Thai 38 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

Vào thời điểm tuần thai thứ 38, bé sẽ gập người một cách ngoan ngoãn và chuẩn bị tư thế để được chào đời.

Lúc này em bé ở trong bụng mẹ vẫn tiếp tục nuốt nước ối. Các chất trong nước ối sau đó sẽ được chuyển hóa và giữ lại ở ruột, tạo thành lớp phân su màu đen dính, đây là “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên sau khi bé chào đời.


Thai 38 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

Thai nhi 38 tuần đã thực sự có da có thịt vì trọng lượng của bé đã đạt khoảng từ 3 - 3,1 kg. (Ảnh minh họa)

Nhiều bé lúc này đã có tóc và tóc đã dài khoảng 2,5cm. Lớp mỡ vẫn đang dày hơn trên người bé, nhưng sự phát triển bắt đầu chững lại. Những lớp biểu bì bên ngoài cũng đang được trút bỏ và thay thế bằng những lớp da mới.

Vào thời điểm này, bé sẽ gập người một cách ngoan ngoãn và chuẩn bị tư thế để được chào đời. Bé tiếp tục phát triển và các chức năng cũng như bộ khung đã hoàn thiện trừ não bộ, phổi. Hai cơ quan này sẽ tiếp tục hoàn thiện cho tới khi bé chào đời và tiếp tục phát triển trong thời thơ ấu của bé. Bé đã có thể nắm tay thật chặt như lần nắm tay đầu tiên của con khi vừa chào đời.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thứ 38 của thai kỳ

- Đi tiểu thường xuyên

Khi thai nhi được 38 tuần tuổi thì cơ thể mẹ lúc này đã ngừng tăng cân, một số người còn giảm cân nhưng lại có cảm giác rất khó chịu. Bé lúc này đã di chuyển sát vùng xương chậu của mẹ, nên bàng quang bị chèn ép ghê gớm, mẹ thường xuyên phải đi tiểu.

- Sưng phù chân

Sự phù lên trông thấy của bàn chân và mắt cá chân là hết sức phổ biến trong giai đoạn nước rút này. Nhưng nếu có các dấu hiệu bất thường như sưng quá to ở chân, mắt cá chân và thậm chí ở bàn tay, xuất hiện bọng xung quanh mắt hoặc tăng cân đột ngột, đau đầu dai dẳng, dữ dội, thị lực thay đổi... thì hãy gọi ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ tiền sản giật.

Thai 38 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

Sự phù lên trông thấy của bàn chân và mắt cá chân là hết sức phổ biến trong giai đoạn nước rút này. (Ảnh minh họa)

- Tăng tiết dịch âm đạo

Ở thời điểm thai kỳ được 38 tuần, các mẹ bầu sẽ nhận thấy dịch nhầy ở âm đạo sẽ xuất hiện nhiều hơn. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Chất nhầy được giải phóng khi cổ tử cung của bạn giãn ra để chuẩn bị cho chuyển dạ. 

- Khó ngủ

Bước vào tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã lớn cả về kích thước lẫn trọng lượng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, điều này khiến sự cử động của mẹ cũng gặp khó khăn hơn, gây khó chịu khi ngủ.

- Xuất hiện cơn gò Braxton Hicks (cơn đau đẻ giả)

Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, các mẹ sẽ cảm nhận thấy những cơn gò mạnh mẽ hơn và chắc chắn bạn đang tự hỏi đó liệu có phải là cơn co thắt đau đẻ hay chỉ là cơn gò Braxton Hicks. Trước mối lo ngại này, các chuyên gia cho biết hầu hết những cơn gò diễn ra trong thời gian ngắn, không theo chu kỳ thì đều là cơn gò Braxton Hicks.

Thai 38 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, các mẹ sẽ cảm nhận thấy những cơn gò mạnh mẽ hơn. (Ảnh minh họa)

- Rò rỉ sữa non

Rất nhiều phụ nữ mang thai thấy ngực của họ bắt đầu chảy ra sữa non lúc nào đó trong tam cá nguyệt thứ 3. Nếu bạn đang bị rò rỉ sữa non, bạn có thể xem xét đến việc mang miếng lót sữa trong áo ngực.

- Cảm xúc lẫn lộn đan xen

Lúc này cũng là giai đoạn mà tâm lý mẹ bầu có những xáo trộn. Mẹ bầu vừa mong chờ và háo hức, lo lắng và sốt ruột. Nếu bạn lo lắng bạn sẽ đối phó thế nào với cơn đau khi sinh con, hãy đọc tất cả những gì có thể về các cách giảm đau. Đồng thời, các đức ông chồng cũng như những người thân trong gia đình hãy thông cảm và quan tâm cho bà bầu trong giai đoạn này nhé.

>> XEM TIẾP: Mang thai 3 tháng cuối - những điều mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.