Thái phiên là ai

Thái Phiên biệt hiệu là Nam Xương, sinh năm Nhâm Ngọ(1882) tại làng Nghi An, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Lúc còn thiếu thời theo đòi Nho học, về sau ông xuống Đã Nẵng học thêm Tây học. Thái Phiên nổi tiếng thông minh, sống tại một vùng đất thuộc địa của Pháp, Thái Phiên đã chứng kiến tận mắt những nỗi đau lòng của người dân mất nước. Năm 1904, Phan Bội Châu lập “Duy Tân Hội” với mục đích phát triển thế lực chuẩn bị vũ trang bạo động.

Thái phiên là ai

Thái Phiên là một trong những người sáng lập, đã có những đóng góp quan trọng trong công tác kinh tài, giúp cho Hội có điều kiện hoạt động. Về sau ông còn đảm nhiệm thêm công việc liên lạc, tuyên truyền và cổ động. Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ Nhất bùng nổ, ông và nhà yêu nước Trần Cao Vân đã để nhiều thời gian, tâm lực, bí mật chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa rộng rãi. Thực dân Pháp tăng cường bắt lính người Việt đi làm bia đỡ đạn…

Thái Phiên và Trần Cao Vân đã len lỏi trong hàng ngũ của họ để vận động phản chiến và tuyên truyền khởi nghĩa. Các ông cũng lôi kéo được Vua Duy Tân, một ông vua trẻ có tinh thần yêu nước. Một kế hoạch khởi nghĩa đã được quyết định, theo tinh thần đó, đêm ngày 3/5/1916, khởi nghĩa sẽ bùng lên trước tiên ở Huế, binh lính nổi dậy từ bên trong, nghĩa quân từ ngoài đánh vào. Từ Huế khởi nghĩa sẽ lan ra Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định…. 10 giờ đêm Vua Duy Tân vừa ra khỏi Hoàng thành, Thái Phiên sắp phát lệnh khởi nghĩa thì lính Pháp kéo đến. Kế hoạch bị lộ, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Vua Duy Tân bị đi đày, Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt và bị xử tử hình ngày 17/5/1916. Lúc đó Thái Phiên 34 tuổi.

Trong bài Văn tế Thái Phiên, Phan Bội Châu có lời thương tiếc:

“Bảy thước thân trai gánh nợ đời

Tinh thần khu xác một mà hai.

Trong vòng lồng chậu không chim cá

Trước mặt non sông có bể trời.

Cây cỏ biết đem dây máu nhuốm

Ruột gan hòng cậy tấm trăng soi.

Chúng ta cũng vẫn dòng Hồng Lạc

Xin hỏi Nam Xương có mấy ai?”

Để nhớ ơn ông, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đặt tên thành phố Đà Nẵng tên “Thành Thái Phiên”. Tên Đường Thái Phiên nơi ông trú ngụ lúc sinh thời vẫn tồn tại đến ngày nay. Trường chúng ta mang tên Thái Phiên, một cái tên vừa tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của dân tộc, vừa tiêu biểu cho mối tình kết nghĩa Hải Phòng – Đà Nẵng. Chúng ta có nhiệm vụ làm cho Trường Thái Phiên luôn xứng đáng với tên gọi có ý nghĩa cao đẹp đó.

Thái phiên là ai
Thái phiên là ai
Thái phiên là ai
Thái phiên là ai
Thái phiên là ai
Thái phiên là ai
Thái phiên là ai
Thái phiên là ai

Thái Phiên là người làm kinh tài rất giỏi, ông đã rất thành công trong công tác này cả thời Duy Tân hội lẫn thời Việt Nam Quang phục hội. Những “tư liệu mới” vừa được công bố càng củng cố thêm nhận định này!

Thái phiên là ai
Chí sĩ Thái Phiên.  

Nhãn lực của Tiểu La

Qua những tư liệu mới được phát hiện gần đây đã củng cố những nhận định còn dè dặt trước đây của các nhà nghiên cứu về việc Thái Phiên tham gia Duy Tân hội với việc ông tham dự đại hội thành lập vào tháng 4.1904 ở nhà Tiểu La Nguyễn Thành tại Nam Thịnh sơn trang (nay thuộc xã Bình Quý, huyện Thăng Bình) là hoàn toàn có cơ sở. Trần Viết Ngạc trong Thái Phiên - Trần Cao Vân - Tài liệu tham khảo Lịch sử Việt Nam: “Duy Tân hội được thành lập, Thái Phiên nhận trách nhiệm hoạt động kinh tài cho hội”. Nguyễn Sinh Duy trong Quảng Nam và những vấn đề sử học (Nxb VHTT, năm 2006) thì: “Dù còn ít tuổi nhưng thừa uy tín, hơn nữa nhờ có Hán học lẫn Tây học, Thái Phiên được chỉ định giữ chức vụ kinh tài cho hội” (tr.338).

Nhưng ai là người đã giới thiệu cho Thái Phiên - “một người mới ngoài hai mươi tuổi, làm thông ngôn cho một hãng buôn Tây, ở đất nhượng địa, từ ăn mặc cho đến nói năng đi đứng, theo một cái điệu bộ mà bấy giờ người ta cho là lấc cấc, cái điệu bộ của phường thông ký, hạng người mà nhà Nho không muốn cũng không dám đến gần” tham gia vào tổ chức bí mật này. Đó chính là Tiểu La Nguyễn Thành. Với việc làm này thôi, Tiểu La đã được Phan Bội Châu khen nức nở: “là người có cái nhãn lực và cái can đảm phi thường…”, “hết sức tinh và gan dạ”  (theo Phan Khôi, Địa vị của Thái Phiên và Trần Cao Vân trong cuộc biến ở Huế năm 1916, Tạp chí Sông Hương số tháng 10.1936).

Sau đại hội thành lập, Thái Phiên đã trở thành cánh tay phải của Tiểu La đảm nhận việc kinh tài cho hội, nhiệm vụ hàng đầu của hội lúc bấy giờ. Khi Tiểu La bị bắt năm 1908, Đỗ Đăng Tuyển lên thay thế công việc của hội thì vai trò của Thái Phiên càng quan trọng. Cả Tiểu La và Đỗ Đăng Tuyển đều xem Thái Phiên là cánh tay phải của mình. Sau khi ông mất nguồn tài chính để lại còn rất lớn cho thấy tài năng của ông trong lĩnh vực này.

Để làm được việc kinh tài một cách xuất sắc, Thái Phiên đã được sự giúp đỡ của hai người vợ của mình. Người vợ đầu là bà Trịnh Thị Nhuận (1882 - 1908), một người “tính tình sôi nổi, lanh lợi, hoạt bát. Bà thường đi liên miên, buôn bán rất có duyên. Có những lần đi buôn về phải kêu hai ba mươi người gánh bạc về… Trong hoạt động yêu nước thì chính bà Nhuận là cánh tay đắc lực cho Thái Phiên trong việc gây dựng kinh tài cho Duy Tân hội…” (Nguyễn Trương Đàn, Khởi nghĩa Duy Tân - Thái Phiên - Trần Cao Vân qua các tư liệu mới. Nxb Thanh Niên 2018,  tr.80).

Người vợ thứ hai là bà Trần Thị Băng, người sau này trở thành một phụ nữ “huyền thoại” trong tác phẩm Hương máu của nhà văn Nguyễn Văn Xuân. Trần Thị Băng là con gái của phú hộ Học Băng ở làng Quan Châu (Hòa Châu, Hòa Vang). Không những Học Băng đóng góp nhiều cho kinh tài của hội mà còn tạo thuận lợi để hội vận động các nhà giàu khác đóng góp cho “việc nghĩa”. Căn nhà của Trần Thị Băng ở Quan Châu cũng là cơ sở quan trọng cho các hoạt động “mật” của Thái Phiên.

Chính nhờ những “trợ thủ đắc lực” giỏi giang và giàu có này đã giúp Thái Phiên toàn tâm toàn ý lo công tác kinh tài của hội. Không những ông không lo vấn đề kinh tế của gia đình mà còn nhận được sự đóng góp của vợ và gia đình vợ. Toàn bộ thu nhập của ông cũng được góp vào cho nguồn kinh tài của hội. Phan Khôi cho biết: “Khi Thái Phiên thầu xây dựng con đường Quảng Ngãi, lời (lãi) đến mười mấy vạn, nhưng mấy người làm công cho Phiên nói: y đem dùng vào việc đảng cả, không để dính tay một đồng” (bài đã dẫn).

Di ngôn của Thái Phiên

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Đàn trong tác phẩm vừa dẫn cho biết trước khi rời nhà lao Hộ thành ra trường chém, chí sĩ Thái Phiên đã để lại lời dặn và di ngôn cho một đồng chí thân tín của mình là Lê Châu Hàn với tâm nguyện: “…gửi gắm lại mai sau, cho những người kế tục công cuộc đấu tranh yêu nước mà lớp thủ lĩnh như ông chưa kịp hoàn thành”.

Di ngôn chỉ vỏn vẹn 17 dòng với nội dung sau:

“Những người Trung Hoa làm môi giới chịu trách nhiệm liên lạc cho các sinh viên An Nam đang du học ở Trung Hoa và ở Xiêm, là các ông:

1. NGỌ - nhân viên nhà buôn Trung Hoa TRIỀU HƯNG.

2. Trịnh-Quang-Trợ, biệt hiệu MOUTON, người kiểm hóa của Hiệp Hội Thương Mại Đông Dương.

3. NGÔ-ĐÔ, nhân viên nhà buôn Trung Hoa “Nghĩa Thành”, chi nhánh Đà Nẵng.

Cả ba người nói trên đều là dân Đà Nẵng.

Những người phiên dịch chịu trách nhiệm liên lạc, đưa thư tín với các sinh viên đang du học nước ngoài qua môi giới của những người Trung Hoa nói trên gồm các ông:

TRỨ, nhân viên Sở Bưu điện Đà Nẵng.

THÚ, nhân viên Sở Thương chánh Đà Nẵng.

KIM, nhân viên Tòa án Đà Nẵng.

Các thủ quỹ của chúng ta là:

Đội MẠI, nhân viên trong nhà ông CUÉRIN, ở Đà Nẵng.

Khóa TRÀ, nhà buôn gạo bên cạnh chợ Đà Nẵng”.

Nguyễn Trương Đàn cho biết:

- Di ngôn được viết bằng đầu cháy thành than của que diêm được trao lại cho Lê Châu Hàn là đồng chí của Thái Phiên cũng đang bị giam giữ tại Hộ thành để gửi lại cho Phan Thành Tài, với hy vọng Phan Thành Tài sẽ là người có thể tiếp nối được sự nghiệp của mình. Nhưng không rõ bản Di ngôn đã lọt vào tay người Pháp như thế nào.

Ngoài lời khai về việc trao bản Di ngôn, Lê Châu Hàn còn khai thêm: “Ông Thái Phiên cũng yêu cầu chúng tôi nói với vợ ông đến Cầu Hai tìm cô Ba Tỵ để tìm lại món tiền hàng nghìn đồng mà ông đã gửi cho cô ấy” (tr.109, 110). Đây là số tiền Thái Phiên mang theo bên mình để chi phí trực tiếp cho cuộc khởi nghĩa. Trước khi bị bắt ông đã kịp gửi lại cho người đồng chí có tên Ba Tỵ ở Cầu Hai, Huế!

- Di ngôn mang số hiệu 56, trong tập hồ sơ số 65530 thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Aix-en - Provence, nước Cộng hòa Pháp (viết tắt là ANOM_GGI_65530). Đây là tài liệu được người Pháp xem là tối mật, trên có ghi chữ Screte và trong chú thích cho biết do một người Âu đánh máy (chứ không sử dụng người Việt).

Qua bản di ngôn và lời khai của Lê Cảnh Hàn đã cho thấy:

- Thái Phiên là thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa, ông nắm toàn bộ những bí mật của hội,  nhất là danh sách những người “thủ quỹ”, nhưng ông là người rất “kín kẽ”. Tham gia hoạt động từ rất sớm nhưng vẫn luôn giữ được bí mật dưới vỏ bọc của một người “âm thầm tính mướn viết thuê, một thầy ký vô danh”.

- Điều Phan Khôi nói trên Tạp chí Sông Hương là hoàn toàn có cơ sở: “Cụ Sào Nam thuật lại: ở Huế có một người nói với cụ rằng trước khi Thái Phiên bị bắt làm một với vua Duy Tân, có đến người ấy để thấy nhau lần cuối cùng. Thái Phiên nói với người ấy rằng hiện mình có trong tay ba vạn đồng bạc. Người ấy bàn với Phiên nên đi trốn. Phiên kêu rằng mình với vua Duy Tân tình sâu nghĩa nặng lắm, không nỡ bỏ vua mà thoát nạn một mình”! Thật là người chí tình!