Thai 17 tuần phát triển như thế nào

  • Tam cá nguyệt thứ 1
  • Tam cá nguyệt thứ 2
  • Tam cá nguyệt thứ 3
Tam cá nguyệt thứ 1Tam cá nguyệt thứ 2Tam cá nguyệt thứ 3
Tuần 01Tuần 02Tuần 03Tuần 04Tuần 05Tuần 06Tuần 07Tuần 08Tuần 09Tuần 10Tuần 11Tuần 12Tuần 13Tuần 14Tuần 15Tuần 16Tuần 17Tuần 18Tuần 19Tuần 20Tuần 21Tuần 22Tuần 23Tuần 24Tuần 25Tuần 26Tuần 27Tuần 28Tuần 29Tuần 30Tuần 31Tuần 32Tuần 33Tuần 34Tuần 35Tuần 36Tuần 37Tuần 38Tuần 39Tuần 40

Mang thai tuần 17Sự Phát triển của thai nhi & Thay đổi cơ thể mẹ

Chúc mừng Mẹ đã trải nghiệm được nửa chặng đường đón bé chào đời! Sau 16 tuần, cơ thể Mẹ và bé đã có nhiều thay đổi đáng kể; tuy nhiên vẫn có một số Mẹ cơ thể vẫn chưa có hình dáng "mang bầu" đặc trưng. Điều quan trọng là mẹ và bé cùng khoẻ mạnh để sẵn sàng cho những cột mốc đáng nhớ sắp tới Mẹ nha!

Phát triển ở bé

Vào giữa tuần mang thai thứ 17 và 20, em bé trải qua nhiều thay đổi.

  • Ngay lúc này, em bé của Mẹ sẽ dài từ 11,4 14cm. Nghĩa là khoảng chiều dài của một trái cam lớn.

Bây giờ khi bé có những cơn nấc cụt nhẹ, Mẹ có thể nghe thấy được rồi đấy!

Khi vào khoảng 17 tuần thai, một loại mỡ thiết yếu gọi là mỡ nâu sẽ phát triển dưới da em bé. Lớp mỡ này giúp giữ ấm cho em bé sau lúc sinh ra.

  • Phổi của bé đã chuẩn bị để tiếp nhận oxy của không khí.

Thay đổi của mẹ

Tin vui vào tuần lễ mang thai thứ 17 là trong khi cơ thể thay đổi nhanh thì các triệu chứng khó chịu của giai đoạn đầu thai kỳ lại giảm nhẹ dần. Mẹ sẽ tăng khoảng ½ kg mỗi tuần trong khoảng tuần thứ 16 đến 20 của thai kỳ.
Trong giai đoạn này, xương, cơ và các khớp cũng bắt đầu thay đổi để thích hợp với cơ thể đang to hơn của Mẹ.
Mẹ cũng có thể trải qua các cơn đau lưng, chuột rút, sưng chân hay mắt cá và cả chứng giãn tĩnh mạch.

Mẹ cần làm gì

Nếu Mẹ chưa hẹn lịch siêu âm thì đây là thời điểm rất thích hợp. Siêu âm giữa thai kỳ có thể diễn ra từ tuần 18 đến tuần 22 để kiểm tra sự phát triển của bé bao gồm sự hình thành và phát triển bộ não, tim, cột sống, gan, thận, và các cơ quan nội tạng khác. Lúc này, mẹ đã có thể biết giới tính của bé qua máy siêu âm do cơ quan sinh dục ngoài đã phát triển đầy đủ.

Dinh dưỡng

Mẹ đã hiểu biết về những gì cơ thể mẹ thực sự cần trong thời gian mang thai chưa?
Như mẹ biết, áp dụng chế độ ăn cân bằng với thực phẩm bổ dưỡng và có màu sắc, uống thêm các loại vitamin bổ sung cho thời kỳ mang thai sẽ rất có lợi cho cơ thể đang tăng trưởng của mẹ và em bé
Ở tuần lễ mang thai thứ 17, mẹ cần tiếp tục tăng cường chế độ ăn với các chất dinh dưỡng đã được chứng minh là mang lại lợi ích đặc biệt cho sức khoẻ, bao gồm:

  • Canxi: sữa chua ít-béo, sữa-ít-chất béo, bánh sữa-ít chất béo, phô-mai tươi ít béo, tàu hủ, trái hạnh, cải xoăn
  • Axit Folic (folate): nước cam, rau bó xôi, măng tây, cải xoăn, cải xoăn lá trơn, đậu, bánh mì từ bột nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt có bổ sung vitamin, mộng lúa mì
  • Chất sắt: nạc thịt bò, hạt, trứng, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt có bổ sung vitamin, bột yến mạch, rau xanh nhiều lá Protein: nạc thịt bò, gà, gà tây, nạc heo, đậu, tàu hủ, bơ sữa
  • Vitamin A: chanh trái, cải xoăn, tiêu chuông, dâu, cà chua, xoài, khoai tây nguyên.
  • Vitamin C: cà rốt, bí, xoài, khoai lang, rau xanh nhiều lá, thịt nạc các loại, trứng, bơ sữa, vỏ cốc nguyên hạt có bổ sung vitamin Chất kẽm: nạc bò, ngũ cốc, rau quả, đậu, bơ sữa ít béo, rau bó xôi

Vận động

Một trong các bài tập thể dục quan trọng mẹ cần tìm hiểu và thực hiện: Nghiêng vùng Xương chậu! Các bài tập nghiêng vùng xương chậu giúp tăng cường cơ bụng, là bước đi rất hữu ích cho giai đoạn tuần thai thứ 17 trở đi, nó cũng làm giảm các cơn đau lưng và cột sống giúp tăng độ dẻo dai cho Mẹ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các hoạt động tương tác của mẹ và bé trong thai kỳ

Tìm hiểu thêm

Giai đoạn phát triển trí não của thai nhi

Sự phát triển trí não của thai nhi từ trong bụng mẹ là một quá trình vô cùng kì diệu

Tìm hiểu thêm

Khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai

Trong thời gian mang thai, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển về thể chất và trí não....

Tìm hiểu thêm

Video liên quan

Chủ đề