Theo lý thuyết tiền lương kết định của đường tổng cung ngắn hạn khi mức giá tăng cao hơn dự kiến

Lí thuyết tiền lương cứng nhắc (tiếng Anh: Sticky Wage Theory) cho rằng lương của người lao động thường phản ứng chậm chạp trước những thay đổi trong hoạt động của công ty hoặc toàn nền kinh tế.

Theo lý thuyết tiền lương kết định của đường tổng cung ngắn hạn khi mức giá tăng cao hơn dự kiến

Khái niệm

Lí thuyết tiền lương cứng nhắc trong tiếng Anh là Sticky Wage Theory.

Lí thuyết tiền lương cứng nhắc cho rằng lương của người lao động có xu hướng phản ứng chậm trước những thay đổi trong hoạt động của một công ty hoặc nền kinh tế. 

Theo lí thuyết này, khi thất nghiệp tăng thì tiền lương của những người lao động không bị sa thải có xu hướng giữ nguyên hoặc vẫ tăng nhưngvới tốc độ chậm hơn trước, thay vì giảm cùng lúc với nhu cầu lao động giảm. 

Cụ thể, tiền lương thường được cho là khó bị kéo xuống, nghĩa là chúng có thể dễ dàng di chuyển lên trên nhưng rất khó di chuyển xuống dưới.

Theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc, tính cứng nhắc trong thị trường sẽ khiến các thay đổi dễ xảy ra theo hướng này và khó di chuyển theo một chiều hướng khác. Sự chuyển động của tiền lương có xu hướng dễ tăng lên hơn là đi xuống, dẫn đến một xu hướng tăng trung bình của chuyển động tiền lương. Khuynh hướng này thường được gọi là hiệu ứng Ratchet.

Một số nhà kinh tế cũng đã đưa ra giả thuyết rằng sự cứng nhắc có thể mang tính truyền nhiễm, di chuyển từ một khu vực bị ảnh hưởng của thị trường tới các khu vực không bị ảnh hưởng khác.

Nội dung của ý tưởng này là cho rằng, nhìn chung các khu vực trong thị trường có nhiều việc làm tương tự nhau, do đó sự cứng nhắc về lương trong một khu vực sẽ dẫn đến sự cứng nhắc về lương trong các khu vực khác, do cạnh tranh việc làm và những nỗ lực của các công ty để giữ tiền lương ở mức cạnh tranh.

Tính cứng nhắc cũng được cho là có một số tác động tương đối rộng lớn khác đối với nền kinh tế toàn cầu, ví dụ như trong hiện tượng tăng quá cao của tỉ giá hối đoái

Nếu không có sự cứng nhắc, tiền lương sẽ luôn điều chỉnh gần như theo thời gian thực với thị trường và mang lại trạng thái cân bằng kinh tế tương đối ổn định. Một sự gián đoạn trên thị trường sẽ làm giảm tiền lương theo tỉ lệ tương ứng, mà không làm nhiều người bị mất việc.

Thay vào đó, do có sự cứng nhắc, trong trường hợp thị trường bị gián đoạn, tiền lương có nhiều khả năng vẫn giữ ở mức hiện tại và thay vào đó thì các công ty lại cắt giảm việc làm.

Lí thuyết tiền lương cứng nhắc và tác động đến việc làm

Tỉ lệ việc làm cũng bị ảnh hưởng bởi những sự biến dạng trong thị trường việc làm gây ra bởi tiền lương cứng nhắc. Ví dụ, trong trường hợp suy thoái kinh tế như trong năm 2008, tiền lương danh nghĩa đã không giảm do sự cứng nhắc của tiền lương. 

Thay vào đó, các công ty sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí mà không giảm tiền lương của các nhân viên được giữ lại. Sau này khi nền kinh tế bắt đầu thoát khỏi suy thoái, cả tiền lương và số lượng việc làm sẽ vẫn sẽ cứng nhắc, khó thay đổi.

Bởi vì khó có thể xác định khi nào cuộc suy thoái kết thúc, và việc thuê nhân viên mới thường có chi phí ngắn hạn cao hơn so với việc tăng thêm một ít lương, các công ty thường sẽ do dự khi tuyển nhân viên mới. 

Về mặt này, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, việc làm thường có thể được coi là cứng nhắc theo hướng khó tăng lên. Mặt khác, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc, tiền lương sẽ khó bị giảm xuống và những nhân viên đang trong biên chế có thể được tăng lương.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 8 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 3 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_2_P3_1: Công đoàn có xu hướng làm tăng chênh lệch tiền lương giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc do làm: ● Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng tăng cung về lao động trong khu vực không có công đoàn. ○ Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng giảm cung về lao động trong khu vực không có công đoàn ○ Giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.

○ Tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.

MACRO_2_P3_2: Nhận định nào sau đây về lý thuyết tiền lương hiệu quả là đúng? ○ Đó là mức tiền lương do chính phủ quy định doanh nghiệp trả lương cho công nhân càng thấp càng tốt. ○ Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công nhân trở nên vô trách nhiệm. ○ Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc độ thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.

● Việc trả tiền lương theo mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc độ thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.

MACRO_2_P3_3: Chính sách nào sau đây của chính phủ không thể giảm được tỉ lệ thất nghiệp? ○ Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm. ○ Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo lại các công nhân bị thất nghiệp. ○ Giảm tiền lương tối thiểu.

● Tăng trợ cấp thất nghiệp.

MACRO_2_P3_4: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ làm tăng thất nghiệp tạm thời? ○ Mở rộng các chương trình đào tạo nghề. ● Tăng trợ cấp thất nghiệp. ○ Giảm tiền lương tối thiểu.

○ Phổ biến rộng rãi thông tin về các công việc cần tuyển người làm.

MACRO_2_P3_5: Thất nghiệp tạm thời không phát sinh trong trường hợp nào dưới đây? ○ Sinh viên mới tốt nghiệp đi tìm việc làm. ○ Một số doanh nghiệp bị phá sản. ○ Một số công nhân từ bỏ công việc hiện tại để tìm việc làm mới.

● Các công nhân từ bỏ các công việc hiện tại và thôi không tìm việc nữa.

MACRO_2_P3_6: Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển xuất hiện khi: ○ Tiền lương hoàn toàn linh hoạt. ● Các công việc chỉ có hạn. ○ Cầu về lao động vượt quá cung về lao động tại mức lương hiện hành.

○ Thị trường lao động là cạnh tranh hoàn hảo.

MACRO_2_P3_7: Các nhà kinh tế tin rằng sự cứng nhắc của tiền lương có thể là do: ○ Công đoàn ○ Luật về tiền lương tối thiểu. ○ Tiền lương hiệu quả.

● Tất cả các câu trên đều đúng

MACRO_2_P3_8: Theo lý thuyết về tiền lương hiệu quả, điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho năng suất cao hơn đi cùng với tiền lương cao hơn? ○ Tiền lương cao hơn cho phép công nhân mua được thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. ○ Tiền lương cao hơn thu hút được các công nhân có chất lượng cao hơn. ○ Tiền lương cao hơn có thể làm tăng nỗ lực của công nhân do làm tăng chi phí mất việc.

● Tiền lương cao hơn chuyển công nhân vào các thang thuế cao hơn, do đó họ cần làm việc tích cực hơn để duy trì mức thu nhập sau thuế như cũ.

MACRO_2_P3_9: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa: ○ Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế. ○ Thu nhập thực tế và GDP thực tế. ● Mức giá chung và tổng lượng cầu.

○ Mức giá chung và GDP danh nghĩa.

MACRO_2_P3_10: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung phản ánh mối quan hệ giữa: ○ Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế. ○ Thu nhập thực tế và GDP thực tế. ● Mức giá chung và tổng lượng cung.

○ Mức giá chung và GDP danh nghĩa.

MACRO_2_P3_11: Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không làm dịch chuyển đường tổng cầu: ○ Lãi suất. ● Mức giá chung. ○ Thuế thu nhập.

○ Cung tiền.

MACRO_2_P3_12: Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không làm dịch chuyển đường tổng cung: ○ Giánhiên liệu nhập khẩu. ● Mức giá chung. ○ Thuế đánh vào nguyên liệu.

○ Tiền công.

MACRO_2_P3_13: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của mức giá có nghĩa là: ○ Đường tổng cầu dịch trái. ○ Đường tổng cầu dịch phải. ○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.

● Sẽ có sự di chuyển lênp hía trên dọc một đường tổng cầu

MACRO_2_P3_14: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm mức giá có nghĩa là: ○ Đường tổng cầu dịch phải. ○ Đường tổng cầu dịch trái. ● Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.

○ Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

MACRO_2_P3_15: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của mức giá cónghĩa là: ○ Đường tổng cung dịch phải. ○ Đường tổng cung dịch trái. ○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cung.

● Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cung.

MACRO_2_P3_16: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm mức giá có nghĩa là: ○ Đường tổng cung dịch phải. ○ Đường tổng cung dịch trái. ● Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cung.

○ Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cung.

MACRO_2_P3_17: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của cung tiền danh nghĩa có nghĩa là: ● Đường tổng cầu dịch phải. ○ Đường tổng cầu dịch trái. ○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.

○ Sẽ có sự di chuyển xuống lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

MACRO_2_P3_18: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm cung tiền danh nghĩa có nghĩa là: ○ Đường tổng cầu dịch phải. ● Đường tổng cầu dịch trái. ○ Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.

○ Sẽ có sự di chuyển xuống lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

MACRO_2_P3_19: Chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho: ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái. ● Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.

MACRO_2_P3_20: Chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng sẽ làm cho: ● Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái. ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.


MACRO_2_P3_21: Các nhà hoạch định chính sách được gọi là đã “thích ứng” với một cú sốc cung bất lợi nếu họ: ● Tăng tổng cầu và làm giá tăng hơn nữa. ○ Làm giảm tổng cầu và làm giá giảm. ○ Làm giảm tổng cung ngắn hạn

○ Để nền kinh tế tự điều chỉnh.

MACRO_2_P3_22: Cú sốc cung có lợi là những thay đổi trong nền kinh tế: ○ Làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái kéo theo hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái. ○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. ● Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.

○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế.

MACRO_2_P3_23: Cú sốc cung bất lợi là những thay đổi trong nền kinh tế: ● Làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái kéo theo hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái. ○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. ○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.

○ Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế.

MACRO_2_P3_24: Đường tổng cung ngắn hạn được xây dựng dựa trên giả thiết: ○ Mức giá cố định. ● Giá các yếu tố sản xuất cố định. ○ Sản lượng cố định.

○ Lợi nhuận cố định.

MACRO_2_P3_25: Độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng: ○ Giảm khi sản lượng tăng. ○ Không thay đổi khi sản lượng tăng. ● Tăng khi sản lượng tăng.

○ Cả 3 ý kiến trên.

MACRO_2_P3_26: Đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng tương đối thoải ở mức sản lượng thấp bởi vì: ○ Nhu cầu về tiêu dùng ít co dãnvới giá cả ở mức sản lượng thấp. ● Các doanh nghiệp có các nguồn lực chưa sử dụng. ○ Lợi nhuận thông thường cao ở phần này của đường tổng cung do đó các doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng sản xuất.

○ Sản lượng cố định.

MACRO_2_P3_27: Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng: ● Tăng mức giá sẽ không ảnh hưởng đến mức sản lượng của nền kinh tế. ○ Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được một mức sản lượng cao hơn. ○ Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

○ Đường tổng cung dài hạn không bao giờ thay đổi vị trí.

MACRO_2_P3_28: Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là: ○ Mọi người chuyển sang mua sản phẩm thay thế khi giá cả của một loại hàng nào đó mà họ đang tiêu dùng tăng. ○ Giống với lý do làm cho đường cầu đối với một mặt hàng cụ thể có độ dốc âm. ● Dân cư trở nên khá giả hơn khi mức giá giảm và sẵn sàng mua nhiều hàng hơn.

○ Khi mức giá trong nước tăng, mọi người sẽ chuyển từ mua hàng ngoại sang mua hàng sản xuất trong nước.

MACRO_2_P3_29: Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá thấp hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ○ Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắmgiữ và tiêu dùng giảm đi. ● Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên.

○ Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm.

MACRO_2_P3_30: Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ○ Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắmgiữ và tiêu dùng giảm đi. ○ Mức giá cao hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng.

● Mức giá cao hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm.

MACRO_2_P3_31: Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ● Mức giá thấp hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ○ Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắmgiữ và tiêu dùng giảm đi. ○ Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền nắm giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm đi.

○ Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên

MACRO_2_P3_32: Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ● Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi. ○ Mức giá cao hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm.

○ Mức giá cao hơn làm giảm lượng tiền cầngiữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng.

MACRO_2_P3_33: Theo hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên. ○ Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền nắm giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm đi. ● Mức giá của nước A trở nên thấp hơn làm cho người nước ngoài mua nhiều hàng của nước A hơn.

○ Mức giá của nước A trở nên thấp hơn làm cho người nước ngoài mua ít hàng của nước A hơn.

MACRO_2_P3_34: Theo hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì: ○ Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên. ○ Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi. ● Mức giá trong nước cao hơn làm cho một số người tiêu dùng chuyển từ mua hàng nội sang mua hàng ngoại.

○ Mức giá trong nước cao hơn làm cho một số người tiêu dùng chuyển từ mua hàng ngoại sang mua hàng nội.

MACRO_2_P3_35: Yếu tố nào sau đây không phải là lý do giải thích đường tổng cầu dốc xuống? ○ Hiệu ứng của cải. ○ Hiệu ứng lãi suất. ○ Hiệu ứng tỉ giá hối đoái.

● Sự thay đổi các biến danh nghĩa không tác động đến các biến thực tế.

MACRO_2_P3_36: Trong mô hình AS-AD, 2 điều nào sau đây có thể làm cho đường AD dịch chuyển sang phải? ● Giảm thuế thu nhập cá nhân. ○ Các hộ gia đình và doanh nghiệp bi quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai. ● Tăng cung tiền danh nghĩa.

○ Tăng thuế thu nhập cá nhân.

MACRO_2_P3_37: Trong mô hình AS-AD, điều nào sau đây có thể làm cho đường AD dịch chuyển sang trái? ○ Giảm thuế thu nhập cá nhân. ● Các hộ gia đình và doanh nghiệp bi quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai. ○ Tăng cung tiền danh nghĩa.

○ Câu 1 và 3 đúng.

MACRO_2_P3_38: Trong ngắn hạn, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu có thể làm cho: ● Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm. ○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng. ○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm.

○ Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng.

MACRO_2_P3_39: Trong ngắn hạn, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc sự dịch chuyển sang bên trái của đường tổng cầu có thể làm cho: ○ Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm. ○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng. ○ Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm.

● Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng.

MACRO_2_P3_40: Trong mô hình AD-AS, sự cắt giảm mức giá làm tăng cung tiền thực tế và tăng lượng tổng cầu được biểu diễn bằng: ○ Sự dịch chuyển của đường AD sang phải. ○ Sự dịch chuyển của đường AD sang trái. ● Sự trượt dọc đường AD xuống phía dưới.

○ Sự trượt dọc đường AD lên phía trên.