Theo cuốn sách Một nửa của 13 la 8 ý tưởng đến từ đâu

“Một nửa của 13 là 8” của tác giả Jack Foster từ lâu đã được xem như là cuốn sách vỡ lòng cho những ai vừa nhập môn “tìm kiếm ý tưởng sáng tạo”, đặc biệt là những người làm trong ngành marketing, truyền thông, quảng cáo… Tuy nhiên, không vì thế mà ứng dụng của cuốn sách bị gò bó.

Bất cứ ai, dù là người làm kinh doanh, viên chức nhà nước, người dạy học hay nội trợ,... dù mới vỡ lòng hay dày dạn kinh nghiệm đều biết cách tìm ra ý tưởng sau khi đọc cuốn sách này. 

Tại sao một nửa của 13 lại là 8?

Ngay từ tên sách cũng đã gợi sự tò mò cho bạn rồi đúng không? Nếu lúc này bạn áp dụng phép tình “13 chia 2” thì kết quả phải là 6.5 mới đúng chứ? Nếu chưa chắc chắn thì bạn có thể lấy máy tính ra kiểm tra xem. Đáp án này chính xác đó! Nhưng bạn có thể đưa ra một đáp án khác cho đề bài trên không? Nếu chưa nghĩ ra ngay tức khắc thì hãy đọc câu chuyện mà tác giả chia sẻ trong sách ngay dưới đây nhé: 

“Tôi còn hỏi sinh viên thế này: “Một nửa của mười ba là bao nhiêu?”

Có người trả lời, “Sáu rưỡi”, tôi ghi lại trên bảng.

“Được rồi, còn gì là một nửa của mười ba nữa?”

Có người hơi rụt rè: “Sáu phẩy năm?”

“Chính xác. Còn gì nữa?”

Và tất cả bọn họ đều trơ mắt nhìn tôi như những con bò nhìn xe qua đường. “Thôi được”, lúc đó tôi nói, “Tôi muốn các bạn ghi nhớ suy nghĩ và cảm giác của mình ngay lúc này: rằng ông thầy này chắc bị điên, rằng chẳng có đáp án nào khác, rằng một nửa của mười ba là sáu rưỡi hoặc sáu phẩy năm mà thôi”.

“Còn bây giờ, hãy động não: Còn gì nữa là một nửa của mười ba?”

“Số một và số ba”, ai đó cuối cùng cũng trả lời với một nụ cười. Đó là bước đột phá.

“Chính xác. Còn gì nữa là một nửa của mười ba?”

“Bốn. Mười ba (trong tiếng anh) có tám ký tự. Một nửa của tám là bốn”.

“Chính xác. Còn gì nữa là một nửa của mười ba?”

Câu chuyện của tác giả chia sẻ vẫn chưa kết thúc đâu, phần cốt lõi cho câu "một nửa của 13 là 8" đang chờ bạn cầm sách lên và khám phá đấy. Nhưng chắc chắn câu chuyện trên sẽ gợi mở cho bạn nhiều cách suy nghĩ khác đi và bắt đầu có hứng thú hơn trên hành trình tìm ra ý tưởng mới. 

Nếu tra cả chồng từ điển, bạn sẽ thấy đủ kiểu định nghĩa như:

  • “Ý tưởng là thứ tồn tại tiềm tàng hoặc thực sự trong suy nghĩ như một sản phẩm của hoạt động trí óc giống như kiến thức hay tư duy.”
  • “Phạm trù cao nhất: sản phẩm hoàn thiện cuối cùng của lý luận.”
  • “Một thực thể siêu việt, là kiểu mẫu thực sự của những khiếm khuyết còn tồn tại.”
  • … 

Nhưng tác giả cho rằng nếu bạn tự đưa ra được định nghĩa, bạn sẽ hiểu sát hơn về sự vật đó. Ông cũng đưa ra một số câu trả lời mà mình nhận được từ đồng nghiệp và các sinh viên của ông, nhưng có một định nghĩa mà ông thích nhất là: “Một ý tưởng chẳng là gì khác ngoài sự kết hợp mới của các nhân tố cũ.” 

Ngay trong bản thân định nghĩa đó, nó đã đưa ra phương pháp tạo nên một ý tưởng mới. Khi đã đưa ra định nghĩa mà bản thân mình tâm đắc nhất, Jack Foster bắt đầu hướng dẫn bạn cách tạo ra những ý tưởng. Và đây cũng là nội dung chính của cuốn sách. 

Trong lần tái bản này, cuốn sách có những thay đổi:

  • Bổ sung thêm hai chương, chương 5 ‒ Hãy mỉm cười trước thất bại và chương 8 ‒ Hãy cùng làm để tăng năng suất.
  • Cập nhật một số dẫn chứng, tài liệu tham khảo và trích dẫn để cuốn sách sát thực tế hơn.
  • Được sắp xếp lại thành hai phần cụ thể hơn:
    • Phần I: Mười cách để rèn luyện tinh thần, dọn đường cho ý tưởng 
    • Phần II: Phương pháp sáng tạo ý tưởng qua năm bước.

Những hướng dẫn cơ bản để tạo ra ý tưởng mới dễ dàng hơn

Trong phần đầu của cuốn sách, Jack Foster đưa ra 10 cách giúp bạn rèn luyện tinh thần, dọn đường cho ý tưởng. Đây là bước đệm cho giai đoạn áp dụng các phương pháp để sáng tạo ý tưởng. 

10 cách rèn luyện tinh thần đó là: 

  • Hãy vui đùa
  • Hãy biến mình thành một đứa trẻ
  • Hãy trở nên có duyên sáng tạo
  • Hình dung về thành công
  • Hãy mỉm cười trước thất bại
  • Thu thập thêm thông tin
  • Lấy hết can đảm
  • Hãy cùng làm để tăng năng suất
  • Xem lại cách tư duy
  • Học cách hòa trộn ý tưởng

Sau khi đã rèn luyện tinh thần, tạo không gian cho sự nảy sinh lý tưởng, bạn sẽ được thực hành sáng tạo ý tưởng với 5 bước mà tác giả hướng dẫn: 

  • Bước 1: Nhận định vấn đề
  • Bước 2: Tập hợp thông tin
  • Bước 3: Tìm kiếm ý tưởng
  • Bước 4: Tạm lãng quên
  • Bước 5: Hiện thực hóa ý tưởng

Toàn bộ nội dung cuốn sách được tác giả truyền tải theo cách viết ngắn gọn, dễ hiểu và dí dỏm khiến bạn chỉ muốn thực hành ngay những lời khuyên của tác giả ngay sau khi đọc cuốn sách này. Cũng bởi vậy, Dennis Holt - Tổng giám đốc và CEO Western International Media đã đánh giá về cuốn sách này rằng: "Nếu tôi chỉ có đủ tiền mua một cuốn sách, tôi sẽ chọn cuốn 'Một nửa của 13 là 8'. Nó rất hữu ích với những ai mới bước chân vào con đường sáng tạo, tiếp thêm cho bạn động lực đẻ sáng tạo nhiều sản phẩm hơn, tốt hơn. Cứ bốn đến năm tháng một lần, bạn nên đọc lại cuốn sách này để bồi dưỡng tâm hồn mình." 

- Trạm Đọc - 

Tags:

Một nửa của 13 là 8 (Jack Foster) 

Chưa bao giờ trong lịch sử, ý tưởng lại có giá trị và cần thiết như bây giờ.

Đó là bởi, ý tưởng mới cũng như những bánh xe của sự vận động. Không có ý tưởng, sự trì trệ sẽ thống trị. Hơn nữa, hệ thống máy tính thông minh đã làm thay bạn đa phần những công việc thường nhật, nhờ vậy, bạn được rảnh tay, và thực tế là bạn được yêu cầu làm công việc sáng tạo mà các hệ thống đó không thể làm. Mặt khác, thời đại của chúng ta tràn ngập thông tin đến mức nhiều khi ta cảm thấy bội thực. Thế giới luôn đòi hỏi những luồng ý tưởng mới để có thể vươn lên xứng với tầm cỡ và vận mệnh của mình. Bởi thế, thật hoài phí nếu bạn không biết cách sử dụng nguồn tài sản thông tin này để sáng tạo ra những ý tưởng như vậy.

Nhưng với nhiều người, việc nghĩ ra các ý tưởng mới dường như là điều hết sức khó khăn. Trí óc họ xơ cứng trong những lối tư duy rập khuôn, trong các suy nghĩ quẩn quanh. Bởi vậy, học cách tìm ra ý tưởng là điều hết sức cần thiết.

Cuốn sách Một nửa của 13 là 8 sẽ trả lời những câu hỏi cơ bản về việc ý tưởng sinh ra từ đâu, tại sao có người lại nghĩ được rất nhiều ý tưởng trong khi nhiều người khác không thể nghĩ được gì; và liệu có phải có những bí kíp bí truyền, độc nhất để có được tư duy sáng tạo không. Cuốn sách chứng minh rằng bất kỳ ai, bất kể tuổi tác hay màu da, bất kể làm công việc gì, đều có thể sáng tạo nhiều ý tưởng hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Theo cuốn sách Một nửa của 13 la 8 ý tưởng đến từ đâu
Ảnh: thebookcorner.vn

Jack Foster là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tiếp thị – Truyền thông – Quảng cáo. Ông đã dành 35 năm trong sự nghiệp của mình để đảm đương các vị trí liên quan đến sáng tạo của những công ty hàng đầu thế giới. 10 năm đầu trong sự nghiệp ông đóng vai trò là nhà văn và nhà sáng tạo, 25 năm sau đóng vai trò là giám đốc sáng tạo.

Jack đã giúp hơn 100 công ty có những quảng cáo hấp dẫn và thông minh, sáng tạo bậc nhất, đem về hiệu ứng marketing tuyệt diệu, chẳng hạn như Mazda, Suzuki, Carnation, Sunkist, Denny’s, Mattel, ARCO, và Universal Studios.

Trong sự nghiệp viết lách, Foster viết nhiều và chủ yếu là đề tài liên quan đến sáng tạo – ideas. Ông dùng chính kinh nghiệm của mình trong hàng ngàn dự án sáng tạo cho đến sự tìm tòi nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin, ý tưởng trên internet, sách báo hay bất cứ đâu, phân tích chúng và đưa ra giải pháp toàn diện từ lý thuyết đến thực hành để viết nên nhiều cuốn sách độc đáo nhất, trong đó có Một Nửa của 13 là 8.

Jack Foster đã giành được hàng chục giải thưởng quảng cáo, bao gồm cả việc được vinh danh là “Người sáng tạo của năm” bởi Câu lạc bộ Sáng tạo Los Angeles.

Tổng hợp review sách Một nửa của 13 là 8

Review từ bạn Anh Ngoc – Goodreads, 7/2015

“Từ tiêu đề đã khiến cho người đọc tò mò. Tại sao một nửa của 13 lại là 8? Đó chính là vẻ đẹp và nét hấp dẫn khó cưỡng của ý tưởng sáng tạo khi được cơi nới khỏi những bó buộc của nguyên tắc.

Cuốn sách bàn về bản chất của ý tưởng, chúng là kết tinh của những liên kết từ những ý tưởng và concept khác nhau trong cuộc sống. Tìm ra ý tưởng chính là hành trình tìm ra mối liên kết vô hình và hữu hình đó.

5 điều quan trọng nhất để tìm ra ý tưởng:

– Biết cách đặt ra câu hỏi: đừng đặt những câu hỏi vô ích, hãy đặt những câu hỏi thông minh và phá bỏ những luật lệ

– Thu thập thông tin: sẽ chẳng có ý tưởng nào ra đời nếu bạn chẳng biết cái cóc khô gì về vấn đề mà mình phải giải quyết. Hãy hỏi, hỏi nữa hỏi mãi.

– Kiên trì đưa ra ý tưởng: bạn sẽ chẳng biết ý tưởng nào là hay nhất nếu không đưa ra được bất kì ý tưởng nào. Phải kiên trì tìm kiếm, bám đuổi và truy tìm ý tưởng và từ đó mới rút ra được ý tưởng tốt nhất để giải quyết vấn đề.

– Biết cách quên: Làm việc cật lực nhưng chưa tìm ra được ý tưởng? Hãy tạm gác vấn đề qua một bên, không phải là để giải trí cho rỗng não mà là bắt tay vào một công việc khác. Như vậy ý tưởng sẽ, hoặc tới với ta một cách tự nhiên, hoặc sẽ dễ dàng khi ta quay trở lại tìm kiếm ý tưởng cho vấn đề cũ. Không bao giờ được cho phép bản thân phải nghỉ xả não, não bộ không như những cơ bắp cần thời gian để hồi sức, não bộ càng làm việc nhiều sẽ càng trở nên sắc bén và mạnh mẽ hơn. KHÔNG CÓ CHỖ TRÊN ĐỈNH THÀNH CÔNG CHO NHỮNG KẺ LƯỜI BIẾNG.

– Dám hiện thực hóa những ý tưởng ưng ý. Ngay cả khi ý tưởng vấn phải sự thờ ơ, dè bỉu của ai đó. Nếu bản thân tin tưởng vào ý tưởng, bạn phải thực hiện ý tưởng đó thành hiện thực NGAY LẬP TỨC. Nếu một ý tưởng bạn dành cho sếp, khách hàng bị lãng phí, thì hãy dùng chúng cho bản thân mình!”

Review từ bạn Thái Lê – Goodreads, 3/2021

“Mình nghe nhiều anh chị em trong nghề giới thiệu quyển này. Hồi đọc quyển của anh Sói cũng có đề cập đến và thế là mình mua đọc luôn.

How To Get Ideas quả thật như một cuốn sách chỉ đường bỏ túi. Có nhiều phương pháp mình thấy hay dù đơn giản. Nhưng để áp dụng cần một sự kiên trì, dũng cảm.

Không chỉ dành cho mỗi dân quảng cáo, mình nghĩ thậm chí các bạn ở những lĩnh vực khác cũng có thể đút kết gì đó từ đây. Sách có cách viết ngắn gọn nhưng đúng vấn đề, không bị lê thê giáo điều. Lâu lâu có thể mở lại vài trang để đọc xem như xốc lại tinh thần, tạo động lực và cảm hứng cho bản thân.” 

Review từ bạn Nhung Gau Meo – Goodreads, 4/2019

Một cuốn sách về sáng tạo hay, ngay từ tiêu đề đã đặt một dấu hỏi cho sự sáng tạo. Chúng ta luôn bị định hình bởi những định kiến, và chúng ta phải suy nghĩ thoát ra khỏi những định kiến ấy để có góc nhìn mới mẻ.’’

Review từ bạn Quỳnh Anh – Goodreads, 9/2012

Yêu thích cuốn sách này. Thật ngạc nhiên khi các bài học đi vào tâm trí bạn một cách tự nhiên. Tác giả dễ dàng thu phục người đọc bằng trí tuệ, kinh nghiệm và khiếu hài hước của mình. Chúa tôi! Chỉ đơn giản là “To do is to be” và “To be is to do” trở thành “Do be do be do” trong bài hát của Frank Sinatra =)) Tôi không thể nhịn được cười nhưng đồng thời, tôi nhận ra sức mạnh của sự sáng tạo sự phối hợp. Ý tưởng không nhất thiết phải lớn và nghiêm túc. Chúng ở xung quanh và chúng ta chỉ cần chú ý. Nội dung tuyệt vời được viết trong một vài từ. Cảm hứng! Thực sự đáng đọc.”

Review từ bạn Quang Nguyen – Goodreads, 4/2020

“Phần I: Mười cách để rèn luyện tinh thần, dọn đường cho ý tưởng

  1. Hãy vui đùa
  2. Hãy biến mình thành một đứa trẻ

– Trẻ con là những nhà khoa học bẩm sinh

– Trước hết, chúng đưa ra những câu hỏi khoa học sâu sắc: Tại sao mặt trăng lại tròn? Tại sao bầu trời màu xanh? Giấc mơ là gì? Tại sao con người có ngón chân.? Sinh nhật của trái đất là ngày nào? Khi vào trung học phổ thông thì chúng hầu như chẳng còn có những câu hỏi như vậy nữa.

– Trẻ em đến trường với những dấu hỏi và ra trường với những dấu chấm hết.

  1. Hãy trở nên có duyên sáng tạo

– Dù bạn nghĩ mình làm được hay không thì bạn đều đúng.

5, Hãy mỉm cười trước thất bại

  1. Thu thập thêm thông tin
  2. Lấy hết can đảm

+) Ai cũng biết sợ cả. Bất kỳ ai.

+) Không có ý tưởng nào tệ cả.

+) Lúc nào bạn cũng có thể tìm ra ý tưởng khác thậm chí còn hay hơn trước

+) Chẳng ai bị phê phán vì có quá nhiều ý tưởng

+) Thật bõ công khi tìm ra ý tưởng.

  1. Hãy cùng làm để tăng năng suất
  2. Xem lại cách tư duy

– Nhiều người thà chết còn hơn phải động não. Thực tế là họ đã chết.

– Cách bạn tư duy ảnh hưởng đến những gì bạn suy nghĩ và những tư tưởng bạn đón nhận.

  1. Học cách hòa trộn ý tưởng

– Tồn tại là cống hiến. Cống hiến là tồn tại.

Phần 2: Phương pháp sáng tạo ý tưởng qua năm bước.

1.1. Nhận định vấn đề

– Chẳng vấn đề nào quá lớn hay quá phức tạp mà ta không thể giải quyết.

– Thà biết một vài câu hỏi thôi còn hơn là tất cả các câu trả lời.

– Chỉ một thay đổi đơn giản trong câu hỏi có thể cách mạng hóa tư duy của bạn.

1.2. Tập hợp thông tin

1.3. Tìm kiếm ý tưởng

– Nếu không có gió, hãy cầm lấy mái chèo.

– Sai lầm lớn nhất là ăn không ngồi rồi.

1.4. Tạm lãng quên

1.5. Hiện thực hóa ý tưởng ”

Review từ bạn Nhã Trương – Goodreads, 5/2019

“Một cuốn sách hữu ích và dễ đọc về ý tưởng sáng tạo, làm thế nào để có được ý tưởng, can đảm, kiên trì với ý tưởng đến cuối cùng.

Mình bắt đầu nhắc nhở bản thân mỗi khi ra đường nên để ý nhiều hơn, từ cây cỏ, xe cộ, quán xá, con người; nên hiếu kì nhiều hơn; nên vui đùa nhiều hơn; nên đọc nhiều hơn; nên lắng nghe người khác nhiều hơn; nên…

Thu lượm:

– “Một ý tưởng chẳng là gì khác ngoài sự kết hợp mới của các nhân tố cũ”. – James Webb Young.

+ Làng Lourdes ở Tây Nam Pháp, có dòng suối được đồn có khả năng chữa bệnh.

+ Phương pháp sáng tạo ý tưởng qua 5 bước:

B1. Nhận định vấn đề.

B2. Tập hợp thông tin.

B3. Tìm kiếm ý tưởng.

B4. Tạm quên lãng (chuyển sang làm việc khác chứ không phải xả hơi).

B5. Hiện thực hóa ý tưởng.”

Review từ bạn Khoản Huỳnh – Goodreads, 6/2017

“Ấy chà… Nghe nói cuốn này là cẩm nang gối đầu giường của ai muốn hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến ý tưởng… Ầy, nói chung là cũng không có ý muốn đọc cuốn này lắm nhưng mà chiều thi trong khi chẳng có chữ nào trong đầu nên cũng lười học, vậy là lấy sách ra đọc… Cuốn này phải nói sao nhỉ? Nói thật là mình thấy nó giống như là đọc mấy câu truyện cười thôi, mới đọc thì tưởng như hay ho lắm nhưng ngẫm lại chẳng thấy có chút ý nghĩa gì cả… Hay là có lẽ mình vẫn chưa đủ trình để đọc hiểu cuốn này ta? Thôi có lẽ sẽ để vài năm hay vài tháng sau sẽ đọc lại.”

Review từ bạn Trần Duy Hiếu – Goodreads, 11/2020

“Một cuốn sách gợi mở cho bạn những cách tuyệt vời để tìm ra ý tưởng mới, rất hữu ích với những ai mới bước chân vào con đường sáng tạo.

Làm thế nào để trở nên khác biệt?

Đáp án hết sức đơn giản: Bạn phải sáng tạo. Sáng tạo là khả năng đưa ra ý tưởng, giải quyết vấn đề bằng những phương thức độc đáo, có trí tưởng tượng phong phú, hành vi và năng suất vượt trội hơn so với người khác. Dù bạn là ai, doanh nhân, kỹ sư, nhà thiết kế,… dù bạn đang làm trong lĩnh vực nào, sáng tạo đều là chìa khóa dẫn đến thành công.”

Trên đây là thông tin sơ lược và review của một số bạn đọc về sách Một nửa của 13 là 8. Nếu bạn muốn xem thông tin chi tiết hoặc mua sách bạn có thể ghé thăm Tiki theo link ở đây

Tổng hợp bởi Đậu