Thai thấp nên nằm ngủ như thế nào năm 2024

Nhau thai đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có nhiệm vụ truyền dinh dưỡng và oxy giúp duy trình sự sống thai nhi trong 9 tháng. Khi đi siêu âm kiểm tra, bác sĩ kết luận vị trí nhau thai bám mặt trước. Và bạn không biết nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp toàn bộ thắc mắc!

Các vấn đề liên quan đến nhau thai bám mặt trước

Các mẹ bầu thường nghe tới việc “nhau thai bám mặt trước” khi đi siêu âm. Vậy nhau thai bám mặt trước là gì? Liệu nhau thai bám mặt trước có an toàn cho thai nhi?

Thế nào là tình trạng nhau thai bám mặt trước?

Nhau thai là bộ phận có màu đỏ, hình tròn, nối thai nhi với thành tử cung qua dây rốn. Nhau thai hay còn có tên gọi khác như rau nhau, bánh nhau hoặc bánh rau. Nhau thai có vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ:

  • Là trung gian vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ đến em bé.
  • Đóng vai trò như quả thận, lọc máu, tách các chất độc có hại và đẩy ra ngoài.
  • Hoạt động như lá phổi giúp truyền oxy khi bé nằm trong bụng mẹ.
  • Thực hiện nhiệm vụ chuyển thức ăn từ mẹ sang cơ thể em bé như một hệ thống tiêu hóa.
  • Sản sinh hormone giúp điều chỉnh lượng đường lactose trong máu.
  • Nhau thai là bộ phận tách biệt mẹ và bé, tạo lá chắn để ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào cơ thể em bé.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng.
  • Các loại hormone nữ như Progesterone và Estrogen được tiết ra từ nhau thai giúp ngăn chặn sự co thắt ở tử cung. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm mềm mô tử cung vào gần ngày sinh.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tinh_trang_nhau_bam_mat_truoc_nen_nam_nhu_the_nao_1_024d70605b.jpg)Nhau thai là cầu nối thai nhi và thành tử cung thông qua dây rốn

Tùy vào từng mẹ bầu mà nhau thai sẽ ở vị trí khác nhau. Khi đi siêu âm thường có 4 vị trí nhau thai như sau:

  • Nhau thai bám vào mặt trước thành tử cung.
  • Nhau thai bám vào mặt sau thành tử cung.
  • Nhau thai nằm ở phía trên thành tử cung.
  • Nhau thai bám ở phía phải hoặc trái tử cung.

Thông thường, từ khoảng tuần 11 – 12 của thai kỳ, các bác sĩ sử dụng đầu dò âm đạo để siêu âm thì có thể thấy được hình ảnh nhau thai.

Nhau thai bám mặt trước là tình trạng nhau thai nằm ở phía trước thành tử cung. Đa số nhau thai nằm ở phần trên tử cung ngay khi trứng được thụ tinh. Để biết chính xác vị trí nhau bám mặt trước, mẹ nên đi tới bác sĩ để thăm khám, siêu âm.

Trường hợp nhau thai nằm ở vị trí bám mặt trước khá an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tình trạng nhau thai bám thấp có thể gây nguy hiểm. Do đó, mẹ thường phải thăm khám thường xuyên trong suốt 9 tháng thai kỳ.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tinh_trang_nhau_bam_mat_truoc_nen_nam_nhu_the_nao_1_1_efa7a8924b.jpg)Một số trường hợp mẹ bầu mang thai nhau bám mặt trước

Khó khăn gặp phải khi mang bầu nhau thai bám mặt trước

Từ tuần 32 đến 36, các bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra vị trí bám của nhau thai. Bầu nhau thai bám mặt trước cơ bản không ảnh hưởng đến bé. Các mẹ bầu mang thai nhau bám mặt trước có trọng lượng em bé thường nặng hơn so với bình thường.

Trường hợp nhau thai bám mặt trước về cơ bản không gây ra mối nguy hiểm nào cho em bé. Tuy nhiên, các biến chứng mẹ bầu dễ gặp nếu không chú ý sẽ xảy ra như tình trạng huyết áp cao, tiểu đường hoặc bé tăng trưởng chậm.

Theo nghiên cứu, những mẹ bầu có nhóm máu O sẽ dễ gặp tình trạng nhau thai bám mặt trước cao hơn. Đặc biệt, vào giai đoạn gần sinh, những cơn đau đẻ sẽ đau dữ dội hơn và mẹ có thể phải sinh mổ. Đôi lúc các mẹ cũng sẽ dễ gặp một số vấn đề sau:

  • Việc cảm nhận cử động của thai nhi trở nên khó khăn hơn. Lý do là vì nhau thai bám mặt trước tạo vách ngăn giữa em bé và tử cung.
  • Khi nhau thai bám chặt vào mặt trước tạo vách ngăn giữa tử cung và em bé. Vì thế, việc nghe nhịp tim và xác định giới tính của em bé khi thăm khám cũng sẽ bị trở ngại. Thậm chí, ở giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ không cảm nhận được em bé đang đạp.
  • Kích thích làm tăng cơn đau ở phần thắt lưng hoặc chuyển dạ chậm trong quá trình sinh nở.

Phụ nữ nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào?

Tư thế ngủ trong thời gian thụ thai cũng tác động một phần đến vị trí bám của nhau thai. Vậy nhau bám mặt trước thì nên nằm như thế nào? Liệu có khuyến cáo khoa học nào cho các mẹ không?

Trên thực tế, chưa có quy định hay yêu cầu nào về tư thế ngủ cho mẹ bầu nhau thai bám mặt trước. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn đối với cả nhau thai bám mặt trước và mặt sau. Khi nằm nghiêng, áp lực lên tử cung sẽ giảm đáng kể giúp mẹ bầu dễ dàng hô hấp hơn.

Đặc biệt, khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, bụng to hơn nên sẽ dễ bị chuột rút hoặc phù nề chân. Khi ngủ, các mẹ bầu nên sử dụng thêm gối mềm kê chân cao và gối đầu cao. Tình trạng phù nề khi đó sẽ bớt đi và máu lưu thông trong cơ thể cũng tốt hơn. Hoặc mẹ bầu sử dụng thêm gối dài để chèn thêm vào phần lưng, bụng để ngủ sâu giấc hơn.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tinh_trang_nhau_bam_mat_truoc_nen_nam_nhu_the_nao_3_f230088d8b.jpg)Mẹ bầu nên nằm hướng nghiêng về bên trái

Lưu ý cho mẹ bầu nhau thai bám mặt trước

Sau khi siêu âm, nhiều mẹ được trả kết quả là nhau thai bám mặt trước. Song song với câu hỏi nhau thai bám mặt trước nên nằm như thế nào là nỗi lo vị trí này có ảnh hưởng gì không? Vậy các mẹ cần lưu ý những gì khi bầu nhau thai bám mặt trước? Dưới đây là một số chỉ dẫn của bác sĩ cho các mẹ mang bầu nhau thai bám mặt trước:

  • Thường xuyên tới cơ sở y tế khám định kỳ trong suốt thai kỳ.
  • Tuyệt đối tránh các hoạt động mạnh trong suốt quá trình mang thai. Thời kỳ mang thai, mẹ có thêm em bé nên cơ thể sẽ tải trọng lớn. Nếu mẹ vận động quá mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, hạt, uống đủ nước, bổ sung vitamin cần thiết. Tuyệt đối tránh những thức ăn có chất kích thích như caffeine, rượu, chè, thuốc lá.
  • Theo dõi nếu xuất hiện các tình trạng bất thường thì cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Các mẹ hãy thường xuyên thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Theo dõi thêm các bài viết tiếp theo để có kiến thức đầy đủ về chăm sóc thai kỳ các mẹ nhé!

Chủ đề