Tên gọi nước ta ở thời kỳ đó là gì

Tên gọi nước ta ở thời kỳ đó là gì
Thuở xa xưa, Singapore từng được gọi là Thị trấn Biển (Sea Town).

Mặc dù những bản ghi chép đầu tiên về lịch sử Singapore đã bị phai nhòa theo thời gian, một tài liệu tiếng Hoa vào thế kỷ thứ 3 đã miêu tả mảnh đất này là "Pu-luo-chung", ý muốn nói đến "Pulau Ujong", nghĩa là "hòn đảo ở tận cùng bán đảo" trong tiếng Mã Lai. Sau đó, khi những cộng đồng dân cư đầu tiên được hình thành từ năm 1298 đến năm 1299 Sau Công nguyên, mảnh đất này được biết đến với tên gọi là Temasek (nghĩa là “Thị trấn Biển”).

Vào thế kỷ 14, hòn đảo nhỏ bé nhưng nằm ở vị trí chiến lược này đã có một cái tên mới. Theo truyền thuyết, hoàng tử Sang Nila Utama đến từ xứ Palembang (thủ đô của Srivijaya), trong chuyến đi săn đã gặp một con vật lạ mà chàng chưa bao giờ nhìn thấy. Coi đó là điềm lành, chàng liền đặt cho thành phố nơi xuất hiện con vật lạ cái tên là “Thành phố Sư tử” hay Singapura, mà theo tiếng Sanskrit thì "simha" có nghĩa là sư tử, còn "pura" có nghĩa là thành phố.

Lúc bấy giờ, thành phố này nằm dưới sự cai quản của năm vị vua của Singapura cổ đại. Nằm ở vị trí địa đầu của bán đảo Mã Lai, là điểm quy tụ tự nhiên của các đường hàng hải, thành phố đã khởi sắc trong vai trò là một thương cảng nhộn nhịp dành cho vô số các loại tàu thuyền, như các tàu buôn của người Trung Quốc, thuyền buồm của người Ả Rập, tàu chiến của người Bồ Đào Nha và những thuyền buồm dọc của người Bugis.

Tên gọi nước ta ở thời kỳ đó là gì

Sau đây là thông tin về Singapore, nơi hội tụ các nền văn hóa và sắc tộc đa dạng. Đó chính là sự pha trộn sống động góp phần làm nên nét đặc trưng độc đáo của đất nước.

Tên gọi nước ta ở thời kỳ đó là gì
Vị trí chiến lược của thành phố khiến nơi đây trở thành một trung tâm thương mại lý tưởng.

Singapore hiện đại được khai lập vào thế kỷ 19, nhờ vào chính trị, thương mại và một người đàn ông được biết đến với cái tên Ngài Thomas Stamford Raffles.

Trong thời kỳ này, đế chế Anh Quốc đang lăm le tìm một bến cảng trong khu vực để neo đậu các tàu buôn của mình, và để chặn trước các bước tiến của người Hà Lan. Singapore, lúc đó đã là một thương cảng đầy triển vọng, nằm dọc theo Eo biển Malacca, có vẻ là một lựa chọn lý tưởng.

Ngài Raffles, khi đó là tỉnh trưởng của vùng Bencoolen (ngày nay là Bengkulu) ở xứ Sumatra, đặt chân đến Singapore vào ngày 29 tháng 1 năm 1819. Nhận ra tiềm năng lớn của một hòn đảo được bao phủ bởi đầm lầy, ông liền thương thảo một hiệp ước với những người cai trị khu vực này, và xây dựng Singapore thành một trung tâm thương mại. Thành phố này nhanh chóng phát triển thành một trung tâm thương mại xuất nhập khẩu, thu hút dân di cư từ Trung Quốc, Ấn Độ, Quần đảo Mã Lai và các vùng xa hơn nữa.

Năm 1822, Ngài Raffles đã cho thực hiện chương trình quy hoạch Raffles Town Plan, còn gọi là Jackson Plan, để giải quyết tình trạng mất trật tự của khu thuộc địa này. Các khu tập trung sinh sống của các dân tộc được chia thành bốn khu vực. Khu European Town là nơi sinh sống tập trung của những thương nhân châu Âu, người Âu-Á, và những người Châu Á giàu có, trong khi những người Trung Quốc thường sống tập trung ở khu vực ngày nay là Chinatown, và khu vực phía đông nam của Sông Singapore. Những người Ấn thường sống tập trung ở khu Chulia Kampong, phía bắc của khu Chinatown, và khu Kampong Gelam là nơi sinh sống của những người theo đạo Hồi, người Mã Lai và người Ả Rập đã di cư đến Singapore. Singapore tiếp tục phát triển trong vai trò là một thương cảng, với sự thành lập của một số ngân hàng chủ chốt, các Hiệp hội thương mại, và Tổ chức Thương mại. Vào năm 1924, một con đường đắp cao được mở ra nối liền khu vực phía bắc của Singapore với Johor Bahru.

Kiến trúc sư đầu tiên của Singapore, ông George D.Coleman, đã đến Singapore vào năm 1822, và công trình đầu tiên của ông là Nhà ở cho Ngài Stamford Raffles. Ông cũng tạo dựng nhiều ngôi nhà mang phong cách Palladian.

Tên gọi nước ta ở thời kỳ đó là gì
Quân Đồng minh đầu hàng vào năm 1942.

Sự thịnh vượng của Singapore đã bị hủy hoại nặng nề trong Thế Chiến thứ II, khi quân Nhật tấn công vào ngày 8 tháng 12 năm 1941. Quân xâm lược tiến vào từ phía bắc, khiến cho các chỉ huy quân sự Anh lúng túng vì họ nghĩ rằng đối phương sẽ tấn công bằng đường biển từ phía nam. Mặc dù có số lượng quân đông hơn, nhưng Quân Đồng Minh đã đầu hàng quân Nhật vào đúng dịp Tết Âm lịch, ngày 15 tháng 2 năm 1942. Đó là lần đầu hàng lớn nhất trong lịch sử của đội quân do người Anh cầm đầu. Hòn đảo này, từng được mệnh danh là "pháo đài bất khả xâm phạm", giờ đây được đặt tên là Syonan-to (tức "Ánh sáng của Đảo Nam" trong tiếng Nhật).

Khi quân Nhật đầu hàng vào năm 1945, mảnh đất này đã rơi vào tay Bộ máy Chính quyền của Quân đội Anh (British Military Administration), lực lượng này nắm quyền cho đến khi Khu vực Straits Settlement gồm Penang, Melaka và Singapore tan rã. Vào tháng 4 năm 1946, Singapore trở thành một Thuộc địa của Anh (British Crown Colony).

Tên gọi nước ta ở thời kỳ đó là gì
Singapore đã trải qua một chặng đường dài để trở thành quốc gia như ngày nay.

Vào năm 1959, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc đã hình thành chế độ tự trị ở quốc gia này, và cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã diễn ra. Đảng Hành Động Nhân Dân (People’s Action Party - PAP) đã giành được 43 ghế, và ông Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore.

Vào năm 1963, Malaysia được thành lập, bao gồm Liên bang Malaya, Singapore, Sarawak và Bắc Borneo (nay là Sabah). Bước đi này nhằm củng cố các mối quan hệ chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, việc hợp nhất không đạt được nhiều thành công và gần hai năm sau đó, cụ thể là vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore đã tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập với nền dân chủ có chủ quyền lãnh thổ riêng.

Ngày nay, nhiều lát cắt của quá khứ đa văn hóa, thời kì thuộc địa và giai đoạn chiến tranh của Singapore vẫn được lưu giữ trong và xung quanh thành phố. Bạn có thể đến thăm các công trình tưởng niệm, bảo tàng và đài tưởng niệm, hoặc đi bộ dọc theo những con đường di sản để thực hiện hành trình xuyên thời gian tìm về quá khứ.

Hai tiếng Việt Nam dưới thời phong kiến

Hai tiếng Việt Nam là quốc hiệu của nước ta, dùng để phân biệt với các nước khác trên thế giới.

Theo quan niệm Việt Nam là tên gọi của sự kết hợp nòi giống và vị trí địa lý (Việt Nam – người Việt sinh sống ở phương nam); thể hiện niềm tự tôn, tinh thần độc lập, tự chủ và phủ nhận sự áp đặt, miệt thị của người Trung Quốc.

Sau khi Gia Long lên ngôi vua năm 1802, ngoài việc ổn định về mặt tổ chức của vương triều; Vua quan tâm hơn cả là đặt quốc hiệu đất nước để khẳng định sự chính thống của một triều đại mới.

Tên gọi nước ta ở thời kỳ đó là gì
Sau khi Gia Long lên ngôi vua năm 1802, ngoài việc ổn định về mặt tổ chức của vương triều; Vua quan tâm hơn cả là đặt quốc hiệu đất nước để khẳng định sự chính thống của một triều đại mới. Ảnh tư liệu đăng trên VTC/VOV.

Năm 1802, nhà Nguyễn cử một phái đoàn sang Trung Quốc do Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định làm Chánh sứ, xin phong vương cho vua Nguyễn Ánh và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt.

Tuy vậy, nhà Thanh sợ vương triều Nguyễn dựa vào quốc hiệu Nam Việt để đòi phần lãnh thổ rộng lớn từ thời cổ đại trước kia (lãnh thổ Việt Nam thời Triệu phía bắc giáp sông Dương Tử, phía nam giới hạn Đèo Ngang, phía tây là Tứ Xuyên; tức là bao gồm vùng Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc, nơi sinh sống của khối cư dân Bách Việt); nên đã gửi cho vua Nguyễn bức thư, có đoạn viết:

“…Nên lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ở bờ cõi Nam giao ... Tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa vốn xưa đã có tên là Nam Việt lại phân biệt được ra”

Nhận được sắc phong, tháng 2 năm Giáp Tý 1804, vua Gia Long ban chiếu đặt quốc hiệu mới là Việt Nam. Trong chiếu chỉ có ghi:

“Đế vương dựng nước, trước phải trọng Quốc hiệu để tỏ thống nhất. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước… nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa.

Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”....

Vậy là quốc hiệu Việt Nam được công bố có ý nghĩa quan trọng, là sự thể chế hóa nguyện vọng lâu đời của nhân dân; khẳng định tính pháp lý về chủ quyền của một Nhà nước Việt ở phương Nam; thể hiện ý chí, sức mạnh muôn đời của các cộng đồng cư dân Việt trên dải đất phương Nam. [1]

Tuy vậy, hai tiếng Việt Nam có thể xuất hiện sớm hơn hay không? Và có từ khi nào? Để đi tìm câu trả lời chúng ta cần tìm lại trong sử sách.

Theo đó, hai tiếng Việt Nam xuất hiện sớm nhất trong lịch sử dân tộc là từ thế kỷ thứ 14, trong bộ sách “ Việt Nam thế chí” của Học sĩ viện Hàn lâm Hồ Tông Thốc biên soạn.

Tác phẩm “Việt Nam thế chí” được Hồ Tông Thốc viết khi ông còn làm quan dưới thời vua Trần Nghệ Tông. Tác phẩm tuy đã bị mất, song lời tựa đã được Phan Huy Chú (1782 – 1840) ghi lại trong tác phẩm Văn tịch chí bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

Lời tựa đã cho ta biết Việt Nam thế chí chép18 đời vua Hùng và các đời nhà Triệu; Quan trọng hơn, Hồ Tông Thốc là người đầu tiên đưa ra danh xưng Việt Nam với ý nghĩa là quốc hiệu. [2]

Sang thế kỷ thứ 15, danh xưng Việt Nam một lần nữa được xuất hiện, không chỉ một mà tới 4 lần do “nhà tiên tri số một” Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm nhắc đến.

Lần đầu tiên hai tiếng Việt Nam được Trạng Trình nhắc đến trong tác phẩm “Trình tiên sinh quốc ngữ” hay còn gọi là “Sấm ký”. Đây là tập hợp những dự báo sẽ xảy ra trong tương lai.

Tên gọi nước ta ở thời kỳ đó là gì
Vị trí của "Thủ đô gió ngàn" với Cách mạng Tháng 8/1945

Ngay phần đầu của tập“Sấm ký” Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhắc đến “ Việt Nam khởi tổ xây nền…”

Lần thứ hai, danh xưng Việt Nam được nói trong bài thơ chữ Hán“Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh" (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam).

Lần thứ ba, thứ tư Trạng Trình nhắc đến hai tiếng Việt Nam là trong hai bài thơ gửi hai người bạn thân.

Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên Nguyễn Thiến (1495 – 1557), hai câu cuối ông viết: "Tiền trình vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị phương danh trọng Việt Nam" (Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ/ Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?).

Bài thứ hai gửi Trạng nguyên Giáp Hải (1517 – 1586), hai câu cuối ông cũng viết: "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam" (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời/ Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam).

Mặc dù sống trước 5 thế kỷ, song những lời “Sấm ký” của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm đã dự báo nước ta sau này sẽ lấy quốc hiệu Việt Nam làm tên gọi ?! [3]

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy hai chữ “Việt Nam” trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16 - 17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh...

Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu:“Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan” (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).

Dưới triều đại Tây Sơn, mặc dù thời gian tồn tại rất ngắn, nhưng lịch sử đã ghi nhận những đóng góp công lao trong việc thống nhất đất nước, giáo dục, văn hóa…

Bên cạnh đó, theo một số tài liệu có chép đời vua Quang Trung đã cho đặt quốc hiệu là Việt Nam năm Nhâm Tý (1792).

Việc này đã được Vua giao cho quan đại thần Phan Huy Ích soạn thảo với mục đích “ Tuyên cáo đặt mới quốc hiệu”.

Bản chiếu này viết: “Xuống chiếu cho thần dân trong thiên hạ đều biết.

Trẫm nghĩ: Xưa nay các bậc đế vương dựng nước, ắt có đặt quốc hiệu để tỏ rõ sự đổi mới,…  Từ trước đã có Văn Lang, Vạn Xuân nhưng còn quê kệch. Đến đời Đinh Tiên Hoàng gọi là Đại Cồ Việt, nhưng người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ.

Từ đời nhà Lý về sau quen dùng tên An Nam do nhà Tống phong cho ngày trước đặt làm hiệu nước. Tuy vậy, vận hội dù có đổi thay nhưng trải bao đời vẫn giữ theo tên cũ, thực là trái với nghĩa chân chính dựng nước vậy.

Trẫm nối theo nghiệp cũ, gây dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn trước. Xem qua sổ sách, tuần xét núi sông, nên đặt tên tốt để truyền lâu dài.

Nay ban đổi tên nước là Việt Nam

Đã báo sang cho Trung Quốc biết rõ.

Từ nay trở đi, cõi Viêm bang bền vững, tên hiệu tốt đẹp gọi truyền. Hễ ở trong bờ cõi đều hưởng phúc thanh minh…”

Như vậy, căn cứ vào các tư liệu, tư tịch cổ đã chứng minh rằng hai tiếng Việt Nam đã có từ xưa (từ thế kỷ 14) và (có thể) chính thức trở thành quốc hiệu nước ta vào năm Nhâm Tý (1792) triều Tây Sơn ?! [4]

Danh xưng Việt Nam hiện nay

Từ giữa thế kỷ XIX, nước ta bị ách đô hộ của thực dân Pháp; bọn chúng thường gọi nhân dân ta là “dân An Nam” để chỉ sự miệt thị, khi bỉ và coi thường.

Hai tiếng Việt Nam chưa xuất hiện chính thức, song đã được các nhà sử học, các trí sĩ yêu nước đặt tên cho nhiều tổ chức chính trị, và nhiều tác phẩm với mục tiêu đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập cho dân tộc:

Phan Bội Châu cùng Cường Để thành lập Việt Nam Công hiến hội (1908), Việt Nam quang phục hội (1912); Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (năm 1925) và Việt Nam độc lập đồng minh hội (năm 1941)…

Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử (1905), Phan Chu Trinh viết Pháp - Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam, Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược…

Chỉ đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công; ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì quốc hiệu Việt Nam mới chính thức được công nhận. 

Từ đây, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất. [5]

Tài liệu tham khảo:

[1;4] http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/quoc-hieu-viet-nam-co-tu-bao-gio-2253731/

[2]. http://www.vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/ho-tong-thoc-la-nguoi-dua-thoi-dai-hung-vuong-vao-chinh-su

[3]. https://baophapluat.vn/chuyen-la/dieu-chua-biet-ve-nha-tien-tri-so-mot-cua-viet-nam-191880.html

[5]. http://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/quoc-hieu-viet-nam-co-tu-khi-nao-479253

THẠC SĨ LƯƠNG ĐỨC HIỂN