Thai 17 tuần tăng bao nhiêu?

Siêu âm thai 17 tuần tuổi là mốc quan trọng trong thai kỳ. Lúc này bạn đang ở tam cá nguyệt thứ 2 và ở cuối tháng thứ 4. Giai đoạn này, bé đang phát triển một cách mạnh mẽ, do đó mẹ bầu cần chú ý đến sự thay đổi của cơ thể và chế độ dinh dưỡng của con để bé phát triển một cách toàn diện nhất. 

Menu xem nhanh:

1

1. Tầm quan trọng của siêu âm thai 17 tuần?

Khi thai được 17 tuần, lúc này tình trạng ốm nghén của mẹ sẽ chấm dứt hẳn và đây là thời kỳ cả mẹ và thai nhi đều tăng cân nhanh chóng, bụng của mẹ sẽ lộ rõ hơn. Do đó, đây là thời điểm mà mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển toàn diện. 

Theo các chuyên gia, thai 17 tuần tuổi được đánh giá là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Lúc này, mắt của bé vẫn còn nhắm nhưng đã phát triển to hơn, lông mi và lông mày dài hơn. Đồng thời, thai nhi đã hình thành lớp mỡ nâu dưới hạ bì, mỡ trắng bắt đầu bao lấy các rễ dây thần kinh, khả năng nghe cũng đã bắt đầu phát triển.

Việc siêu âm thai 17 tuần là bài kiểm tra quan trọng để bác sĩ kiểm tra kích thước: đầu, ngực, chiều dài xương đùi… nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bé. Đặc biệt, siêu âm thai ở giai đoạn này, bạn cũng có thể nhìn thấy nhiều động tác đáng yêu của trẻ như: mút ngón tay, đá chân, duỗi chân… rất thú vị. 

Thai 17 tuần tăng bao nhiêu?

Siêu âm thai 17 tuần tuổi là mốc quan trọng trong thai kỳ. Lúc này bạn đang ở tam cá nguyệt thứ 2 và ở cuối tháng thứ 4

2. Những thay đổi của thai nhi khi siêu âm mốc 17 tuần 

Thai nhi 17 tuần tuổi dài khoảng 13cm tính từ đầu đến mông và nặng khoảng 140g, kích thước này tương đương với 1 củ hành tây. Da của bé thời điểm này trong suốt đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da.

Xuất hiện một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây bao phủ toàn bộ cơ thể của trẻ, lớp gây này có chức năng bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp trẻ có thể di chuyển dễ dàng. 

Một điểm đáng lưu ý khi siêu âm thai ở giai đoạn này đó chính là não của bé đang phát triển một cách nhanh chóng, hệ thần kinh liên quan đến vị giác đã trưởng thành. Thính giác đã bắt đầu hoạt động và nghe được các âm thanh bên ngoài bụng mẹ như tiếng nhạc, tiếng ồn… Trẻ đã biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu, khi siêu âm, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy thận của bé. 

Những sợi tóc đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện trên đỉnh đầu và một lớp lông tơ mỏng mịn phủ đầy cơ thể. Thông thường, những em bé sinh non khi sinh ra sẽ có nhiều lông tơ trên phần lưng và cánh tay hơn so với trẻ đủ tháng. 

Ở giai đoạn này, trẻ sẽ ngủ nhiều để tích lũy năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể nhận ra các hoạt động của bé khi bé xoay người, máy đạp vào bụng mẹ, nhất là khi bạn đang ngủ. 

Thai 17 tuần tăng bao nhiêu?

Thai nhi 17 tuần tuổi dài khoảng 13cm tính từ đầu đến mông và nặng khoảng 140g, kích thước này tương đương với 1 củ hành tây

3. Khi mang thai 17 tuần, mẹ bầu sẽ thay đổi như thế nào?

– Bắt đầu xuất hiện các vết rạn: Lúc này, bụng của mẹ bầu có thể bắt đầu xuất hiện các vết rạn da, nhưng với những mẹ không tăng cân quá nhiều thì các các vết rạn sẽ không quá nghiêm trọng và chúng sẽ mờ dần sau khi sinh. 

– Tăng cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn: Giai đoạn này, mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác đói bụng và thèm ăn. Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh, giàu chất xơ, hạn chế tinh bột và đồ ngọt. 

– Bị đau đầu: Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự thay đổi nội tiết, mệt mỏi và căng thẳng. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress.

– Thường xuyên có cảm giác chóng mặt: Việc mất nước có thể gây cho mẹ bầu cảm giác chóng mặt, nguy hiểm hơn là ngất xỉu. Để tránh hiện tượng này, mẹ bầu nên uống đủ nước bằng cách uống ít nhất tám cốc nước/ngày.

– Ợ hơi, trào ngược dạ dày: Khi có hiện tượng ợ hơi, trào ngược dạ dày, nóng rát ở ngực sau mỗi bữa ăn, bạn nên tránh nằm ngay sau ăn để tránh tình trạng này. 

– Đau vùng lưng: Căng cơ lưng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng ở thai kỳ tuần 17, lúc này tử cung của bạn trở nên nặng hơn, trọng lượng tăng lên tập trung ở phía trước bụng nên đa số bà bầu sẽ có xu hướng là uốn cong người về phía trước. 

Thai 17 tuần tăng bao nhiêu?

Giai đoạn này, mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác đói bụng và thèm ăn. Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng

4. Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi siêu âm thai tuần 17

4.1 Siêu âm thai 17 tuần tuổi, khi nào cần trao đổi với bác sĩ?

Bước vào tuần 17, mẹ bầu sẽ có cảm giác chóng mặt. Một số mẹ khá lo lắng khi đột ngột cảm thấy chóng mặt khi đang làm việc, sinh hoạt. Đây là hiện tượng khá phổ biến đối với các mẹ bầu ở giai đoạn này do đó mẹ không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời. 

– Đau bụng dưới bất thường, các cơn đau có dữ dội và kéo dài.

– Xuất hiện dịch nhầy kèm máu đỏ.

– Ra máu âm đạo.

– Ngất xỉu.

– Thai không chuyển động.

– Mẹ bầu sốt cao, co giật… 

4.2 Thai 17 tuần tuổi mẹ nên làm những xét nghiệm nào?

Dưới đây là các các xét nghiệm mà mẹ bầu khi siêu âm tuần 17 cần lưu ý:

– Xét nghiệm Triple test

Vào thời điểm 17 tuần tuổi, song song với việc siêu âm bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện xét nghiệm Triple test (đây là bộ ba xét nghiệm cho biết 3 chỉ số quan trọng là hCG, AFP, Estriol) nhằm tầm soát nguy cơ thai nhi có hội chứng Down và dị tật bẩm sinh.

Thời điểm thực hiện tốt nhất là khoảng từ 16 – tuần 18, đây sẽ là thời điểm cho kết quả thực hiện chính xác nhất. 

– Xét nghiệm nước tiểu

Đây là xét nghiệm bắt buộc nhằm phát hiện và tìm kiếm các rối loạn như: nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận và bệnh đái tháo đường. 

Thai 17 tuần tăng bao nhiêu?

Vào thời điểm 17 tuần tuổi, song song với việc siêu âm bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện xét nghiệm Triple test

Siêu âm thai 17 tuần tuổi sẽ cho mẹ bầu biết những thông tin về sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của trẻ. Để đảm bảo thai nhi phát triển một cách toàn diện, mẹ bầu hãy tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ. Chúc mẹ bầu có thai kỳ hạnh phúc và thật khỏe mạnh để đón con yêu chào đời.