Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Hệ thống có dây thì các thiết bị như công tắc, cảm biến, điều khiển âm thanh v.v… sẽ có dây mạng hay còn gọi là dây lan được nối trực tiếp từ thiết bị dẫn về tủ điều khiển trung tâm.

Ưu điểm của công nghệ nhà thông minh có dây

Bởi vì là hệ thống đi dây trực tiếp nên công nghệ nay có những ưu điểm không thể bàn cãi như sau:

– Nhanh và ổn định: đây là một trong những tiêu chí đầu tiên đầu tiên để đánh giá chất lượng ngôi nhà. Hãy tưởng tượng 1 ngôi nhà sang trọng lắp đặt hệ thống smarthome nhưng khi bật công tắc, điều khiển tắt đèn bằng điện thoại mà đèn không sáng, không hoạt động thì sẽ khiến chủ nhà khó chịu đến mức nào! Với hệ thống có dây, tất cả các tìn hiệu nói trực tiếp qua dây LAN, vì vậy sự ồn định là điều chắc chắn.

– Đảm bảo kết nối cho các công trình lớn: Đối với công trình lớn hay tòa nhà, hệ thống có dây dường như là lựa chọn duy nhất để thực hiện giải pháp thông minh vì hệ thống có dây có thể kéo dây LAN đến bất cứ nơi đâu. trong khi đó hệ thống không dây sử dụng sóng, nhưng độ phủ của bất kỳ loại sóng nào cũng có giới hạn. Đối với sóng Zigbee có độ phủ lên đến 75m từ trạm phát. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết, đối với công trình dân dụng với nhiều tầng, nhiều lớp tường thì sóng bị cản lại ít nhiều.

– Khả năng tải mạnh mẽ: Khả năng tải ý nói đến việc có thể chịu tải được bao nhiêu thiết bị trong cùng 1 thời điểm. Ví dụ: khi bạn bấm 1 nút ngữ cảnh, sẽ có nhiều thiết bị cùng hoạt động 1 lúc để tạo ra không gian hợp với thiết lập. Một hệ thống tải mạng mẽ sẽ cho phép hoạt động nhiều thiết bị cùng 1 lúc. trong khi đó, hệ thống yếu có thể bị chập điện và ngừng hoạt động.

– Tránh rủi ro chập điện: Cũng liên quan đến khả năng tải phía trên. Do mạch có tín hiệu đi mạnh mẽ, ổn định nên cũng tránh được khả năng chập điện, treo hệ thống.

Nhược điểm của công nghệ nhà thông minh có dây.

Công nghệ nhà thông minh có dây: tuy rằng mang lại rất nhiều ưu điểm về tính năng và khả nang của hệ thông, nhưng nó lại có 1 số hạn chế như sau:

– Cần phải đục tường đi: Đối với công trình mới xây dựng thì đục tường đi dây mạng không thành vấn đề nhưng đối với công trình đã hoàn thiện là một trăn trở cho chủ nhà nếu muốn sử dụng hệ thống điện thông minh này.

– Thi công đòi hỏi kỹ thuật cao và thời gian: Việc thi công hệ thống có dây phải tốn thời gian lắp đặt đi dây dài hơn. Ngoài ra, kỹ thuật thi công cũng đòi hỏi đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm cao cũng như khả năng quản lý, làm việc với các bên thi công khác.

– Giá thành cao hơn hệ thống không dây: Do phải cần lượng dây nhiều và tủ điện trung tâm cũng được thiết kế toàn diện hơn nên giá tiền cho hệ thống smarthome có dây sẽ tương đối cao.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Hệ thống thiết bị kết nối có dây trong nhà thông minh

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ nhà thông minh không dây

Có thể nói, ứng dụng của sóng Zigbee hiện nay rất rộng rãi, đặc biệt là trong ngành tự động hóa và điện thông minh.

Hệ thống nhà thông minh không dây – Sử dụng sóng Zigbee

Sóng Zigbee là gì?

Zigbee là một giao thức mạng không dây xây dựng trên tiêu chuẩn IEE 802.15.4 của tổ chức Institue ò Electrical and Electronics Engineers. Đây là một loại sóng có tần số ngắn được áp dụng rộng rãi trong việc truyền tín hiệu của nhà thông minh, thiết bị y tế.

Do sóng Zigbee không sử dụng nhiều điện năng và có thiết kế đơn giản nên giá thành và chi phí rẻ hơn nhiều so với mạng không dây cá nhân (WPAN).

Đơn giản thì ta có sự so sánh như sau: hiện tại công nghệ cho ra đời rất nhiều loại sóng như Wifi, Bluetooth, hồng ngoại … Tuy nhiên các sóng như Bluetooth hay hồng ngoại không thể sử dụng để truyền tín hiệu trong nhà được bởi hạn chế về độ phủ cũng như khả năng truyền tải. Sóng Zigbee được phát triển để truyền tín hiệu trong hệ thống nhà thông minh ổn định hơn và tiết kiệm điện năng hơn so với các loại sóng trên.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Hệ thống thiết bị kết nối không dây trong nhà thông minh

Lợi ích của sóng Zigbee?

Có thể nói, ứng dụng của sóng Zigbee hiện nay rất rộng rãi, đặc biệt trong ngành tự động và điện thông minh. chúng ta có thể đến những tính năng nổi bật của sóng Zigbee như sau:

– Dễ lắp đặt: Việc thiết kế mô hình sóng Zigbee khá dễ rang và thích hợp với nhiều thiết bị.

– Kết nối Internet: Kết nối các thiết bị điện bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này cho phép người sử dụng smartphone để quản lý nhà thông minh.

– Kiểm soát năng lượng: Đóng ngắt thiết bị hoạt động từ xa.

– An ninh: Dễ dàng tích hợp và kết nối với hệ thống an ninh cho ngôi nhà.

– Tiết kiệm điện: Sử dụng rất ít nguồn điện năng trong việc truyền tài điện.

Chính những lợi ích trên và đặc biệt là khả năng kết nối và vận hành thiết bị điện trong nhà vượt trội hơn các sóng Wifi, Bluetooth hay hồng ngoại nên Zigbee trở thành “ứng cử viên số 1” trong việc điều khiển nhà thông minh.

Ứng dụng của sóng Zigbee vào nhà thông minh.

Ứng dụng của sóng Zigbee vào tự động hóa và nhà thông minh là không phải bàn cãi. Đối với 1 căn hộ hay công trình nhà ở với diện tích không quá lớn (khoảng 100m2 trở xuống), bạn có thể xây lắp hệ thống điện thông minh không dây sử dụng sóng Zigbee. Với diện tích nhỏ và không quá nhiều lớp tường cũng như số lượng thiết bị điện không quá nhiều, sóng Zigbee sẽ đủ ổn định để vận hành ngôi nhà hiệu quả.

Hiện nay, có nhiều giải pháp thông minh sử dụng sóng Zigbee. Đa số những thiết bị ấy là các công tắc, hệ thống an ninh được tích hợp thêm bộ thu và phát sóng Zigbee để nhận lệnh điều khiển của chủ nhà. Những thiết bị này đều có chi phí rẻ trên thị trường.

Hạn chế của sóng Zigbee

Đối với những công trình biệt thự, căn hộ cao cấp với diện tích sàn trên 150m2 thì về lý thuyết vẫn có thể sử dụng được sóng Zigbee vì chúng ta có thể tăng song thu phát Zigbee qua thiết bị Zigbee để đẩy nhanh độ phủ của sóng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia công nghệ cảnh báo: không nên sử dụng hệ thống điện thông minh sử dụng sóng Zigbee bởi các lý do sau:

– Sóng Zigbee không thể phủ sóng toàn bộ khu nhà. Điều này xảy ra tình trạng thiếu ổn định khi vận hành. Ví dụ: bấm nút bật đèn nhưng đèn không nhận được tín hiệu phát sáng.

– Khả năng truyền tải có giới hạn: Theo nghiên cứu, các sóng Zigbee chỉ nên truyền tải đến khoảng 10 thiết bị trong 1 thời điểm. Nếu chủ nhà bật quá nhiều thiết bị cùng 1 lúc sẽ xảy ra tình trạng chập điện.

– Độ ổn định không bằng hệ thống đi dây: Chắc chắn 1 hệ thống đi dây dẫn luôn luôn tải tín hiệu tốt hơn và ổn định hơn

Dưới sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0 hàng loạt các trang thiết bị thông minh dần ra mắt người dùng như SmartPhone, SmartTV,… Và chắc chắn không thể không nhắc đến sự xuất hiện của SmartHome đã giúp ích rất nhiều đối với cuộc sống sinh hoạt của con người hiện đại.

Cụm từ SmartHome dần trở nên quen thuộc với giới trẻ và những người thích nghiên cứu về công nghệ. Tuy nhiên SmartHome vẫn còn khá xa lạ với những đối tượng ít tiếp xúc. Trong bài viết này, Sforum sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về SmartHome cũng như là ưu nhược điểm của nhà thông minh. Mời các bạn cùng theo dõi.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

SmartHome là gì?

SmartHome (nhà thông mình) là một ngôi nhà hay căn hộ được tự động hoá có điều kiện bởi những trang thiết bị điện tử tiên tiến có kết nối với mạng Internet. Tại đây, các thiết bị có thể tự động hoá các công việc hàng ngày của bạn theo cách chúng được lập trình sẵn như bật đèn và máy lạnh khi có người vào, camera báo động khi người lạ đột nhập…Công nghệ tự động hoá cung cấp cho người sở hữu ngôi nhà sự tiện ích và thoải mái bậc nhất trong sinh hoạt hàng ngày từ xa chỉ với một ứng dụng SmartHome trên chiếc điện thoại hoặc các thiết bị có kết nối mạng khác.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Ưu điểm của SmartHome

SmartHome sở hữu những ưu điểm vượt trội sau đây để có thể thu hút được tất cả những ai đã và đang tìm hiểu về về nó.

Đơn giản và dễ dàng sử dụng

Khi chưa có sự tiếp xúc nhiều với thiết bị công nghệ thông minh chắc hẳn nhiều bạn sẽ lo lắng việc điều khiển và sử dụng ngôi nhà thông minh này là việc vô cùng khó khăn và tốn nhiều chất xám. Thế nhưng trên thực tế, nỗi lo này không tồn tại vì SmartHome được thiết kế vô cùng đơn giản giúp chủ sở hữu có thể dễ dàng thao tác điều khiển bằng một cái chạm nhẹ trên những ứng dụng hỗ trợ hay đơn giản hơn là ra lệnh bằng giọng mói với những trợ lý ảo mà không cần phải “muốn ăn thì lăn vào bếp”. Chính vì thế, SmartHome hoàn toàn phù hợp cho mọi đối tượng kể cả người lớn tuổi và trẻ em.

Quản lý từ xa

Những thiết bị, nền tảng SmartHome đều có những ứng dụng quản lý, điều khiển từ xa và cung cấp ngữ cảnh của cả ngôi nhà thông minh. Đồng thời, những ứng dụng này cho phép bạn điều chỉnh trạng thái các vật dụng trong nhà chỉ với một chạm dù bạn đang ở đâu. Điều này tương đương với việc bạn không cần lo ngại về các vấn đề như: “Mình đã khoá cửa chưa nhỉ?” Hay “Điều hoà đã tắt chưa” như trước mỗi khi đi vội.

Bên cạnh đó, mô hình này còn có lợi cho những gia đình có thành viên là người cao tuổi hay trẻ nhỏ. Bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn về vấn đề an toàn của họ thông qua hình ảnh trên giao diện và trạng thái của các trang thiết bị trong gia đình.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Tiết kiệm thời gian

SmartHome với hệ thống tự động hoá giúp tối ưu hoá mọi hành động, thời gian khi xử lý công việc. Điều này tương ứng với khối lượng công việc phải thực hiện sẽ giảm xuống đáng kể và bạn có thể tận dụng nguồn lực thời gian để nghỉ ngơi tận hưởng hoặc làm những việc bạn thích.

Một minh chứng điển hình cho việc này là hệ thống tưới tiêu sẽ tự động tưới nước cho cây với lượng nước vừa đủ vào khung giờ thiết lập trước hoàn toàn nhanh chóng giúp bạn tiết kiệm được thời gian của bản thân, chi phí mà còn tăng hiệu quả đáng kể.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì
smart screen with smart home and modern living room

Tiết kiệm điện năng

Suy nghĩ “hiện đại – hại điện” luôn song hành cùng thời đại công nghệ 4.0 nhưng lối suy nghĩ đó lại khá lạc hậu đối với hệ thống nhà thông minh. SmartHome được trang bị các vật gia dụng thông minh có ưu điểm vượt trội trong việc tiết kiệm điện năng. Hơn nữa, việc kiểm soát từ xa giúp tối ưu hoá trong việc tiết kiệm lượng điện cần tiêu thụ của bạn. Giả sử khi bạn ra khỏi nhà mà quên tắt điều hoà: Trước khi có công nghệ SmartHome thì hoá đơn tiền điện sẽ là một chuỗi các con số mà bạn không hề muốn chúng tồn tại chút nào. Nhưng bây giờ thì khác rồi, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các thiết bị trong gia đình mọi lúc, mọi nơi và đồng nghĩa với việc bạn cũng đã có thể “tối ưu” được kha khá hoá đơn điện hàng tháng rồi đấy.  Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hẹn giờ bật/tắt thiết bị điện một cách dễ dàng và nhanh chóng

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Không gian sống hiện đại và sang trọng

SmartHome được trang bị những vật gia dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến bậc nhất tạo cảm giác thoải mái, tiện nghi cho chủ sở hữu cùng người thân. Không chỉ vậy, các thiết bị được thiết kế tinh tế, nhỏ gọn, đẹp mắt không những tối ưu hoá được vấn đề không gian mà còn mang lại tính hiện đại và sang trọng cho cả ngôi nhà. SmartHome hoàn toàn đáp ứng được cho chủ sở hữu một không gian sống thoải mái, tiện nghi đầy hiện đại và sang trọng.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Hệ thống an ninh trật tự

Một trong những ưu điểm tuyệt vời của SmartHome chính là hệ thống an ninh và điển hình là camera với cảm biến nhiệt hồng ngoại cùng khả năng cảnh báo mạnh mẽ giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn một cách an toàn nhất. Cảnh báo đột nhập sẽ được thực hiện tự động thông qua việc kích hoạt chế độ an ninh cho camera vào những khung giờ bạn chọn giúp an ninh của ngôi nhà được đảm bảo lúc bạn nghỉ ngơi hoặc ra khỏi nhà.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Nhược điểm của SmartHome

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội khiến nhiều người mong muốn sở hữu ngay cho mình một căn nhà thông minh thì SmartHome vẫn còn một vài hạn chế sau:

Chi phí đầu tư cao

Một trong những sự hạn chế lớn nhất mà SmartHome phải đối diện là tổng chi phí đầu tư ban đầu của người sở hữu rất cao. Điều này khiến cho phần lớn những người có thu nhập thấp và trung bình khó có thể tiếp cận. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến SmartHome không phổ biến mấy ở nước ta vì Việt Nam đang trên đà phát triển và nền kinh tế non trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Khó tiếp cận người cao tuổi

Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc tiếp xúc với những điều mới mẻ như công nghệ tự động hoá vì vậy họ thường từ chối tìm hiểu về SmartHome ngay khi biết đến. Đây là một trong những vấn đề khó khăn khiến những đơn vị sản xuất các thiết bị SmartHome luôn nổ lực giảm tính phức tạp, cải thiện trải nghiệm cho người dùng, làm nó trở nên phù hợp và có ích với mọi lứa tuổi, trình độ.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Tính bảo mật cần được cải thiện

Bảo mật an ninh mạng luôn là nỗi lo và là lí do mọi người từ chối sở hữu SmartHome vì việc mất an ninh mạng đã và đang diễn ra khá nhiều. Các hacker có thể dễ dàng tấn công các thiết bị thông minh qua Internet và kiểm soát hoạt động của các thiết bị mà nguy hiểm nhất là camera và các loại ổ khóa thông minh. Mặc dù SmartHome vẫn luôn cải thiện chế độ bảo mật nhưng vẫn không thể đảm bảo rằng an ninh mạng tuyệt đối an toàn. Vì vậy trước khi sở hữu một căn nhà thông minh, người dùng vẫn luôn cân nhắc về vấn đề này.

Theo em ngôi nhà thông minh có những ưu nhược điểm gì

Tạm kết:

Trên đây là những khái niệm cơ bản cũng như những ưu nhược điểm của SmartHome. Vậy bạn có sẵn sàng để tiếp cận và xây dựng ngay cho mình một hệ thống SmartHome ngay tại nhà không nào? Hãy để lại bình luận cho mình biết nhé!

MUA NGAY CÁC THIẾT BỊ SMARTHOME GIÁ SIÊU TỐT TẠI CELLPHONES!