện tình hình, giáo viên hướng dẫn đã gửi email cho những người không truy cập bài học. Đồng thời, cho họ biết tầm quan trọng đối với sự thành công của các sinh viên trước. Kết quả là, các sinh viên đã có sự cải thiện về điểm số.

Thay đổi ngành Giáo dục

Nếu sinh viên chưa nắm được kiến thức, hệ thống hỗ trợ sẽ không chuyển sang bài giảng mới.

Một số học sinh sẽ không có định hướng kỷ luật đối với việc học trực tuyến. Nếu không thông qua các buổi cầu truyền hình trực tiếp và điểm danh, làm thế nào giáo viên duy trì kết cấu bài học và giúp học sinh đi đúng hướng? Đó là câu hỏi không ít giáo viên đặt ra. Theo ông Pardos, điều quan trọng là khuyến khích và chia sẻ với người học.

"Công nghệ đang thay đổi mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nghĩ điều đó cũng đang xảy ra trong giáo dục - nơi giáo viên đang làm việc cùng với công nghệ. Nhiều hệ thống hỗ trợ học tập thích ứng đã được truyền cảm hứng từ việc dạy kèm một thầy một trò.

Chúng ta sẽ thấy công nghệ trở nên dễ dàng hòa nhập hơn với những gì giáo viên đang cố gắng hoàn thành. Công nghệ học máy, đặc biệt là xử lý ngôn ngữ tự nhiên, sẽ cung cấp các phương pháp tiếp cận sư phạm", ông Pardos cho biết.

Theo chuyên gia này, hệ thống học tập thích ứng sẽ được sử dụng trong các bối cảnh rộng lớn hơn. Do bối cảnh kinh tế thay đổi, nhiều sinh viên có thể quyết định chuyển hướng nghề nghiệp.

Khi đó, sinh viên sẽ có kiến thức từ lĩnh vực đã học. Đồng thời, tận dụng những gì đã học trong các chương trình giảng dạy để chuyển đổi một cách dễ dàng sang những gì họ muốn theo đuổi.

"Đây là một nhiệm vụ cá nhân hóa đầy thách thức. Nhiều người nghĩ rằng, công nghệ có thể làm được mọi thứ. Mọi người cần học các môn học thuật, nhưng họ cũng cần học để làm người.

Họ cần học về lòng nhân ái, sự rộng lượng, cách làm việc cùng nhau, cách chia sẻ trách nhiệm, duy trì các mối quan hệ. Đây chắc chắn là một chủ đề học tập suốt đời. Làm thế nào để trở thành một công dân tốt? Sẽ không có một công nghệ hỗ trợ học tập thích ứng nào dạy điều đó", ông Pardos nhận định.

Khóa đào tạo kỹ năng về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp cho sinh viên EPU Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2021". Tối 8/12/2021, Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp phối hợp cùng Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Điện lực tổ chức thành công...