Thế nào là truyện cổ tích sinh hoạt

Khái niệm truyện cổ tích có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều loại truyện khác nhau về đề tài, về đặc điểm nghệ thuật,… Có thể phân truyện cổ tích thành ba loại chính : truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật.


– Truyện cổ tích thần kì là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kì, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kì (ví dụ : truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Sọ Dừa, truyện Chủ Đồng Tử,…).


Trong truyện cổ tích thần kì, các nhân vật thường bao gồm ba loại chính : nhân vật chính diện hay phe thiện (như Thạch Sanh, công chúa, hoàng tử, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, vợ Sọ Dừa,…), nhân vật phản diện hay phe ác (như Lí Thông, Cám, mẹ Cám,…) và các nhân vật thần kì hoặc vật báu có tác dụng kì diệu (như Tiên, Bụt, Rắn thần, Chim thần, Đàn thần, Cung thần, Niêu cơm thần, Chiếc gậy thần,…).


– Truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế sự) là những truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kì. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kì nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn mà thôi (ví dụ : truyện Vợ chàng Trương, truyện Sự tích chim hít cô, Sự tích con muỗi, truyện Cây tre trăm đốt,…).


– Truyện cổ tích loài vật là loại truyện cổ tích chủ yếu lấy các loài vật (phần lớn là động vật) làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải. Loại truyện này ở thời kì cổ xưa hầu hết các dân tộc đều có. Ở đây các loài vật được nhân cách hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của nhân dân thời cổ. Ở Việt Nam, do những truyện cổ tích loài vật không được sưu tầm ghi chép sớm nên tính chất cổ xưa, hồn nhiên chất phác của chúng không còn nguyên vẹn. Nhiều truyện cổ tích loài vật đã biến tướng trở thành truyện ngụ ngôn hoặc có tính chất ngụ ngôn, ví dụ : Sự tích con công và con quạ, truyện Vì sao trâu không có hàm răng trên,…

Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Khái niệm truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ tích là một thể loại của Văn học dân gian, những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Truyện cổ tích được chia làm 3 loại chính là cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.

Truyện cổ tích về loài vật

Truyện cổ tích về loài vật là những câu chuyện có nhân vật chính là các loài vật hay muôn loài với thủ pháp nhân hóa, truyện cổ tích loài vật là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất, có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Truyện cổ tích loài vật, theo thời gian, dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật, tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau.

Truyện cổ tích thần kì

Truyện cổ tích thần kì có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất. Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện (tiên, Bụt, sự tiến hóa thần kì, những nhân vật có phép màu, v.v..). Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

Truyện cổ tích sinh hoạt

Truyện cổ tích sinh hoạt (hay còn gọi truyện cổ tích thế tục) là những câu chuyện vẫn xảy ra trong cuộc sống đa dạng của xã hội loài người, thường kể về những nhân vật thông minh, bất hạnh hay ngốc nghếch và phê phán những thói hư, tật xấu . Nếu các xung đột trong cổ tích thần kỳ được giải quyết trong cõi huyền ảo thì xung đột trong cổ tích thế tục được giải quyết theo logic của hiện thực.

Maksim Gorky – nhà văn nổi tiếng Nga từng đưa ra nhận xét “Trong các truyện cổ tích, người ta bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách rắc nước thần lên họ, trong một đêm thôi cũng xây dựng được những lâu đài, và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, trong đó có một lực lượng tự do nào đó không biết sợ đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng tới một cuộc đời tốt đẹp hơn”.

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Từ xưa đến nay có người Việt nào lớn lên mà không đôi lần được nghe bà, nghe mẹ thủ thỉ bên tai những câu chuyện cổ tích diệu kì. Và cũng từ thế giới ấy chúng ta lớn dần lên, tâm hồn cảm nhận được bao điều về cái đẹp, cái thiện của dân tộc mình.

Truyện cổ tích Việt Nam từ xưa đến nay vẫn luôn là một thế giới kì diệu đối với các bạn nhỏ. Những câu chuyện cổ tích vẽ lên một bầu trời ước mơ cho các bé và thường mang tính giáo dục cao. Chính vì lẽ đó, người lớn thường hay kể chuyện cổ tích cho bé nghe ngay từ khi còn nhỏ để bước đầu có những cảm nhận về cuộc sống cũng như góp phần tạo nên nhân cách tốt cho con cái.

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tồn tại rất nhiều những câu chuyện không phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ, thậm chí có thể nói là dung tục, bạo lực và phản cảm. Vì vậy khi kể chuyện cổ tích cho bé nghe, các phụ huynh nên tìm hiểu trước, chọn ra những câu chuyện có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao, tránh làm vẩn đục tâm hồn trong sáng của các bạn nhỏ.

Bên cạnh những câu chuyện không phù hợp với lứa tuổi các bé, trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, còn có những dị bản được kể lại một cách lệch lạc hoặc được các bạn trẻ viết lại theo ngôn ngữ hiện đại cũng là điều bố mẹ cần lưu tâm để ý. Ai cũng hiểu, những câu chuyện cổ tích đậm chất Việt, bình dị nhưng chứa đựng những bài học bổ ích nhằm giáo dục hành vi, cách ứng xử của các em với gia đình, bạn bè. Nhưng thật đáng buồn, hiện nay, có rất nhiều truyện dành cho thiếu nhi với nội dung chưa lành mạnh được bày bán tràn lan, hình ảnh minh họa phản cảm, ảnh hưởng không tốt đến người đọc, đặc biệt đối với lứa tuổi thanh thiếu niên khiến nhiều bậc phụ huynh phát hoảng.

Đây giống như những hạt sạn trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đang dần làm mất đi giá trị tốt đẹp trong những câu chuyện.

Tìm đọc kho tàng truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc ở đâu?

Bằng tình yêu trẻ thơ và truyện cổ tích của mình, Thế giới cổ tích đang mang những điều tốt đẹp nhất thổi vào tâm hồn các bạn nhỏ thông qua các câu chuyện ý nghĩa. Chúng tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình để làm cho xã hội tốt đẹp hơn bằng cách chắt lọc và loại bỏ những hạt sạn làm vẩn đục kho tàng truyện cổ tích Việt Nam nói tiếng cũng như những tác phẩm văn học dân gian Việt Nam nói chung.

Với giao diện website thân thiện, dễ đọc và những hình ảnh đẹp mắt, cùng với rất nhiều câu chuyện hấp dẫn, TheGioiCoTich.Vn sẽ đưa các bạn nhỏ bước chân vào thế giới cổ tích của những bà tiên, nàng công chúa, hoàng tử hay các loài vật đáng yêu, tạo ra những cuộc phiêu lưu thú vị cho mình.

Thế giới cổ tích đã tổng hợp lại những câu chuyện được yêu thích và phù hợp với các bạn nhỏ. Trước khi ngủ, cha mẹ hãy nên đọc truyện cổ tích cho bé nghe để giúp các bạn nhỏ có trí tưởng tượng phong phú hơn với những giấc ngủ sâu thú vị.

Tuổi thơ của rất nhiều người được nuôi dưỡng bằng kho tàng truyện cổ tích, đây là một thể loại văn học dân gian. Vậy thế nào là truyện cổ tích? Nguồn gốc, ý nghĩa của truyện cổ tích như thế nào? Chúng ta cùng nhau theo dõi bài viết sau đây để có được câu trả lời nhé!

Truyện cổ tích là gì?

Cổ tích là một từ Hán Việt có nghĩa là Đồng thoại. Đây là là một thể loại văn học dân gian được tự sự của người dân sáng tác có xu hướng hư cấu, truyện cổ tích thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên nữ , yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, thần giữ của, và thường là có yếu tố phép thuật, hay bùa mê.

Truyện cổ tích bao gồm những loại truyện: cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.

Trong văn học một số tác phẩm Ngữ văn lớp 6 cũng đề cập đến các truyện cổ tích như là: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần…

Truyện cổ tích được phân loại như thế nào?

Nếu dựa trên đặc điểm của kiểu nhân vật chính trong câu chuyện truyện cổ tích sẽ được phân loại thành các loại truyện cổ tích:

– Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính bất hạnh (như người mồ côi, người có hình dạng xấu xí, người con riêng, người em út,….)

– Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính dũng sĩ can đảm và nhân vật có tài năng kì lạTruyện cổ tích kể về các nhân vật chính thông minh hay ngốc nghếch

– Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính là động vật có khả năng nói chuyện, hoạt động, tính cách như con người

Ngoài ra truyện cổ tích có thể phân loại dựa trên các tác phẩm, hay các nhân vật như:

– Truyện cổ tích thần kỳ: Truyện cổ tích thần kỳ trong giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có yếu tố ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài trong các tác phẩm như Dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) để cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng của chồng; đoạt lại báu vật thần thông; người con gái đội lốt con thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng;….

– Truyện cổ tích sinh hoạt: gồm Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác lạ ly kỳ, nhưng những sự kiện này được rút ra từ thế giới trần tục.

Ngoài ra còn có nhóm truyện có đề tài nói về các nhân vật chính bất hạnh (như Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc…); nhóm có nội dung phê phán những thói hư tật xấu (như Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng…); nhóm truyện nói về người thông minh (như Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội, Cậu bé thông minh,..); nhóm truyện kể về nhân vật chính ngốc nghếch(như Chàng ngốc đi kiện, Nàng bò tót, Làm theo vợ dặn,…)

Thế nào là truyện cổ tích sinh hoạt

Đặc trưng của truyện cổ tích là gì?

– Nét đặc trưng về nghệ thuật: truyện cổ tích thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, huyền huyễn,hoang đường, kì ảo.

– Nét đặc trưng về cốt truyện: một câu truyện cổ tích thường sẽ trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung như sau: sinh ra – gặp biến cố – hóa giải được biến cố – kết cục và thường luôn là một kết thúc có hậu người tốt gặp lành người xấu gặp ác.

– Nét đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng sẽ là cái thiện thắng cái ác, cái tốt đối thắng cái xấu, sự công bằng đối thắng sự bất công.

Ý nghĩa của truyện cổ tích

Truyện cổ tích từ lâu đã là món ăn tinh thần được ưa chuộng nhất là với trẻ nhỏ: Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ hình dung, suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại, hư ảo mà người lớn đã không mấy quan tâm nhưng với trẻ nhỏ lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ.

Truyện cổ tích luôn hướng đến những điều tốt đẹp, cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống công bằng, tươi đẹp của nhân dân ta.

Truyện cổ tích còn giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích được dân gian sáng tác và đều bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em nhỏ hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn, sự hy sinh của cha ông ta.

Một số truyện cổ tích Việt Nam được yêu thích nhất

Ăn khế trả vàng

Truyện ăn khế trả vàng là một câu chuyện rất hay, một câu truyện về đề tài gia đình, bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả người tốt.

Câu truyện ăn khế trả vàng mang tính giáo dục cao cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt, trong nhà với nhau phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà sẵn sàng làm việc tàn nhẫn với nhau.

Thạch sanh

Truyện kể về người dũng sĩ, can đảm diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, cướp công và chống lại quân xâm lược.

Truyện thể hiện ước mơ, khát vọng, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Sọ Dừa

 Hiện thực của những con người có số phận bất hạnh: họ bị khiếm khuyết, dị dạng cơ thể nhưng họ lại phải chịu thêm nỗi đau về tinh thần, chịu sự khinh thường, dè bỉu của mọi người xung quanh

Gửi gắm tất cả những ước mơ, khát vọng sống, khát khao hạnh phúc của lứa đôi, hạnh phúc gia đình êm ấm, bình dị của tất cả mọi người.

Ca ngợi tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái cũng như lòng nhân ái giữa người – người trong cuộc sống.