Thế nào la một công dân số

Học Luật » Công dân

Công dân là gì?

Công dân là khái niệm dùng để chỉ một người thuộc về một nhà nước nhất định mà người đó mang quốc tịch hay nói cách khác công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

Vi dụ: Công dân Việt Nam là những người mang quốc tịch Việt Nam.

Các tìm kiếm liên quan đến công dân là gì, quyền công dân là gì, công dân là gì gdcd 6, công dân là gì quốc tịch là gì, công dân là gì căn cứ để xác định công dân của một nước là gì, công dân là gì căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước, công dân việt nam là gì, tước quyền công dân là gì, nghĩa vụ công dân là gì




Minh Trương dịch từ nguồn. Lưu ý: nội dung gốc đã và sẽ tiếp tục được thay đổi, điều chỉnh vì bản thân mô hình đang được hoàn thiện. Bản dịch có thể khác với bản gốc mới nhất.

Tư cách Công dân số (Digital Citizenship) có thể được định nghĩa là các chuẩn mực của những hành vi phù hợp và có trách nhiệm đối với việc sử dụng công nghệ.

1. Truy cập số (digital access): quyền tham gia, truy cập điện tử đầy đủ trong xã hội.

Người dùng công nghệ cần nhận thức được rằng không phải ai cũng có cơ hội như nhau đối với công nghệ. Việc hướng tới các quyền kỹ thuật số bình đẳng và hỗ trợ quyền truy cập điện tử là điểm khởi đầu của Công dân số. Việc loại trừ kỹ thuật số làm cho sự phát triển khó khăn khi xã hội càng ngày càng sử dụng các công cụ này. Giúp cung cấp và mở rộng quyền truy cập công nghệ nên là mục tiêu của tất cả các công dân số. Người dùng cần lưu ý rằng có những người có thể có quyền truy cập hạn chế, và cần được cung cấp các nguồn tài nguyên khác. Để trở thành công dân có ích, chúng ta cần cam kết đảm bảo rằng không ai bị từ chối quyền truy cập số.

2. Thương mại số (digital commerce): mua bán hàng điện tử.

Người dùng công nghệ cần hiểu rằng một phần lớn nền kinh tế thị trường đang được thực hiện qua điện tử. Các trao đổi hợp pháp đang diễn ra, nhưng người mua hoặc bán cần phải nhận thức được các vấn đề liên quan đến nó. Việc mua đồ chơi, quần áo, xe hơi, thực phẩm,…đã trở nên phổ biến đối với nhiều người dùng. Đồng thời, có một lượng hàng hóa và dịch vụ tương đương có sự vi phạm về luật pháp hoặc đạo đức của một số quốc gia đang nổi lên (có thể bao gồm các hoạt động như tải về bất hợp pháp, khiêu dâm và đánh bạc). Người dùng cần tìm hiểu về cách trở thành người tiêu dùng hiệu quả trong nền kinh tế số mới.

 3. Truyền thông số (digital communication):trao đổi thông tin điện tử.

Một trong những thay đổi quan trọng trong cuộc cách mạng số là khả năng giao tiếp với người khác. Trong thế kỷ 19, các hình thức giao tiếp bị hạn chế. Trong thế kỷ 21, các tùy chọn liên lạc đã bùng nổ để cung cấp nhiều lựa chọn (ví dụ: e-mail, điện thoại di động, nhắn tin tức thời). Các tùy chọn giao tiếp kỹ thuật số mở rộng đã thay đổi mọi thứ vì mọi người có thể giữ liên lạc liên tục với bất kì người nào khác. Bây giờ mọi người đều có cơ hội giao tiếp và cộng tác với bất cứ ai từ bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào. Thật không may, nhiều người dùng đã không được dạy cách đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp khi phải đối mặt với rất nhiều tùy chọn giao tiếp số khác nhau.

4. Kiến thức số (digital literacy): quá trình dạy và học về công nghệ và sử dụng công nghệ.

Trong khi các trường học đã đạt được tiến bộ lớn trong lĩnh vực giáo dục công nghệ, ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Một trọng tâm mới cần được đề ra về việc những loại công nghệ nào phải được dạy cũng như cách sử dụng chúng. Các công nghệ mới đang được sử dụng tại nơi làm việc lại không được dạy và sử dụng trong các trường học (ví dụ: họp qua video, không gian chia sẻ trực tuyến như wiki). Ngoài ra, người lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau cần thông tin ngay lập tức (thông tin tức thời). Quá trình này đòi hỏi các kỹ năng tìm kiếm và xử lý tinh vi (kiến thức về thông tin). Người học phải được dạy cách học trong xã hội số. Nói cách khác, người học phải được dạy để học mọi thứ, mọi lúc, mọi nơi. Kinh doanh, quân sự và y học là những ví dụ tuyệt vời về việc công nghệ đang được sử dụng theo cách khác như thế nào trong thế kỷ 21. Khi các công nghệ mới xuất hiện, người học cần học cách sử dụng công nghệ đó một cách nhanh chóng và phù hợp. Công dân số liên quan đến việc giáo dục mọi người theo cách mới – những cá nhân này cần có kỹ năng và trình độ cao trong việc hiểu biết thông tin.

5. Nghi thức số (digital etiquette): tiêu chuẩn điện tử về hành vi hoặc thủ tục.

Người dùng công nghệ thường xem lĩnh vực này là một trong những vấn đề cấp bách nhất khi nói đến Công dân số. Chúng ta nhận ra hành vi không phù hợp khi chúng ta nhìn thấy nó, nhưng trước khi ta sử dụng công nghệ, ta không học phép nghi thức số (hành vi phù hợp). Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với người khác về nghi thức số của họ. Thông thường các quy tắc và quy định được tạo ra hoặc công nghệ chỉ đơn giản là bị cấm để ngừng các hoạt động sử dụng không phù hợp. Nó không đủ để tạo ra các quy tắc và chính sách, chúng ta phải dạy mọi người trở thành công dân số có trách nhiệm trong xã hội mới này.

6.   Luật lệ số (digital law): trách nhiệm điện tử cho các hành động và hành động

Luật lệ số liên quan đến đạo đức công nghệ trong một xã hội. Sử dụng công nghệ một cách phi đạo đức thể hiện dưới hình thức trộm cắp và / hoặc phạm tội. Sử dụng công nghệ một cách đạo đức thể hiện dưới hình thức tuân thủ pháp luật của xã hội. Người dùng cần hiểu rằng ăn cắp hoặc gây thiệt hại tới công việc, danh tính hoặc tài sản trực tuyến của người khác là một hình thức phạm tội. Có những quy tắc nhất định của xã hội mà người dùng cần phải nhận thức được trong một xã hội đạo đức. Những luật này áp dụng cho bất cứ ai làm việc hoặc chơi trực tuyến. Việc xâm nhập vào thông tin của người khác, tải nhạc bất hợp pháp, ăn cắp ý tưởng, tạo ra những con sâu, virus phá hoại hoặc tạo ra Trojan Horse, gửi thư rác hoặc đánh cắp nhận dạng hay tài sản của bất cứ ai là phi đạo đức.

7. Quyền và trách nhiệm số (Digital Rights & Responsibilities): các quyền tự do được mở rộng cho mọi người trong thế giới số.

Giống như trong Hiến pháp Hoa Kỳ, nơi có Dự luật về Quyền, có một bộ quyền cơ bản được mở rộng cho mọi công dân số. Công dân số có quyền riêng tư, tự do ngôn luận, v.v. Các quyền về kỹ thuật số cơ bản phải được đề ra, thảo luận và được hiểu trong thế giới kỹ thuật số. Những quyền này cũng đi kèm với trách nhiệm. Người dùng phải giúp xác định làm sao để sử dụng công nghệ một cách phù hợp. Trong xã hội kỹ thuật số, hai lĩnh vực này phải kết hợp cùng nhau để đem lại hiệu quả.

8. Sức khỏe số (Digital Health & Wellness): sức khỏe về thể chất và tâm lý trong thế giới công nghệ kỹ thuật số.

Bảo vệ mắt, tránh hội chứng căng thẳng lặp lại và thực hành công thái học (ergonomic) là những vấn đề cần được nêu ra trong thế giới công nghệ mới. Ngoài các vấn đề về thể chất, những vấn đề tâm lý cũng đang trở nên phổ biến hơn như là nghiện Internet. Người dùng cần được dạy rằng công nghệ vốn có những mối nguy hiểm. Công dân số bao gồm một nền văn hóa nơi người dùng công nghệ được dạy cách tự bảo vệ bản thân thông qua giáo dục và đào tạo.

9. An ninh số (tự bảo vệ bản thân – digital security): các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.

Trong bất kỳ xã hội nào đều có những cá nhân ăn cắp, phá hoại hoặc gây rối cho người khác. Cộng đồng số cũng vậy. Niềm tin vào các thành viên khác trong cộng đồng là không đủ cho sự an toàn của chúng ta. Đối với ngôi nhà của chính mình, chúng ta cài ổ khóa và báo cháy trong nhà để được bảo vệ. Bảo mật số cũng phải như vậy. Chúng ta phải có phần mềm bảo vệ chống vi-rút, sao lưu dữ liệu và kiểm soát thiết bị của mình. Là những công dân có trách nhiệm, chúng ta phải bảo vệ thông tin của mình khỏi các lực lượng bên ngoài có thể gây rối hoặc tổn hại.

Tôn trọng, giáo dục và bảo vệ (Respect, Educate and Protect – REPs)

Các yếu tố này cũng được tổ chức theo các nguyên tắc Tôn trọng, Giáo dục và Bảo vệ. Hầu hết mọi người đều hiểu rằng khi giữ cho cơ thể khỏe mạnh thì ta sẽ trở nên năng động, và một trong những cách để bắt đầu là tạo thói quen tập luyện. Việc luyện tập sẽ khiến ta trải qua các bài tập nhiều lần và lặp lại để tăng cường cơ bắp. Với sự gia tăng của công nghệ trong tầm tay của tất cả mọi người, đặc biệt là những đứa con của bạn, các cha mẹ cần cách tập luyện mới và các nguyên tắc REP mới. Có hai khía cạnh cho mỗi một nguyên tắc REP: một khía cạnh tập trung vào việc sử dụng công nghệ cho cá nhân và khía cạnh còn lại là trách nhiệm làm điều tương tự cho người khác (giúp người dùng tập trung vào sự đồng cảm với người khác). Các nguyên tắc REP bao gồm các yếu tố giúp cha mẹ và trẻ em thảo luận về các vấn đề và ý tưởng đang xảy ra liên quan đến công nghệ.

Tôn trọng bản thân / Tôn trọng người khác

  • Phép lịch sự
  • Quyền truy cập
  • Pháp luật

Giáo dục bản thân / Kết nối với người khác

  • Trình độ học vấn
  • Giao tiếp
  • Thương mại

Bảo vệ bản thân / Bảo vệ người khác

  • Quyền và trách nhiệm
  • An toàn (An ninh)
  • Sức khỏe và phúc lợi

Nếu được dạy bắt đầu từ cấp mẫu giáo, ta sẽ theo mô hình:

Bài 1 (mẫu giáo đến lớp hai)

Tôn trọng bản thân / Tôn trọng người khác
Nghi thức số

Giáo dục bản thân / Kết nối với người khác
Trình độ kỹ thuật số

Bảo vệ bản thân / Bảo vệ người khác
Quyền và trách nhiệm số

Bài 2 (lớp ba đến lớp năm)

Tôn trọng bản thân / Tôn trọng người khác
Truy cập số

Giáo dục bản thân / Kết nối với người khác
Truyền thông số

Bảo vệ bản thân / Bảo vệ người khác
An toàn số (An ninh)

Bài 3 (lớp sáu đến lớp tám)

Tôn trọng bản thân / Tôn trọng người khác
Luật lệ số

Giáo dục bản thân / Kết nối với người khác
Thương mại số

Bảo vệ bản thân / Bảo vệ người khác
Sức khỏe và phúc lợi số

Video liên quan

Chủ đề