Thất thoát ngân sách là gì

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, tài sản nhà nước được giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng. Quá trình quản lí, sử dụng tài sản của nhà nước phải đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm. Hành vi vi phạm có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, gây thất thoát lãng phí đối với tài sản nhà nước cần thiết phải xử lí bằng biện pháp hình sự.

Theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tộivi phạmquy địnhvềquản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gâythất thoát,lãng phínhư sau:

1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật vềhành vinày mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặcphạt tùtừ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội phạm này có các dấu hiệu cấu thànhtội phạmcơ bản sau:

Chủ thể của tộivi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là những người được giao quản lý,sử dụng tài sản nhà nước(thường là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước).

Khách thể của tộivi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xâm phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị). Đối tượng bị xâm hại của tội phạm này là tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị: máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định.

Mặt chủ quan của tộivi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Có nghĩa là, người thực hiện hành vi vi phạm, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Mặt khách quan của tộivi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tài sản.

Hành vi trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Gây thất thoát, lãng phí tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

- Dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

Hậu quả của hành vi: gây thiệt hại về tài sản.

TôHuệ