Thi pháp văn học dân gian la gì

 Với bất cứ giai đoạn văn học nào, thi pháp đều mang giá trị quan trọng trong việc tạo ra những nét độc đáo, khác biệt với các giai đoạn văn học khác. Bởi vậy, khi nghiên cứu một hay một nhóm tác phẩm văn học  nói chung và văn học dân gian nói riêng, đều cần đến ứng dụng thi pháp.

 Đặc biệt hơn so với nghiên cứu các văn bản viết của các giai đoạn sau, nghiên cứu văn học dân gian không chỉ xem xét đến tác phẩm đã được sưu tầm và cố định bằng chữ viết trong các văn bản, mà còn được đặc biệt chú ý qua các các dị bản được ngôn truyền trong dân gian, các hình thức diễn xướng trên sân khấu và trong cả đời sống hàng ngày của nhân dân.

 Theo V. Vinogradov : “Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học. Nó muốn bao quát không chỉ ngôn từ thơ, mà còn cả các khía cạnh khác nhau nhất của tác phẩm văn học và sáng tác dân gian,”. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, trong giáo trình “Dẫn luận thi pháp học” ( 1988) “Thi pháp học gồm miêu tả, khám phá hệ thống các phương tiện cấu trúc nghệ thuật cụ thể, mang sắc thái dân tộc và cá nhân” Với ứng dụng thi pháp văn học dân gian trong nghiên cứu, ta dễ dàng phân biệt và đào sâu các đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại văn học dân gian với các yếu tố chủ đạo : các đặc trưng nghệ thuật, nội dung trong không gian và thời gian khác nhau.

 Ví dụ tác phẩm ta nghiên cứu là tục ngữ.  Vậy các nét thi pháp ở đây là gì?

-          Tục ngữ là những câu thể hiện kinh nghiệm, nhận xét, phán đoán hết sức ngắn gọn, được lược bỏ hết những từ đệm, thậm chí một số bộ phận cấu thành trong câu, hết sức xúc tích và khái quát. ( ví dụ: Bồi ở, lở đi)

-          Tục ngữ mang tính nhịp điệu và tính vần. Khiến câu tục ngữ trở nên dễ đọc,dễ nhớ, mang tính nhạc, giúp các từ ngữ được liên kết chặt chẽ( ví dụ: Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở)

-          Tục ngữ thường sử dụng các biện pháp so sánh, hoán dụ, ẩn dụ,… - dễ hiểu, gợi hình ( ví dụ: gái có chồng như rồng có vây)

 Qua các ứng dụng thi pháp trên, ta sẽ có cơ sở tìm hiểu nghiên cứu một hay một nhóm tác phẩm tục ngữ một cách đầy đủ, nổi bật và sâu. Cũng như ngược lại, nếu không có các ứng dụng thi pháp, khi phân tích nghiên cứu một tác phẩm nói chung và văn học dân gian nói riêng một cách thiếu sót.

 Từ những thi pháp trong văn học dân gian, ta cũng có thể so sánh và nhận thấy những quan hệ của văn học dân gian và văn học viết. Các tác giả văn học Trung đại và Hiện đại sau này đã vận dụng hết sức độc đáo và thành công các câu ca dao, tục ngữ của văn học dân gian.

 Kết luận lại ta  thấy, khi nghiên cứu bất kì một tác phẩm văn học nào, hay cụ thể trong bài là nghiên cứu về văn học dân gian hiện nay, ứng dụng thi pháp có những ý nghĩa sau:

-          Thể hiện rõ ràng sự khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết của các giai đoạn sau.

-          Phân loại khá rõ giữa các thể loại khác nhau của văn học dân gian: ca dao, tục ngữ, thần thoại,…

-          Giúp tìm ra, hiểu, và có cái nhìn toàn diện về các phương pháp “ mẹo mực” trong văn học dân gian.

-          Làm rõ được mối quan hệ của văn học dân gian và văn học viết.

YOMEDIA

ADSENSE

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

YOMEDIA

ERROR:connection to 10.20.1.100:9312 failed (errno=113, msg=No route to host)

ERROR:connection to 10.20.1.100:9312 failed (errno=113, msg=No route to host)

Đang xử lý...

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Thi pháp là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về thi pháp do Top lời giảibiên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo

Thi pháp là gì?

Thi pháplà toàn bộ hình thức nghệ thuật được nhà văn sáng tạo nhằm thể hiện nội dung của tác phẩm. Cụ thể: là hệ thống những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn từ để làm nên tác phẩm. Nội dung chủ yếu của khái niệm thi pháp chính là cách trình bày nội dung tác phẩm văn học. Cách trình bày độc đáo, hấp dẫn nhằm tạo nên phẩm chất, giá trị của tác phẩm, tức là làm cho nội dung trở nên sâu sắc, cớ tính thuyết phục.

Kiến thức tham khảo về thi pháp

1. Thi pháp học là gì?

- Thi pháp học là một bộ môn khoa học, lấy Thi pháp làm đối tượng nghiên cứu, nghĩa là nghiên cứu hệ thống nghệ thuật của hiện tượng văn học. Trong thực tế, hệ thống nghệ thuật trong văn học tồn tại ở nhiều cấp độ, như tác gia, tác phẩm, trào lưu, giai đoạn…; mặt khác, ở các dòng văn học như văn học dân gian, văn học viết có những đặc trưng thi pháp khác nhau. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu có thể được tiến hành ở nhiều cấp độ, bình diện khác nhau. Với dòng văn học dân gian và văn học viết, các bình diện của Thi pháp học làThi pháp văn học dân gian và Thi pháp văn học viết.

- Thi pháp văn học dân giangồm có thi pháp truyện cổ dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn), thi pháp thơ ca dân gian (ca dao, vè), thi pháp câu đố.

- Thi pháp văn học viếtgồm có thi pháp các thể loại (thơ, truyện, kí, kịch), thi pháp văn học các thời kỳ, các giai đoạn (trung đại, hiện đại, hậu hiện đại). Thi pháp hệ thống tác phẩm của một tác gia (thi pháp thơ Nguyễn Du, thi phápNhật kí trong tùcủa Hồ Chí Minh, thi pháp thơ Tố Hữu, thi pháp truyện của Nam Cao, thi pháp truyện của O. Banzăc…); thi pháp của một tác phẩm (thi phápbài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, thi pháp truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, thi pháp truyện Thuốc của Lỗ Tấn, thi pháp truyện Ông già và biển cả của Hê-Minh-Uê…).

2. Các khía cạnh của thi pháp học

a. Thi pháp nhân vật

* Nhân vật và sự miêu tả nhân vật

- Con người làđối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù là tác phẩm trữ tình, tự sự hay kịch, dù trực tiếp hay gián tiếp thì văn họcđều miêu tả con người. nhân vật là hình thức miêu tả con người một cách tâp trung. Nhân vậtđược sáng tạo, hư cấuđể khái quát và biểu hiện tưtưởng, tháiđộđối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi cuộcđời, lênán nhân vật là phê phánđời. Xót xa cho nhân vật là xót xađời. Tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộcđời và con người, tìm hiểu tư tưởng tình cảm của tác giảđối với con người

- Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước cuộc sống. Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngôn ngữ của mình.Trong tác phẩm tự sự (truyện, kí ) nhân vật là con người được kể, tả ra bằng lời của nhà văn.Nói chung, nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng ngôn từ. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự việc… gọi chung là hình thức của văn học.

* Quan niệm nghệ thuật về con người

- Thực tế có hai quan niệm về con người:

+ Một là: Con người như một phạm trù tư tưởng, chính trị,đạođức xã hội.

+ Hai là: Con người như một phạm trù thẩm mĩ.

- Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của văn nghệ sĩ.

b. Không gian nghệ thuật

- Không gian nghệ thuật thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại, triển khai thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là trường nhìnđược mở ra từ mộtđiểm nhìn, cách nhìn. Mỗi tác phầm có một không gian do tác giả lựa chọn và miêu tả.

c. Thời gian nghệ thuật

* Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật. Thế giới tồn tại và xácđịnh trong không gian và thời gian. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật không tách rời nhau nhưng trong một tác phẩm nhà văn có thể chúý sử dụng cả hai hoặc chỉ một trong hai.

* Thời gian khách quan vật chất có các tính chất sau:

- Có độ dài, có hướng vậnđộng, có nhịpđiệu

- Có 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai và vậnđộng một chiều

d. Chi tiết nghệ thuật

- Chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó đứng riêng thì không có ý nghĩa, nhưng khi kết lại nó biểu hiện một ý nghĩa của tác phẩm.

- Chi tiết chính làđiểm nhìn, thể hiện quan niệm nghệ thuật và tâm hồn tác giảđối vớiđối tượngđó .

e. Thi pháp cốt truyện

- Cốt truyện là yếu tố cơ bản của tác phẩm tự sự. Theođịnh nghĩa truyền thống, cốt truyện là tất cả các hànhđộng, biến cố phát triển trong truyệnđược kể lại. Khi thuật một câu chuyện, ta có thể kể các biến cốấy theo một trật tự logic nàođó khiến người nghe hiểuđược. Thành phần của cốt truyện có thể là:

- Phần mởđầu (trình bày trạng thái/quan hệ chuẩn bị vào truyện)

- Phần thắt nút (khai đoan) miêu tả gặp gỡ, mâu thuẫn nảy sinh

- Phần phát triển kể những bước thăng trầm của nhân vậtvànhững quan hệ theo nguyên tắc nhân quả, liên tục

- Phần cao trào,đỉnhđiểm bước ngoặt xungđột, chấm dứt.

f. Thi pháp kết cấu

- Kết cấu tác phẩm thực chất là tác giả mở lối cho người đọc đi vào dòng sự kiện, dòng đời. Bố trí điểm nhìn cho công chúng sao cho dễ thấy được chiều rộng và chiều sâu của câu chuyện nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con người.

3.Thi pháp văn học trungđại

a. Ước lệ, một đặc trưng thipháp:

–Văn học trung đại, ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để, nghiêm túc và phổbiến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng hệ thống nghệthuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặc trưng thi pháp của văn học.

–Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảmquan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.

b. Ước lệ bao gồmba tính chất:

–Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ.

–Tính sùng cổ.

–Tính phi ngã.

c. Đặc điểm của thiên nhiên trong văn học trung đại

–Vì những căn cứ trên, thiên nhiên không tách khỏi con người như một khách thể trong văn chương. Con người cảm thụ thiên nhiên như là mộtchủ thể. Con người đã gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem thiên nhiên như là mộttư liệuđể đểngụ tìnhhaygiáo huấn đạo đứcmột cách không tự giác.

– Trong văn học trung đại thiên nhiên được miêu tả theobút pháp đặc biệt:không miêu tả hình xác của cây cỏ núi sông mà thể hiện linh hơn của thúng, tả cảnh ngu tình. Thiên nhiên trở thành bình chứa những tượng trưng ước lệ, ẩn ý.

– Thiên nhiên lànguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng khuya, núi non, cỏ cây hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương. Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện thững, qua lại tác động lẫn nhau. Văn học phản ánh quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thiên nhiên của con người, bắt thiên nhiên quy phục con người cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

– Với các tao nhân mặc khách, thiên nhiênlà người bạn tri âm. Không ít người đã lánh đời phàm tục, hoà mình vào thiên nhiên, sống thanh đạm để chiêm nghiệm về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Thiên nhiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Thiên nhiên là biểu hiện cho quê hương, đất nước. Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào trong thơ văn với những nét riêng của từng vùng miền làm nên một bức tranh đa dạng về con người Việt Nam.

– Thiên nhiên cònlà chuẩn mực của cái đẹp,là thước đo mọi giá trị của tạo vật Nên văn học cổ điển tả người cũng phải so sánh với cái chuẩn mực là vũ trụ, thiên nhiên, đồng thời thiên nhiên thường gắn với lí tưởng, đạo đức thẩm mĩ. Chẳng hạn nhân cách của người quân tử xưa được ví như tùng, bách, vẻ đẹp của người giai nhắn được ví với liễu mai.

–Văn học trung đại là một thế giới phi thời gian, bước đi của thời gian được theo dõi bằng thời tiết của bốn mùa, bằng thời vụ nông trang, bằng sen tàn cúc nở, bằng tiếng đỗ quyên kêu. Thời gian được cảm nhận tuấn hoàn. Quan niệm thời gian chu kì, thời gian quay tròn không mất đi. Vạn vật động mà tĩnh,–ngưng đọng, phi thời gian.

d. Quan niệm về thể loại văn học và bậc thang giá trị các thể loại.

- Quan niệmĐềthể loại văn học

+ “Thể, nghĩa đen là “thân thể”, “hình thức “kiểu’ và “tài” – “cắt xén Cùng với từ này, người ta cũng dùng các thuật ngữ khác như văn thể” theo nghĩa đen là thân thể văn học”, hình thức văn học.

- Bậc thang giá trị các thể loại

+ Thơ ca.. Thơ Sấm vĩ Biền văn: Phú Tản văn: Văn bình luận

+ Tạp Văn: Luân thuyết Truyện kể:

+ Thơ suy lí – Hịch cáo – Văn thư tín – hồi giáo – Truyện

+ Thơ trữ tình Chiếu Văn ngữ lục Sử

+ Thơ tự sự Biểu tấu Bi, kí

- Bậc thang giá từ các thể loại có khác nhau:

+Văn chính luận (học thuật, luân lí, triết học..) để lập ngôn.

+Sau đó mới tới văn hình tượng.

+Thơ được coi trọng nhất (“Ngôn chí”).

+Tiểu thuyết, trào phúng không được coi trọng.

Video liên quan

Chủ đề