Thi thử chuyên vinh lần 1 năm 2023 môn hóa

Câu 44: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được C2H5COONa và CH3OH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  1. C3H7COOCH3.
  1. CH3COOCH3.
  1. CH3COOC2H5.
  1. C2H5COOCH3.

Câu 45: Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?

  1. K.
  1. Fe.
  1. Al.
  1. Ag.

Câu 46: Chất nào sau đây là amin bậc hai?

  1. CH3NH2.
  1. (CH3)3N.
  1. CH3CH2NH2.
  1. CH3NHC2H5.

Câu 47: Kim loại Al không tan trong dung dịch

  1. HNO3 loãng.
  1. HNO3 đặc, nguội.
  1. NaOH đặc.
  1. H2SO4 loãng.

Câu 48: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

  1. K.
  1. Mg.
  1. Al.
  1. Ca.

Câu 49: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?

  1. Na2CO3.
  1. BaCl2.
  1. AgNO3.
  1. NaCl.

Câu 50: Từ các nông sản chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn, …bằng phương pháp lên men người ta thu được ancol etylic. Công thức hóa học của ancol etylic là

  1. C2H4(OH)2.
  1. CH3OH.
  1. C3H5(OH)3.
  1. C2H5OH.

Câu 51: Thành phần chính của muối ăn là natri clorua. Công thức hóa học của natri clorua là

  1. NaCl.
  1. MgCl2.
  1. CaCl2.
  1. KCl.

Câu 52: Etyl butirat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl butirat là

  1. CH3COOCH2CH2CH2CH3.
  1. CH3CH2COOC2H5.
  1. CH3CH2CH2COOC2H5.
  1. CH3COOCH2CH3.

Câu 53: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

  1. Al2O3.
  1. AlCl3.
  1. Al.
  1. Al(NO3)3.

Câu 54: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

  1. Na.
  1. Ca.
  1. Ba.
  1. Cu.

Câu 55: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

  1. MgCl2.
  1. Ba(OH)2.
  1. NaCl.
  1. FeCl3.

Câu 56: Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3, thu được kết tủa X màu nâu đỏ. Tên gọi của X là

  1. sắt(III) hiđroxit.
  1. sắt(III) oxit.
  1. natri sunfat.
  1. sắt(II) hiđroxit.

Câu 57: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất?

  1. Cu.
  1. Fe.
  1. Ag.
  1. Al.

Câu 58: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Số nguyên tử oxi trong phân tử saccarozơ là

  1. 5.
  1. 11.
  1. 6.
  1. 12.

Câu 59: Thành phần chính của đá vôi và vỏ các loài ốc, sò, hến là

  1. CaCO3.
  1. Ca(HCO3)2.
  1. MgCO3.
  1. BaCO3.

Câu 60: Công thức hóa học của natri hiđroxit là

  1. Na2CO3.
  1. NaHCO3.
  1. NaOH.
  1. Na2O.

...

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41D

42D

43B

44D

45D

46D

47B

48A

49A

50D

51A

52C

53A

54D

55D

56A

57C

58B

59A

60C

61C

62B

63C

64A

65C

66A

67B

68D

69B

70B

71A

72C

73B

74D

75A

76C

77B

78B

79C

80C

Câu 41:

D chỉ có ăn mòn hóa học do không có đủ 2 điện cực và môi trường điện li.

A, B, C bao gồm cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học.

Câu 42:

Gly không tác dụng với NaCl. Các chất còn lại:

H2N—CH2—COOH + NaOH → H2N—CH2—COONa + H2O

H2N—CH2—COOH + KOH → H2N—CH2—COOK + H2O

H2N—CH2—COOH + HCl → ClH3N—CH2—COOH

Câu 49:

Na2CO3 được dùng để làm mềm nước có tính cửng vĩnh cửu:

Mg2+ + CO32- → MgCO3

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Câu 55:

Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch FeCl3:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Câu 56:

X là sắt(III) hiđroxit (Fe(OH)3):

6NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4

Câu 61:

(a) Đúng, Hg + S → HgS xảy ra ngay điều kiện thường, HgS là chất rắn, ít độc và dễ thu gom hơn Hg.

(b) Đúng, chỉ Fe, Cu bị hòa tan, chất rắn không tan là Ag:

Fe + FeCl3 → FeCl2

Cu + FeCl3 → FeCl2 + CuCl2

(c) Đúng: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

(d) Đúng: M(HCO3)2 + HCl → MCl2 + CO2 + H2O

(e) Đúng: AlCl3 + NH3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl

Câu 62:

  1. Sai, đipeptit không có phản ứng màu biure.
  1. Đúng:
  1. Sai, etylamin là C2H5NH2
  1. Sai, tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.

Câu 63:

  1. Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
  1. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
  1. Không phản ứng, cặp này cùng tồn tại.
  1. HCl + NaOH → NaCl + H2O

Câu 64:

X1 là NaAlO2; X2 là Al(OH)3; X3 là Al2O3

Phản ứng:

Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2

NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3 Al(OH)3 → Al2O3 + H2O

Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

Câu 65:

X chứa Fe2+, Fe3+, H+, SO42-.

  1. Fe2+ + H+ + MnO4- → Fe3+ + Mn2+ + H2O
  1. Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O
  1. NaCl không tác dụng với dung dịch X.
  1. Fe3+ + Cu → Fe2+ + Cu2+

Câu 66:

  1. Đúng, HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
  1. Sai
  1. Sai, triolein (C17H33COO)3C3H5 là chất béo không no, ở thể lỏng điều kiện thường.
  1. Sai, tristearin (C17H35COO)3C3H5 là chất béo no, không tác dụng với H2.

Câu 67:

Tất cả đều xảy ra phản ứng:

(1) C2H5NH2 + CH3COOH → CH3COONH3C2H5

(2) (C6H10O5)n + H2O → C6H12O6

(3) CH2OH-(CHOH)4-CHO + Br2 + H2O → CH2OH-(CHOH)4-COOH + HBr

(4) (RCOO)3C3H5 + NaOH → RCOONa + C3H5OH

(5) Có phản ứng, tạo màu tím.

Câu 69:

  1. Sai:

Na + H2O → NaOH + H2

NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + NaCl

Có thể có NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + H2O

  1. Đúng: Na2O + Al2O3 → 2NaAlO2
  1. Sai, thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
  1. Sai: MgCl2 → Mg (catot) + Cl2 (anot)

Câu 70:

nCO2 = nH2O = 0,4 nên X no, đơn chức, mạch hở.

X dạng CxH2xO2 (0,4/x mol)

→ MX = 14x + 32 = 8,8x/0,4 → x = 4: X là C4H8O2.

nZ = nX = 0,1 → MZ = 46: Z là C2H5OH

Cấu tạo của X: CH3COOC2H5

...

-(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

Chủ đề