Thao tác lập luận so sánh luyện tập

Các thao tác lập luận sẽ giúp các bài văn nghị luận chặt chẽ và mang sức thuyết phục nhiều hơn. Bởi vậy các em cần phải nắm chắc những khái niệm và tác dụng của từng thao tác lập luận để tránh nhầm lẫn và mất điểm đáng tiếc. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em bằng cách hướng dẫn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.

1.Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

1.1 Câu 1: Trang 174 sgk ngữ văn 12 tập 1

Hãy nhắc lại tất cả những thao tác lập luận mà anh chị đã từng được học kèm theo những đặc điểm cơ bản để nhận biết được từng thao tác.

- Phân tích: giúp phân chia, tách biệt đối tượng theo nhiều yếu tố dựa vào những tiêu chí và quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố hình thành nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng có liên quan, quan hệ giữa người đang phân tích với đối tượng được phân tích…)

- Chứng minh: sử dụng những dẫn chứng và lí lẽ để chứng minh cho người đọc (hoặc người nghe) tin vào một vấn đề nào đó tồn tại trong đời sống hoặc trong tác phẩm văn học.

- Bình luận: đưa ra đề xuất và thuyết phục được người đọc (hoặc người nghe) tán thành với những nhận xét, hoặc đánh giá và bàn luận của mình đối với một hiện tượng (hoặc vấn đề) nào đó xảy ra trong đời sống hoặc trong tác phẩm văn học.

- Bác bỏ: sử dụng những lí lẽ và chứng cứ nhằm gạt bỏ đi những quan điểm, những ý kiến bị sai lệch hoặc thiếu chính xác… từ đó nêu lên những ý kiến đúng đắn của mình để thuyết phục được người đọc (hoặc người nghe). - So sánh: làm sáng tỏ đối tượng đang được nghiên cứu trong mối quan hệ tương quan với một đối tượng khác. So sánh đúng đắn làm cho bài văn nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, sống động và mang sức thuyết phục nhiều hơn.

- Giải thích là việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng nhằm giúp người đọc (hoặc người nghe) hiểu hơn về một vấn đề nào đó tồn tại trong đời sống hoặc trong tác phẩm văn học.

Thao tác lập luận so sánh luyện tập

1.2 Câu 2: Trang 174 sgk ngữ văn 12 tập 1

Trong đoạn trích dưới đây trong SGK, tác giả đã vận dụng những thao tác lập luận kết hợp với nhau như thế nào?

“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự đo dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bạc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.”

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Gợi ý:

- Bác bỏ: “Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp … trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bác bỏ đi luận điệu gian trá của bọn thực dân Pháp về chính sách khai hóa cùng với bảo hộ Đông Dương.

- Chứng minh: Tác giả đã chứng minh được những tội ác của bọn thực dân Pháp với những bằng chứng vô cùng thuyết phục trên các phương diện về kinh tế lẫn chính trị.

- Bình luận: “Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

\=> Tác dụng: Tố cáo đanh thép những tội ác xấu xa của bọn thực dân Pháp đối với toàn thể đồng bào ta, vạch trần luận điệu “khai hóa, bảo hộ” gian trá, bịp bợm của bọn chúng.

Bộ sổ tay hack điểm giúp bạn chinh phục kỳ thi THPT Quốc Gia và đánh giá năng lực mới nhất được phát hành trong năm nay. Đừng quên đăng ký để được nhận ưu đãi tốt nhất từ vuihoc nhé!

Thao tác lập luận so sánh luyện tập

1.3 Câu 3: Trang 175 sgk ngữ văn 12 tập 1

Hãy viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp giữa ít nhất 3 thao tác lập luận với nhau) nói lên ý kiến của mình về một vấn đề đang tồn tại trong đời sống văn hóa - tinh thần của con người.

Dàn ý:

  1. Bước 1:

Xác định được chủ đề chính của bài văn: Anh (chị) muốn phát biểu về vấn đề cụ thể gì? (Phong cách ăn mặc, giao tiếp, lời ăn tiếng nói; thường thức âm nhạc hoặc phim ảnh; đọc sách báo;...) Xác định được những ý kiến cần đưa ra trong bài phát biểu và sắp xếp chúng sao cho phù hợp với một dàn ý rõ ràng và hợp lí.

  1. Bước 2: Suy nghĩ về cách trình bày hệ thống luận điểm xuất hiện trong phần thân bài của dàn ý vừa mới lập:

Lựa chọn luận điểm như thế nào để trình bày?

Cần vận dụng kết hợp giữa các thao tác lập luận nào mới có thể làm sáng tỏ luận điểm và tăng sức thuyết phục, tính hấp dẫn cho người đọc (hoặc người nghe)?

Trong những thao tác lập luận ấy, thao tác nào là thao tác đóng vai trò chủ yếu? Giải thích?

Cần kết hợp những thao tác lập luận chủ yếu với những thao tác lập luận khác như thế nào để đoạn văn này trở thành một thể thống nhất và chặt chẽ?

  1. Bước 3:

Diễn đạt tất cả những ý đã chuẩn bị lại thành một chuỗi, câu văn cần phải đúng ngữ pháp, có sự liên kết với nhau và thể hiện rõ nét phong cách ngôn ngữ chính luận.

Đọc phần văn bản đó cho nhóm học tập (hoặc trước lớp); nghe góp ý từ các thầy (cô) giáo và các bạn để tiếp thi và sửa chữa lại, giúp nâng cao chất lượng của bài văn.

Gợi ý:

Lựa chọn chủ đề: Tuổi trẻ học đường cần phải suy nghĩ và hành động làm sao để giúp giảm thiểu tai nạn giao thông

  1. Mở bài

Nêu khái quát và mức độ cần thiết của vấn đề cần nghị luận.

  1. Thân bài

- Những hành vi sai phạm khi tham gia giao thông (phải đưa ra những chứng minh và phân tích chúng).

+ Đi xe dàn hàng hai, hàng ba.

+ Nghe thấy tiếng còi những cũng lơ.

+ Đùa nghịch, nói chuyện khi tham gia giao thông…

- Suy nghĩ của bản thân về những biểu hiện phía trên (phần bình luận).

+ Bản thân cảm thấy như thế nào về những hành vi trên?

+ Bản thân khi tham gia giao thông thì như thế nào?

+ Việc thực hiện và chấp hành luật lệ giao thông tốt.

- Làm thế nào để đảm bảo được an toàn khi tham gia giao thông (Phải có chứng minh).

+ Có ý thức và tuân thủ luật lệ.

+ Vận động mọi người cùng nhau thực hiện đúng luật.

2. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: Hướng dẫn luyện tập tại nhà

2.1 Bài 1: Trang 176 sgk ngữ văn 12 tập 1

Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công nhiều thao tác lập luận khác nhau.

Một số tác phẩm cần phải nói đến đó là: Tuyên ngôn Độc lập (Tác giả Nguyễn Ái Quốc), Một thời đại trong thi ca (Tác giả Hoài Thanh), Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Tác giả Phạm Văn Đồng), Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1- 12 - 2003 (Tác giả Cô-phi An-nan)...

2.2 Bài 2: Trang 176 sgk ngữ văn 12 tập 1

Hãy viết văn bản nghị luận ngắn, trong đó phải vận dụng kết hợp giữa ít nhất ba thao tác lập luận với nhau để trình bày những quan điểm và ý kiến của anh chị về vấn đề dưới đây:

Nét độc đáo mà anh chị đã phát hiện ra từ một bài thơ, một câu chuyện hoặc một tác phẩm văn học.

Một tác phẩm văn học mới và đang nhận được rất nhiều quan tâm và bàn luận từ người đọc, người nghe.

Một nội dung về kiến thức ngữ văn cần phải được tìm hiểu một cách sâu hơn và kĩ hơn.

- Gợi ý:

Dưới đây là một đoạn văn bản ngắn với chủ đề: Nét độc đáo của tác phẩm Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh được nhắc đến với một tâm hồn thơ ca dịu dàng và nữ tính. Bà không chỉ mang đến cho nền thi ca những vần thơ cháy bỏng, nồng nàn của trái tim đang đập thổn thức với tình yêu mà bà còn mang đến cả một thế giới trẻ thơ, cả thế giới cổ tích và thế giới của bà cùng cháu vào trong những câu thơ của mình.

Trái ngược với những điều dữ dội, khốc liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ, khi đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta vẫn luôn thấy được những khung cảnh thực sự êm đềm, một tâm hồn thật tinh tế cùng những kỉ niệm, cảm xúc vô cùng mãnh liệt. Chỉ với một âm thanh rất quen thuộc là tiếng gà gáy buổi trưa của xóm nhỏ khi trên con đường hành quân, bà đã nhớ về người bà yêu dấu của mình để rồi, kết thúc bài thơ là những câu nói như lời thủ thỉ và tâm tình nhưng lại đầy sự quyết tâm:

"Cháu chiến đấu hôm nay Vì tình yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Những người lính đang trên đường hành quân mà nghe được tiếng gà thì bỗng nhiên nhớ tới quê hương và những người thân thuộc nhất của mình. Họ chiến đấu để chống lại kẻ thù là vì tình yêu sâu nặng với tổ quốc và với quê hương. Họ chiến đấu hết mình để bảo vệ cho xóm làng thân thuộc - nơi mà họ được sinh ra và lớn lên. Nhưng quan trọng hơn hết, cuộc chiến đấu ấy chính là vì người bà của họ, vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ. Mọi kí ức về người bà đều gắn bó với tiếng gà cục tác, với ổ trứng hồng của những con gà mái mơ. Đó có lẽ là một khoảng thời gian vô cùng đẹp, vô cùng hạnh phúc trong tâm trí của một đứa cháu.

Chẳng một ai muốn mình phải rời xa nơi bình yên và vui vẻ mà lao vào cuộc chiến sinh tử có thể trả giá bằng cả tính mạng với một kẻ thù mạnh như thế. Chẳng một ai có đủ bản lĩnh để rời xa những người mình thương yêu nhất mà ra đi không biết ngày nào có thể trở về. Chỉ có tình yêu mới gom đủ sức mạnh để thôi thúc được con người ta hy sinh cái cá nhân để bảo vệ những điều lớn lao và to lớn hơn thế. Và dĩ nhiên, với những người con, người cháu, sự hi sinh ấy chính là vì những người thân yêu.

Có một người đã từng nói, lòng yêu nước bắt đầu từ việc yêu những thứ gì đó bé nhỏ nhất. Và với những con người Việt Nam thời ấy, yêu bà, thương mẹ, yêu gia đình và xóm làng chính là tình yêu nước. Yêu nên mới có thể hi sinh. Yêu nên mới muốn quyết tâm chiến đấu để bảo vệ. Và cũng chính vì yêu nên hình ảnh của người bà chưa từng phai mờ trong tâm trí để rồi chỉ cần nghe thoáng qua những âm thanh quen thuộc ấy thôi, đứa cháu cũng luôn bồi hồi nhớ tới bà.

Cũng viết về tình cảm giữa bà cháu, nhưng hình ảnh người bà trong tác phẩm của Bằng Việt lại hiện lên trong tâm trí của người cháu gắn bó với hình ảnh của một bếp lửa chờn vờn. Nếu bếp lửa là nơi nuôi dưỡng cả tâm hồn lẫn ước mơ mà người bà dành cho cháu thì ổ trứng hồng lại là nơi ấp ủ và nâng niu niềm hạnh phúc trong đời thường của người bà trong tác phẩm của Xuân Quỳnh. Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh và Bếp lửa của tác giả Bằng Việt tuy khác nhau về nguồn gốc khơi gợi nhưng lại giống nhau bởi tình cảm thiêng liêng bao la của tình bà cháu. Tình cảm ấy cũng là sợi dây giúp gắn kết những người con, người cháu trên cùng một mảnh đất quê hương cũng như Tổ quốc của mình.

Dù là tiếng gà trưa hay hình ảnh bếp lửa thì hình ảnh của người bà cũng hiện lên một vẻ tần tảo, vất vả, cùng tình yêu to lớn mà người bà dành cho cháu.

Đoạn văn trên cho thấy:

- Thao tác lập luận chính trong văn bản là: Phân tích

- Ngoài ra văn bản còn sử dụng thêm các thao tác là: bác bỏ (đoạn văn in đậm và nghiêng), so sánh (đoạn chữ nghiêng)

Khóa học PAS THPT sẽ giúp bạn lên lộ trình ôn tập các môn phù hợp với học lực của mình. Đăng ký ngay để được học thử hoàn toàn miễn phí nhé!

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Thao tác lập luận so sánh luyện tập

Qua hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong chương trình Ngữ Văn 12, các em có thể tham khảo và hiểu hơn về phần kiến thức này. Từ đó, có thể vận dụng từ những hướng dẫn, những đoạn văn mẫu vào cách viết văn nghị luận của mình. Nếu muốn học thêm những phần kiến thức hay về ngữ văn cũng như các môn học khác, hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký những khoá học với thầy cô VUIHOC ngay nhé!