Theo lê nin vật chất là gì

1/ Hoàn cảnh ra đời định nghĩa

* Khái niệm vật chất từ thời cổ đại đã bàn đến, nhưng do điều kiện lịch sử khác nhau trình độ sản xuất, kỹ thuật, nhận thức khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau.

Thời kỳ cổ đại, nói chung người ta tìm 1  yếu tố ban đầu, từ đó hình thành thế giới vật chất.

Có người cho là lửa, có người cho là nước, có người cho là không khí, 

Quan điểm 2: cho là nhóm yếu tố ban đầu, tác động với nhau tạo thành thế giới vật chất.

Ví dụ: Kim mộc, thủy, hỏa , thổ.

Quan điểm 3 là Thuyết nguyên tử của Dê mô cơ rít: cho rằng nguyên tử là nhỏ nhất, không phân chia được, tạo nên thế giới vật chất, giống nhau về chất lượng, khác nhau về số lượng.

  • Thời cận đại (thế kỷ XVII : Do khoa học tự nhiên phát triển, người ta phục hồi lại thuyết nguyên tử, cho nguyên tử là nhỏ nhất.

Người ta đồng nhất giữa vật chất và khối lượng.

  • Đến cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX,  một loạt các thành tịu khoa học, đặc biệt là  khoa học tự nhiên. Ví dụ:  điện tử, thuyết phóng xạ, thuyết tương đối (vật chất vận động đến một lúc nào đó thì khối lượng bằng không…

Từ đây một loạt các vấn đề theo quan niệm cũ không giải quyết được. Ví dụ: Nguyên tử hay điện tử nhỏ nhất, ai là vật chất. Đây là thời kỳ khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học.

  • Đứng trước tình hình ấy, để khắc phục sự khủng hoảng và đưa 1  quan điểm mới về vật chất, khảng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật thì Lê nin đưa ra định nghĩa dưới đây:

2. Định nghĩa vật chất của Lênin:

Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác,  được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác    

Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường. Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý thức con người đều là vật chất. 

Về nội dung định nghĩa: có 2 nội dung chính:

Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm giác.

Trước hết, vật chất là phạm trù triết học. Đây là phạm trù rộng lớn nhất nhưng chỉ thực tại khách quan. Thực tại là những cái tồn tại thực sự. Khách quan là độc lập với ý thức con người.

Như vậy, tất cả những gì bên ngoài, độc lập với ý thức con người đều là thực tại khách quan.

Con người biết được qua cảm giác: Điều đó có nghĩa là vật chất có trước, cảm giác có sau

Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức.

Như vậy; Theo Lênin Vật chất có 2 thuộc tính cơ bản giúp con người nhận biết được đó là: Tồn tại khách quan; nhận biết được bằng cảm giác tức thông qua các giác quan của con người.

3.  Ý nghĩa khái niệm vật chất của Lê nin:

Thứ nhất: Định nghĩa này Là cái mốc thứ 2  sau vấn đề cơ bản của triết học do Ang ghen đưa ra, khảng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Thứ 2: Định nghĩa này giúp chúng ta cơ sở để chống chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan về thuyết không chỉ biết (bất khả chi luận)

Duy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng tinh thần có trước thế giới, đẻ ra thế giới. Quan điểm đó đã không phản ảnh đúng khoa học.

Duy tâm chủ quan đã cho rằng sự vật là tổng hợp của các cảm giác. Quan điểm đó cũng không đúng. Thực chất vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người chứ không phải là tổng hợp của cảm giác   

Thuyết không thể biết là nghi ngờ nhận thức của con người. Con người chỉ nhận thức được hiện tượng mà không nhận thức được bản chất sự vật. Có một vật tự nó tức là có vùng con người không với tới như thiên đàng. Đã rơi vào duy tâm. Quan điểm Lê nin cho rằng không có cái gì là không biết, dần dần con người sẽ biết, đã chống lại quan điểm không thể biết .

Thứ 3 là: Định nghĩa này Đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là đồng nhất vật chất với vật thể.có cái vật chất không là vật thể như từ trường, chân không  thì quan điểm duy tâm không giải thích được. Quan điểm Lê nin khảng định những cái không là vật thể độc lập bên ngoài ý thức, nó chính là vật chất.

Thứ tư: Định nghĩa này là cơ sở định hướng trong các ngành khoa học khác phát triển. Nghĩa là vật chất không ai sinh ra, không mất đi , nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.Do đó Các ngành khoa học khac đi sâu nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất.

Thứ 5: Định nghĩa này, giúp chúng ta xác định được vật  chất trong lĩnh vực xã hội. Đó là tồn tại xã hội.

Theo lê nin vật chất là gì

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin

“Vật chất phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem

lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,

chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

I. Nội dung định nghĩa vật chất nêu trên gồm những khía cạnh bản

sau:

1. Vật chất là một phạm trù triết học.

“Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong lĩnh vực vật

lý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, H2O, máu, nhiệt lượng, từ trường…) hay

ngành khoa học thông thường khác… Cũng không th hiểu như vật chất trong

cuộc sống hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, ô tô, xe máy…).

“Vật chất” trong định nghĩa của Lênin một phạm trù triết học, tức phạm trù

rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, không thể có gì khác rộng hơn.

Đến nay, nhận thức luận (tức lý luận về nhận thức của con người) vẫn chưa hình

dung được cái rộng hơn phạm trù vật chất. Ta không thể “nhét” vật chất này

trong một khoảng không gian nhất định, vì không có gì rộng hơn nó.

2. Vật chất là thực tại khách quan.

Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức không phụ

thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” thuộc tính bản của

vật chất, tiêu chuẩn để phân biệt cái vật chất, cái không phải vật

chất.

con người đã nhận thức được hay chưa, con người mong muốn hay

không thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.

3. Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác.

Vật chất, tức thực tại khách quan, cái trước cảm giác (nói rộng ra ý

thức). Như thế, vật chất “sinh ra trước”, tính thứ nhất. Cảm giác thức) “sinh

ra sau”, là tính thứ hai.

Do tính trước – sau như vậy, vật chất không lệ thuộc vào ý thức, nhưng ý thức lệ

thuộc vào vật chất.